Giáo án dạy Tuần 4 - Lớp 4

doc 20 trang thienle22 2960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 4 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_4_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 4 - Lớp 4

  1. TUẦN 4: Thứ 2, ngày 16 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Một người chính trực I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. Trả lời được CH trong SGK. - Giáo dục HS có lối sống ngay thẳng, thật thà. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Tìm người chỉ huy 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: 1
  2. - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân tìm đọc về những giai thoại, câu chuyện về những tấm gương chính trực. ___ Tiết 2: TOÁN So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên I. Mục tiêu: - Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên. - Nắm được cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên. BTCL:1, 2a,c; 3a. - HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, các thẻ số. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đọc - viết số 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: So sánh các số tự nhiên - Yêu cầu HS so sánh hai số tự nhiên: 100 và 99 + Số 99 gồm mấy chữ số? Số 100 gồm mấy chữ số? Số nào có ít chữ số hơn? + Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng, ta rút ra kết luận gì? - Ghi các cặp số lên bảng rồi cho học sinh so sánh: 123 và 456 ; 7891 và 7578 + Yêu cầu HS nhận xét các cặp số đó? + Làm thế nào để ta so sánh được chúng với nhau? Hoạt động 2: Hướng dẫn so sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số - Yêu cầu HS so sánh hai số trên tia số. - Xếp thứ tự các số tự nhiên - Nêu các số: 7698 ; 7968 ; 7896 ; 7869 - Yêu cầu HS : + Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn. + Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé. + Số nào là số lớn nhất, số nào là số bé nhất trong các số trên? * Đánh giá: 2
  3. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng,nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập - Tiêu chí: + Biết so sánh các số tự nhiên. + Biết xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. Bài 3: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Một nhà thơ chân chính I. Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền. - Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính. - HS chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện. Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nghe kể: - Giới thiệu tranh về câu chuyện. - GV kể lại câu chuyện lần 1 theo lời kể của mình. - Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm các câu hỏi ở bài 1, lần lượt trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn. - Có thể gợi ý cho HS kể dựa theo nội dung ghi trên bảng. - GV kể lần 2. - Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng. - Giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. 4. Hoạt động thực hành: 3
  4. a. Kể chuyện trong nhóm: - HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm. - Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời,tư vấn hỗ trợ học tập - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. + Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân của em cùng nghe câu chuyện. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? I. Mục tiêu: - Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. Biết được để có sức khỏe tốt cần phải ăn nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. - Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối. - Giáo dục HS ăn uống đầy đủ chất để có sức khoẻ tốt. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 16,17 SGK. - Các phiếu ghi tên hay ảnh các loại thức ăn. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ? -Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống ? 4
  5. + Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần ăn ntn ? + Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món? - GV ghi các ý kiến không trùng lên bảng và kết luận ý kiến đúng. Hoạt động 2: Nhóm thức ăn có trong một bữa ăn cân đối. - Yêu cầu HS quan sát thức ăn trong hình minh hoạ trang 16 và tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 để vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm chọn cho 1 bữa ăn. - Gọi 2 đến 3 nhóm lên trước lớp trình bày. - Những nhóm thức ăn nào cần: Ăn đủ ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế? + Quan sát kỹ tháp dinh dưỡng, mỗi HS chỉ nêu một tên một nhóm thức ăn. - GV kết luận * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được cần phải phối hợp nhiều loại thức ăn và thay đổi món. + Kể tên được một số thức ăn giàu chất dinh dưỡng. 4. Hoạt động thực hành: Trò chơi: “Đi chợ” - Giới thiệu trò chơi: Hãy lên thực đơn cho một ngày ăn hợp lý và giải thích tại sao lại chọn những thức ăn này. - Phát phiếu thực đơn đi chợ cho từng nhóm. -Yêu cầu các nhóm lên thực đơn - Gọi các nhóm lên trình bày. - Nhận xét, tuyên dương các nhóm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Ghi lại thực đơn từ 3 đến 7 ngày của gia đình em. Sự phối hợp các loại thức ăn của gia đình em đã đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng chưa? ___ Tiết 2: LỊCH SỬ Nước Âu Lạc I. Mục tiêu: - Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại. - Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. - Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, không chủ quan. II. Đồ dùng dạy học: 5
