Tổng hợp những bài văn mẫu về miêu tả môn Tập làm văn Lớp 4

doc 36 trang Thủy Hạnh 04/12/2023 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp những bài văn mẫu về miêu tả môn Tập làm văn Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctong_hop_nhung_bai_van_mau_ve_mieu_ta_mon_tap_lam_van_lop_4.doc

Nội dung text: Tổng hợp những bài văn mẫu về miêu tả môn Tập làm văn Lớp 4

  1. TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VĂN MẪU VỀ MIÊU TẢ MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 Đề: Em hãy tả cái đồng hồ. BÀI LÀM 1 Em đã được thấy rất nhiều đồng hồ báo thức nhưng chưa thấy cái nào đặc biệt như cái đồng hồ dì gởi về tặng em, nhân dịp tổng kết năm học, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Cái đồng hồ của em cao hơn 30 cm. Đế của nó được làm bằng i-nốc sáng loáng hình bàu dục. Chỗ dài nhất của đế vừa bằng gang tay của em. Chỗ rộng nhất bằng hơn nửa gang tay. Phía trên của đế là hình một con tàu thủy mạ vàng sáng loáng. Một hình tròn giống như cái bánh lái được nối với thân tàu chính là hình tròn mặt chiếc đồng hồ. Trên nền vàng nhạt nổi lên những con số màu đen. Chiếc kim phút màu đen cứ chậm chạp,, chậm chạp nhích từng chút, từng chút thì cái kim giây màu đỏ lại có vẻ nhanh nhẹn hơn. Còn chiếc kim giờ dường như chỉ đứng yên một chỗ. Mặt kính đồng hồ trắng trong giúp cho em nhìn rất rõ mỗi lúc xem giờ. Đặc biệt nhất vẫn là quả lắc của đồng hồ. Nó không phải hình tròn cũng không phải là hình bầu dục mà lại là hình một chiếc nơ nhỏ bốn cánh trông rất xinh xắn. Nó chăm chỉ lắc đều suốt ngày này sang ngày khác. Mỗi khi đến giờ hẹn, tiếng chuông lại “reng reng ” giúp em trở dậy đúng giờ để kịp đến trường. Thỉnh thoảng em lấy giẻ lau hồng hồ thật sạch. Em coi đồng hồ như người bạn thân thiết của mình. Nhờ nó mà em chưa bao giờ đi học trễ cả. Em thật hạnh phúc vì tất cả mọi người trong gia đình luôn quan tâm đến em. Em thầm hứa với mình sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa, chăm ngoan hơn nữa để khỏi phụ lòng ông bà, cha mẹ, cô, dì BÀI LÀM 2 Cách đây ba năm, trong một lần đi chợ tỉnh, ba em mang về một chiếc đồng hồ để bàn. Từ đó “bác” trở thành người một người bạn thân của gia đình. Đó là một chiếc đồng hồ nội hóa, loại lên dây. Cả đồng hồ là một hình hộp chữ nhật, rộng độ hai mươi phân, cao mười phân, dày sáu phân. Vỏ đồng hồ bằng nhựa trắng, mép ngoài mạ nhôm bóng lộn. Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ. Bên trái,
  2. có một ô vuông nhỏ, có số chỉ ngày. Phần chính là bên phải, gồm một hình bầu dục có ghi mười hai chữ số, từ số một đến số mười hai. Trên mặt đồng hồ có ba cây kim dài ngắn khác nhau và tốc độ di chuyển cũng không giống nhau. Kim giây dài nhất, mảnh mai, màu đỏ, quay nhanh liên tục. Kim phút tuy to hơn, nhưng ngắn hơn, chốc chốc mới nhích tới một bước ngắn. Chậm hơn cả và cũng ngắn hơn cả là kim giờ. Mặt sau đồng hồ có ba chiếc núm: núm để lên dây, núm để điều chỉnh giờ và núm hẹn giờ báo thức. Trên chiếc bàn tròn của phòng khách, bác đồng hồ cần mẫn đếm thời gian. Tiếng “tích tắc, tích tắc “ đều đặn phát ra từ chiếc đồng hồ không kể đêm ngày. Sáng sớm, đúng năm giờ, bác lên tiếng “reng reng” một hồi dài để đánh thức mọi người dậy. Chưa một lần nào bác bê trễ công việc, nếu mỗi ngày ta đừng quên lên dây cho bác. Nhờ bác đồng hồ mà suốt mấy năm qua, em luôn đi học đúng giờ. Tiếng “ tích tắc, tích tắc” đều đặn của bác như luôn nhắc nhở em : “ giờ nào việc ấy! Thời gian trôi qua không sao níu lại được!”. Đề: Em hãy tả món quà sinh nhật BÀI LÀM TẢ BÚP BÊ Mặc dù em đã có rất nhiều đồ chơi nhưng em vẫn thích nhất con búp bê mẹ đã mua cho em nhân dịp sinh nhật em tròn tám tuổi. Con búp bê được làm bằng nhựa, màu phấn hồng rất đẹp và nhẹ. Nó to bằng em bé mới sinh. Khuôn mặt búp bê tròn, má trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen long lanh, sáng lên trên khuôn mặt rạng rỡ, tươi tắn. Búp bê có mái tóc đen nhánh, được tết thành hai dải. Mỗi dải có thắt một chiếc nơ màu đỏ thật xinh xắn. Hai tay búp bê bụ bẫm chìa ra phía trước như đang đòi được bế. Hai chân tròn trĩnh. Bàn chân đi tất trắng hồng trong chiếc giày màu xanh da trời thật đẹp. Búp bê duyên dáng trong bộ áo váy trắng muốt xen lẫn sợi kim tuyến óng ánh. Mỗi khi học bài xong, em lại mang búp bê ra chơi. Em trò chuyện với búp bê như người bạn thân thiết. Mỗi tối đi ngủ, em thường ôm nó bên mình. Em yêu búp bê nhìu lắm, em xem búp bê như người em gái của mình bởi búp bê là nguồn động viên, an ủi em những lúc vui, buồn. Em sẽ luôn giữ gìn búp bê cẩn thận.
  3. Tả con rô-bốt Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười vừa qua, em được bố tặng một con rô-bốt đò chơi rất tuyệt. Con rô-bốt này trông ngộ nghĩnh như một chú bé tí hon. Chú chỉ cao chừng hai gang tay em, được làm bằng một loại nhựa cứng và nhẹ màu xanh dương bóng loáng. Cái đầu to như cái hộp vuông được đặt lên thân, trông không thấy cổ khiến chú trông bướng bỉnh lạ! Trên đầu có hai sợi ăng-ten mọc rẽ ra hai bên như hình chữ C. hai tai to như hai nửa quả cam gắn úp vào hai bên đầu bằng hai con ốc vít tròn rất to. Thân chú cũng như cái hộp hình chữ nhật dựng đứng, có những đường vẽ trang trí nổi cộm lên trông như chú mặc chiếc áo giáp sắt. Sau lưng có một ngăn trũng nhỏ đựng vừa hai viên pin, sát gần cúi núm công tắc nhựa màu đen. Hai bàn tay và hai chân cũng do những cái hộp vuông nhỏ nối vào nhau và gắn vào thân bởi những con ốc vít to. Nhờ vậy, tay chân chú có thể xoay về các hướng dễ dàng. Em bật núm công tắc lên, lập tức chú rô-bốt hoạt động ngay. Từ trong bụng chú, những tiếng rè rè phát ra cùng lúc hai chân chú bắt đầu bước đi. Chân bước từng bước oai vệ, tay chú cũng vung vẩy theo nhịp bước. Buồn cười nhất là cái đầu cứ quay nhìn bên phải, rồi lại quay sang bên trái như tìm kiếm truy bắt kẻ địch. Đang đi, đụng phải chân bàn hay góc tủ, chú tự động tránh sang hướng khác. Tiếng rè rè và bước chân của chú khiến lũ gián trong góc nhà hốt hoảng chạy trốn. Em rất thích chơi với chú rô-bốt này, em xem chú như là một người bạn nhỏ hiếu động và thông minh. Đề: Em hãy tả cây bút chì mà em đang dùng. BÀI LÀM 1 Vào đầu năm học, mẹ mua cho mình đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một cây bút chì đen mà mình rất quí nó. Cái bút chì của mình dài độ ba gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một ít. Bên ngoài, nó được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa mướp. Hàng chữ màu sáng bạc nổi bật trên nền vàng, trông lóa cả mắt. Mình không biết người ta viết chữ gì trên đó. Nghe mẹ mình bảo: “Cái bút chì là hàng ngoại đó, con ạ!”. Có lẽ vậy nên mình không đọc được hết hàng chữ, chỉ biết được một số chữ cái,
  4. trong đó có hai chữ mà mẹ mình giải thích là độ mềm. Mình thích nhất là đầu có núm tròn tròn màu hồng nhạt dùng để tẩy xóa mỗi khi viết, vẽ sai. Cái bút chì trở thành người bạn thân yêu của mình tự bao giờ mình không biết nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái bút nhỏ nhỏ xinh xinh như chiếc bút thần kì diệu trong truyện cổ tích mình đã được đọc, sẽ cùng mình vẽ nên những bức họa chân dung của bố mẹ mình, chị gái và các chú công an, bộ đội và những cảnh vật quen thuộc mà mình gặp hàng ngày như con đường dòng sông, cánh đồng, làng mạc Bút chì cũng sẽ giúp mình tìm ra những con số bí ẩn trong những bài toán x, tìm y, hay cùng mình sáng tạo nên những vần thơ bay bổng ca ngợi cuộc sống thanh bình và tuổi thơ êm dịu của chúng ta, nhiều và nhiều lắm. Chiếc bút chì đen của mình là vậy đó, kì diệu như chiếc bút thần trong truyện cổ tích xưa. BÀI LÀM Em vẫn dùng cây viết “ Hồng Hà” mẹ cho dạo đầu năm học. Hôm nay tới lớp, không hiểu vì sao cây viết ấy trở chứng không chịu ra mực. Bạn Thủy bên cạnh đã cho em mượn cây bút chì dùng tạm. Cây bút chì này cao bằng một gang tay, sơn màu trắng kẻ dọc xanh lơ đều đặn, nhìn dịu mắt. Dọc theo thân bút có khắc dòng chữ màu đen ánh nhũ vàng: BẾN NGHÉ 250 TRẦN HƯNG ĐẠO, QUẬN I, đây là tên cơ sở sản xuất và địa chỉ ra đời của cây bút. Ruột bút màu đen tuyền nằm giữa lớp gỗ nâu nhạt. Cây bút chì giống chiếc đũa dài nhưng một đầu đã được chuốt nhọn nhỏ xíu, chỉ nhỉnh hơn một chiếc kim khâu; còn đầu kia to hơn, đường kính khoảng gần một ô tập. Phía trên của cây bút chì gắn sẵn một cục tẩy hình trụ màu hồng nhỏ xíu. Bo quanh tẩy là một mảnh đồng mỏng, vàng óng. Em đã dùng cây bút chì của bạn Thủy để kẻ lề, ghi bài học và gạch ngang khi hết bài. Dùng xong, em trân trọng trao trả lại cho bạn mà không quên lời cảm ơn. Cây bút của bạn Thủy đã giúp em làm trọn phận sự ở lớp, giúp em hiểu thêm tính cẩn thận của Thủy và tình bạn của Thủy đối với em. Thái Hân (Trường tiểu học Bạch Đằng – Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) Đề: Hãy tả cái bàn học ở nhà. BÀI LÀM
  5. Cuối năm học lớp Ba, bố tôi cũng đã cho thợ đến tân trang lại cái bàn của chị Hai cho tôi vì nó không phù hợp với lứa tuổi của chị nữa. Cái bàn giờ đây như vừa ở tiệm đồ gỗ về vậy: đẹp, xinh xắn đến dễ thương. Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng vừa đủ chỗ cho một đứa trẻ như em ngồi học mà thôi. Mặt bàn là một tấm gỗ Cẩm Lai càng dùng lâu càng láng bóng. Với lại vừa rồi bác thợ mới thay áo mới cho nó trông nó càng bóng hơn, lại thơm cái mùi véc-ni dễ chịu nữa chứ. Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận ở nó sự tươi mát và hương thơm dìu dịu như hương huệ, hương nhài. Dưới bàn là một học tủ có ba ngăn, đó chính là cái kho sách truyện thiếu nhi và những đồ chơi của em. Mỗi ngăn em đựng một thứ, ngăn nắp, gọn gàng. Chiếc bàn được đặt ngay ngắn cạnh cửa sổ có nắng gió hương hoa từ ngoài vườn thổi vào. Trên mặt bàn, góc phải, thường có một lọ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và một bông hồng nhung em hái từ ngoài vườn hoa vào cắm lên đó. Với em chiếc bàn thật gần gũi thân thương. BÀI LÀM 2 Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng. Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.
