Giáo án dạy Tuần 32 - Lớp 4

doc 19 trang thienle22 4420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 32 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_32_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 32 - Lớp 4

  1. TUẦN 32: Thứ 2, ngày 15 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp) I. Mục tiêu: - Củng cố về phép nhân, phép chia số tự nhiên. - Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số). Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số có không quá hai chữ số. Biết so sánh số tự nhiên. BTCL: 1 (dòng 1, 2), 2, 4 (cột 1). - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đặt tính và thực hiện được phép nhân, chia các số tự nhiên. + So sánh được các số tự nhiên. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Vương quốc vắng nụ cười I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK. - Có tinh thần lạc quan, yêu đời. 1
  2. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Tìm người chỉ huy. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, đúng từ ngữ, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân sưu tầm một truyện cười. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nghe – viết: Vương quốc vắng nụ cười I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. 2
  3. - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trích. Làm đúng BT2a. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ô chữ bí mật 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn văn: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về đoạn cần viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn văn. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và làm trong phiếu bài tập. - Nhận xét, kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 1: LỊCH SỬ Kinh thành Huế I. Mục tiêu: - Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế: + Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng trên bờ sông Hương, đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó. 3
  4. - Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: Kinh thành có 10 cửa chính ra, vào, nằm giữa kinh thành là Hoàng Thành, Các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993 Huế được công nhận Di sản văn hóa thế giới - Tự hào vì Huế được công nhận là một Di sản Văn hoá thế giới. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình minh họa trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình xây dựng kinh thành Huế - Yêu cầu HS đọc đoạn: “Nhà Nguyễn các công trình kiến trúc” - Yêu cầu HS mô tả sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế. - Chốt lại quá trình xây dựng kinh thành Huế và những kiến trúc bên trong kinh thành. Hoạt động 2: Tìm hiểu những nét đẹp của kinh thành Huế - GV phát cho mỗi nhóm một ảnh chụp ở Huế. - Yêu cầu mỗi nhóm giới thiệu về kinh thành Huế theo các tư liệu đã có. - GV hệ thống lại để HS nhận thức được sự đồ sộ, vẻ đẹp của các cung điện, lăng tẩm ở kinh thành Huế. GV kết luận: Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta. Ngày11/12/1993 UNESCO đã công nhận kinh thành Huế là Di sản Văn hoá thế giới. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được đôi nét về kinh thành Huế. + Nêu được sơ lược về cấu trúc của kinh thành. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể tên một số công trình kiến trúc nổi tiếng ở Huế mà em biết. ___ Tiết 2: KHOA HỌC Động vật ăn gì để sống? I. Mục tiêu: - Biết được động vật cần gì để sống? - Kể tên 1 số loài động vật và thức ăn của chúng. - Thêm yêu quý các loài động vật. II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh hoạ SGK. 4
  5. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Thức ăn của động vật - GV tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - GV phát giấy cho mỗi nhóm. - Yêu cầu HS mỗi nhóm dán các con vật theo nhóm. - Kể tên các con vật mà nhóm em đã sưu tầm được theo nhóm thức ăn của nó. + Nhóm ăn cỏ. + Nhóm ăn thịt. + Nhóm ăn hạt. + Nhóm ăn côn trùng, sâu bọ. + Nhóm ăn tạp. - GV nhận xét – Chốt kết quả đúng. - Yêu cầu HS xem các sản phẩm. Hoạt động 2: Trò chơi đố bạn con gì? - GV phổ biến cách chơi: + GV dán vào lưng 1 HS hình vẽ bất kì một con vật + Yêu cầu HS đó đặt câu hỏi để các bạn trả lời đúng/sai và sẽ đoán xem con vật đó là con gì. + Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai. + Tìm được đúng sẽ được quà. - GV quan sát – nhận xét những HS trả lời đúng. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Kể tên 1 số loài động vật và thức ăn của chúng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm ảnh con vật ăn các loại thức ăn khác nhau. ___ Thứ 3, ngày 16 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp) I. Mục tiêu: - Củng cố các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên. - Tính được giá trị của biểu thức có chứa hai chữ. Thực hiện bốn phép tính với số tự nhiên. Biết giải bài toán có liên quan đến các phép tính với số tự nhiên. BTCL: 1 (a); 2, 4. 5
  6. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hái quả 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết thực hiện tính và giải bài toán về các phép tính với số tự nhiên. + Biết giá trị của biểu thức có chứa hai chữ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu I. Mục tiêu: - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời câu hỏi: Bao giờ?, Khi nào?, Mấy giờ?) - Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu; bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chỗ thích hợp trong đoạn văn a hoặc đoạn văn b ở BT2. - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Thi đặt nhanh câu hỏi trạng ngữ. Mỗi nhóm viết vào bảng nhóm 3 câu có trạng ngữ. Nhóm nào viết nhanh và đúng là nhóm thắng cuộc. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: 6
