Giáo án dạy Tuần 14 - Lớp 4

doc 25 trang thienle22 8700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 14 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_14_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 14 - Lớp 4

  1. TUẦN 14 Từ 26/11/2018 đến 30/11/2018 Thứ 2 ngày 26 tháng 11 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TOÁN CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết chia một tổng cho một số. - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. BTCL: Bài 1, bài 2 - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1: So sánh giá trị của biểu thức - GV ghi lên bảng hai biểu thức: (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 . - Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên. - Giá trị của hai biểu thức ( 35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 như thế nào so với nhau? - GV kết luận: Có thể viết: ( 35 + 21) : 7 = 31 : 7 + 21 : 7 Hoạt động 2: Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số - Biểu thức ( 35 + 21) : 7 có dạng như thế nào? - Hãy nhận xét về dạng của biểu thức: 35 : 7 + 21 : 7. Nêu từng thương trong biểu thức này? 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7? Còn 7 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7 ? - GV nêu kết luận về một tổng chia cho một số. - Nhấn mạnh cách tính * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết chia một tổng cho một số. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu. - Viết lần lượt từng phép tính lên bảng, yêu cầu HS thực hiện vào vở (gọi lần lượt HS lên bảng thực hiện). 1
  2. Bài 2: Hoạt động cả lớp - HD mẫu như SGK - Tổ chức cho HS thi tiếp sức - Chia nhóm, mỗi nhóm cử 2 HS. - Hỏi HS cách chia một hiệu cho một số. - Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng và nêu được cách tính. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu lại tính chất chia một tổng cho một số? - Tính giá trị của biểu thức theo hai cách : (248 + 534) : 4 (476 – 357) : 7 927 : 3 + 318 : 3 528 : 6 – 384 : 6  Tiết 2: TẬP ĐỌC CHÚ ĐẤT NUNG I. Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Gấm, chú bé Đất). Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, đến bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS cả lớp dò bài, đọc thầm bài 1 đến 2 lượt. - GV chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn trong nhóm. - Cùng nhau giải nghĩa các từ khó hiểu. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. 2
  3. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu nội dung chính của bài. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. Câu 1: HS tự trả lời. Câu 2: HS tự trả lời. Câu 3: HS tự trả lời. Câu 4: HS tự trả lời. Nội dung bài: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm: - Đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt. - GV chép một đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Em học được điều gì qua cậu bé Đất Nung? - Về nhà đọc bài cho người thân nghe.  Tiết 3: CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT: CHIẾC ÁO BÚP BÊ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài văn ngắn. Làm đúng BT (2) a/b, hoặc BT (3) a/b. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 3
  4. 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ Chia 2 nhóm. Khi trọng tài hô “bắt đầu” nhóm A sẽ đưa ra 1 tiếng và đố nhóm B nêu được âm đầu của tiếng đó. Cứ thực hiện như thế từ nhóm A đến nhóm B. Kết thúc cuộc chơi, cộng số kết quả đúng và nêu nhóm thắng cuộc. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hoạt động luyện viết: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về đoạn cần viết. - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn văn. - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2a: Hoạt động cả lớp - Tổ chức cho HS thi tiếp sức - Chia 3 nhóm, mỗi dãy cử 3 bạn nối tiếp nhau lên bảng điền từ (mỗi em điền 1 từ) - Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh Bài 3a: Hoạt động nhóm - Tổ chức thi tìm từ trong nhóm - Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng. - Gọi HS đọc lại các từ trên IV. Hoạt động ứng dụng: - Cho HS viết lại một vài lỗi đã sai trong bài viết. Viết thêm một số từ: phong phanh, xa tanh, hạt cườm, khuy bấm.  * Buổi chiều: Tiết 1: LỊCH SỬ NHÀ TRẦN THÀNH LẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: 4
