Giáo án dạy Tuần 25 - Lớp 4

doc 21 trang thienle22 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 25 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_25_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 25 - Lớp 4

  1. TUẦN 25: Thứ 2, ngày 25 tháng 02 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Phép nhân phân số I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép nhân hai phân số. - Thực hiện phép nhân hai phân số. BTCL: 1, 3. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật. - GV vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm và yêu cầu HS tính S GV chốt. Hoạt động 2: Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số. a. Tính diện tích hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ. - GV cho HS quan sát hình vẽ như SGK và trả lời câu hỏi: - Hình vuông có diện tích là bao nhiêu? - Hình vuông có bao nhiêu ô, mỗi ô có diện tích là bao nhiêu? - Hình tô đậm chiếm bao nhiêu ô? Vậy diện tích của hình chữ nhật là bao nhiêu? b. Phát hiện quy tắc nhân hai phân số: - Vậy từ cách tính trên, em hãy nêu cách tính diện tích hình chữ nhật? 4 2 4 2 8 - Từ đó dẫn dắt đến cách nhân : m2 5 3 5 3 15 - Muốn nhân hai phân số ta làm thế nào ? GV chốt. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cả lớp - Gọi học sinh lên bảng làm. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. 1
  2. - Tiêu chí: + Biết cách thực hiện phép nhân hai phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Khuất phục tên cướp biển I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Dũng cảm, yêu lẽ phải, biết chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, đúng từ ngữ, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: 2
  3. - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nghe – viết: Khuất phục tên cướp biển I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài "Khuất phục tên cướp biển". Làm đúng BT2. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn văn: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về đoạn cần viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn văn. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. 3
  4. - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Nhận xét, kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 1: LỊCH SỬ Trịnh – Nguyễn phân tranh I. Mục tiêu: - Biết được về những sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút: + Từ thế kỷ thứ XVI triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam Triều và Bắc Triều, tiếp đó là Đàng trong và Đàng ngoài. + Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến. + Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ . - Dùng bản đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng trong và Đàng ngoài. - Yêu quê hương đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - Lược đồ địa phận Nam – Bắc triều. - Phiếu thảo luận nhóm cho HS. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam Bắc triều - GV giới thiệu cho HS về nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung và sự phân chia Nam triều và Bắc triều. + Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì? + Nam Triều là triều đình của dòng họ nào? Ra đời như thế nào? + Vì sao có chiến tranh Nam – Bắc? + Chiến tranh Nam- Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả thế nào? GV chốt ý. Hoạt động 2: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn - Yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận: - Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh – Nguyễn? - Trình bày diễn biến chính của chiến tranh Trịnh – Nguyễn? - Em hãy nêu kết quả của chiến tranh Trịnh – Nguyễn? - Em hãy chỉ trên lược đồ ranh giới Đàng Trong, Đàng Ngoài. GV chốt ý. 4
  5. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được những sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút. + Chỉ ra được ranh giới chia cắt Đàng trong và Đàng ngoài. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS đọc phần bài học và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học. ___ Tiết 2: KHOA HỌC Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt I. Mục tiêu: - Tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt: Không nhìn thẳng vào mặt trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau. - Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu. - Biết tự bảo vệ đôi mắt của mình. II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh họa SGK - Kính lúp, đèn pin. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận biết và phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. - Tổ chức HS làm việc theo nhóm. - Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 1, 2 / 98 và dựa vào kinh nghiệm của bản thân, trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi: - Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời hoạc ánh lửa hàn? - Lấy ví dụ về trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt. GV giải thích. Hoạt động 2: Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá mạnh hay quá yếu - Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi - Em có đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu bao giờ không? - Em đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu khi nào? - Em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu? * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt. + Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu. 5