  7. Hoạt động 1: Nhận xét - HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tìm trạng ngữ trong câu. - Từ ngữ này bổ sung ý nghĩa gì cho câu? Đặt câu hỏi cho trạng ngữ nói trên. - Đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian. - Hãy đặt câu hỏi cho 2 trạng ngữ trên. - Để xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu, người ta dùng trạng ngữ chỉ gì ? - Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi gì? Hoạt động 2: Ghi nhớ - Em hãy nêu tác dụng trạng ngữ chỉ thời gian? - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí:+Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu +Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đặt 1 câu trong đó có trạng ngữ chỉ thời gian cho người thân nghe. ___ Buổi chiều Tiết 2: KĨ THUẬT Lắp ô tô tải (tiết 2) I. Mục tiêu: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải. - Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được. - Rèn luyện tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. - Mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: 7
  8. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu - Cho HS quan sát mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn. - GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của xe ô tô tải và đặc câu hỏi: + Xe ô tô tải có những bộ phận nào? - Kết luận. 4. Hoạt động thực hành: - Hướng dẫn thao tác kĩ thuật: - GV hướng dẫn lắp xe ô tô tải theo quy trình trrong SGK. a) GV hướng dẫn chọn các chi tiết - Y/c HS chọn các chi tiết theo SGK. - Gọi HS lên chọn một vài chi tiết cần lắp xe ô tô tải. b) Lắp từng bộ phận - Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin - Lắp ca bin - Lắp thành sau thùng xe và trục bánh xe - HS quan sát hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi trong SGK. c) Lắp ráp xe ô tô tải - GV tiến hành lắp ráp các bộ phận (H.4 vào H.2) để hoàn thành xe ô tô tải như hình 1. d) Hướng dẫn HS tháo các chi tiết * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe ô tô tải. Lắp được xe ô tô tải. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thực hành lắp xe ô tô tải ở nhà. ___ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Dành cho địa phương: Thực hành bảo vệ môi trường I. Mục tiêu: - Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. - Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch. - Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch ở địa phương em. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: 8
  9. Hoạt động 1: Các thông tin và nhận biết phải bảo vệ môi trường. - GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc và thảo luận về các sự kiện đó. - Qua các thông tin, số liệu nghe được, em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống? GV kết luận Hoạt động 2: Đồng tình và ủng hộ những hành động bảo vệ môi trường. - GV giao nhiệm vụ cho HS làm: - Yêu cầu HS biểu lộ thái độ theo quy ước a / Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư. b / Trồng cây gây rừng. c / Phân loại rác trước khi xử lí. d / Giết, mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt. đ / Làm ruộng bậc thang. e / Vứt xác súc vật ra đường. g / Dọn sạch rác thải trên đường phố. h / Khu chuồng trại gia súc để gần nguồn thức ăn. GV kết luận, giáo dục BVMT. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. + Biết tham gia bảo vệ môi trường. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm hình ảnh liên quan đến việc bảo vệ môi trường. ___ Thứ 4, ngày 17 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Ngắm trăng. Không đề I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Nêu bật tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, không nản trí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ. - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm. Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc một trong hai bài thơ. - Khâm phục, kính trọng và học tập Bác: luôn yêu đời, không nản chí trước khó khăn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đọc tiếp sức. 9
  10. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm 2 bài thơ. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, đúng từ ngữ, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: -GV chép bài thơ cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân tìm thêm các bài thơ của Bác Hồ sáng tác thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời. ___ Tiết 3: TOÁN Ôn tập về biểu đồ I. Mục tiêu: - Biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ cột. - Rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu trên 2 loại biểu đồ. BTCL: 2, 3. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: 10
  11. - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hái hoa toán học. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhận xét được một số thông tin trên biểu đồ cột. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu I. Mục tiêu: - Nhận biết trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu; bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu. GT: Không dạy nhận xét, ghi nhớ. Luyện tập: không yêu cầu nhận diện trạng ngữ. - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Thi tìm từ nhanh. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. 11
  12. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí:+ Nhận diện được trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu. + Biết dùng trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đặt 1 câu trong đó có trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho người thân nghe. ___ Thứ 5, ngày 18 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật I. Mục tiêu: - Nhận biết được đoạn văn và ý chính của đoạn văn trong bài văn tả con vật, đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn. - Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của một con vật em yêu thích. - Biết yêu quý con vật nuôi. II. Đồ dùng dạy học: - Ảnh con tê tê trong sách và ảnh một số con vật gần gũi với HS như: chó, gà, . III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài vào phiếu bài tập. - Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung. Bài 2: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3: Hoạt động cá nhân - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. Chữa lỗi. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhận biết được đoạn văn và ý chính của đoạn văn trong bài văn tả con vật. + Viết được đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của một con vật. IV. Hoạt động ứng dụng: 12