  5. - Biết sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt. Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt. - Thêm yêu lịch sử của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần - Gọi HS đọc SGK đoạn "Đến cuối TK XII nhà Trần được thành lập - Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII như thế nào? - Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào? - Kết luận: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước ta khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần là một điều tất yếu. Hoạt động 2: Nhà Trần xây dựng đất nước - Treo bảng phụ vẽ sơ đồ bộ máy nhà Trần (còn trống) Yêu cầu HS đọc trong SGK để tìm thông tin điền vào ô trống cho thích hợp. - Gọi HS lên bảng điền. - Gọi HS đọc SGK, treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập. - Y/c HS đọc nội dung BT - Các em hãy thảo luận cặp đôi và đánh dấu × vào trước ý trả lời đúng nhất. 1) Nhà Trần làm gì để xây dựng quân đội ? + Tuyển tất cả trai tráng từ 16 đến 30 tuổi vào quân đội + Tất cả các trai tráng khỏe mạnh đều được tuyển vào quân đội sống tập trung trong doanh trại để tập luyện hàng ngày. + Trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. - Gọi HS lên đánh dấu vào ô đúng. Yêu cầu cả lớp nhận xét. - Gọi HS đọc lại các ý đúng. - Những việc làm trên của các vua nhà Trần nhằm để làm gì? - Kết luận: Nhà Trần rất quan tâm đến nông nghiệp, xây dựng quân đội để phòng thủ đất nước. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Nắm được một số nét về nhà Trần. 5
  6. + Tự hào về lịch sử nước nhà. IV. Hoạt động ứng dụng: - Những việc làm của các vua nhà Trần nhằm để làm gì? - Nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào?  Tiết 2: KHOA HỌC MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được một số cách làm sạch nước : lọc ,khử trùng , đun sôi - Biết đun sôi nước trước khi uống. Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh SGK - Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá (photo theo nhóm). III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. Chia thành 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đặt câu với động từ “hãy”,một nhóm đặt câu với động từ “đừng” để nêu lên những việc cần làm và không cần làm. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Các cách làm sạch nước thông thường. + Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước ? + Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào ? - Hoạt động cả lớp. - Yêu cầu HS ghi vào vở những cách lọc nước và nêu quy trình sản xuất nước sạch ở các nhà máy, sau đó thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến, viết vào bảng nhóm. - Kết luận - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Tác dụng của lọc nước. + Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc ? + Nước sau khi lọc đã uống được chưa ? Vì sao ? - HS thực hiện, thảo luận và trả lời. + Nước trước khi lọc có màu đục, có nhiều tạp chất như đất, cát, Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất. + Chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn. Hoạt động 3: Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. - Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa ? Vì sao chúng ta cần phải đun sôi trước khi uống ? 6
  7. - Chúng ta cần giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình. Không để nước bẩn lẫn nước sạch. - GV kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết được một số cách làm sạch nước. + Biết được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. IV. Hoạt động ứng dụng: - Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước ? - Vì sao chúng ta cần phải đun sôi trước khi uống ?  Thứ 3 ngày 27 tháng 11 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TOÁN CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư). - Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư). BTCL: Bài 1, bài 2 - Say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Bông hoa toán học 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Trường hợp chia hết - HS đọc phép chia. - Yêu cầu HS đặt tính để thực hiện phép chia. - HS đặt tính. - Vậy chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào ? - Cho HS thực hiện phép chia. - Phép chia 128 472 : 6 là phép chia hết hay phép chia có dư ? Hoạt động 2: Trường hợp chia có dư - Ghi bảng: 230859 : 5 - Gọi HS lên bảng đặt tính và tính, cả lớp làm vào vở nháp - Em có nhận xét gì về số dư và số chia. - Nhấn mạnh: Trong phép chia có dư, số dư luôn bé hơn số chia. 7