  6. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu những việc làm để bảo vệ đôi mắt cho người thân nghe. ___ Thứ 3, ngày 26 tháng 02 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết thực hiện nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số. - Thực hiện được nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số. BTCL: 1, 2, 4a - Say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi. - HS thảo luận cặp đôi để làm vào phiếu học tập. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 4: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhân được hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài 2 với người thân của em. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? I. Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? 6
  7. - Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ của câu tìm được (BT1, mục III); biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học (BT2) ; đặt được câu kể Ai là gì? với từ ngữ cho trước làm chủ ngữ (BT3). - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét - Yêu cầu HS đọc các câu 1, 2, 3/68, 69. - Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi. - Ở ví dụ 1 và ví dụ 2 câu nào có dạng Ai là gì? - Em hãy xác định chủ ngữ trong những câu trên? - Chủ ngữ trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành? GV chốt ý. - Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? chỉ cái gì? Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào? - Chủ ngữ thường do những từ ngữ nào tạo thành? Hoạt động 2: Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Hiểu được ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? và nhận biết được câu kể Ai là gì? 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Buổi chiều 7
  8. Tiết 2: KĨ THUẬT Chăm sóc rau, hoa (tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa. - Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất. - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa. II. Đồ dùng dạy học: - Cay rau, hoa trồng trong bầu đất của tiết trước. - Dầm xới hoặc cuốc, bình tưới nước, giỏ đựng cỏ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: a. Thực hành chăm sóc rau hoa: - Nhắc lại tên các công việc chăm sóc cây rau, hoa? - Nêu mục đích và cách tiến hành các công việc đó - Cho HS ra thực hành ở vườn trường - GV phân công vị trí thực hành và giao nhiệm vụ cho học sinh - GV quan sát và theo dõi HS để uốn nắn những sai sót và nhắc nhở đảm bảo an toàn lao động - Hết giờ cho HS thu dọn dụng cụ , rửa chân tay sau khi hoàn thành công việc b. Đánh giá kết quả học tập: - Cho HS tự đánh giá công việc thực hành theo các tiêu chuẩn. - Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ - Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật - Chấp hành đúng về an toàn lao động, hoàn thành công việc được giao - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả học tập học sinh * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa. Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thực hành chăm sóc rau và hoa tại nhà giúp bố mẹ. ___ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa học kì II I. Mục tiêu: - Củng cố về về các bài đã học trong HK II. 8
  9. - Biết thực hiện các hành vi đúng mực - Có thái độ đúng trong mọi hành vi và việc làm. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hệ thống các hành vi đạo đức đã học. - GV chia lớp làm 6 nhóm (1 nhóm/6 HS) giao việc, phân nội dung cho các nhóm. - Yêu cầu: Lần lượt mỗi nhóm thảo luận , chọn cách thể hiện và trình bày trước lớp + Từ nhóm 1 đến nhóm 6 nhận nội dung ứng theo thứ tự bài học. + Sau bài học, em có được thêm nhận thức ,hiểu biết gì ? + Bài học nhóm em được giao đã đề cập đến hành vi đạo đức trong mối quan hệ gì? Hoạt động 2: Hệ thống các hành vi đạo đức đã học thông qua thực tiễn. - GV tiếp tục cho các nhóm làm việc theo yêu cầu : trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết (tự sáng tác hay sưu tầm về từng chủ đề theo bài học đã được giao) - Vận dụng những điều đã học từ bài học trên, em (hoặc em biết bạn em) đã làm được những việc làm tốt gì? Em thấy những việc làm nào là nên tránh? - GV nhận xét – tuyên dương. GV kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết thực hiện các hành vi đúng mực. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với bố mẹ. ___ Thứ 4, ngày 27 tháng 02 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Bài thơ về tiểu đội xe không kính I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan. Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc được 1, 2 khổ thơ trong bài. - Có tinh thần lạc quan trong mọi trường hợp. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ luyện đọc. 9
  10. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, đúng từ ngữ, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: -GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn thơ. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết giải bài toán có liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số. - Giải được bài toán có liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số. BTCL: 2, 3 - Rèn tính nhanh nhẹn. II. Đồ dùng dạy học: 10
  11. - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Giải được bài toán có liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài cho người thân nghe. ___ Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Dũng cảm I. Mục tiêu: - Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, việc ghép từ (BT1,2); hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm (BT3); biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn (BT4). - Ghép từ, sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn. - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài. - Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. Chữa lỗi. 11