  6. Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới. Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: “Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!”. Đề: Hãy tả cái bàn em học ở trường. BÀI LÀM Lên lớp bốn, em học ở lớp mới, toàn bàn ghế mới. Cô giáo chủ nhiệm xếp em ngồi bàn đầu. Cùng ngồi bàn này có hai bạn nữa, tên là Sơn và Nhật. Bàn học của em chưa sơn, chưa được đánh bóng. Bàn để mộc, màu vàng tươi. Em ngồi tì tay lên mặt bàn. Cái mặt bàn hơi nghiêng đã được bào nhẵn, riêng các cạnh và mặt dưới còn ram ráp. Ngăn bàn há miệng nuốt chiếc cặp phồng to của em. Có lúc em tưởng tượng thò tay vào ngăn bàn lôi được một con chim non. Em không biết các bác thợ mộc đã lấy gỗ gì đóng bàn, chỉ thấy bàn vững chắc. Mép sát ngoài cùng thẳng dài và phẳng. Cây viết đặt lên không bị lăn, đặt bình mực cũng không rớt. Em lấy viết bi định ghi tên vào cái góc bàn thì cô giáo nói: - Các con phải giữ bàn cho mới nghe, không viết, khắc lên mặt bàn. Cũng không làm rớt, đổ mực hoặc ngồi lên mặt bàn. Nghe rõ chưa nào? Thế là em dừng tay lại. Ơ nhà, em cũng có bàn học riêng chỉ bằng cái bàn này. Bố em cũng dặn đừng làm hư bàn, dơ mặt bàn. Bàn học ở nhà em được bao nhựa mi ca bóng láng màu gụ rất đẹp. Bốn chân nó chỉ nhỏ yếu hơn bốn chân cái bàn em đang ngồi ở lớp. Cái bàn dài đè lên trên bốn chân vuông, to, thẳng đứng. Cả ba chúng em tì tay lên bàn, bàn vẫn không lung lay. Cô giáo em cho biết để đóng được cái bàn phải mất nhiều công sức. Nào là trồng cây, hạ xuống, chở về. Nào là cưa, xẻ, đục, bào, đóng. Rồi chuyển đến trường. Em cùng bạn Sơn, bạn Nhật cố giữ bàn học của chúng em thật sạch thật bền. Em mở sách để sát cái thước kẻ dài, rồi đặt thật ngay quyển tập dưới cuốn sách. Em nắn nót viết. Bàn ơi, đứng yên, nghe. Mình sẽ giữ bạn cẩn thận như cái bàn học ở nhà.
  7. Đề: Hãy tả cái bảng con của em. BÀI LÀM Vào đầu năm học mới, mẹ đã mua cho em rất nhiều đò dùng học tập: bút mực, bút chì, thước kẻ và một cái bảng con thật xinh xắn nữa. Cái bảng của em được làm bằng gỗ, rất nhẹ. Bảng hình chữ nhật, chiều dài khoảng 30 cm, chiều rộng khoảng 25 cm. Bảng khoác chiếc áo màu đen bóng. Hai mặt bảng được kẻ những ô vuông đều đặn. Ơ một góc bảng có cái lỗ nhỏ để buộc vào góc bảng. Đầu dây còn lại em buộc cái khăn lau bảng được làm bằng những mảnh vải, màu sắc sặc sỡ. Mỗi khi viết, màu phấn trắng nổi lên trên nền bảng đen bóng. Em dùng khăn lau bảng xóa đi những dòng chữ đã viết, bảng lại trở về với chiếc áo thật đẹp của mình. Em rất thích cái bảng con của em. Bảng đã giúp em rất nhiều trong học tập. Em đã tập viết chữ, làm những phép toán và vẽ những bông hoa, những con vật trên bảng theo yêu cầu của bài học. Cái bản con như người bạn thân thiết của em. Em luôn nâng niu, giữ gìn cẩn thận. Chính vì thế, em đã sử dụng từ đầu năm học đến nay mà trông nó vẫn còn như mới vậy. Đề: Hãy tả cây bút máy em đang dùng. BÀI LÀM 1 Cứ hàng năm, vào dịp sinh nhật của em, gia đình em đều có tặng một món quà để động viên em học tập. Lần sinh nhật thứ chín của em, chị hoa tặng em một cây bút rất xinh xắn. Nó nang nhãn hiệu Hồng Hà. Cây bút có chiều dài cỡ mười lăm phân, gần bằng gang tay em. Thân bút tròn, thuôn về phía sau và được làm bằng nhựa màu hồng nhạt. Nắp bút có mạ bạc óng ánh, có cái để gài cho bút khỏi rơi. Mở nắp bút ra, ngòi bút sáng loáng được làm bằng thép mạ i-nốc. Ơ đầu ngòi có một chấm nhỏ gọi là hạt gạo , để giúp cho khi em viết khỏi bị gai làm rách giấy. Bên trong thân bút là một ống cao su rỗng có ống mực nối với ngòi giúp cho mực xuống đều. Toàn bộ ruột bút được bao bọc bởi ống kim loại mỏng. Hàng ngày tới lớp, em chỉ cần bơm đầy mực vào bút, em sẽ không phải mang theo bình mực đi nữa. Cây bút rất thuận lợi cho việc ghi bài giảng, làm bài tập và bài kiểm tra của em.
  8. Em yêu cây bút vì nó là quà tặng của người thân, kèm theo mong muốn của gia đình là mong em mỗi ngày chăm ngoan và học giỏi. Em hứa sẽ giữ gìn bút cẩn thận, không để nó bị rơi xuống đất. Mỗi khi học xong, em đều cất bút vào hộp. Giữ gìn bút được bền lâu là mong muốn của chị Hoa và của gia đình em. BÀI LÀM 2 Em thường ao ước có một cây viết máy như các bạn. Như đọc được ý nghĩ của em, hôm đi công tác ở thành phố Hồ Chí Minh về, bố mua cho em một cây viết hiệu “hero” cực đẹp. Cây viết dài độ mười lăm phân. Thân viết tròn như ngón tay giữa của em, được làm bằng nhựa tổng hợp, nhẵn bóng. Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như viên phấn màu. Nắp viết bằng sắt mạ vàng óng ánh gắn thêm một que cài cũng mạ vàng dùng để cài vào túi áo hay vào chỗ đẻ viết ở trong cặp sách. Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung với lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là một cái ruột gà làm bằng cao su mỏng và dai dùng để đựng mực. Mỗi khi lấy mực em chỉ cần bóp dẹp cái ống sắt bọc ruột gà lại, nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả tay ra, là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà dùng suốt cả ngày không hết. Có thể nói rằng, từ khi có chiếc bút, chữ viết của em dường như đẹp hơn, mềm mại, duyên dáng hơn. Những trang viết cũng sạch sẽ sáng sủa hơn hồi viết chiếc bút lá tre. Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như hồi mới mua vè: xinh xắn và rất dễ thương. Mỗi lần viết xong bao giờ em cũng đậy nắp lại cẩn thận bỏ vào hộp viết đặt lên vị trí các đồ dùng học tập ở giá sách. BÀI LÀM 3 Trong ngày sinh nhật, mẹ tặng em một cây bút máy. Ôi! Trông chiếc bút mới đẹp làm sao! Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp úp làm bằng mạ kền vàng óng ánh. Trên nắp bút có khắc dòng chữ trung quốc và số 366. Thân bút là một ống nhựa màu đen, trơn bóng, càng về phía sau càng thon laijn như búp măng non. Mở nắp bút ra, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh như ánh sao đêm. Em xoay thân bút theo chiều kim
  9. đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su phía ngoài là một ống sắt mạ bạc có rãnh khuyết hai bên dùng bóp mạnh để lấy không khí trong ruột gà ra ngoài nhúng vào lọ mực. Chiếc ruột gà trở lại trạng thái ban đầu đồng thời mực trong lọ cũng được hút lên dầy ruột gà. Phía trong ruột gà có một ống nhựa rỗng, nhỏ như que tăm dùng để dẫn mực. Hôm mới dùng chiếc bút lần đầu, nét chữ còn gai gai. Nhưng chỉ một tuần sau, ngòi bút lại trơn, chạy đều trên trang giấy và nét chữ trở nên mềm mại duyên dáng. Kết quả học tập của em ngày càng tiến bộ. Em thầm cám ơn mẹ đã tặng em một món quà kì diệu! Hằng ngày, ở trường cũng như ở nhà, cây bút là người bạn thân thiết nhất của em. Em giữ gìn cây bút rất cẩn thận. Mỗi khi làm xong việc của mình là cây bút được nằm gon trong hộp bút, ngủ một giấc ngon lành. Đề: Em hãy tả cây thước em đang dùng. BÀI LÀM Đầu năm học mới mẹ mua cho em nhiều dụng cụ học tập nào là bút, thước, bảng con nhưng em thích nhất là cây thước kẻ này. Cây thước kẻ làm bằng gỗ, chiều dài 20 cm. chiều ngang mỗi cạnh là 1 cm. điều đặc biệt là mỗi mặt thước được sơn một màu khác nhau. Mặt thì có màu đỏ tươi. Mặt lại có màu xanh da trời. Mặt thì có màu vàng nghệ và mặt thì có màu trắng sữa. Nổi lên trên bốn màu đỏ xanh vàng trắng ấy là những vạch kẻ rất đều nhau màu đen đánh dấu từng centimet. Nhờ những vạch đó mà em thuận lợi trong giờ học toán, trong tiết học vẽ. Em dùng thước kẻ những đoạn thẳng chính xác, để vẽ những hình tam giác, hình vuông Em luôn giữ gìn cây thước cẩn thận mỗi khi dùng xong vì cây thước góp phần giúp em tiến bộ trong học tập. Đề: Hãy tả cái cặp em đang dùng. BÀI LÀM 1 Em được lên lớp 4, bố em mua cho em chiếc cặp sách ở cửa hàng bách hóa. Em rất thích chiếc cặp mới này. Chiếc cặp màu đen bóng, có in hình hai bạn đi học. Trông hai bạn này đẹp, ngộ lắm, miệng cười tươi. Em bấm cái khóa trắng đánh tách một cái, nắp cặp bậc ra liền. Ơ trong đó có hai ngăn, chưa đựng gì mà lại có mùi vị khó tả. Bố em bảo loại