  8. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư). 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải. - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét. IV. Hoạt động ứng dụng: - Muốn chia cho số có một chữ số ta làm thế nào? - Tính giá trị các biểu thức sau bằng hai cách: (14578 + 45792) : 2 871524 : 9 – 263097 : 9  Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI I. Mục tiêu: Giúp HS: - Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1). - Nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy (BT 2, 3, 4) bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (bt5). - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ sẵn. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước Quản trò nêu ra 1 từ cần đặt câu và chỉ định 1 bạn bất kì đứng lên đặt câu, nếu bạn đặt câu đúng thì quản trò nêu ra 1 từ khác và bạn đặt câu đúng sẽ được chỉ định 1 bạn bất kì tiếp theo đặt câu. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Cho HS đọc câu hỏi mình đặt trước lớp. 8
  9. - Nhận xét - Sửa lỗi Bài 2: Hoạt động cá nhân - Bài tập yêu cầu ta làm gì? -Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS lên trình bày trước lớp. - Nhận xét - Sửa lỗi Bài 3: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài. -Yêu cầu HS tự làm bài. Chốt lại ý đúng : a)Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ? b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung ,phải không ? c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à? Bài 4: Hoạt động cặp đôi - HS đọc đề. -Yêu cầu HS đọc lại các từ nghi vấn ở btập 3. -Yêu cầu HS đặt câu Bài 5: Hoạt động cặp đôi - HS đọc nội dung bài - Cho HS trao đổi cặp đôi: + Thế nào là câu hỏi? +Trong 5 câu có dấu chấm hỏi trong SGK , câu nào là câu hỏi? - Câu b, c, e không phải là câu hỏi vì chúng không phải dùng để hỏi về điều mình chưa biết. - Nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu. + Nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn. + Nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tổ chức trò chơi: thi đặt câu hỏi.  * Buổi chiều: Tiết 2: KĨ THUẬT THÊU MÓC XÍCH (T1) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách thêu móc xích. 9
  10. - Thêu được các mũi thêu móc xích. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm. - Yêu thích sản phẩm mình làm được. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh quy trình thêu móc xích. - Vật liệu và dụng cụ : + Một mảnh vải sợi bong trắng hoặc màu, kích thước 20cm x 30cm + Len, chỉ thêu khác màu vải . + Kim khâu len và kim thêu, kéo, thước, phấn . III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: * Hướng dẫn quan sát các hình trong SGK để nêu nhận xét về đặc điểm đường thêu móc xích. - Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích, Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống những mũi khâu đột mau. - Khái niệm: Thêu móc xích là thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau - GV giới thiệu sản phẩm thêu * Hướng dẫn thao tác kĩ thuật: - Treo tranh về quy trình thêu móc xích, hướng dẫn quan sát H2 - Hướng dẫn vạch dấu đường thêu từ phải sang trái - Hướng dẫn HS đọc nội dung 2 với H3a,3b,3c - GV hướng dẫn thao tác bắt đầu thêu mũi thứ nhất, thứ hai, - Hướng dẫn quan sát H4. Hướng dẫn cách kết thúc đường thêu móc xích. - GV hướng dẫn lại nhanh lần hai - GV có thể cho HS tập thêu * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Thêu được các mũi thêu móc xích. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS trưng bày sản phẩm thực hành. Về nhà tập thêu quần áo giúp bố mẹ.  Tiết 3: ĐẠO ĐỨC BIẾT ƠN THẦY GIÁO - CÔ GIÁO (Tiết 1) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo. - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. 10
  11. - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. II. Đồ dùng dạy học: - 3 tấm thẻ: xanh, đỏ, trắng III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Xử lý tình huống GV nêu tình huống ở SGK - Em hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống trên sẽ làm gì? - Nếu em là học sinh lớp đó em sẽ làm gì? Vì sao? GV: Các thầy cô không quản ngại khó khăn tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải biết kính trọng các thầy cô giáo. 4. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: - Việc làm nào trong các tranh ở SGK thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo? -Thảo luận theo cặp đôi - Đại diện nhóm trình bày GV kết luận: Tranh 1,2,4 thể hiện sự kính trọng biết ơn thầy cô của các bạn: biết chào hỏi lễ phép giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp. Bài tập 2: - Những việc làm nào dưới đây thể hiện lòng biết ơn? - HS trao đổi theo cặp đôi - Các việc làm a, b, d, đ, e, g thể hiện lòng biết ơn. - HS có thể hỏi nhau tại sao bạn cho là đúng? - Đóng vai. - GV dán phiếu học tập lên bảng - GV có thể hỏi cho HS trao đổi, trắc nghiệm với nhau vì sao bạn chọn câu đó? - Ngoài những việc trên theo em còn cần làm việc gì khác để tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo? GV kết luận : Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ, cũng là sự biết ơn thầy cô giáo, giúp đỡ thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí:+ Biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo. + Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. IV. Hoạt động ứng dụng: 11
