Đề kiểm tra định giữa kỳ học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

docx 13 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 1630
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định giữa kỳ học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_giua_ky_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định giữa kỳ học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I - KHỐI 4. Năm học: 2019 - 2020 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu: Văn bản “Đồng tiền vàng”.Xác định được chi tiết, nhân vật, hình Số 2 2 1 1 6 ảnh trong bài. Nêu đúng ý câu nghĩa chi tiết, hình ảnh trong văn bản. Hiểu đúng ý chính của đoạn. Giải thích các chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp. Câu 1,2 5,6 7 9 Liên hệ một số chi tiết trong số văn bản với thực tiễn để giải Số quyết vấn đề trong thực tiễn. điểm 1 1 1 1 4 2 Kiến thức Tiếng việt - Nhận biết được danh từ Số 1 1 1 1 riêng. Xác đinh được cấu tạo câu của tiếng. Nhận biết được từ Câu 3 4 8 10 láy. Hiểu và vận dụng được số thành ngữ nói về trung thực, Số tự trọng. điểm 0,5 0,5 1 1 3 Tổng số câu 3 2 1 2 2 10 Tổng Tổng số điểm 1,5 1 0,5 2 2 7 Buôn Hồ ngày 15 tháng 10 năm 2019 Duyệt của chuyên môn. Duyệt của tổ khối
  2. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH GIỮA KỲ HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) (Thời gian khoảng 3 -5 phút ) Gv yêu cầu học sinh đọc bài: Câu chuyện về túi khoai tây. Hoặc một trong các đoạn văn đã học trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn đọc có trong sách giáo khoa. Câu chuyện về túi khoai tây. Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận lên củ khoai rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói:“ Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng cho mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta để dành tặng cho bản thân mình.” (Lại Thế Uyên)
  3. Trả lời các câu hỏi sau: 1.Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì? - Để cho học sinh viết tên những người mình không ưa hay ghét hận lên củ khoai rồi cho vào túi. 2. Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái? - Đi dâu cũng phải mang túi khoai đi khiến nặng nề, kè kè bên cạnh. - Các củ khoai tây thối rữa rỉ nước. 3. Theo thầy giáo vì sao nên có lòng vị tha thông cảm với người khác? - Vì lòng vị tha sự thông cảm với những nỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để trao tặng mọi người mà đó là món quà tốt đẹp mà mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. 4. Cách giáo dục của thầy giáo có gì thú vị? - Thầy giáo không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh củ khoai tây thối rữa, thầy giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ và lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác. 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? - Con người phải biết tha thứ cho nhau. 2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) (Thời gian khoảng 35 - 40 phút) Đọc thầm bài: “Đồng tiền vàng” và làm bài tập. Đồng tiền vàng Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng: - Rất tiếc là tôi không có xu lẻ. - Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay. Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự: - Thật chứ? - Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu. Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng.
  4. Vài giờ sau trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn: - Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô- be một đồng tiền vàng không ạ? Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp: - Thưa ông đây là tiền thừa của ông. Anh Rô- be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang đến trả ông được vì anh ấy bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo. TheoTruyện Khuyết Danh nước Anh. Dựa vào nội dung bài tập đọc em hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước ý trả lời đúng. ( câu 1, 2, 3, 5, 6 ). Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm câu: 5, 6, 9 và gạch chân dưới danh từ câu 8) Câu 1(M1): Cậu bé Rô- be làm nghề gì? A. Nghề bán báo. B. Nghề bán diêm. C. Nghề bán vé số. D. Nghề đánh giày. Câu 2 (M1): Những chi tiết nào trong bài miêu tả ngoại hình của cậu bé Rô- be? A. Cậu bé chừng mười, mười một tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi hồng hào, trắng trẻo. B. Cậu bé chừng mười, mười một tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, gương mặt thư sinh, cao ráo. C. Cậu bé chừng mười một, mười hai tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, gương mặt thư sinh, cao ráo. D. Cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao. Câu 3 (M1): Tiếng “vàng”gồm những bộ phận nào? A. Chỉ có âm đầu và vần. B. Chỉ có vần và thanh. C. Có đủ âm đầu, vần và thanh. D. Chỉ có âm đầu và vần không có thanh. Câu 4 (M2): Tìm và viết lại danh từ riêng có trong bài:
  5. Câu 5 (M2): Ngoại hình của Rô- be nói lên điều gì về hoàn cảnh của cậu? A. Cậu rất nghèo khổ. B. Cậu rất thông minh. C. Cậu rất ngoan ngoãn. D. Cậu rất giàu có. Câu 6 (M2): Vì sao Rô- be không quay lại trả tiền thừa cho người mua diêm? A. Vì Rô- be không đổi được tiền lẻ. B. Vì Rô- be không muốn trả lại tiền. C. Vì Rô- be bị xe tông gãy chân. D. Vì Rô- be mải chơi nên quên mất. Câu 7(M3): Hành động trả tiền thừa cho khách, cho thấy Rô- be là người như thế nào? Câu 8 (M3): Tìm và viết lại các từ láy có trong bài? Câu 9 (M4): Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân? Câu 10 (M4): Em hiểu câu thành ngữ “Thẳng như ruột ngựa” có nghĩa là gì? Hãy đặt câu với thành ngữ ấy? II.KIỂM TRA VIẾT: 1.Viết chính tả: (Nghe - viết) (2điểm) (Thời gian viết bài khoảng 15-20 phút) Quê hương Quê Thảo là một vùng đất nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương của mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy, nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi. (Văn học và tuổi trẻ.) 2.Tập làm văn: (8 điểm) (Thời gian làm bài khoảng 30- 35 phút) Em hãy chọn một trong hai đề sau: Đề số 1: Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ, ) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới. Đề số 2: Nhân dịp sinh nhật của một người thân đang ở xa, hãy viết thư để thăm hỏi và chúc mừng người thân đó. DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN DUYỆT TỔ KHỐI Người ra đề
  6. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KỲ I KHỐI 4. Năm học: 2019 - 2020 I. Phần đọc 1. Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói: 3 điểm. - Đọc rõ ràng có độ lớn vừa đủ nghe tốc độ đọc đạt hơn 110 tiếng/phút. Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. Đạt 2/3 yêu cầu trên và tốc độ 100 - 110 tiếng/phút (0,5 điểm). Đạt 0- 1 yêu cầu, tốc độ dưới 100 tiếng/phút: 0 điểm. - Đọc đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, chỗ tách các cụm từ: có thể còn từ 0 đến 3 lỗi: 1 điểm. còn từ 4 đến 5 lỗi là 0,5 điểm, còn trên 5 lỗi là 0 điểm. - Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. Trả lời đúng đáp án nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ 0,5 điểm, trả lời không đúng đáp án của câu hỏi 0 điểm. II. Phần kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: 7 điểm. 1. Đọc hiểu văn bản: 4 điểm. 2. Kiến thức tiếng việt: 3 điểm. Câu 1: (0,5 điểm) B. Nghề bán diêm. Câu 2: (0, 5 điểm) D. Cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao. Câu 3: (0,5 điểm) C. Có đủ âm đầu, vần và thanh. Câu 4: (0,5 điểm) Danh từ riêng có trong bài: Rô- be. Câu 5: (0,5 điểm) A. Cậu rất nghèo khổ. Câu 6: (0,5 điểm) C. Vì Rô- be bị xe tông gãy chân. Câu 7: (1 điểm): Rô- be là người thật thà, có lòng tự trọng. Câu 8: (1 điểm): Các từ láy có trong bài: tồi tàn, rách rưới, gầy gò, xanh xao, khẩn khoản, lưỡng lự. Câu 9: (1 điểm): Học sinh chọn một trong 2 cách trả lời sau đều đúng. - Qua câu chuyện em rút ra bài học là: Phải sống thật thà, sống trung thực cho dù nghèo khó.