  12. Bài 3: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 4: Hoạt động cá nhân - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. Chữa lỗi dùng từ, diễn đạt. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết tìm được từ cùng nghĩa, hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm. + Ghép từ, sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Thứ 5, ngày 28 tháng 02 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Ôn đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối I. Mục tiêu: - Nhớ và nêu được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối . - Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối. - Yêu thích môn học. Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. Tranh minh hoạ một số loại cây. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - Đề bài : Em hãy viết một đoạn văn nói rõ lợi ích của một loại trái cây mà em thích. - Yêu cầu HS làm bài. - Câu hỏi gợi ý : + Em biết rõ lợi ích của những loại trái cây nào ? + Em chọn loại trái cây nào để viết đoạn văn về lợi ích của nó? + Trái có lợi ích gì với việc ăn, uống hoặc làm thuốc, trong gia đình. + Có lợi ích gì trong việc nấu ăn hoặc sản xuất các dược phẩm, chăn nuôi, chế biến - Lưu ý: Viết đoạn văn về lợi ích của trái cây + Câu đầu : Giới thiệu loại trái cây có nhiều lợi ích em định tả. 12
  13. + Câu thứ 2, 3, kể các lợi ích của trái cây. + Câu cuối cùng nêu cảm xúc , suy nghĩ của mình với loại trái cây vừa tả. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài văn cho người thân nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Tìm phân số của một số I. Mục tiêu: - Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số. - Giải được bài toán dạng: Tìm phân số của một số. BTCL: 1, 2 - Có ý thức tự giác, tích cực học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. Vẽ sẵn hình minh hoạ như phần bài đọc trong SGK lên bảng. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhắc lại bài toán tìm 1 phần mấy của 1 số 1 - của 12 quả cam là mấy quả cam? 3 - GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu đề bài và cách giải bài toán tìm phân số của 1 số. - GV đọc đề toán SGK. Bài toán hỏi gì? - GV cho HS quan sát hình vẽ sẵn. 1 - Nhìn hình vẽ em thấy số quả cam nhân với 2 thì được bao nhiêu? 3 2 - Để tìm số quả cam của số cam em làm thế nào? 3 GV gọi 1 HS lên bảng làm. 2 - Vậy, để tìm của số 12 ta làm sao? 3 GV chốt. 2 - Hãy tính của 24; Hãy tính 3 của 105. 3 5 * Đánh giá: 13
  14. - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết cộng hai phân số khác mẫu số. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS tự làm vở và trao đổi cách làm. - Nhận xét và tuyên dương HS. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét và tuyên dương HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài với người thân của em. ___ Tiết 3: ÔN LUYỆN TOÁN Ôn: Các phép tính trong phân số I. Mục tiêu: - Thực hiện được nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số, chia hai phân số. - Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số, bài toán về tìm phân số của một số. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Xì điện 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Toán. Bài 1, 2, 3, 4: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc theo cặp đôi. - Đổi vở dò bài. - Lần lượt nêu cách thực hiện cho nhau nghe. - Gọi HS chữa bài, nhận xét. Bài 5, 6, 7, 8: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu và làm đúng các bài tập cơ bản trong sách. 14
  15. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Ôn: Các bộ phận trong câu kể Ai là gì?, mở rộng vốn từ Dũng cảm I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu đoạn trích bài thơ Đất quê ta mênh mông; biết bày tỏ niềm cảm phục với những người anh hùng dân tộc. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi (hoặc tiếng có vần ên/ênh). Xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? Sử dụng được các từ ngữ nói về Dũng cảm. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Nói cho nhau nghe những giai đoạn lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. Bài 3, 4, 5: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc cặp đôi - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. Bài 6, 7: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu bài Đất quê ta mênh mông + Làm được các bài tập có trong bài. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Thứ 6, ngày 01 tháng 03 năm 2019 Buổi sáng 15
  16. Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối I. Mục tiêu: - Nắm được 2 cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối. - Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn mở bài cho bài văn tả cây cối. - Biết chăm sóc, bảo vệ cây cối. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, tranh ảnh một vài cây, hoa. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. Bài 3: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS trình bày. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả cây cối. + Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả cây cối. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc đoạn văn mở bài tả cây cối của mình đã viết cho người thân nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Phép chia phân số I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. - Thực hiện được phép chia hai phân số. BTCL: 1, 2, 3a. - Rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: 16