  12. - Tìm các câu tục ngữ, ca dao nói về công lao của các thầy giáo, cô giáo. - Làm thế nào để thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo?  Thứ 4 ngày 28 tháng 11 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TẬP ĐỌC CHÚ ĐẤT NUNG (tt) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác. - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời kể với lời của nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung). Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK. - Không nản lòng khi gặp khó khăn, gian khổ. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, đến bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS cả lớp dò bài, đọc thầm bài 1 đến 2 lượt. - GV chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm. - Cùng nhau giải nghĩa các từ khó hiểu. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu nội dung chính của bài. 12
  13. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, động não. - Kĩ thuật: Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. Câu 1: HS trả lời. Câu 2: HS trả lời. Câu 4: HS trả lời. Nội dung bài: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm: - Đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt. - GV chép một đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Câu chuyện muốn nói với mọi người điều gì? - Về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.  Tiết 3: TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: - Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. - Biết vận dụng chia một tổng (hiệu) cho một số. BTCL: Bài 1, bài 2, bài 4a - Rèn tư duy lô gích. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS đọc đề. - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó nêu cách tính. - GV nhận xét Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu. - Gọi HS nhắc lại công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 13
  14. - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét, sửa sai. Bài 4a: Hoạt động cặp đôi - HS đọc đề. - Khuyến khích HS tính bằng cách thuận tiện nhất. - Yêu cầu HS làm bài vào phiếu học tập. - Nhận xét, sửa sai. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí:+ Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. + Nắm được dạng toán tổng – hiệu. + Biết vận dụng chia một tổng (hiệu) cho một số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Giải bài toán: Một khu đất hình chữ nhật có chu vi là 458m, biết chiều dài hơn chiều rộng là 46m. Tính diện tích của khu đất hình chữ nhật đó.  Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND ghi nhớ). - Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III). - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phiếu học tập. - Từ điển. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước Quản trò nêu ra 1 từ cần đặt câu và chỉ định 1 bạn bất kì đứng lên đặt câu, nếu bạn đặt câu đúng thì quản trò nêu ra 1 từ khác và bạn đặt câu đúng sẽ được chỉ định 1 bạn bất kì tiếp theo đặt câu. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ Bài 1: - Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất trong truyện Chú Đất Nung. - Gọi HS nêu các câu hỏi có trong đoạn văn. 14
  15. Bài 2: -Yêu cầu học sinh đọc thầm , trao đổi cặp đôi và thảo luận câu hỏi: - Các câu hỏi cũa ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không?. Nếu không chúng đuợc dùng để làm gì? - Câu “ Sao chú mày nhát thế?” ông Hòn Rấm hỏi với ý gì? - “Chứ sao?” Câu này có tác dụng gì? Bài 3: - HS đọc yêu cầu - Các em hãy suy nghĩ xem câu "Các cháu có thể nói nhỏ hơn không" có ý nghĩa gì? - Câu hỏi còn thể hiện điều gì? - Kết luận: Ngoài việc thể hiện thái độ khen chê, câu hỏi còn thể hiện yêu cầu hoặc mong muốn một điều gì đó. Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - Yêu cầu học sinh đặt câu biểu thị 1 số tác dụng khác của câu hỏi. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí:+ Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi. + Biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ trong những tình huống cụ thể. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Gọi học sinh phát biểu bổ sung. - Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, sửa sai. Bài 2: Hoạt động nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập này. (phát phiếu cho 6 nhóm) - Gọi đại diện các nhóm lên dán phiếu và trình bày. - Cùng HS nhận xét, kết luận câu hỏi đúng. Bài 3: Hoạt động nhóm - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm (mỗi nhóm chỉ đóng vai một tình huống) - Gọi từng nhóm lên đóng vai. + Tỏ thái độ khen, chê + Khẳng định, phủ định. + Thể hiện yêu cầu, mong muốn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Mỗi câu hỏi đều diễn đạt một ý nghĩa khác nhau. Trong khi nói, viết các em cần sử dụng linh hoạt để cho lời nói, câu văn thêm hay và lôi cuốn người đọc, người nghe. 15
  16. - Về nhà viết vào vở những câu văn, tình huống em vừa phát biểu.  Thứ 5 ngày 29 tháng 11 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ ? I. Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được thế nào là miêu tả (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung (BT1, mục III); bước đầu biết được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong thơ Mưa (BT2). - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Phân tích ví dụ Bài 1: - HS đọc yêu cầu - HS đọc thầm, suy nghĩ tìm những sự việc được miêu tả trong đoạn văn - Gọi HS phát biểu ý kiến Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu, đọc các cột trong bảng theo chiều ngang. - Giải thích cách thực hiện (M1) trong SGK. Chú ý đọc kĩ đoạn văn ở BT1 để thực hiện bài tập này trong nhóm (phát phiếu cho 3 nhóm) - Gọi các nhóm trình bày - Nhóm làm trên phiếu lên dán kết quả - Cùng HS nhận xét, sửa lại kết quả đúng (nếu sai) - Gọi HS đọc lại kết quả đúng. Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu - Để tả được hình dáng của cây sồi, màu sắc của lá cây sồi, cây cơm nguội, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? - Để tả được chuyển động của lá cây, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? - Để tả được chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? - Muốn miêu tả sự vật, người viết phải làm gì? - Kết luận: Miêu tả là nói lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được các sự vật ấy. Khi miêu tả người viết phối hợp nhiều giác quan để quan sát khiến cho sự vật được miêu tả thêm đẹp hơn, sinh động hơn. 16
  17. Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu được thế nào là miêu tả. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu - Các em hãy đọc thầm lại bài Chú Đất Nung để tìm những câu văn miêu tả trong bài. - Gọi HS phát biểu - Nhận xét chung kết luận về lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu - Y/c HS quan sát tranh SGK/141: Hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh động và hay. Trần Đăng Khoa phải quan sát thật kĩ sự vật mới miêu tả được. Các em sẽ thi xem lớp mình ai sẽ viết được những câu văn miêu tả sinh động nhất - Trong cơn mưa, em thích hình ảnh nào? - Gọi học sinh trên chuẩn làm mẫu - miêu tả 1 hình ảnh trong đoạn thơ Mưa. - Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT - Cùng HS nhận xét (sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS) - Tuyên dương HS viết được những câu văn miêu tả hay. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thế nào là miêu tả? - Muốn miêu tả sinh động những cảnh, người, sự vật trong thế giới xung quanh, các em cần chú ý quan sát, học quan sát để có những hiểu biết phong phú có khả năng miêu tả sinh động đối tượng.  Tiết 2: TOÁN CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách chia một số cho một tích. - Thực hiện được phép chia một số cho một tích. BTCL: bài 1, bài 2 - Có ý thức tự giác, tích cực học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Tung bóng. 17