  6. - Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - TBVN cho lớp hát, vận động tại chỗ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân - Phát PBT cho HS cho làm bài. - Yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau: em hãy điền dấu × vào ô những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt. - Cho 2 HS lên điền vào bảng phụ. - Nhận xét, kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có những điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau. Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp - Cho HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc. + So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc ? - Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống? - Nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa. Hoạt động 3: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS đọc SGK, đoạn: “Từ năm 207 TCN phương Bắc”. Sau đó, HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. - Đặt câu hỏi cho cả lớp để HS thảo luận + Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại bị thất bại? + Vì sao năm 179 TCN nước Âu lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc? - Các nhóm thảo luận và đại điện báo cáo kết quả. - Nhận xét, kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng,nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập - Tiêu chí: + Biết xác định nơi đóng đô của nước Âu Lạc. + Nắm được một số thành tựu của người Âu Lạc. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng với sự hỗ trợ của gia đình, em hãy kể tên những cách sản xuất, ăn, mặc, vui chơi có từ thời Hùng Vương vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay. ___ Thứ 3, ngày 17 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: 6
  7. - Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5; 2 < x < 5 (với x là số tự nhiên). - Viết và so sánh được các số tự nhiên. BTCL: 1, 3, 4. - Tích cực, tự giác học bài. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào bảng nhóm. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết so sánh các số tự nhiên, nắm được bài tập dạng x <5;2<x<5. + Nắm được số lớn nhất, số bé nhất có 1; 2 hoặc 3 chữ chữ số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nhớ – viết: Truyện cổ nước mình I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 10 dòng đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình. Trình bày bài sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. Làm đúng BT2a. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 7
  8. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn thơ - Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết. - HS nêu nội dung bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn thơ. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài - HS soát lại bài và sửa lỗi. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - Phát giấy, bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Nhận xét, kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 3: ĐỊA LÍ Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn I. Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. - Sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản. Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: Đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa. - Biết thêm một vài cảnh đẹp của đất nước II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản. 8
  9. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp - HS đọc mục 1 SGK - Người đân ở HLS thường trồng những cây gì? Ở đâu? - Yêu cầu HS tìm vị trí địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? Tại sao phải làm ruộng bậc thang? - Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang? Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn? - Nhận xét về hoa văn và màu sắc của hàng thổ cẩm? - Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân - Kể tên một số khoáng sản có ở vùng núi Hoàng Liên Sơn? - Ở vùng Hoàng Liên Sơn hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất? - Cho HS dựa vào hình 3 mô tả lại quy trình sản xuất phân lân. - Tại sao chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ & khai thác khoáng sản hợp lí? - Ngoài khai thác khoáng sản, người dân còn khai thác gì? - Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết một số hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. + Nắm được một số hoạt động sản xuất của người dân. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chọn một chủ đề mà em quan tâm (một lễ hội, ). Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề đã chọn và tạo ra một sản phẩm về chủ đề đó. ___ Thứ 4, ngày 18 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Yến, tạ, tấn I. Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của yến, tạ, tấn với ki-lô-gam. 9
  10. - Biến chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam. Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn. BTCL: 1, 2, 3 (chọn 2 trong 4 phép tính) - Rèn tư duy lô gích. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu “yến” - Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào? - GV giới thiệu. Ghi bảng 1 yến = 10 kg. - Một người mua 10 kg gạo tức là mua mấy yến gạo? Hoạt động 2: Giới thiệu “tạ” - Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ. - HS nghe và ghi nhớ: 10 yến = 1 tạ. GV giới thiệu. - 1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki-lô-gam ? Hoạt động 3: Giới thiệu “tấn” - Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ người ta còn dùng đơn vị là tấn. - GV giới thiệu. - Một con voi nặng 2000kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ? * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật:Trình bày miệng,nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập - Tiêu chí: + Biết xác định được độ lớn của yến, tạ, tấn. Biết mối quan hệ của yến, tạ, tấn với ki-lô-gam. + Biết đổi đổi các đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. Bài 3: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm IV. Hoạt động ứng dụng: - Tập ước lượng sử dụng các đơn vị đo khối lượng: Ki-lô-gam, yến, tạ, tấn rồi viết vào vở. Chẳng hạn: Con chó nhà em cân nặng khoảng 2 yến. ___ 10
