Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở lớp 4

doc 29 trang thienle22 7300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_giup_hoc_sinh_ren_ky_na.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở lớp 4

  1. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 6. PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 3 II. PHẦN NỘI DUNG 4 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ 4 THỐNG BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT ĐỂ HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.2. Cơ sở thực tiễn 5 2. THỰC TRẠNG VIỆC RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT TRONG PHÂN MÔN 5 TẬP LÀM VĂN Ở LỚP 4 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC GIÚP 7 HỌC SINH RÈN KỸ NĂNG QUAN SÁT ĐỂ HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP 4 3.1. Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ của hoạt động quan sát 7 3.2. Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ quan sát trực tiếp các đối tượng miêu tả 15 khác nhau 3.3. Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ quan sát từ văn bản đọc và các phương 19 tiện truyền thông 3.4. Tổ chức thực hiện các bài tập rèn kỹ năng quan sát 21 4. KẾT QUẢ 23 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 27 1. Kết luận 27 2. Khuyến nghị 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 1/29
  2. I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập tiếng Việt với phương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học. Học sinh Tiểu học chỉ có thể học tập tốt các môn khác khi có kiến thức tiếng Việt. Bởi với người Việt Nam, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ để trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học có nhiệm vụ hoàn thiện năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Quan sát có vai trò rất quan trọng để học tốt các phân môn của Tiếng Việt: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu. Quan sát là nhận biết thế giới bằng các giác quan, là nhìn thấy, là nghe thấy, ngửi thấy, sờ mó thấy, nội cảm thấy. Quan sát bổ sung cho 2 kỹ năng nghe, đọc, giúp học sinh tăng thêm vốn sống, vốn hiểu biết, tăng vốn từ, rèn kỹ năng sống cho học sinh. Quan sát là nhiệm vụ số một để có nội dung làm văn miêu tả. Để có một bài văn hay, đòi hỏi người viết phải có một kỹ năng tìm ý và diễn đạt ý tốt. Muốn thực hiện được điều đó thì trước tiên người viết phải có kỹ năng quan sát tốt. Theo nhà văn Tô Hoài: “Quan sát không phải chỉ là đứng ngắm mà quan sát bắt ta hòa mình vào cuộc sống, thấy ra những cái cần ghi chép, cần nhớ và mở rộng những điều đã biết”. “Hằng ngày, ai mà không mắt nhìn, tai nghe, óc nghĩ đã đành, nhưng ích lợi của việc ghi chép đòi hỏi quan sát và suy nghĩ cho sâu sắc, cho ra khía cạnh”. Trên thực tế, học sinh tiểu học cũng chưa biết quan sát các sự vật sẽ phải thực hiện những thao tác nào, theo trình tự nào nên các em khó có thể miêu tả một cách đầy đủ và sinh động. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số bài tập giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở lớp 4” để góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt và đặc biệt là để rèn các kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học. Trên cơ cở đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học và mục tiêu môn Tiếng Việt, xây dựng hệ thống bài tập giúp các em rèn kỹ năng quan để học tốt văn miêu tả ở lớp 4. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hoạt động quan sát của lứa tuổi học sinh trong các mục đích khác nhau (tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết, phát triển năng lực ngôn ngữ để học tốt các phân môn Tiếng Việt, đặc biệt là văn miêu tả); quan sát trong các nhiệm vụ 2/29