  10. cặp này chịu được mưa nhỏ. Nó không phải bằng da, nó làm bằng thứ vải đạc biệt. Em lấy sách, tập ra cho vào cặp. Mỗi ngăn cặp lớn hơn cuốn sách học. Em nhét thêm hộp đựng bút, thước, tẩy. Ngăn cặp phồng lên. Em xách thử, chiếc cặp, chiếc cặp trĩu tay xuống. Em lại mở ra cất bớt sách, buổi nào học bài gì thì em chỉ đem sách, tập đó thôi. Mang cả đi, vừa nặng vừa mau hư cặp. Em xem lại, cái quai xách nhỏ xíu, vừa lọt đủ bàn tay em. Nó không chịu được nặng quá đâu. Em xách chiếc cặp mới, đi một vòng trong nhà mà cảm thấy lớn hẳn lên. Từ nay chiếc cặp là người bạn đi học cùng với em. Em sẽ giữ gìn cẩn thận để bền lâu, giữ gìn sách, tập. Em đặt cặp lên bàn học, ngắm hoài hai bạn đang cười trên lưng cặp “ Tớ không bao giờ quăng các cậu xuống đất đâu nhé”. BÀI LÀM 2 Năm lớp ba, em đạt học sinh giỏi. Cô em hứa sẽ mua cho em một cái cặp. Như lời hứa cô đã gởi về cho em chiếc cặp. Cái cặp của em hình chữ nhật được làm bằng da. Chiều dài khoảng 30 cm, chiều rộng của cặp khoảng 25 cm. cặp được sơn màu xanh da trời rất xinh xắn, trên nền cặp màu xanh da trời ấy nổi lên hình hai mẹ con chú hươu cao cổ đang gặm cỏ bên bờ suối rất dễ thương. Hai khóa được làm bằng i-nốc trắng bóng loáng gắn cân đối ở hai bên. Mỗi khi mở hay đóng tiếng khóa kêu “ lách cách ”. Cặp có hai quai làm bằng vải dù rất chắc chắn có gắn hai móc để em có thể nới rộng ra và thu lại cho vừa người khi mang. Ngoài ra cặp còn có quai để xách cho tiện. Mở cặp ra, em thấy có ba ngăn. Ngăn nào cũng đẹp. Ngăn thứ nhất em đựng sách, ngăn thứ hai em đựng vở và ngăn thứ ba em dùng đựng các dụng cụ học tập như thước kẻ, bút, phấn Mang chiếc cặp trên vai em vô cùng phấn khởi. Em rất biết ơn cô. Em thầm hứa sẽ giữ gìn cặp cẩn thận và chăm ngoan, cố gắng học tập thật giỏi. Đề: Hãy tả cái trống của trường em. BÀI LÀM 1 Từ năm học lớp một đến nay, không ai trong chúng tôi lại không biết rõ về cái trống trường. Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn
  11. chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống buộc kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng. Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng trống ồm ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng!” là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại “cầm càng” cho chúng tôi theo nhịp “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” đều đặn. Khi anh ta “xả hơi” một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được “xả hơi” sau buổi học. Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ. BÀI LÀM 2 Cái trống có mặt ở ngôi trường em học không biết đã bao năm rồi; bác bảo vệ của trường ít nhất cũng đã mười hai năm, thế mà trống vẫn còn tốt. Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn. Trống khum khum hình bầu dục hai đầu thon lại, thân to, ba học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống. Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em. Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹp mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống. Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẳm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bện xoắn vào nhau lớn bằng ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã. Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cầm chiếc dùi trống bằng gỗ dài bằng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm, nhỏ, càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống run lên và tỏa vào không trung những âm thanh kì lạ: Tùng! Tùng! Tùng! Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào niên học, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ học, giờ ra chơi, giờ ra về và lúc bế giảng. Những lúc đi học trễ, nghe trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi
  12. đang bí bài, nghe trống báo hết tiết học, em mừng vui hể hả. Ngược lại, đôi khi đang chạy nhảy hả hê, trống lại báo hết giờ chơi, ai nấy đều tiếc rẻ. Một lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn. Trống trường thực sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có thể đi bất cứ nơi nào trên Tổ quốc song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng trong kỉ niệm. Đinh Thị Ngọc Nhung MỘT SỐ ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT ĐỂ CÁC EM THAO KHẢO CÁNH DIỀU TUỔI THƠ Tuổi thơ của chúng tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều trên bãi thả, không cứ gì chúng tôi, người lớn cũng hò hét nhau thả diều thi. Diều của người lớn làm bằng cả dây tre, to mất người khiêng. Lúc thả lên trời cánh diều khổng lồ ấy chao lắc như đảo đồng, ở dưới đất, đám người lớn có vẻ bị lùn đi một chút, đang ăn thua nhau từng tấc một Cánh diều của trẻ con chúng tôi mềm mại như cánh buồm, thanh sạch vì không hề vụ lợi. Trong khi người lớn chạy bật móng chân để rong diều thì đám mục đồng chúng tôi sướng phát dại nhìn lên trời. Sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi Người lớn về dần, bỏ mặc chúng tôi với bầu trời thảm nhung khổng lồ. Chúng tôi chỉ còn có trăng, sao và những cánh diều – “Bay đi, diều ơi, bay đi !” Tạ Duy Anh BẢN ĐỒ VIỆT NAM Lớp học của em là một căn phòng quét vôi màu xanh dịu. Ở gần bàn giáo viên có một tấm bản đồ Việt Nam. Chắc nó đã được treo lâu lắm rồi nên khung gỗ đã xỉn đen màu véc-ni nhưng bản đồ dường như còn mới bởi được bao bên ngoài một tấm ni lông trong suốt.
  13. Tấm bản đồ có kích thước bằng mặt bàn giáo viên. Trên bản đồ là sự phối hợp nhiều màu chỉ các đặc điểm của mọi miền. Màu xanh nước biển là màu của biển, màu xanh lá mạ là màu chỉ đồng bằng, màu vàng chanh là màu đồi núi, cao nguyên, nét vẽ càng đậm là chỉ núi đồi rất cao Nhờ vào phận sự phân biệt đó mà em dễ dàng nhận biết được một vùng của Tổ quốc. Một nửa bên trái của bản đồ là hình đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta. Người ta nói đó là đất nước hình chữ S. Riêng em, em lại thấy nước chúng ta giống như một con rồng khổng lồ đang uốn lượn bay lên với những cái vây đầy hào quang và nhiều màu sắc. Màu nào cũng đẹp, màu nào cũng tươi. Mà địa phận mỗi tỉnh đều có hình thù rất đáng yêu. Em nhìn thấy được màu xanh lá mạ của tỉnh Minh Hải và Bến Tre, màu hồng phấn của thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội, màu vàng nhạt của tỉnh Quảng Bình, màu da cam của tỉnh Nghệ An, màu tím của tỉnh Cao Bằng Trên tấm bản đồ em cũng thấy những con sông từ phía tây dãy Trường Sơn chảy ra biển. Con sông Hồng ở miền Bắc và Cửu Long Giang xòe chín nhánh phù sa màu mỡ ở đồng bằng Nam Bộ. Nổi lên ở vùng biển Côn Đảo – Vũng Tàu là một khoang dầu. Nơi đây là nguồn vàng đen rất quý giá của Tổ quốc. Nhìn sang bên phải tấm bản đồ, em nhận thấy ngay địa phận quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được nổi lên bởi màu xanh nhạt giữa màu xanh da trời. Những hòn đảo ấy có những kí hiệu như bông hoa cúc màu đỏ. Đó chính là các đảo san hô ngũ sắc với những cánh rừng với cấu trúc tuyệt mĩ thường nằm chìm dưới mặt biển, ngàn năm nay vẫn nghe tiếng hát của biển khơi. Những cánh rừng san hô này em đã từng xem ở ti vi. Chúng quả là những lâu đài cổ tích cho đủ loại cá đẹp đến chiêm ngưỡng và vũ hội. Người ta gọi đất nước mình là bán đảo quả không ngoa. Từ vùng Trà Cổ tỉnh Quảng Ninh chúng ta men theo bờ biển cong cong dịu dàng thon thả hình chữ S đến điểm cuối cùng của cực nam Tổ quốc là mũi Cà Mau, biển vẫn dạt dào sóng vỗ theo chiều dài trên một ngàn bảy trăm kilô-mét. Biển tiếp tục rẽ ngoặc bao lấy địa phận tỉnh Minh Hải và Kiên Giang. Biển vỗ sóng bốn bể xung quanh đảo Phú Quốc. Ở chỗ gần bờ không sâu lắm cho nên nó phủ một màu xanh nhạt. Ra xa hơn một chút màu sắc của nước biển đã đổi khác, đó là màu xanh da trời. Trong màu xanh da trời bạt ngàn ấy, màu xanh dương nổi lên như hình của
  14. Ông Gióng đang cưỡi ngựa bay về trời. Có lẽ nơi này là nơi sâu nhất của biển Đông. Nhìn tấm bản đồ, em cũng thấy được phía bắc nước ta tiếp giáp với đất nước Trung Quốc hùng vĩ. Qua dãy Trường Sơn là nước Lào và nước Cam-pu-chia. Tất cả các nước bạn đều được in màu xanh xanh. Ngoài cùng của tấm bản đồ được viền bằng bốn đường màu đỏ. Phần lề của nó là màu vàng chanh trông rất tươi. Mỗi lần bước vào lớp, tấm bản đò cứ như chào mời chúng em lại với nó. Và cứ mỗi lần đến bên, em lại bị nó thôi miên. Bao nhiêu điều bổ ích về đất nước Việt Nam từ những đỉnh núi cao chất ngất chạm đỉnh trời cho đến những dòng sông hiền hòa vỗ sóng, từ miền cao nguyên đất đỏ với những rừng cà phê xạt xào hoa trắng cho đến những vùng cát trắng gió lào của miền Trung chỉ có cỏ mây và những trảng cây trinh nữ Tất cả đều gợi lên trong em một dáng hình, một thế đứng ngàn đời của nước Việt Nam thân yêu. Theo Nguyễn Huệ Thủy Văn TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú. Trống đồng Đông Sơn đa đạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống đồng bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vẽ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạt Nổi bật trên hình ảnh hoa văn cánh đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn – con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh, Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bẳn sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy đầy ý thức làm chủ ấy là cánh cò bay lả, bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng, Đó đây hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khao khát cuộc sống ấm no, yên vui của người dân. Theo Nguyễn Văn Huyên Đề: Hãy tả cây ăn quả trong vườn nhà em hoặc một người quen em biết. BÀI LÀM TẢ CÂY MÍT