  18. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu tính chất một số chia cho một tích - Ghi bảng: 24 : (3 × 2) 24 : 3 : 2 24 : 2 : 3 - Gọi HS lên bảng tính - Em có nhận xét gì về các giá trị của 3 biểu thức trên? - Và ta có thể viết: 24 : (3 × 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3 - Em thực hiện tính giá trị của biểu thức này như thế nào? - Ngoài cách tính trên ta còn có thể tính theo cách nào? - Khi chia một số cho một tích, ta làm sao? - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/78 * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết cách chia một số cho một tích. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài. - 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập. - Nhận xét. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Chữa bài trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá học sinh. IV. Hoạt động ứng dụng: - Giải bài toán: Có 9 bạn học sinh cùng đi mua giấy màu, mỗi bạn mua 3 tập giấy màu cùng loại và tất cả phải trả 27 000 đồng. Hỏi mỗi tập giấy màu giá bao nhiêu tiền?  Thứ 6 ngày 30 tháng 11 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND Ghi nhớ). - Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cái trống trường (mục III). 18
  19. - Có thái độ thích tìm tòi khi học môn văn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét Bài 1:- HS đọc bài Cái cối tân - Gọi HS đọc phần chú giải - Gọi HS đọc các câu hỏi SGK/144 - Hỏi lần lượt từng câu, gọi HS trả lời: a) Bài văn tả cái gì? b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điều gì? c) Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học? - Mở bài trực tiếp là như thế nào? - Thế nào là kết bài mở rộng? d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào? - Các em hãy thảo luận nhóm đôi để thực hiện yêu cầu này. (phát phiếu cho 2 nhóm) - Gọi nhóm làm trên phiếu lên dán và trình bày. * Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. * Tiếp theo tả công dụng của cái cối. - Cùng HS nhận xét - GV chốt ý Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì? - Kết luận: Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả hết mọi chi tiết, mọi bộ phận vì như vậy sẽ làm bài văn dài dòng, thiếu hấp dẫn Hoạt động 2: Ghi nhớ - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, phân tích, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. 4. Hoạt động thực hành: - HS đọc yêu cầu và nội dung 19
  20. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi a,b,c. - Dán tờ phiếu viết đoạn thân bài lên bảng, gọi đại diện nhóm lên gạch chân. a) Câu văn nào tả bao quát cái trống? b) Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả? c) Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống? d) Yêu cầu HS viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài tả cái trống để đoạn văn trở thành bài văn hoàn chỉnh. - HS làm vào VBT (phát phiếu cho 2 HS) - Gọi HS trình bày, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS IV. Hoạt động ứng dụng: - Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì?  Tiết 2: TOÁN CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách chia một tích cho một số. - Thực hiện được phép chia một tích cho một số. BTCL: bài 1, bài 2 - Rèn luyện tư duy. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức (Trường hợp cả hai thừa số đều chia hết cho số chia) - Ghi bảng: (9 × 15) : 3 9 × (15: 3) (9 : 3) × 15 gọi HS lên bảng tính - Em có nhận xét gì về giá trị của 3 biểu thức trên? - Và ta viết: (9 × 15) : 3 = 9 × (15 : 3) = (9 : 3) × 15 - Khi chia một tích 2 thừa số cho một số ta làm thế nào? Hoạt động 2: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức (Trường hợp có một thừa số không chia hết cho số chia) - Ghi bảng: (7 × 15) : 3 và 7 × (15 : 3) - Gọi HS tính giá trị của hai biểu thức trên. - Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức trên. - Vì sao ta không tính (7 : 3) × 15? - Vì 15 chia hết cho 3 nên ta tính theo cách nào? - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/79 * Đánh giá: 20
  21. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết cách chia một tích cho một số. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm vào vở. - Chữa bài và yêu cầu HS nêu rõ cách tính của mình. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm vào vở. - Nhận xét. IV. Hoạt động ứng dụng: - Giải bài toán: Một bếp ăn có 15 bao gạo, mỗi bao nặng 50 kg. Người ta đã dùng hết một phần năm số gạo đó. Hỏi bếp ăn đó còn lại bao nhiêu kg gạo?  Tiết 4: KỂ CHUYỆN BÚP BÊ CỦA AI ? I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: phải biết giữ gìn, yêu quý đồ chơi. - Dựa vào lời kể của giáo viên, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), bước đầu kể được câu chuyện bằng lời kể của búp bê và kể được phần kết của câu chuyện với tình huống cho trước (BT3). - Chăm chú nghe cô, bạn kể câu chuyện và tự kể lại câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ truyện III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nghe kể: - Giới thiệu tranh về câu chuyện. - GV kể lại câu chuyện lần 1 theo lời kể của mình. - Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm các câu hỏi ở bài 1, lần lượt trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn. - Có thể gợi ý cho HS kể dựa theo nội dung ghi trên bảng. - GV kể lần 2. - Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng. - Giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. 4. Hoạt động thực hành: 21