  3. khác nhau (quan sát trực tiếp cuộc sống muôn màu muôn vẻ, quan sát khi đọc hiểu các văn bản nghệ thuật, quan sát tranh ) Bài tập rèn kỹ năng quan sát gồm nhiều nội dung kiến thức, kỹ năng. Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu hoạt động rèn kỹ năng quan sát cho học sinh lớp 4 tôi trực tiếp giảng dạy. 4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: HS lớp 4G, trường TH Trung Tự (năm học 2018-2019). 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp đã được sử dụng để nghiên cứu đề tài là: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là đọc các thành tựu mới nhất trong lĩnh vực tâm lý học, cơ sở văn học, cơ sở ngôn ngữ, cơ sở giáo dục, Từ đó để xây dựng bài tập kỹ năng quan sát cho học sinh Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra, thống kê, so sánh, đối chiếu dùng để đánh giá phương pháp dạy học, cách tổ chức giờ dạy, kết quả học Tiếng Việt trong tiết quan sát. Đánh giá khả năng, sự năng động, sáng tạo của học sinh. Trên cơ sở đó tìm biện pháp nâng cao kỹ năng quan sát để làm văn miêu tả cho học sinh, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo giá trị thực tiễn. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Nhằm khẳng định tính khả thi của quá trình vận dụng các bài tập rèn kỹ năng quan sát để tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết cho học sinh. 6. PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 6.1. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về Một số bài tập giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở lớp 4. 6.2. Kế hoạch nghiên cứu: - Tìm kiếm tài liệu - Đọc và chọn lọc tài liệu - Viết đề cương nghiên cứu - Triển khai nghiên cứu - Viết báo cáo kết quả nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2019. 3/29
  4. II. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT ĐỂ HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP 4 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Hoạt động quan sát 1.1.1.1. Định nghĩa: Quan sát là một hoạt động của trí tuệ và diễn ra theo một quá trình, kỹ năng quan sát rất quan trọng đối với con người trong cuộc sống. 1.1.1.2. Vai trò của quan sát: Quan sát có vai trò rất quan trọng. Nếu không có quan sát thì vốn hiểu biết, trí tưởng tượng và nói chung là toàn bộ trí tuệ, tâm hồn chúng ta đều không chỉ nghèo nàn mà còn không thể nào hình dung được. 1.1.1.3. Quan sát trong văn miêu tả ở tiểu học a. Ở tiểu học, quan sát gắn liền với văn miêu tả. b. Khả năng quan sát và đặc điểm nhận thức bằng trực quan của HS tiểu học: Tính cảm xúc thể hiện rất rõ khi các em tri giác – quan sát sự vật, các em bộc lộ rất rõ những cảm xúc của mình một cách hồn nhiên đối với đối tượng mà mình tri giác. c. Sự ảnh hưởng của nhận thức bằng trực quan vào quan sát và học văn miêu tả của HS tiểu học: Để có kĩ năng quan sát nhằm vận dụng vào làm bài văn miêu tả, các