  15. Nghỉ hè em về thăm quê nội, thú vị nhất là được ăn mít trong vườn nhà vì cứ đầu hè là cây mít ngon nhất. Có lẽ cây mít này đã trồng được nhiều năm. Cây cao vượt mái nhà, xanh um những lá và rất sai quả. Gốc cây to, có nhiều rễ mọc lên trên mặt đất, vững chãi. Thân cây tròn, vỏ nhẵn màu nâu nhạt có loang lỗ màu xám mốc. Cành thì không to nhưng mọc nhiều. Tán cây không rộng lắm, càng lên cao càng thu nhỏ lại tạo cho cây một dáng vẻ cân đối. Lá mít dày và cứng hình bầu dục, mặt trên của lá nhẵn hơn mặt dưới và có màu xanh đậm. Ngắt một chiếc lá, lập tức có một thứ nước hơi sánh màu trắng sữa ứa ra gọi là mủ, có thể dán được như keo. Những quả mít to và dày như những chú lợn con nghịch ngợm đeo bám quanh thân nhưng không dễ gì rơi vì cuống to và chắc. Vỏ quả mít dày đầy gai nhọn. Bổ quả mít ra em thấy múi nào cũng dày cơm vàng rực được bọc xen kẽ nhau với những tép sơ mít có màu vàng nhạt hơn. Hạt mít thì nhỏ bằng ngón tay màu nâu. Khi ăn múi mít vào có vị ngọt đậm và thơm lừng rất đặc biệt. Mỗi khi đi đâu chỉ nghe mùi hương ấy là em nhớ đến cây mít của nhà nội. Nó đã cùng lớn, cùng chia sẻ những buồn vui trong những kì nghỉ hè đầy ắp tình thương mến của họ hàng nơi quê nội. TẢ CÂY DỪA BÀI LÀM 1 Chiều chiều em cùng bố mẹ đi dạo ngoài bờ biển. Ở đây có biết bao nhiêu cảnh mà em yêu, nhưng em chỉ thích nhất là được ngồi dưới bóng những cây dừa san sát để hưởng những làn gió mát rượi. Từ xa nhìn lại, em thấy những cây dừa cao to, trông rất thẳng hàng. Thân cây được bao bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ cứng, sần sùi màu nâu đen. Các tàu lá dừa màu xanh thẳm, to và xòe ra mọi phía. Và, hình như tàu đá dừa đang dùng chiếc vĩ cầm của mình kéo thành một bản nhạc hòa tấu cùng sóng biển, tiếng gió rì rào tạo nên những âm thanh êm dịu phá tan nỗi mệt nhọc sau những giờ làm việc căng thẳng của mọi người. Xen kẽ trong các tàu lá là những bông hoa dừa màu vàng li ti. Gặp những cơn gió thổi qua, bông dừa rơi đầy trên bờ cát. Những trái dừa đó cứ lớn dần lên khi gọt bỏ lớp vỏ dày bên ngoài rồi khoét một lỗ nhỏ sẽ để
  16. lộ ra bên trong một lớp cùi dày và rất nhiều nước. Nước dừa là món giải khát quen thuộc, dân dã, dành cho mọi người. Dừa khi đã chín, vỏ đổi sang màu đỏ ối – đó là loại “dừa lửa” theo tên gọi của nhân dân ở đây. Vào ngày giỗ, tết trái dừa cũng có mặt trên mâm hoa quả của mọi nhà. Trái dừa phơi khô còn dùng làm gáo múc nước. Các tàu dừa khô làm củi để đốt rất đượm. Cây dừa tô điểm cho miền Nam một vẻ đẹp đáng yêu. Nhìn cây dừa em lại nhớ đến vẻ đẹp thân thuộc của quê hương mình. Nguyễn Ái Thanh BÀI LÀM 2 Cứ mỗi lần về quê ngoại chơi, em rất thích ngồi dưới gốc dừa ở ngoài vườn để hóng mát. Cơn gió thoảng qua, từng tàu lá cứ xào xạc nghe rất vui tai. Thoạt nhìn cây dừa như một cái ô khổng lồ vươn thẳng lên trời, phủ bóng mát cả một góc vườn. Gốc dừa lớn, tua tủa chùm rễ ăn sâu, bám chắc xuống đất. Thân dừa cao, xốp màu nâu xám có những khoanh tròn nối nhau. Trên ngọn, lá mọc thành vòng tròn xoe đều. Có tàu dừa lớn, dài đến cuống. Mỗi lá có nhiều khía, tách lá làm nhiều mảnh nhỏ. Từ các nách bẹ, từng chùm quả mập mạp màu trắng sữa chìa ra, dần dần biến thành quả. Lúc đầu màu trắng đục như sữa bò, dần dần lớn lên xanh dần. Khi lớn, trái bằng trái bưởi, mỗi cuống quả có một cái râu dài. Trái dừa tròn, dưới đuôi hơi thon lại. Ngoài cùng là lớp xơ bao bọc đến lớp gáo mỏng, cứng. Lúc hái xuống, dừa không có hương vị, nhưng khi bổ ra để lộ lớp cơm trắng tinh, béo ngậy. Trong cùng là nước dừa ngọt mát, trong lành. Em nghĩ, cây dừa thật có ích cho con người. Mọi thứ từ cây dừa sinh ra đều dùng được. Nước dừa uống, cơm trái dừa dùng để ăn, ép dầu, làm kẹo cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm Lá dừa vừa che bóng mát, vừa dùng cọng để đan thành những chiếc giỏ đựng hoa thật xinh xắn. Ngô Hoài An (Tiền Giang) Đề: Em hãy tả cây phượng. BÀI LÀM Sân trường em trồng rất nhiều loài cây nhưng em vẫn thích nhất là cây phượng.
  17. Không biết cây phượng này trồng bao lâu rồi nhưng từ khi em bước vào lớp một đã nhìn thấy. Thân to mấy người ôm không xuể, vỏ cây màu nâu xám. Lên cao, thân cây chĩa ra nhiều nhánh lớn. Lá phượng xanh tươi, mượt mà. Mỗi ngọn lá rộng bằng trang vở, gồm nhiều chiếc lá nhỏ xíu mọc đối nhau. Gân lá cứng màu xanh nhạt, chìa từng cặp cũng đối nhau đều đặn hai bên cuống lá to chạy dài đến gần ngọn lá rủ xuống mềm mại. Hoa phượng có năm cánh mọc từng chùm, khi nở, hoa phượng xòe ra như bướm, bốn cánh màu đỏ, cánh kia trắng ngà điểm nhiều chấm đỏ dày và cứng hơn. Nhị hoa thì vươn dài, đầu to, mang túi phấn hơi cong. Mùa hè đến những chùm hoa phượng nở rộ đỏ rực cả một vùng. Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng em mỗi khi những chú ve sầu bắt đầu râm ran vì nó gần gũi và gắn bó nhất với nhiều kỉ niệm của tuổi học trò. Đề: Em hãy tả cây si. BÀI LÀM Hàng ngày, vào giờ ra chơi, chúng em tha hồ nô đùa dưới bóng mát cây si. Các bạn nữ thì chơi cò cò, chơi nhảy dây, còn các bạn nam thì chơi đá cầu Sau những giây phút vui đùa, em lại ngồi nghỉ dưới gốc cây si. Cây đã trồng từ lúc nào em không biết, khi em mới bước vào lớp một đã nhìn thấy. Cây rất to, mấy vòng tay ôm không xuể, thân cây màu xám mốc, rễ cây lan rộng, lúc thì nhô lên, lúc thì ẩn mình xuống mặt đất như những con rắn hổ mang, tán cây xòe rộng che bóng mát cả một khoảng sân trường, những chiếc lá màu xanh đậm, mọc um tùm, trái si thì to bằng đầu ngón tay khi còn non thì có màu xanh, khi chín thì màu đỏ bầm. Chim chóc kéo nhau đậu trên những cành cây cao hót líu lo suốt cả buổi học. Em rất yêu quý cây si. Sau này, khi lớn lên, đi xa em sẽ nhớ mãi ngôi trường thân yêu của mình, nhớ mãi cây si, người bạn thân thiết của em. Đề: Em hãy tả cây hoa sứ. BÀI LÀM Nhà bác Dũng cạnh nhà em, mé hông nhà có chừa một khoảng đất rộng có trồng rất nhiều loại cây cảnh, nào là hoa hồng, hoa lan, hoa huệ, hoa sứ. Nhưng em thích nhất là cây hoa sứ được trồng trong cái chậu men màu xanh.
  18. Cây hoa sứ cao khoảng một mét. Thân to bằng cổ tay em có màu xám mốc. Từ thân tẽ ra năm nhánh cân đối. Mỗi nhánh có nhiều nhánh nhỏ. Lá sứ hình bầu dục màu xanh thẫm và dày, mặt lá thì nhẵn. Bông sứ có hai màu hồng ở ngoài cánh và sâu phía trong là màu vàng nhạt. Đứng cạnh chậu sứ, một mùi hương dịu nhẹ thoảng đưa trong gió thật dễ chịu. Ngày nào bác Dũng cũng chăm chút cây. Chú tưới nước và ngắt bỏ những lá úa. Bao giờ sang nhà chú em cũng thích dừng bên chậu sứ để ngắm. Đề: Em hãy tả cây hoa hồng. BÀI LÀM Nhà em có trồng nhiều loại hoa nhưng em thích nhất là cây hoa hồng nhung. Tháng trước công ty của ba em có tổ chức đi Đà Lạt. Khi về ba mang theo chậu hồng này. Dưới nắng sớm, hoa hồng còn đọng những hạt sương đêm trông mới duyên dáng làm sao. Thân cây nhỏ, màu xanh chìa ra những nhánh, cành, đầy gai góc. Lá hồng xung quanh có đường viền hình răng cưa đều đặn màu xanh thẫm. Ơ đầu mỗi cành là một chùm nụ, được bao bọc trong lớp đài hoa màu xanh mơn mởn. Từng nụ uống sương đêm và tắm ánh nắng ban mai, từ từ hé nở. Mới đầu hoa còn nở chúm chím, về sau xòe dần các cánh đỏ tươi, mỏng, mịn như nhung. Nhị hoa màu vàng. Và kia mấy bông hoa mới nở, hoa hồng tỏa hương thật đặc biệt, thơm không nồng, mà là hương thơm thoang thoảng dịu mát. Mỗi lúc đứng trước khóm hồng, em cảm nhận ích lợi của việc trồng hoa. Nó làm đẹp cuộc sống và mang lại hương thơm cho đời. Em rất yêu hoa. Hằng ngày em vẫn chăm sóc, tưới bón cho cây và vứt bỏ những cái lá úa, để hồng luôn tươi tốt và có nhiều hoa đẹp. Đề: Tả một vườn rau hoặc luống rau. BÀI LÀM Chẳng biết từ bao giờ, bãi đất bồi dọc bờ sông ngang qua trước nhà em luôn được phủ xanh bởi màu lá tươi non của đủ loại rau màu. Ở đó, mẹ em cũng có trồng và chăm sóc một luống rau cải. Những cây cải non mới được mẹ cấy từ tháng trước nay đã tươi tốt với màu xanh mơn mởn.