  11. Tiết 2: TẬP ĐỌC Tre Việt Nam I. Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng chính trực. - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.Trả lời được câu hỏi 1, 2; thuộc được khoảng 8 dòng thơ. - Qua bài thơ các em thêm yêu quê hương, đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hái hoa. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia khổ thơ. - Luyện đọc nối tiếp theo khổ thơ và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: -GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. 11
  12. - GV đọc diễn cảm đoạn thơ. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc thuộc lòng một khổ thơ trong bài cho người thân nghe. ___ Thứ 5, ngày 19 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 2: TOÁN Bảng đơn vị đo khối lượng I. Mục tiêu: - Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam, quan hệ của đề- ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau. - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng. Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng. BTCL: 1, 2 - Rèn tích cực, làm việc cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Nhóm nào về đích trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu Đề-ca-gam - Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học. - Giới thiệu Đề-ca-gam và ghi lên bảng + Đề-ca-gam viết tắt là: dag + 1 dag = 10 g ; 10 g = 1 dag Hoạt động 2: Giới thiệu Héc-tô-gam - Giới thiệu và ghi bảng - HS đọc lại và ghi vào vở. + Héc-tô-gam viết tắt là: hg + 1 hg = 10 dag ; 1 hg = 100 g Hoạt động 3: Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng - Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng theo SGK. - Nhận xét: Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền nó. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. 12
  13. + Nắm được bảng đơn vị đo khối lượng. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 2: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. IV. Hoạt động ứng dụng: - Em quan sát các gói hàng trong quầy hàng tự chọn (gói đường, gói bánh, gói kẹo, gói bột canh, gói mỳ tôm, ) ghi lại ít nhất 5 mặt hàng có khối lượng số đo trong hai đơn vị: gam và kg. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ ghép và từ láy I. Mục tiêu: - Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức của Tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau; phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. - Bước đầu phân biệt từ ghép với từ láy đơn giản, tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho. - Mở rộng vốn hiểu biết về Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ sẵn các cột a, b, c, d ở BT1, viết sẵn các từ mẫu để HS điền các từ cần thiết vào từng cột. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét: - HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu nhận xét những từ “truyện cổ, thầm thì, ông cha” . - Giải thích nghĩa cho học sinh. - Muốn có những từ trên phải do những tiếng nào tạo thành? - Cho HS nhận xét “thầm thì” có gì khác? - Cho HS đọc tiếp đoạn thơ tiếp theo - Yêu cầu HS tìm 3 từ láy và nhận xét những từ láy tìm được. - Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành? Hoạt động 2: Ghi nhớ - HS đọc phần Ghi nhớ. - Yêu cầu HS tiếp nối nhau tìm từ ghép và từ láy. 13
  14. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Phân biệt được từ ghép và từ láy. + Nhận biết được từ ghép và từ láy. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 2: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân chơi trò chơi tạo từ ghép, từ láy từ một tiếng đã cho. ___ Tiết 4: TẬP LÀM VĂN Cốt truyện I. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là một cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó. - Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai - thế nào? 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét Bài 1: - HS đọc đề bài . - Theo em thế nào là sự việc chính? - Yêu cầu các nhóm đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và tìm các sự việc chính. - GV đi giúp đỡ từng nhóm. Nhắc nhở HS chỉ ghi một sự việc bằng một câu. - Kết luận về phiếu đúng. Bài 2: - Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cốt truyện của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Vậy cốt truyện là gì? Bài 3: - Cốt truyện gồm những phần nào? Nêu tác dụng của từng phần. 14
  15. Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được cốt truyện. + Biết nêu được các chuỗi sự việc trong cốt truyện. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 2: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Thứ 6, ngày 20 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Giây, thế kỉ I. Mục tiêu: - Biết đơn vị Giây - thế kỷ. Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa năm và thế kỷ. - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỷ. BTCL: 1, 2 (a,b). - Kích thích trí tò mò, ham hiểu biết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. Đồng hồ thật có ba kim giờ, phút, giây. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai đọc giờ chính xác? 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu giây - Cho HS quan sát đồng hồ và chỉ kim giờ, kim phút trên đồng hồ. - Hướng dẫn cho HS nhận biết: 1 giờ = 60 phút ; 1 phút = 60 giây Hoạt động 2: Giới thiệu thế kỷ - Hướng dẫn HS nhận biết : 1 thế kỷ = 100 năm - Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ một (thế kỷ I) 15