em phải có những hiểu biết phong phú, rộng rãi và cụ thể, sâu sắc về thế giới hiện thực. Trong khi đó, đặc điểm nhận thức của HS tiểu học về các đối tượng khách quan còn khá nhiều hạn chế. 1.1.1.4. Nhiệm vụ quan sát: Muốn làm văn miêu tả, việc đầu tiên là phải tập quan sát. Về logic của quá trình quan sát: có thể thực hiện theo trình tự sau: Trình tự không gian, trình tự thời gian, trình tự tâm lý. Dù quan sát theo trình tự nào cũng cần biết dừng lại ở bộ phận chủ yếu, trọng tâm để quan sát kỹ lưỡng. 1.1.2. Kỹ năng và hệ thống bài tập rèn kỹ năng 1.1.2.1.Khái niệm kỹ năng: Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. 1.1.2.2. Hệ thống bài tập rèn kỹ năng: là một tập hợp với nhiều bài tập khác nhau, được xếp thành các nhóm (trong mỗi nhóm có thể có những nhóm nhỏ hơn) theo một trình tự, nhằm thực hiện những chủ đích chung. 1.1.2.3. Hệ thống bài tập rèn năng lực quan sát. Quan sát hướng đến nhiều mục đích. Mỗi mục đích cần một hệ thống bài tập tương ứng. Riêng với HS tiểu học, tôi tập trung vào rèn luyện kỹ năng quan sát để các em có nội dung, có cảm hứng, có nhu cầu biểu đạt và có ngôn từ khi 4/29
  5. làm văn miêu tả. Hệ thống bài tập tôi xây dựng gồm 3 nhóm, mỗi nhóm có nhiều dạng bài tập cụ thể. - Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ của hoạt động quan sát gồm 8 dạng bài tập. - Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ quan sát trực tiếp các đối tượng miêu tả gồm 3 dạng bài tập. - Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ quan sát từ văn bản đọc, từ tranh và từ các phương tiện truyền thông gồm 3 dạng bài tập. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Khảo sát hệ thống bài tập yêu cầu học sinh quan sát trong phân môn Tập làm văn ở tiểu học. 1.2.1. Chương trình văn miêu tả đồ vật : Tuần 14 đến tuần 20 + Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật 1 tiết + Luyện tập quan sát : 1 tiết + Luyện tập xây dựng dàn ý : 1 tiết + Luyện tập xây dựng đoạn : 4 tiết + Bài viết : 1 tiết làm bài và 1 tiết trả bài 1.2.2. Chương trình văn miêu tả cây cối : Tuần 21 đến tuần 27 + Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối (1 tiết) + Luyện tập quan sát cây cối (1 tiết) + Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây (2 tiết) + Đoạn văn trong văn miêu tả cây cối (4 tiết) + Luyện tập miêu tả cây cối (1 tiết) + Kiểm tra – Trả bài (2 tiết) 1.2.2.3. Chương trình văn miêu tả con vật : Tuần 29 đến tuần 34 + Cấu tạo bài văn miêu tả con vật (1 tiết) + Luyện tập quan sát (1 tiết) + Luyện tập viết đoạn văn (4 tiết) + Viết bài kiểm tra và trả bài (2 tiết) 2. THỰC TRẠNG VIỆC RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Ở LỚP 4 Giờ Tập làm văn là cơ hội tốt để các em quan sát và tiếp xúc được cái hay, cái đẹp của thế giới muôn màu, để có thể lớn khôn lên về trí tuệ, đặc biệt là về tâm hồn tư tưởng, hình thành một nhân cách cao đẹp, nhưng nhiều em chỉ nghe và ghi nhớ một cách máy móc về văn chương. Để có được một kĩ năng, thông thường buộc phải trải qua nhiều bước luyện tập từ thấp đến cao, đặc biệt là phải được trải nghiệm phải được quan sát trực tiếp. Nhưng trên thực tế, HS thường nhảy cóc qua một số bước, phần tập và phần luyện thường bị coi nhẹ. 5/29