  19. Đó là một luống rau hình chữ nhật, chiều dài chừng mười lăm mét, chạy hết khổ đất của bãi sông, có chiều rộng bằng một sải tay em. Luống rau được phân thành nhiều vồng nhỏ song song với chiều rộng của luống. Cứ năm vồng lại cách một rảnh nhỏ rộng chừng một gang tay em, dùng làm lối đi lại trong luống để chăm sóc hoặc thu hoạch rau. Trong từng vồng, cải đã lên cao chừng hai mươi xen-ti-mét. Những cây cải xanh non, tươi roi rói dưới lớp sương mỏng ban sáng. Những ngọn lá phía dưới cùng to bản, hình bầu dục như những chiếc dép xanh xếp xòe tròn quanh gốc, là là trên mặt đất. Lớp lá phía trên là lá non, ngắn và nhỏ hơn, úp vào nhau như còn ngại ngùng nắng gió. Mỗi sáng sớm hay lúc chiều tà, mẹ em đều chăm chỉ bắt sâu, bón phân và quẩy nước sông lên tưới nên rau rất xanh tốt. Màu nón trắng và áo hoa của mẹ in đậm trên nền lá non tơ trông đẹp như một bức tranh tươi sáng. Có luống đất để trồng rau xanh như thế thì thật là thích. Nhờ luống cải này mà gia đình em thường có rau sạch cho các bữa ăn trong ngày. Mẹ bảo: “Ăn rau cải không những ngon mà còn tốt cho sức khỏe nữa”. Thu hoạch nhiều từ luống cải đem bán đi là có thể phụ thêm tiền chợ cho mẹ rồi. Vì vậy những lúc nghỉ học, em giúp mẹ chăm bón cho rau. Luyện tập làm văn Đề: Em hãy tả lại vẻ đẹp của cây hoa đại (bông sứ), hoa đào hoặc hoa mai vào một buổi nào đó trong ngày (Ví dụ: khi nắng sớm, lúc ban chiều gió mát ) BÀI LÀM 1: Tết vừa qua, bố em lên Nhật Tân xem vườn đào nổi tiếng của Hà Nội. Hôm ấy là sáng 25 Tết, trời lành lạnh và tạnh ráo. Dọc hai bên con đường nhựa, những luống đào chạy dài tít tắp. Đào bạc ngàn. Lúc đầu em như choáng ngợp giữa vườn đào mênh mông nhưng sau quen dần, vừa chạy chơi vừa tìm kiếm một cây đẹp để nói bố mua. Em dừng lại trước một cây đào khiêm nhường ở phía cuối của một luống. Cây không cao, chỉ vượt qua đầu em một đoạn nhưng các cành uốn lượn thật đẹp. Rõ ràng cây đã được bàn tay ai đó chăm sóc đặc biệt. Gốc đào chỉ to hơn cổ tay em một chút và càng lên cao thân càng nhỏ dần. Thân nâu xám và bóng, có chỗ suối nhựa quánh như keo đặc. Cách mặt đất chừng 4 tấc, đào bắt đầu tỏa nhánh. Nhánh lớn tỏa nhiều nhánh nhỏ và từng nhánh nhỏ lại tỏa nhiều cành. Vẫn màu nâu xám nhưng nhạt hơn, sáng hơn,
  20. bóng hơn. Ai đó đã khéo léo tạo dáng cho cây, uốn lượn các cành chụm lại thành hình con hạc đang hết mỏ lên trời. Trước Tết một tháng, đào được tỉa hết lá nhưng nay trên mỗi cành, nhánh đã chi chít những chấm hồng, nụ hồng và đó đây, những bông hoa năm cánh mảnh mai nở nụ cười rộ trong nắng sớm. Sương chưa tan hẳn, còn lấm tấm trên cành, trên nụ, trên hoa. Nhưng giọt sương long lanh làm đẹp thêm màu hồng của hoa đào. Dưới ánh nắng sớm, nụ và hoa như sáng hơn. Người đi ngắm cảnh, người chọn mua hoa cười nói râm ran, áo quần đủ kiểu, đủ màu. Khuôn mặt ai nấy cũng hồng hào rạng rỡ như bông đào nơ. Tết đến, mọi nhà đều thích có một nhành đào. Nhành đào thắm tươi sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. (Theo 100 bài văn mẫu) BÀI LÀM 2 Trước sân nhà em, cạnh bể nước có một cây mai vàng khá lớn. Không hiểu cây được trồng từ bao giờ nhưng đến nay, cây cao gấp ba người em, sum suê cành lá. Quanh năm mai đứng đấy, im lìm nhưng gần Tết, mai rộn ràng hẳn lên. Gốc nhám, màu nâu sậm và to ngang bắp chân em. Lên cao chừng một mét, thân cây chia ba nhánh. Nhiều buổi em thường leo lên chạc cây ngồi học bài và hóng mát. Mỗi nhánh tỏa nhiều cành và tàn lá vươn ra, che cả một phần bể nước. Lá mới trổ màu xanh non mịn màng, phơn phớt hồng. Rồi lá to hơn, dày hơn, xanh sẫm hơn. Trước Tết hai tuần, anh em và em phải mất cả ngày mới ngắt trụi được lá trên cây. Khi đó mai lỏng chỏng những cành nhánh, trông trơ trụi, khẳng khiu. Thế nhưng chỉ ít ngày sau, những nụ mai đã ngời xanh màu ngọc bích. Nó trổ từng chùm thưa thớt, to dần và bắt đầu phô vàng. Đó đây những nụ hoa hé miệng cười, dường như còn đợi tiếng pháo mừng xuân mới chịu bung nở. Thế nhưng chỉ mấy ngày sau, cả cây chỉ còn một màu vàng óng ả, khi nở, năm cánh hoa xòe ra, mịn màng như lụa, ánh ngời sắc vàng, mượt mà. Một mùi thơm dịu tỏa ran, phảng phất khắp sân. Giữa màu vàng của hoa đã bắt đầu xuất hiện những lộc non màu phớt hồng. Rồi những lá non vươn nhanh, xanh nõn nà Em cầm dao bước ra, định chặt một nhánh đem vào cắm bình bông trong buồng khách nhưng đứng trước cả một vòng hoa vàng ngút ngàn, em không nỡ đụng tới. Nắng chiều nhàn nhạt hắt tới
  21. càng làm cho vồng hoa thêm vàng thắm. Gió rung rung nhè nhẹ khiến những bông hoa bay bay tưởng như cả một đàn bướm vàng đông đảo đang rập rờn bay lượn. Những cánh hoa mỏng manh nhè nhẹ rơi, rắc vàng một vùng quanh gốc. Hoa mai không đẹp lộng lẫy mà dịu dàng, đằm thắm. Hoa mai nở là mùa xuân cùng nở. Như hoa đài của miền Bắc, bông mai vàng miền Nam tượng trưng cho niềm vui và hạnh phúc, là bàn tay vẫy gọi sự sum họp của mọi nhà mỗi độ xuân về BÀI LÀM 3 Trước sân nhà, ba em có trồng một cây hoa mai, tính đến nay đã được mười tám năm, gấp hai lần tuổi của em. Hằng năm cứ vào những ngày giáp Tết, tiết trời ấm áp muôn hoa đua nở là cây hoa mai nhà em lại trổ bông vàng tươi. Ba em thường bón phân, bắt sâu nên cây luôn tươi tốt. Cây cao khoảng hơn hai mét, rễ không uốn lượn trên mặt đất như rễ phượng, rễ me. Sờ tay vào thân cây, em thấy vỏ cây nham nhám. Cây có nhiều cành nhỏ đu đưa trước gió như những cánh tay đưa ra vẫy chào nắng sớm. Lá cây màu xanh nhạt lúc còn non, khi gần rụng lại có màu xanh đậm. Chỉ có năm cánh nhưng so với hoa phượng thì hoa mai vàng óng, khiêm nhường hơn. Mỗi cơn gió thoảng qua, những cánh hoa rơi như những con bướm vàng lượn bay trước khi rơi xuống đất. Nhị hoa màu vàng, hương hoa thoang thoảng quyến rũ những chú ong bay chập chờn trên những cánh hoa xinh. Hoa nở rộ báo hiệu năm mới bắt đầu. Mọi người chúc tụng nhau được nhiều may mắn bên những cánh hoa mai vàng tươi đẹp. Muốn có nhiều hoa nở cùng một lúc vào ngày đầu xuân thì, ba em ngắt hết lá trên cành vào trước rằm tháng chạp một hai ngày. Qua Tết, hoa rụng hết chỉ còn trơ cành, em giúp ba tưới nước cho cây, để cây đâm chồi non ra lá mới chuẩn bị cho mùa hoa năm sau. Bây giờ, thỉnh thoảng có những chú chích bông nhảy nhót trên cành, tìm bắt những chú sâu còn ẩn náu trong nách lá, bảo vệ cho mai luôn xanh tốt. Em rất thích hoa mai vì hoa mai có màu sắc đẹp đằm thắm dễ nhìn. Em luôn chăm sóc để cây mai nhà em khỏe mạnh, Tết năm sau nở được nhiều hoa. Nguyễn Hoàng Anh (Long An)
  22. MỘT SỐ ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI ĐỂ CÁC EM THAM KHẢO SẦU RIÊNG Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm ở miền nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị ngọt của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu tím ngắt. Cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông như những tổ kiến. Mùa trái rộ vào độ tháng tư, tháng năm ta. Đứng ngắm cây sầu riêng tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. Theo Vũ Hoàng BƯỞI TÂN TRIỀU Mùa thu này hay mùa thu tới, mời bạn đến thăm vườn bưởi Tân Triều. Đất Tân Triều là vùng phù sa sông Đồng Nai. Đó chính là nguồn dinh dưỡng đặc biệt khiến trái bưởi ở đây có vị khác hẳn so với mọi nơi. Tân Triều trồng nhiều giống bưởi: bưởi thanh, bưởi ổi ta hái vào dịp nhắn, có lẽ cũng chỉ gấp rưỡi một trái ổi to, nhưng vỏ mỏng, múi dày, hạt thưa, thậm chí nhiều cây quý cho trái không có hạt. Bưởi ổi hái xuống, chẳng ăn ngay mà để chưng nhìn cho đã mắt, không chỉ hàng tuần, mà là hàng tháng, hai tháng. Từ hai ba tháng chạp đến tận rằm tháng giêng, tháng hai đem ra ăn vẫn ngon. Khi đó, trái bưởi trông nhăn nheo, xù xì, có khi hơi mốc nữa, nhưng cầm dao cứa nhẹ vào lớp da, tinh dầu bưởi cô đọng đã tỏa hương ra thơm ngát. Cầm múi bưởi lên, xin hãy nhìn: cái múi cứ mọng nước, tép bưởi đều tăm tắp, bóng ngời. Cắn thử xem, cái múi cứ mọng nước ấy tỏa ra chất nước ngọt ngọt, chua chua rất thanh tao, xen lẫn cái hương thơm ngọt ngào như chất men làm ngây ngất lòng người. An một múi,
  23. rồi thêm múi nữa, hết trái này lại trái khác. Bưởi Tân Triều ăn biết mấy cho vừa, cho thỏa Theo Vũ Hoàng RỪNG HOA BAN Từ bờ sông Đà qua Nậm Gin rồi bắt đầu ra đường trục số 6, quãng đường này toàn là ban. Ban ở sau lưng, ban ở trước mặt, ban ở bên phải, ban ở bên trái, ban trên đầu, ở trên đỉnh, ban ở dưới chân, ban ở trong lòng thung lũng. Ban ngang tầm người nhưng lại nép ở bên kia vực đá. Nếu không sợ sa xuống vực, cứ vừa bước vừa ngước lên, thấy mây trời cứ vờn vào nhị, vào cây ban trong suốt. Anh sáng như lọc qua một thứ giấy thông thảo hồng hồng. Nếu không sợ vấp, vừa bước vừa nhìn xuống vực sâu thấy rừng hoa trắng như đang loãng ra bên dòng suối thăm thẳm xanh ve dưới lũng sâu. Trắng trời, trắng núi một thế giới ban. Theo Nguyễn Tuân CÂY BÀNG Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng đục ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất “sơn mài” Theo Đoàn Giỏi HOA SẦU ĐÂU Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm đu đưa như võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi còn hơn cả hoa mộc. Mùi thơm hiền diệu đó hòa với mùi thơm của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đâu đã già mà người nông phu hái