  13. - Dựa trên kết quả quan sát của mình, hãy viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của một con vật mà em yêu thích. ___ Tiết 2: TOÁN Ôn tập về phân số I. Mục tiêu: - Củng cố khái niệm về PS; so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số. - Thực hiện được so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số. BTCL: 1, 3 (chọn 3 ý), 4 (a,b), 5. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hái quả 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 5: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Thứ 6, ngày 19 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật I. Mục tiêu: 13
  14. - Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập. - Bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật yêu thích. - Biết yêu quý con vật nuôi. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật yêu thích. IV. Hoạt động ứng dụng: - Quan sát con vật mà em yêu thích, tìm những từ ngữ miêu tả hoạt động của con vật đó. ___ Tiết 2: TOÁN Ôn tập về các phép tính với phân số I. Mục tiêu: - Thực hiện được cộng, trừ phân số. - Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số. BTCL 1, 2, 3. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Gà mẹ tìm con 2. Giới thiệu bài: 14
  15. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết thực hiện được cộng, trừ phân số. Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Khát vọng sống I. Mục tiêu: - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng đủ ý. Bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. - Thêm yêu mến cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong sgk. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nghe kể: - Giới thiệu tranh về câu chuyện. - GV kể lại câu chuyện lần 1 theo lời kể của mình. - Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm các câu hỏi ở bài 1, lần lượt trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn. - Có thể gợi ý cho HS kể dựa theo nội dung ghi trên bảng. - GV kể lần 2. - Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng. 15
  16. - Giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: - HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm. - Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất . * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân của em cùng nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Trao đổi chất ở động vật I. Mục tiêu: - Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: ĐV thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các- bô – níc, nước tiểu. - Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ. - Thêm yêu quý các loài vật. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 128 , 129 SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Những gì động vật phải lấy từ môi trường, những gì phải thải ra môi trường trong quá trình sống. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK /128. - Kể tên những gì được vẽ trong hình. - Phát hiện những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật. - Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung. 16
  17. - Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống. - Quá trình trên được gọi là gì? GV kết luận. Hoạt động 2: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chất ở động vật - GV tổ chức HS hoạt động nhóm . - GV phát giấy cho mỗi nhóm. - Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. - GV quan sát, giúp đỡ từng nhóm. - Giáo dục HS ý thức bảo vệ động vật. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường. + Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nói cho bố, mẹ nghe những điều em học được ở lớp. ___ Tiết 2: ĐỊA LÍ Biển, đảo và quần đảo I. Mục tiêu: - Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ; biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo. - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo. - Có ý thức về chủ quyền lãnh thổ, thấy được lợi ích của biển đảo quê hương. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; Tranh ảnh về biển đảo. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Hãy nói cảm nhận của em về biển, đảo 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vùng biển Việt Nam - Hãy cho biết biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền? - Phía Bắc có vịnh nào, phía Nam có vịnh nào? - Yêu cầu HS dựa vào H1/SGK tìm vị trí của vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. - Vùng biển nước ta có đặc điểm gì? - Với đặc điểm như vậy biển có vai trò gì đối với nước ta? - Nêu giá trị của biển Đông nước ta. 17
  18. - Gọi 1 HS lên bảng chỉ trên bản đồ mô tả lại vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta. - Nhận xét lại. Hoạt động 2: Đảo và quần đảo - Đưa bức tranh về đảo. - Đảo là gì? - Chỉ cho HS quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. - Vậy quần đảo là gì? - Gọi 1 HS lên chỉ vùng biển Việt Nam. - Trên bản đồ Việt Nam vùng biển Việt Nam được chia làm mấy vùng? - Chia lớp thành các nhóm, thảo luận. + Trình bày một số nét tiêu biểu của vùng biển phía Bắc. + Vùng biển miền trung có đặc điểm gì? - Nói thêm về an ninh quốc phòng ở hai quần đảo này. + Vùng biển phía nam có đặc điểm gì? - Gọi đại diện các nhóm trình bày trên bản đồ. - 1 HS mô tả lại đặc điểm của cả 3 vùng biển. - Rút ra bài học. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ. + Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm tranh, ảnh về các đảo và quần đảo của nước ta. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 32. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. 18
  19. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: Chiến, Huy. - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Đức, Bảo c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân:đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Chiến cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 33: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 32. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Tâm, Thanh Danh, Chiến, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Ngọc, Vy, Hoa, Huyền, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Không làm việc riêng trong giờ học. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 16 tháng 04 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 19