  16. - Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ thứ 2 (thế kỷ II). - Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỷ thứ hai mươi mốt (thế kỷ XXI) - Giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã.Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ mười lăm ghi là XV. - Yêu cầu HS ghi thế kỉ 19, 20, 21 bằng chữ số La Mã. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được đơn vị “giây, phút, thế kỉ”. + Nhận biết được năm nào thuộc thế kỉ nào. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 2: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu năm sinh của em và xác định năm đó thuộc thế kỉ nào. Năm 2010 thuộc thế kỉ nào? ___ Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về từ ghép và từ láy I. Mục tiêu: - Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm lẫn vần). - Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại). - Có thái độ tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. 16
  17. Bài 3: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được 2 loại từ ghép. + Nhận biết được 3 nhóm từ láy. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân chơi trò chơi thi tìm nhanh từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp có cùng tiếng đã cho. ___ Tiết 4: TẬP LÀM VĂN Luyện tập xây dựng cốt truyện I. Mục tiêu: - Khắc sâu kiến thức về cách xây dựng cốt truyện. - Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề xây dựng được cốt truyện chủ yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt cốt truyện đó. - Có ý thức trau dồi kiến thức khi làm bài văn kể chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: a. Tìm hiểu ví dụ - Phân tích đề bài. Gạch chân dưới những từ ngữ : ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên. + Xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì ? - Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính. Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại một câu. b. Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện -GV yêu cầu HS chọn chủ đề. - Gọi HS đọc gợi ý 1. - Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi lên bảng 1. Người mẹ ốm như thế nào? Người con chăm sóc mẹ như thế nào? 2. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì? 3. Người con đã quyết tâm như thế nào? 4. Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào? - Gọi HS đọc gợi ý 2 17
  18. 1. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì? 2. Bà tiên làm như thế nào để thử thách lòng trung thực của người con? 3. Cậu bé đã làm gì? c. Kể chuyện -Kể trong nhóm : Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý - Kể trước lớp - Gọi HS tham gia thi kể. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết xây dựng một cốt truyện. + Kể được vắn tắt câu chuyện dựa trên cốt truyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Viết thư. ___ Buổi chiều Tiết 2: KHOA HỌC Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? I. Mục tiêu: - Giải thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật, đạm thực vật. - Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm. - HS có thói quen ăn uống đầy đủ chất. II. Đồ dùng dạy học: - Hình SGK, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Nói với bạn tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo thường được sử dụng hằng ngày. Những thức ăn đó có nguồn gốc từ động vật hay thực vật? 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Trò chơi: “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”. - Chia lớp thành 2 đội : Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn. - Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. - Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn. - GV cùng trọng tài công bố kết quả của 2 đội. - Tuyên dương đội thắng cuộc. Hoạt động 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ? 18
  19. - GV treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm lên bảng và yêu cầu HS đọc. - HS tiến hành thảo luận nhóm - Yêu cầu các nhóm nghiên cứu bảng thông tin : + Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật ? + Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật ? + Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá ? - Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. - HS đọc 2 phần đầu của mục Bạn cần biết. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết sự cần thiết của việc phối hợp ăn đạm động vật,đạm thực vật + Nêu được các thức ăn chứa chất đạm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nói vói người thân về các loại thức ăn mà gia đình em đang sử dụng chứa loại chất đạm, chất béo nào. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 4. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả 19
  20. - Một số em chưa có ý thức học: Phát, Đức, An, Huy - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Tuyết, Thanh c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân: đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Phát cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 5: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 4. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Phát, Nhàn, Mạnh, Khoa - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Nhàn, Tuyết, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 16 tháng 09 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 20