  22. a. Kể chuyện trong nhóm: - HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm. - Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất . * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? - Kể lại chuyện cho người thân nghe.  * Buổi chiều: Tiết 1: KHOA HỌC BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước: + Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước + Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước + Xử lí nước thải ,bảo vệ hệ thống thoát nước thải - Thực hiện bảo vệ nguồn nước. - Có ý thức bảo vệ nguồn nước. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình minh hoạ trong SGK trang 58, 59 - Sơ đồ dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Sắm vai Chia thành 2 nhóm, đưa ra tình huống để HS tự chia vai, chuẩn bị lời thoại và đưa ra cách giải quyết, HS lên trình diễn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. - Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ? - Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao ? - GV nhận xét. 22
  23. Hoạt động 2: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. - GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm. - Yêu cầu các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. - HS thảo luận tìm đề tài, vẽ tranh và giới thiệu, trình bày ý tưởng của nhóm mình. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Nắm được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước. + Có ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước? - Kể tên những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước.  Tiết 2: ĐỊA LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: + Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. + Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm. - Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 20 0C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. Chuẩn bị các lá thăm có ghi các địa danh, HS lên bốc lá thăm nào thì sẽ chỉ địa danh đó trên bản đồ. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Đồng bằng Bắc Bộ - vựa lúa thứ hai của cả nước - Gọi HS đọc mục 1 SGK/103 để trả lời câu hỏi: ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước? - Kết luận. - Em có nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân ? - Kết luận. Hoạt động 2: Cây trồng và vật nuôi thường gặp ở đồng bằng Bắc Bộ. - Treo tranh, ảnh giới thiệu về cây trồng, vật nuôi ở ĐBBB - Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB. 23
  24. - Ngoài lúa gạo, người dân ĐBBB còn trồng nhiều bắp, khoai, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôm, cá. Đây là nơi nuôi lợn, gà, vịt vào loại nhiều nhất nước ta. - Vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn gà, vịt? Hoạt động 3: Đồng bằng Bắc Bộ - vùng trồng rau xứ lạnh - Gọi HS đọc mục 2 SGK/105 - Mùa đông của ĐBBB dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào? - Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? - Hãy kể tên một số loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB? - Nguồn rau xứ lạnh này làm nguồn thực phẩm của người dân ĐBBB thêm phong phú và mang lại giá trị kinh tế cao. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, phân tích, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Biết được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. + Nắm được đặc điểm thời tiết ở đồng bằng Bắc Bộ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở đồng bằng Bắc Bộ. - Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào?  Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 14. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: -Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. 3. Phương hướng tuần 14: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 13. 24
  25. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Tâm, Thanh Danh, Triệu Châu, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Ngọc, Vy, Hoa, Huyền, Trọng, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Không làm việc riêng trong giờ học. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa.  Kí duyệt giáo án ngày 26 tháng 11 năm 2018 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 25