  6. 2.1. Những khó khăn của GV gặp phải trong việc hướng dẫn học sinh quan sát để làm văn miêu tả: Theo sự đánh giá của 8 GV trong khối 4 và 5, kĩ năng quan sát trong làm văn miêu tả của HS: Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) - Chưa tốt 4 50% - Bình thường 3 37% - Rất tốt 1 13% HS còn chưa chủ động trong công đoạn quan sát khi chuẩn bị viết bài văn miêu tả. Khi làm bài, các em chỉ ngồi nhớ lại những gì mình đã biết rồi viết vào. Các chi tiết được miêu tả không có sự sắp xếp, không có sự chọn lựa, không có sự biến hoá để các đối tượng được miêu tả trở nên sinh động và “lạ” hơn. Một số HS thì có quan sát đối tượng nhưng chưa biết lọc ra những chi tiết được coi là điểm nhấn để miêu tả đối tượng, các em còn lúng túng khi quan sát. * Một số khó khăn cơ bản mà GV thường gặp khi rèn kĩ năng quan sát cho HS qua các tiết TLV miêu tả là: Khó khăn Số lượng Tỉ lệ (%) - Phân chia đối tượng để quan sát. 3 37% - Lựa chọn trình tự để quan sát. 2 25% - Hướng dẫn HS sử dụng các giác quan để quan sát. 1 13% - Hướng dẫn HS thu nhận các nhận xét do quan sát 2 25% mang lại. 2.2. Khảo sát những khó khăn của HS gặp phải trong quan sát để làm văn miêu tả: Với câu hỏi: “Các khó khăn các em gặp phải trong quát trình quan sát là gì?” Kết quả thu được như sau: Những khó khăn Số lượng Tỉ lệ (%) - Không biết quan sát cái nào trước cái nào sau. 9 16,4 - Không biết ghi chép như thế nào. 7 12,7 - Cả hai ý trên. 39 70,9 Hai khó khăn cơ bản HS gặp phải là trình tự quan sát và cách ghi chép. Nếu giải quyết được hai khó khăn này thì kĩ năng quan sát của HS đã gần hoàn thiện, 70,9% HS cho biết gặp khó khăn cả hai ý trên. Kết quả này chứng tỏ kĩ năng quan sát hiện thời của HS còn rất hạn chế. Khi hỏi các em, trong câu văn: “Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy”, tác giả đã sử dụng những giác quan nào để quan sát ?” Khảo sát 55 HS trong lớp, các em có những nhận định: Ý kiến Số lượng Tỉ lệ (%) - Thính giác 9 16,3 6/29
  7. - Thị giác 22 40 - Xúc giác 14 25,5 - Thính giác và thị giác 10 18,2 Chỉ có 40% HS nhận định đúng vấn đề, còn có đến 60% các em nhận định sai. HS muốn làm tốt bài văn miêu tả, khâu quan sát là rất quan trọng. Các em có quan sát tinh tế, thì mới tìm ra được những ý hay để làm nên một bài văn miêu tả hay. Nhưng các em muốn quan sát tốt thì các em phải biết tận dụng các giác quan để quan sát. Chính vì thế, người GV cần phải biết hướng dẫn HS cách sử dụng các giác quan để quan sát.  Khi quan sát để viết văn, có người ghi chép cũng có người chỉ ghi nhớ trong đầu mà không ghi chép. Tuy nhiên với lứa tuổi của HS tiểu học thì các em dễ nhớ, mau quên, hay lẫn lộn, do vậy việc ghi chép là rất cần thiết. Nó sẽ là cơ sở đảm bảo cho bài văn đủ ý, chính xác và có hệ thống. Qua khảo sát 55HS thì có 43% cho biết có ghi chép khi quan sát, còn lại 57% thì trả lời không hề ghi chép gì khi quan sát. Đây là vấn đề mà GV có thể lưu ý nhắc nhở để tạo cho các em thói quen ghi chép cẩn thận nhằm tạo điểm tựa khi viết văn. 2.3. Nguyên nhân của thực trạng - Nhiều em không nắm được đặc điểm đối tượng mình đang tả, dẫn đến tả không chân thực, hoặc chung chung, hay vay mượn của người khác (bài mẫu). Cũng có trường hợp HS đọc xong đề bài không biết mình cần viết những gì và viết như thế nào, cái gì viết trước, cái gì viết sau. - Vốn liếng về cuộc sống, về văn học của HS tiểu học rất mỏng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học văn và TLV. HS còn phụ thuộc nhiều vào văn mẫu. Kĩ năng quan sát có vai trò rất lớn trong việc học văn miêu tả. Đây là kĩ năng cốt lõi để cùng với kĩ năng ghi chép và kĩ năng hành văn sẽ giúp HS viết được một bài văn miêu tả chất lượng. 