  17. - Phiếu bài tập. Hình vẽ minh hoạ như trong phần bài học SGK. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hình thành cách chia hai phân số - GV vừa đọc đề vừa gắn hình - Nêu cách tính chiều dài hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều rộng? - Nhận xét số bị chia và số chia trong phép tính trên? 2 - Cho biết phân số đảo ngược của phân số ? 3 - GV nêu một vài phân số, yêu cầu HS tìm phân số đảo ngược. 7 2 - Yêu cầu HS thảo luận cách thực hiện : trong 3 phút. 15 3 - GV quan sát và nhận xét, nhận định kết quả đúng trình bày trên bảng. - Dựa vào cách giải bài toán trên, HS nêu cách thực hiện phép chia hai phân số. GV chốt. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Thực hiện được phép chia hai phân số. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - HS làm bài vào vở. Giải thích cách làm. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - HS thảo luận cặp đôi và trình bày. - Nhận xét. Bài 3: Hoạt động nhóm - HS thảo luận làm bài vào bảng nhóm. - Nhận xét. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Những chú bé không chết I. Mục tiêu: - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện và đặt được tên khác cho câu chuyện phù hợp với nội dung. 17
  18. - Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện “Những chú bé không chết” rõ ràng, đủ ý (BT1); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2). - Luôn có tinh thần dũng cảm. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa truyện trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nghe kể: - Giới thiệu tranh về câu chuyện. - GV kể lại câu chuyện lần 1 theo lời kể của mình. - Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm các câu hỏi ở bài 1, lần lượt trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn. - Có thể gợi ý cho HS kể dựa theo nội dung ghi trên bảng. - GV kể lần 2. - Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng. - Giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: - HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm. - Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất . * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân của em cùng nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Nóng, lạnh và nhiệt độ I. Mục tiêu: 18
  19. - Biết vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. - Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí. - Yêu thích khoa học. II. Đồ dùng dạy học: - Một số loại nhiệt kế , phích nước sôi , một ít nước đá III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt - Hằng ngày em gặp những vật nóng, những vật lạnh nào? -Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trang 100 SGK. - Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng lạnh của các vật. Em hãy nêu ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau; vật này nóng hơn vật kia; - Cho học sinh trình bày ví dụ trước lớp - Nhận xét, bổ sung, điều chỉnh Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế - Giới thiệu học sinh 2 loại nhiệt kế: loại dùng cho người và loại dùng đo nhiệt độ không khí. - Hướng dẫn cách dùng và nêu nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế cho học sinh. - Nhận xét tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh có nhiệt độ thấp hơn. Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 2: ĐỊA LÍ Thành phố Cần Thơ I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ: Thành phố ở trung tâm ĐB sông Cửu Long, bên sông Hậu. Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long. - Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ VN. - Thêm yêu mến, tự hào về đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ. 19
  20. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ . - GV phát mỗi nhóm 1 lược đồ thành phố Cần Thơ . Yêu cầu HS tô màu vào phần địa giới của thành phố. - GV treo lược đồ đồng bằng Nam Bộ. - Thành phố Cần Thơ nằm bên dòng sông nào? Thành phố Cần Thơ giáp với tỉnh nào? - Yêu cầu 1 HS lên chỉ bản đồ và nêu tên các tỉnh giáp với thành phố . - Từ thành phố Cần Thơ đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường nào? GV chốt ý. Hoạt động 2: Cần Thơ là 1 trung tấm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ. - Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hệ thống kênh rạch của thành phố Cần Thơ. - Hệ thống kênh rạch này tạo điều kiện thuận lợi gì cho kinh tế của thành phố Cần Thơ? GV chốt ý. - Yêu cầu HS thảo luận tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là: + Trung tâm kinh tế (kể tên các ngành công nghiệp của Cần Thơ). + Trung tâm văn hoá, khoa học. + Dịch vụ, du lịch. - Các viện nghiên cứu, các trường đào tạo và các cơ sở sản xuất có sản phẩm chủ yếu phục vụ cho ngành nào? GV chốt ý, giáo dục BVMT. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm tranh, ảnh về thành phố Cần Thơ. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 25. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 20
  21. 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: T.Danh, Huy. - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Đức, Bảo c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân:đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Chiến cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 26: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 25. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Tâm, Thanh Danh, Triệu Châu, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Ngọc, Vy, Hoa, Huyền, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Không làm việc riêng trong giờ học. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 25 tháng 02 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 21