  24. về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên, Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu yêu thương, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì. Theo Vũ Bằng HOA MAI VÀNG Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ hoa mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt, mượt mà. Một mùi hương thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra. Mùa xuân và phong tục Việt Nam QUẢ CÀ CHUA Đêm huyền dịu đã rủ hoa cà chua lặn theo dòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây với lá. Cà chua ra quả sum suê, chi chít, quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm ỏe cả những nhánh to nhất. Nắng đến tạo vị thơm mát dịu dần cho quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong chùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất. Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người. Theo Ngô Văn Phú GIÀN BẦU NẬM Giàn bầu nậm ngoài sân, dây leo và lá chằng chịt lấp kín ô giàn nứa. Giàn bầu đã làm dịu hẳn cái nắng tháng tư ở trước mặt nhà. Anh nắng đổ xuống giàn, khi lọt xuống sân bị một cái cốt xanh ngắt của cây lá quả bầu nậm buông thõng ngang mặt. Cái áo trắng Chiêu mặc biến thành áo lụa màu xanh. Trận gió nam từ ngoài lũy tre thưa đưa vào làm va đụng những bình rượu của tự nhiên Trái bầu nậm còn tươi lủng lẳng dưới giàn như một cái bình rượu tạc bằng khối ngọc bích đều sắc, nhẵn và bóng. Theo Nguyễn Tuân CÂY TRÁM ĐEN
  25. Ở đầu bản tôi có một cây trám đen. Thân cao vút, thẳng như một cọc nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn tỏa như những gọng ô. Trên cái gọng ấy xòe tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Trám đen có hai loại. Quả trám đen tẻ chỉ bằng quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phấn hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen, nếp. Trám đen nếp cũng màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấp ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt. Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai. Phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm. Chiều chiều tôi thường ra đầu bản nhìn lên vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản. Theo Vi Hồng, Hồ Thùy Giang CÂY SỒI GIÀ Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoefd rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương đang tươi cười. Bây giờ đã là tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, tỏa rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá xanh mơn mởn ấy. Đề: Em hãy tả con chó nuôi trong nhà. BÀI LÀM 1 Từ trước đến giờ, nhà em nuôi cũng khá nhiều chú chó. Nhưng em thích nhất là Vàng nó sống với gia đình em khoảng 3 năm rất hiền lành và khôn ngoan.
  26. Vàng có một thân hình to cao lực lưỡng, nặng khoảng mười lắm ký. Toàn thân là màu vàng sậm, mượt mà. Đầu chú to như cái yên xe đạp, hai tai vểnh lên, nó có thể phát hiện tiếng chân người lạ khi đến nhà. Đôi mắt to tròn màu nâu. Cái chóp mũi thì màu đen lúc nào cũng ướt ướt. Mấy cọng ria mép chĩa ra hai bên. Mõm chú to, rộng mỗi khi ngáp để lộ hàm răng trắng với mấy cái răng nanh bên khóe miệng, trông thật dữ tợn. Cái lưỡi thì màu hồng nhạt thè ra ngoài. Vàng rất khôn, chú như hiểu được lời nói của bố. Bố em bảo nằm thì nó nằm, bảo ngồi dậy thì chú, mỗi khi có người lạ thì chú sủa inh ỏi, khi bố bảo Vàng im thì chú im ngay. Mỗi lúc ai trong nhà đi đâu về bất kể em, mẹ hay bố chú đều chạy đến ngoe ngẩy cái đuôi và nhảy nhảy lên người tỏ vẻ mừng rỡ. Thật là một con chó tuyệt vời. Vàng rất khôn ngoan cả nhà em ai cũng quý nó. Coi nó như một thành viên trong gia đình. Đề: Em hãy tả con gà. BÀI LÀM Những làn sương mờ ảo vẫn còn phảng phất, bình minh vừa hé. Đột ngột tiếng gà gáy vang, phá tan sự yên tĩnh, mọi vật bừng tỉnh giấc. Đó là tiếng gáy của chú gà trống nòi nhà em. Con gà trống tía nhà em khoảng ba ký. Nhìn nó thật oai vệ. Cả thân hình trùm lên một bộ lông màu đot tía xen kẽ với màu xanh đen bóng mượt. Om sát đầu có mào đỏ thắm như trông thấy chú càng khỏe hơn. Hai con mắt tròn xoe nhìn qua nhìn lại trông chú rất lanh lợi. Cái mỏ chú nhỏ nhưng rất cứng. Cái đuôi nhỏ nhưng những lông đuôi dài và cong về phía sau, làm tôn thêm vẻ oai phong của chú. Mỗi lần chú đứng gáy, cổ chú vươn ra làm cho lớp da ở cổ căng ra đỏ như máu, đôi cánh xòe ra vỗ phành phạch “ò ó o ”. Hai cái chân như hai thanh thép,được bọc bằng lớp sừng màu vàng đồng óng xếp lại. Cách từ bàn chân lên phía trên là hai cái cựa chòi ra như hai mũi dao. Cũng chính nhờ cái cựa này mà chú đã chiến thắng đối phương rất nhiều trận. Em rất quý chú gà trống. Chú là chiếc đồng hồ báo thức chính xác nhất vào buổi sáng sớm đi làm của mọi người và đánh thức mình thức dậy để đi học đúng giờ. Đề: Em hãy tả một con lợn.
  27. BÀI LÀM Con lợn nhà em nuôi được bốn tháng rưỡi. Mới ngày nào mẹ đưa về nó bằng quả đưa hấu lớn. Vậy mà bâu giờ nó đã to khoảng bảy chục kg. Chú lợn có một bộ lông trắng cước và lớp da mịn trắng hồng. Nhìn từ xa chú giống con bạch mã non vài tháng tuổi. Mỗi lần sục vào máng cám ăn y như một ống hút khổng lồ sôi lên những bọt nước như bong bóng của những cơn mưa đầu mùa hạ. Chỉ một chốc, cái máng đã nhẵn thín như ai chùi. Cái bụng chú mới bệ vệ, nặng nề làm sao. Chú đi từ máng đến góc chuồng khoảng vài sải tay mà chú phải ì à ì ạch một lúc mới đến được nơi, rồi từ từ nằm xuống nặng nề làm sao. Những lúc như thế nhìn đôi mắt chú lờ đờ thật buồn cười. Hai cái tai như hai lá mít phất qua phất lại như mãn nguyện vì đã được chén một bữa no nê. Chỉ một tháng nữa là xuất chuồng, mẹ bảo mẹ bán sẽ mua cho em một chú rô bốt. Đề: Em hãy tả con mèo. BÀI LÀM “Meo Meo”. Con mèo cọ người vào chân em đòi bồng. Em học bài cũng vừa xong nên cúi xuống chơi với chú. Miu khá lớn rồi còn ưa làm nũng. Nó tên là Miu vì bà em gọi như vậy. Chú Miu nhỏ trắng như bông. Toàn thân nó mềm mại. Cái đuôi dài cũng mềm mại, chót đuôi có túm lông màu nâu. Cặp mắt nó lúc mở to thì xòe ra, xanh biếc. Em vuốt ve cái đầu tròn nhỏ êm như nhung của nó. Chú Miu lim dim mắt, dụi đầu vào tay em. Lúc này coi bộ nó hiền và rất dễ thương. Khi Miu bước đi thì lại oai ra trò. Nó vươn mình dài, chân bước êm mà dõng dạc từng bước. Trông không khác chi một con cọp thu nhỏ. Cái tai nó vểnh vểnh, cái đầu nó nghiêng nghiêng. Thoắt một cái nó đã nhảy lên giường. Con mèo trắng sạch lắm. Nó thường nằm trên cái đệm tròn riêng do má em làm cho. Nó nằm ghé cả gối của má nữa. Má em thương và thương nó lắm. Má đi chợ không quên mua cá cho nó. Miu được ăn trong một cái dĩa nhỏ. Nó thích cơm trộn chút cá. Nó ăn chậm, nhấm và gặm từng chút một chứ không phàm như con cún, con mèo Miu cũng có cách làm vệ sinh đặc biệt của nó. Nó ngồi thu người lại, le lưỡi liếm dần khắp mình. Riêng cái mặt, nó liếm vào
  28. chân trước rồi lấy chân xoa mặt. Má em cười: đúng là rửa mặt như mèo! Rồi nó nằm dài trên giường tắm nắng. Ong mặt trời lại tắm cho Miu một lần nữa. Từ khi Miu về, nóa kêu meo, meo, chuột chạy đâu hết cả. Miu vẫn rình chuột. Không có chuột, nó vồ gián. Một con gián chạy trên sàn nhà, Miu phóng theo. Nó giỡn lấy chân đập đập rồi vờn con gián như một cầu thủ giỡn giữ banh. Đêm em đi ngủ, Miu vẫn thức đi tuần trong nhà. Nó rất giỏi, tối thế mà nó không va, làm rớt thứ gì. Bình tĩnh vô địch. Chân nó cũng uyển chuyển không kém. Thỉnh thoảng con cún xộc tới đe chú Miu. Miu cong đuôi nhảy phóc lên. Nó đứng thủ thế rất lâu trên nóc. Em phải xua cún đi. Mèo giữ trong nhà. Chó canh ngoài sân mà. Mèo và chó, cả hai con vật này đều thích. Khi em đi học, con cún vẫy đuôi mừng rối rít từ ngoài cổng. Khi em bước chân vào nhà, Miu nhảy tới cong đuôi lên, quấn sát vào ống quần em. Có hai người bạn nhỏ như thế kể cũng thích. Trần Kim Ngân BÀI LÀM 2 Con mèo đẹp quá! Ai đến nhà em, khi nhìn thấy con mèo cũng đều khen như thế. Mà con mèo của nhà em đẹp và to thật đấy! Em chưa từng thấy con mèo nào to bằng con mèo nhà em. Tuần trước cân thử nó nặng bốn kg. bộ lông của nó bóng mượt rất muốt. Đầu chú to tròn. Đôi tai luôn vểnh lên nghe ngóng. Hai con mắt to và tròn như hai hòn bi màu xanh. Bộ ria dài hai bên mép vểnh lên. Bốn chân nó ngắn, bước đi rất nhẹ nhàng trên mặt đất không nghe tiếng động. Cái đuôi dài ngoe nguẩy. Con mèo nhà em nhanh lắm. Nhà em không có chuột, em thấy nó bắt gián. Vui nhất là nó bắt ruồi. Nó ngồi yên không nhúc nhích. Rồi vèo một cái nó đưa chân phải ra đập trúng con mồi. Mỗi khi em đi học về, chú mèo chạy lại vểnh ria mép kêu thật to “meo, meo ”. em phải dừng lại vuốt ve chú một chút chú mới không kêu nữa. Cả nhà em ai cũng yêu quý chú mèo. Riêng em xem chú mèo như người bạn thân thiết. BÀI LÀM 3 M e o! Me e o!