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC GIÚP HỌC SINH RÈN KỸ NĂNG QUAN SÁT ĐỂ HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP 4 3.1. Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ của hoạt động quan sát 3.1.1. Bài tập rèn kĩ năng gọi tên đối tượng quan sát, gọi tên các chi tiết, bộ phận của đối tượng quan sát Dạng bài tập này rèn cho HS thói quen, quan sát thì phải định danh được đối tượng quan sát và định danh, gọi tên được các bộ phận của đối tượng quan sát. Quan sát cái cặp là phải giới thiệu được với người khác : đây là cái cặp em được thưởng do có thành tích học tập tốt, đây là quai cặp, đây là nắp cặp Quan sát một cây bóng mát phải giới thiệu được với người khác, đây là cây bàng ở sân 7/29
  8. trường, cạnh lớp học của em, đây là gốc cây, đây là thân cây, đây là cành cây Dạng bài tập này có thể sử dụng để thực hành tiếng Việt, mở rộng vốn từ. 3.1.2. Bài tập rèn kỹ năng phát hiện màu sắc, hình dạng, đặc điểm, phẩm chất của đốt tượng quan sát Quan sát là sự vận dụng để xem xét, nhận biết sự vật và hiện tượng nào đó. Tuy cùng sử dụng phương pháp quan sát nhưng nhà khoa học và nhà viết văn lại nhằm thu lượm những tư liệu khác nhau nên cách quan sát của họ khác nhau. Nhà khoa học khi quan sát một con vật, nghiên cứu cơ thể người điều họ chú ý không phải đặc điểm riêng của từng cá thể (Con chó lông màu gì ? Nó có dị tật gì không ? Con mèo mắt màu gì, lông ra sao, ). Mà là đặc điểm chung của giống, loài mà cá thể đó là đại diện (Con chó có đặc điểm gì chung của lớp thú, chân của mèo có đặc điểm gì tiêu biểu cho bộ ăn thịt ).Tài liệu họ thu được là các nhận xét mang tính khái quát và không chứa đựng cảm xúc hay trạng thái tình cảm. Người viết văn miêu tả lại quan sát theo một yêu cầu khác. Họ chú ý tới đặc điểm riêng của từng cá thể đồng thời nhận xét các đặc điểm này thông qua tình cảm và cảm xúc của mình (quan sát con mèo, họ chú ý trên lông nó có đặc điểm gì khác với con mèo xung quanh, khuôn mặt chi kia có đặc điểm gì so với những người phụ nữ khác ). Tài liệu thu được là những nhận xét của tính chủ quan và gắn liền với cảm xúc. Bài tập VD: Hãy quan sát và miêu tả đặc điểm bên ngoài về màu sắc, hình dạng, của các đối tượng sau đây: a. Chú bé liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến. (TV 4 tập 1 trang 24) b. Con mèo hoặc con chó của nhà em hoặc nhà hàng xóm (TV 4 tập 2 tr 120) c. Đồ chơi mà em thích (TV 4 tập 1 trang 153) d. Loại cây em thích (TV 4 tập 2 trang 40) Ví dụ : Tả đặc điểm ngoại hình con mèo. Các bộ phận Từ ngữ MT các đặc điểm của các bộ phận của con mèo Màu sắc toàn Đen thì đen như than, mắt vàng như lửa đèn. Trắng thì trắng như thân tuyết, mắt xanh như da trời. Đỏ thì đỏ như ngọn lửa . Sao lại có nhiều lông đến thế; tưởng chừng như thể đây không Bộ lông phải là con mèo mà là những quả cầu bằng lông với những mắt màu vàng. Lông ở một số con mèo giống như lông cáo, Cái đầu Hai tai . Mắt 3.1.3. Bài tập rèn kỹ năng sử dụng phối hợp các giác quan để quan sát 8/29