  7. - Hoặc: Dù hoàn cảnh bản thân có nghèo khó em vẫn phải thật thà trung thực trong cuộc sống. - Hoặc học sinh có đáp án khác đúng nội dung giáo viên linh động để chấm. Câu 10: (1 điểm). Học sinh giải được nghĩa của thành ngữ cho (0,5điểm). Đặt được câu (0,5điểm). - Giải nghĩa thành ngữ: Thẳng như ruột ngựa là người có lòng dạ ngay thẳng. - Đặt câu: Ví dụ: Anh ấy tính tình cứ thẳng như ruột ngựa. Hoặc Chú bé Chôm trong chuyện những hạt thóc giống tính tình thẳng như ruột ngựa. Học sinh có thể đặt câu khác. Giáo viên linh động chấm cho học sinh. II. Phần kiểm tra viết: 1. Chính tả: 2 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm) -Viết đúng chính tả không mắc quá 3 lỗi: 1 điểm. 2. Phần tập làm văn: (8 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề làm bài - Phần ý, nội dung: 5 điểm cho đoạn bài, bài văn nêu đủ các ý theo yêu cầu của đề bài. Phần mở đầu thư: 0, 5 điểm. Phần chính bức thư: 4 điểm. Phần cuối bức thư: 0,5điểm - Phần kĩ năng 3 điểm: + 1 điểm cho kĩ năng viết chữ đúng kiểu, cỡ chữ và viết đúng chính tả. + 1 điểm cho kĩ năng dùng từ đặt câu đúng. + 1 điểm cho phần kĩ năng vượt trội ở một trong số các lĩnh vực sau: về ý, cách dùng từ đặt câu, tạo hình ảnh, thể hiện cảm xúc. Duyệt của chuyên môn Duyệt của tổ khối Người ra đề và đáp án Phó Hiệu trưởng
  8. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TOÁN NĂM HỌC 2019 - 2020 Mức 3 Mức 4 Mức 1 Mức 2 Vận dụng Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Số câu cơ bản nâng cao Mạch kiến thức, kĩ năng và số điểm TN TN TN TN TN TL TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ KQ Số tự nhiên và phép tính Số câu 2 1 1 1 4 1 với các số tự nhiên. Số điểm 2.0 1.0 1.0 1.0 4.0 1.0 Câu số 1; 2 4 7 8 1; 2; 4; 7 8 Đại lượng và đo đại Số câu 1 1 2 lượng: chuyển đổi số đo thời gian; chuyển đổi Số điểm 1.0 1.0 2.0 thực hiện phép tính với số đo khối lượng. Câu số 3 6 3; 6 Yếu tố hình học: góc Số câu 1 1 nhọn, góc tù; hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; Số điểm 1.0 1.0 chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Câu số 5 5 Giải bài toán Tìm số Số câu 1 1 2 trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu Số điểm 1.0 1.0 2.0 của hai số đó. Câu số 9 10 9; 10 Tổng Số câu 3 3 1 2 1 7 3 Số điểm 3.0 3.0 1.0 2.0 1.0 7.0 3.0 Câu số 1; 2; 3 4; 5; 6 7 8; 9 10 Duyệt của chuyên môn. Duyệt của tổ khối
  9. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - MÔN TOÁN – KHỐI 4 NĂM HỌC: 2019 – 2020 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: (Câu 1; 2; 3; 7) Câu 1: (M1): Giá trị của chữ số 6 trong số: 415 624 503 là: A. 6000 B. 60000 C. 600000 D. 6000000 Câu 2: (M1): Số bé nhất trong các số: 384 257; 384 275; 384 752; 384 725 là: A. 384 257 B. 384 275 C. 384 752 D. 384 725 Câu 3: (M1): Năm 2017 thuộc thế kỉ thứ mấy? A. thế kỉ XVIII B. thế kỉ XIX C. thế kỉ XX D. thế kỉ XXI Câu 4: (M2): Nối với kết quả đúng A. 400527 Số gồm: “4 trăm nghìn, 2 B. 402507 nghìn, 5 trăm, 7 đơn vị” được viết là: C. 402057 D. 420507 Câu 5: (M2): Trong hình vẽ bên có: A B - Góc vuông đỉnh cạnh - Góc vuông đỉnh cạnh D C - Góc tù đỉnh cạnh - Góc nhọn đỉnh cạnh Câu 6: (M2): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
  10. A. 2 tấn 35kg = 235 kg B. 2 tấn 35kg = 2350 kg C. 2 tấn 35kg = 253 kg D. 2 tấn 35kg = 2035 kg Câu 7: (M3): Lan cao 1m 34cm, Hoa cao 120cm, Mai cao hơn Lan 5cm. Trung bình mỗi bạn cao .cm? A. 134 B. 139 C. 131 D. 125 Câu 8: (M3): Tìm x: x + 1785 = 5347 x 7 Câu 9: (M3) Hiện nay bố hơn con 28 tuổi. Sáu năm nữa tuổi bố và tuổi con cộng lại là 56 tuổi. Tính tuổi bố, tuổi con hiện nay. Câu 10: (M4): Tìm một số tự nhiên, biết rằng lấy số đó chia cho 2 rồi trừ cho 2019 thì được số lớn nhất có ba chữ số khác nhau. Buôn Hồ ngày 15 tháng 10 năm 2019 Duyệt của chuyên môn Duyệt của khối trưởng Người ra đề Phạm Thị Thu Thủy
  11. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - MÔN TOÁN – KHỐI 4 NĂM HỌC: 2019 – 2020 ĐÁP ÁN: Mỗi câu đúng đạt 1 đ Câu 1: ý C. Câu 2: ý A. Câu 3: ý D Câu 4: ý B. 402507 Câu 5: Làm đúng mỗi ý ghi 0,25 điểm. - Góc vuông đỉnh A cạnh AB, AD. - Góc tù đỉnh B cạnh BA, BC. - Góc vuông đỉnh D cạnh DA, DC. - Góc nhọn đỉnh C cạnh CD, CB. Câu 6: A – S B – S C – S D – Đ Câu 7: ý C. 131 Câu 8: x + 1785 = 5347 x 7 x + 1785 = 37429 (0.5đ) x = 37429 – 1785 (0.25đ) x = 35644 (0.25đ) Câu 9: Giải Tuổi bố sáu năm nữa là: (56 + 28) : 2 = 42 (tuổi) (0.25đ) Tuổi bố hiện nay là: 42 - 6 = 36 (tuổi) (0.25đ) Tuổi con hiện nay là: 36 - 28 = 8 (tuổi) (0.25đ)
  12. Đáp số: Bố: 36 tuổi. Con: 8 tuổi. (0.25đ) Câu 10: Giải: Số lớn nhất có ba chữ số khác nhau là: 987 (0.25đ) Số cần tìm là: (987 + 2019) x 2 = 6012 (0.5đ) Đáp số: 6012 (0.25đ) Buôn Hồ ngày 15 tháng 10 năm 2019 Duyệt của chuyên môn Duyệt của khối trưởng Người ra đề Phạm Thị Thu Thủy