  29. Đang say sưa tô màu cho một bức tranh, tôi bỗng nghe thấy mèo con kêu khe khẽ ở góc sân nhà. Buông bút nhìn ra, tôi thấy hai mẹ con chị Mướp đang chơi giỡn với nhau dưới bóng một gốc cây râm mát. Ánh nắng vàng rực rỡ bao phủ cả cái sân rộng trước mặt nhà. Mẹ con chị Mướp hết nhảy chỗ này lại phốc sang chỗ nọ, ánh nắng xuyên qua các cành lá, chiếu xuống tấm lưng thon dài của hai mẹ con khiến chúng như được phủ một lớp vải hoa tuyệt đẹp. Chị Mướp lim dim mắt vờ ngủ gật, rồi bất ngờ phóng đến ôm chầm lấy con khiến chú Mun đang say sưa chạy nhảy giật bắn mình. Hai mẹ con vừa vật nhau vừa sưởi nắng. Nô giỡn chán chê, chúng lại kéo nhau ra gốc cây giữa sân chơi đùa đuổi bắt. Chú Mun vừa đi vừa nghịch ngợm đưa bàn chân bé xíu lên ghì đuôi mẹ. Cứ mỗi lần như vậy, chú Mướp lại quay đầu nhìn con rồi bất ngờ hất chiếc đuôi lên cao khiến Mun ta ngã lăn ra đất. Chú vừa đi vừa kêu meo meo giận dỗi, như bắt đền chị Mướp. Chị phải quay đầu lại, âu yếm đưa chiếc lưỡi liếm khắp mình con như vỗ về, xin lỗi. Hai mẹ con đang nằm bên nhau sưởi nắng thì bỗng đâu anh chàng Mực xăm xăm chạy đến đưa đôi mắt màu nâu tí tẹo ra dọa nạt. Chú Mun sợ hãi ra nấp vào bụng mẹ. Mực lợi thế cứ sán lại gần hai mẹ con chị Mướp. Bỗng chị đứng bật dậy, giấu con vào dưới bụng của mình rồi xù lông lên để bảo vệ con. Đôi mắt xanh biếc của chị long lên khiến mực ta kinh hoàng lùi lại. Chưa đủ, chị còn đưa “tay” lên tát lia lại vào mõm Mực khiến hắn ta gục ngã quay đầu chạy. Hành động dũng cảm của chị Mướp khiến tôi nhớ lại lúc sinh đầu tiên của chị Hôm ấy, chị lên nằm trên căn gác xếp và đẻ ra ba chú mèo con xinh xắn. Cả ngày chị nằm lì trên ổ cho con bú. Hễ nghe động là chị chuyển con đi chỗ khác. Oi! Trông chị “ bồng con“ đi mà tôi vừa buồn cười, vừa lo sợ. Hai hàm răng sắc nhọn của chị trước đây đã xe xát biết bao chú chuột bây giờ cắn vào gáy con hết sức nhẹ nhàng và khéo léo. Đã bao lần tôi nhắm mắt lại vì sợ hãi. Tôi lo cho chú mèo con lủng lẳng trên chiếc miệng của mẹ sẽ rơi xuống và Nhưng không, chị “bồng con” hết sức nhẹ nhàng và vững chãi. Hàm răng ngậm chặt vào gáy con, chốc chốc lại lỏng ra vì mệt mỏi. Thỉnh thoảng chị phải đặt con xuống để dừng lại nghỉ lấy hơi. Trông chị vừa nhọc nhằn vừa tội ngiệp. Ôi! Tấm lòng của chị Mướp đối với con thật bao la và cao đẹp.
  30. Nhìn cảnh mẹ con Mướp nô đùa, chơi giỡn với nhau, bất chợt tôi nghĩ đến tình mẫu tử. Chao ôi! Loài vật còn biết thương yêu đùm bọc nhau như vậy thì tình mẹ con của ta còn bao la và cao đẹp đến chừng nào. Hoàng Dạ Thi (Bình Trị Thiên) Đề: trong các loài vật nuôi trong nhà, em thích nhất con nào nhất? Em hãy tả con vật đó với tất cả vẻ đáng yêu từ hình dáng bên ngoài đến tính nết và hoạt động của nó. BÀI LÀM Trong tất cả các con vật nuôi trong gia đình em, em thích nhất là con chim bồ câu mái do chú em tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em. Vì là con chim mái nên trông nó nhỏ hơn con chim trống một chút. Toàn thân nó được khoát bộ lông xám pha xanh lục. Đầu nó thật xinh xắn. Chiếc mỏ nâu ngắn ngủn nhô ra trông rất dễ thương mỗi khi chị rỉa lông hoặc dụi dụi vào cánh. Đôi mắt no tròn, to và đen láy, nguyên cả tròng viền quanh mắt là một đường tròn nhỏ đỏ au. Lông cổ mịn màng màu đậm hơn hai cánh một chút, nối với thân dài nhưng thon thon trông giống như cái bắp chuối nhỏ. Ức và vai của con chim no tròn, đầy đặn. Hai cánh khum khum như hai vỏ trai lớn úp dài theo chân. Những chiếc lông vũ cứng và dài giúp cho bồ câu bay xa. Đuôi xòe ra như chiếc quạt nhỏ làm bồ câu thêm duyên dáng. Đôi chân nó thấp, bé loắt choắt, màu đỏ, nhưng nhảy rất lẹ. Suốt ngày bồ câu quanh quẩn bay là sà ở vườn, ở sân để kiếm ăn: khi thì luẩn quẩn trong sân, khi thì gáy rân rân trên mái nhà. Tiếng “gì gù” của bồ câu nghe trầm ấm rất dễ thương. Thỉnh thoảng chị mái cũng đi theo tiếng chim trống đi kiếm ăn và dạo chơi xa nhà trong đôi ba tiếng. Thế nhưng nó rất nhớ đường về nhà và chưa bao giờ đi lạc. Chim bồ câu mái này rất hiền lành, tính ưa sạch, thích ở nhà đẹp. Vì thế mẹ vẫn mua thêm đậu xanh hoặc hạt kê để bồi dưỡng cho con bồ câu. Ba thuê đóng một cái chuồng được trang trí nhiều màu sắc rất sáng sủa cho bồ câu ở. Đến nay con chim mái đã sinh được hai quả trứng và đang ấp. Bồ câu mau đẻ lắm. Chẳng mấy chốc có một đàn bồ câu xinh xắn tô điểm cho nhà em thêm đẹp.
  31. Ai cũng bảo thịt chim bồ câu vừa ngon, vừa bổ, nhưng với em, em cứ thích để nuôi chúng hoài. Nuôi chim bồ câu không tốn công nhiều mà lại sạch sẽ. Đó là một loài chim hiền hậu, luôn sống hòa thuận với nhau. Vì vậy loài người đã chọn bồ câu làm biểu tượng cho ước nguyện hòa bình. Nguyễn Ngọc Xuân Mai (Trường Tiểu học Phụng Hiệp – Cần Thơ) Đề: Em hãy tả một con chim thường gặp hằng ngày mà em thích nhất. BÀI LÀM “Chích chòe chòe choẹt!” Em bừng mắt dậy. Trời chưa sáng rõ. Ngày nào cũng vậy, đúng vào lúc này là chích chòe lại đến với em. Tiếng hót của nó như chiếc đồng hồ đánh thức em. Con chích chòe, bạn của em, có cái mỏ nhọn hoắt, đen bóng như sừng. Đầu nó nhỏ mà tròn. Mình nó thon thon. Đuôi dài và đen, lông xếp lại vừa bằng, vừa nhọn như cái quạt giấy gấp. Ơ hai cánh và đuôi có vài đốm trắng trông thật vui mắt. Ngực nó trắng xám, nhưng lúc ca hát, ngực nó căng tròn lên, khỏe mạnh. Dưới bụng phủ một lớp lông mềm và mượt. Đôi chân nhỏ hình như khẳng khiu nhưng rất cứng, một lần bay vù từ cây nọ sang cây kia, chích chòe đậu vững ngay trên cành nhỏ. Hoặc khi ca hát, nó xòe cánh ra, cái đuôi cất lên hạ xuống theo điệu hót mà chân vẫn bám chặt trên cành. Mỗi buổi sáng, ánh ban mai vừa rạng, chích chòe lại hót. Tiếng hát của nó lúc đầu còn rơi từng tiếng một. Dần dần, càng hót càng mau, tiếng nọ tiếp tiếng kia đổ hồi, réo rắt như một chuỗi nốt nhạc rung lên trên phím đàn. Con này vừa hót thì từ xa, một con khác lại hót tiếng rộn ràng và thánh thót. Khi mặt trời lên, bọn chim sẻ kéo nhau dậy, bay sà xuống sân đuổi nhau, cãi nhau ì õm thì tiếng hót của chích chòe bạn em cũng vừa im bặt. Đỗ Thị Hồng Tiến (Thái Bình) Đề: Địa phương em có nuôi nhiều con vịt đẻ. Em hãy tả một con vịt đang kiếm mồi ở trong ao, hồ hoặc đầm. BÀI LÀM
  32. Đã lâu em mới được bố mẹ cho về quê chơi. Qua khỏi cổng làng, em bước thơ thẩn trên con đường nhỏ dẫn tới đầm sen. Ơ một góc đầm trống, một bầy vịt đang lặn hụp kiếm mồi. Một con vịt chừng đã lưng lửng bụng, đang đứng rỉa cánh ở mép đầm. Nó khá to con, chắc cũng phải nặng gần hai ký. Cái mỏ vàng nhạt, đẹp và dài đang xỉa xỉa đầu vào cánh. Đôi mắt hiền dịu và hơi ngơ ngác nhìn bâng quơ đây đó. Cái đầu mượt mà ngoắc qua ngoắc lại trên cái cổ dài màu xám có một khoanh trắng lớn. Bộ lông xám pha đen úp dài theo thân hình mập mạp. Lông đuôi hơi xòe ra, phần dưới xệ xệ. Rõ ràng chị chàng không còn son trẻ mà ít ra cũng qua một lứa đẻ. Đứng chán, vịt lạch bạch dạo chơi, cái đuôi lắc qua lắc lại. Cặp giò mập và lùn, chân ngắn màu vàng nhạt, bàn chân có màng để bơi như muốn đua theo bè bạn, nó ào xuống nước. Trên bờ, vịt chậm chạp nhưng xuống nước lại trở nên nhanh nhẹn. Không thấy nó bơi mà chỉ thấy thân mình lướt trên mặt nước. Cái mỏ dẹp hếch qua hếch lại rồi cắm đầu xuống nước, chổng bầu đít và cặp chân lên trời. Rồi nó nhô đầu lên, lắc lắc nước vào ngang mỏ, một chú cá nhỏ tội nghiệp đang quẫy đành đạch. Vịt táp táp cái mỏ vài cái , nuốt chửng chú cá thân bạc trắng. Nó lại bơi khoan thai, nhàn tản theo đàn, đôi mắt hiền dịu ngơ ngác nhìn bâng quơ đây đó. Cái mỏ vàng nhạc ngoác ra, cất lên những tiếng kêu cạp cạp gọi bầu bạn Vịt dễ nuôi đẻ nhiều là nguồn thức ăn ngon và dồi dào của con người. Về vùng đồng bằng Bắc Bộ hoặc Nam Bộ, ta thường gặp những đàn vịt từ vài trăm con đến hàng ngàn con. (Theo 100 bài văn mẫu) MỘT SỐ ĐOẠN MIÊU TẢ CON VẬT ĐỂ CÁC EM THAM KHẢO CHIM CU GÁY Con chim gáy hiền lành béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa. Cái bụng mịn mượt, cổ quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh, biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong càng dài , càng được vinh dự đeo nhiều vòng cườm đẹp quanh cổ. Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì chim gáy về, bay vần quanh trên các ngọn tre. Rồi từng đàn sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang. Con mái xuống
  33. trước, cái đuôi lái lượn xòe như múa. Con đực còn nán lại trong bờ tre, cất tiếng gáy thêm một thôi dài. Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực đầy cườm biếc lượn nhẹ theo. Chim gáy nhặt thóc rụng. Chim gáy tha thẩn, cặm cụi sau người đi mót lúa. Tôi thích chim gáy. Con chim quý phúc hậu và chăm chỉ, con chim gáy mơ màng, con chim no ấm của mùa gặt hái tháng mười Theo Tô Hoài CHÚ NGAN CON Con ngan nhỏ mới nở được ba hôm trông chỉ to hơn cái trứng một tí. Nó có bộ lông màu vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ non mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hạt cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mờ. Một cái mỏ màu nhung hươu vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngay ngắn đằng trước cái đầu xinh xinh vàng muỗn và ở dưới bụng lủn chủn hai chân bé tí màu đỏ hồng. Theo Tô Hoài ĐÀN BÒ 1. Con Nâu dừng lại. Cả đàn dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu rào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất ra mà gặm. Bọt mép của nó trào ra trông đến ngon lành. Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ. Con Tũn hơi, chốc chốc lại hếch cái mồm tròn vo, đen mịn như nhung và cặp mắt trông suốt lên nhìn rồi chạy tới ăn tranh mảng cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó, đi kiếm mảng khác Theo Hồ Phương 2. Với chiếc chão cũ rích nằm vắt hai vòng trên cặp sừng rồi bỏ thõng xuống một bên bả vai đã sần sùi như da cóc vì suốt đời mang ách, con khoang đen già nua lững thững đi ra khỏi cửa giàn. Bốn chân nó giậm lộp bộp trên nền đất bột của mùa hanh khô vuông đầy rơm rạ cùng những cọng cỏ tươi đã lấp láp. Rab khỏi cửa giàn mới dăm bước, con vật liền đứng lại. Nó khụt khịt lỗ mũi đánh hơi mùi đất ẩm sương đêm lẫn mùi ngai ngái hăng hắc xông lên từ một cái quang cỏ còn nguyên vẹn lèn chặt trong bốn sợi dây thép, toàn cỏ ống đã rửa sạch
  34. mà con Nghiêng, đứa con gái áp út của lão Khúng vừa đi cắt tận trong chân núi, lúc nhập nhoạng tối. Con vật thè cái lưỡi ra ráp bứt một ngọn cỏ trong chiếc quang nhai trệu trạo giữa hai hàm răng trắng nhởn, liên tiếp giậm bốn móng xuống đất tỏ ý ngạc nhiên chứa đầy bất mãn đối với lão Khúng vì nó cảm thấy đêm vẫn còn sâu sao mà lão Khúng đã lôi nó dậy đi cày sớm quá. Nhưng rồi như một thứ quen mỗi buổi sáng ra ruộng, con Khoang đen già nua ngước mõm lên trời kêu lên một tiếng “ ngọ “ khàn khàn đầy não nề làm rung chuyển màn đêm Theo Nguyễn Minh Châu CON VỆN Con chó ấy là Vện. Nó ít thân tôi vì hơi lớn và hay im lặng. Nó thân thằng cu Tịch em tôi. Tịch ta cứ suốt ngày cởi truồng để đỡ tốn quần. Chả còn gì chơi, cậu ta chỉ đùa với chó. Vện đứng hai chân sau thì hai chân trước quàng cổ Tịch. Hai đứa vật nhau thở hồng hộc, bất phân thắng bại. Bữa nào Vện cũng được ăn cơm cháy, cộng lại với thức ăn đầu thừa đuôi thẹo cũng chưa được lưng bát. Nó chỉ xốc hai miếng là hết, lại ngẩn ngơ liếm mép. Bữa trưa, Vện ngồi nhìn mọi người và cơm, cúi đầu cử động theo từng đôi đũa khi mọi người gắp thức ăn Mâm cơm dù là không đậy điệm, chả ai trông, nó cũng không bao giờ ăn vụng. Nhưng hắn lại lúi húi ăn vụng cám lợn. Có lần, nó đang xục vào nồi cám, thấy tôi vào, nó giật mình quay ra, giả vờ ngoe nguẩy đuôi ra hiệu không có chuyện gì. Tôi bèn múc cho nó hai muôi gáo. Nó nhìn tôi mãi mới dám ăn. Tôi nghĩ: “Hôm nào được mùa, tao cho Vện ăn một bữa no xem hết mấy bát cơm” Lạ thật, cái tường ngăn vườn cao ngang giọt gianh, mà sao bố tôi về đến cổng vườn nó đã biết và mừng. Có lẽ nó ngửi thấy hơi người thân. Có lẽ nó nghe thấy bố tôi ho từ xa. Có lẽ nó thấy cái câu quăng của bố tôi nhô khỏi tường? Lạ lắm, thấy người nhà đi xa về bao giờ nó cũng mừng cuống quýt. Nào có ai cho nó cái gì đâu? Chưa thấy ai đi đâu lại nghĩ đến chuyện đem quà cho nó bao giờ. Đêm, dù rét mấy nó cũng ra cổng nằm. Chẳng bao giờ nó “chào nhầm” đã đành. Nhưng cũng chẳng bao giờ nó sủa sai. Nhà có con mèo. Người ta nói “cãi
  35. nhau như chó với mèo”. Trong cuộc “cãi” nhau thường là chó thắng. Nhưng tôi chưa thấy Vện gây với mèo lần nào. Duy Khán CON GÀ TRỐNG Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm. Nó nhón chân bước từng bước oai vệ, ức cứ ưỡn ra đằng trước. Bị chó vện đuổi, nó bỏ chạy. Đột ngột, nó quay lại nện cho chó vện một đá vào đầu rồi nhảy phốc lên nóc chuồng trâu đứng nhìn xuống tỏ vẻ phớt lờ. Nó nổi gáy như thách thức: - Tao không sợ ai hết! Sau nhà anh Bốn Linh, gà của ông Bảy Hóa gáy theo. Con gà của ông Bảy Hóa hay bới bậy. Nó có bộ mã khá đẹp, lông trắng, mỏ búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp nhưng lại hay tán tỉnh láo khoét. Nó đến chỗ bờ tre mời bọn gà mái theo nó để nó đãi giun. Bới được con giun nào, nó lấy mỏ kẹp vào giữa đất kêu tục tục mời bọn gà mái đến xơi. Bọn này vừa xô đến, nó đã nuốt chửng con giun vào bụng. Sau gà ông Bảy Hóa, gà bà Kiên nổi gáy theo. Gà bà Kiên là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn. Nó nhảy tót lên cây rơm thật cao, phóng tầm mắt nhìn quanh như muốn mọi người chú ý, nó sẽ gáy một hồi thật to, thật dài. Nó xòe cánh, nghểnh cổ, chuẩn bị chu đáo, nhưng rốt cục chỉ rặn ba tiếng éc, e, e cụt ngủn. Nó ngượng quá đỏ chín mặt, hấp tấp nhảy xuống đất. Gà trong làng nổi gáy loạn xị Theo Võ Quảng ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO Đã sang tháng ba, đồng cỏ ba vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân. Không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng Hồ Giáo đứng đã lâu trên đồng cỏ. Đàn bê ăn quanh quẩn vào chân Hồ Giáo. Chúng vừa ăn vừa đùa nghịch. Những con bê đực y như những bé trai khỏe mạnh, chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên rồi chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh Những con bê cái thì khác hẳn. Chúng rụt rè chẳng khác nào những bé gái được bà chiều chuộng, chăm bẵm, không dám cho chạy đi chơi xa
  36. Chúng ăn nhỏ nhẹ, từ tốn, thỉnh thoảng, một con chừng như nhớ mẹ, chạy lại chỗ Hồ Giáo, dụi mõm vào người anh nũng nịu. Có con còn sán vào lòng anh, quơ quơ đôi chân lên như là đòi bế. Theo Vũ Phượng CHÚ TRỐNG CHOAI - Kéc! Kè ke e e! Các bạn có nghe thấy tiếng gì đó không? Chính là tiếng hát của Trống Choai đấy. Chú ta đang ngất ngưỡng trên đống củi trước sân kia kìa. Bây giờ đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không đuồn đuột như hồi nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. Đôi cánh chưa được cứng cáp, nhưng cũng đã đủ sức giúp chú phốc một cái nhảy tót lên đống củi gọn gàng hơn trước nhiều. Mỗi lần chú ta phốc lên đứng ở cành chanh, dù mới chỉ ở cành thấp thôi, lũ Gà Chiếp em út lại kháo nhỏ với nhau: “ Tuyệt! Tuyệt! Tuyệt! “ tỏ vẻ thán phục lắm. Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quấn quanh chân mẹ nữa rồi. Chú lớn nhanh như thổi. Mỗi ngày nom chú phổng phao hoạt bát hơn lên.