  9. Bài tập dạng này yêu cầu HS khi quan sát phải nói ra được với người khác, những thông tin thu nhận được như: Em nhìn thấy gì, nghe thấy gì, cảm thấy gì khi: quan sát con đường tới trường? quan sát sân trường lúc ra chơi? Thường HS chỉ dùng mắt để quan sát. Các nhận xét thu được thường là nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Đây là mặt mạnh nhưng cũng là mặt yếu của các em HS. Tôi thường hướng dẫn HS tập sử dụng thêm các giác quan khác để quan sát: quan sát một cây đang ra hoa, Ngoài mắt ra còn cần biết huy động cả mũi để phát hiện các mùi, mùi hương lúa, hương hoa trên con đường xuyên qua cánh đồng , cả tai (để thu nhận các tiếng động như tiếng chim hót, tiếng còi xe ô tô đồ chơi, .). GV cần định hướng cho HS giác quan cần sử dụng khi quan sát. Dạy quan sát cái bút chì có thể hỏi “Dùng tay sờ vào cái bút chì, em có cảm giác như thế nào?”. Ta có thể quan sát bằng các giác quan như sau : Mắt thấy Tai nghe Mũi ngửi Miệng nếm Tay cầm (thị giác) (thính giác) (khứu giác) (vi giác) (xúc giác) -Hình dáng: -Âm thanh: -Mùi: thơm -Cảm giác: -Vị : ngòn vuông, tròn, lách cách, tho, ngào mềm mềm, ngọt, bùi bùi, -Kích thước: leng keng, ngạt, hăng mịn màng, chua chát, cay to, nhỏ, -Nhịp điệu: hắc, khen nặng chịch, nồng, mằn -Màu sắc: dồn dập, chầm khét, ngầy nhẹ tênh, ram mặn, . xanh, đỏ, chậm, ngậy, ráp, Ví dụ : Em hãy tả chiếc cặp sách của em. Đó là cái cặp Khi mở cặp nhỏ màu nâu Không nhất Xoa tay vào Em lần lượt ra, thoảng xinh xắn. thiết phải sử miệng cặp đóng hai mấu thoảnh một Hình dáng chỉ dụng giác thấy nhẵn thín khoá lại kêu mùi thơm ngai nhỉnh hơn quan này khi và mát rười tanh tách ngái của da quyển phiếu tả cái cặp. rượi . thuộc luyện tập Lưu ý : - Tuỳ đồ vật mà ta sử dụng các giác quan nào liên quan đến việc quan sát. (Khi tả cái cặp, không nhất thiết chúng ta phải sử dụng vị giác (miệng nếm), nhưng khi tả trái cây thì chúng ta lại cần sử dụng giác quan này). - Cần tập trung các giác quan nào có tầm quan trọng đối với đồ vật được quan sát. (khi tả cái cặp thì thị giác là quan trọng). Ví dụ : Đề : Em hãy tả cây hoa hồng đang ra hoa. 9/29
  10. HS quan sát và ghi lại những điều đã quan sát được vào bảng sau: Mắt thấy Tai nghe Mũi ngửi Miệng nếm Tay cầm (thị giác) (Thính giác) (Khứu giác) (Vị giác) (Xúc giác) 3.1.4. Bài tập rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình quan sát Đối với văn miêu tả, nhờ có tưởng tượng mà tất cả những hình ảnh, màu sắc, âm thanh mà do quan sát đều có thể được tái hiện trước mắt chúng ta một cách sinh động, đẹp đẽ. Làm văn miêu tả không phải lúc nào cũng có đối tượng trước mắt để rồi ghi chép lại hiện trường. Tả cái cặp của em, có thể quan sát cái cặp ngay tại lớp và tả. Như tả cây bàng mùa thu đang thay lá, tả con trâu, con lợn, . thì không thể đưa những thứ đó đến lớp. Lúc đấy phải sử dụng hồi ức liên tưởng. Bài miêu tả sẽ tốt nếu hình ảnh sự vật được gợi lên trong tâm trí các em đã hoàn thành, nghĩa là sau khi các em đã hình dung đầy đủ sự vật. Nhờ biết sử dụng hồi ức liên tưởng, tưởng tượng, một HS đã viết được những dòng tả cây phượng vĩ có sức tạo hình trong một bài văn : “Dưới vòm lá, chim kéo nhau về hót ríu rít. Cành phượng tràn đầy tiếng hót và đỏ rực màu hoa thắm. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một chú chim đến đậu là có ngay bông hoa rụng. Chúng em đua nhau hò hét, đuổi theo những đoá hoa lìa cành chênh chếch bay nghiêng. Nhặt được hoa em bỏ vào cái lẵng nhỏ xinh, ngoắc trên tay rồi chơi bán hàng, bày chúng lên những bát miến bằng lá cây thái nhỏ đơm trên lá đa”. 3.1.5. Bài tập rèn kĩ năng lựa chọn chi tiết, bộ phận tiêu biểu trong đối tượng quan sát Điều kiện cơ bản và cũng là phương pháp cơ bản để làm tốt văn miêu tả là phải biết quan sát và chọn lọc những chi tiết tiêu biểu khi quan sát. Mọi kết quả quan sát được thể hiện trong bài văn miêu tả, là những chi tiết được quan sát tinh vi, thấu đáo, bài viết sẽ đặc sắc, hấp dẫn. Quan sát hời hợt, phiến diện bài viết sẽ khô khan, nông cạn. Lưu ý : - Khi HS quan sát, nếu có vật thật phải để vật thật trước mặt (cặp sách, đồ chơi, ). - HS quan sát nhiều lần, quan sát tỉ mỉ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh. - Khi quan sát HS phải tìm ra những nét chính (nét trọng tâm) của đồ vật, sẵn sàng bỏ đi những nét thừa làm cho bài văn lạc xa ý chính. - HS khá giỏi cần phải tìm ra được nét tiêu biểu, đặc sắc của đồ vật. Phải bộc lộ được cảm xúc hứng thú say mê của mình trước đối tượng quan sát. 10/29
  11. - HS phải tìm ra được những từ ngữ chính xác, những câu văn gãy gọn để ghi lại những điều đã quan sát được. 3.1.6. Bài tập rèn kĩ năng thể hiện tình cảm, cảm xúc của người quan sát, trên cơ sở thấy cái đẹp cái mới, cái lạ, cái đáng yêu, giá trị của đối tượng quan sát Quan sát là một thao tác hết sức quan trọng. Trước khi học văn miêu tả các em đã tiến hành quan sát một cách tự phát chưa có định hướng, chưa có phương pháp rõ rệt như ở các tiết học văn miêu tả. Thông thường học sinh chỉ sử dùng mắt để quan sát do đó kết quả thu được thường là các nhận xét và mô tả gắn liền với thị giác (hình dạng, màu sắc, hoạt động). Đó chính là mặt mạnh cũng là nhược điểm của các em. Chính vì thế mà GV phải rèn kỹ năng quan sát để làm văn miêu tả cho các em bằng tất cả các giác quan để từ đó khám phá, phát hiện, tìm tòi cái mới, cái đẹp, cái lạ, cái độc đáo khác thường, cái đáng yêu từ đối tượng miêu tả. Chẳng hạn: quan sát cây sầu riêng (tuần 22 tiết 43, lớp 4 tập 2) không thể chỉ dùng đến mắt mà còn dùng đến mũi, lưỡi mới phát hiện hương thơm, vị ngọt đặc biệt của trái sầu riêng so với hình dạng bên ngoài của nó (cái lạ, cái độc đáo khác thường). GV cần khơi gợi những hứng thú sáng tạo cho HS, trong quá trình quan sát dạy cho các em biết khám phá, phát hiện từ đối tượng cái đẹp, cái đáng yêu, những phẩm chất tốt đẹp, có làm được điều đó bài viết của các em mới bao phủ bởi một tâm trạng, bởi một tình cảm, cảm xúc đồng thời bày tỏ thái độ, đánh giá đối tượng miêu tả một cách trung thực nhưng vẫn đảm bảo được tính hồn nhiên, sinh động và luôn hướng tới cái thiện, nhắc nhở các em tránh thái độ giả tạo, giả dối, chống bệnh công thức, sáo rỗng, Một biểu hiện cụ thể là thói quen làm bài theo cách sao chép nguyên văn mẫu. Mặt khác chú trọng đến việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách của HS. Quan sát làm văn miêu tả, tôi hướng cho HS thể hiện tình cảm tươi sáng, gợi những cảm xúc lành mạnh, những hành vi đúng đắn, những thái độ tích cực. Điều đó không có nghĩa là tránh né cái xấu, cái tiêu cực trong cuộc sống, không cho phép các em tiếp xúc và tỏ thái độ. Chính vì thế mà quan sát phải đi liền với bày tỏ thái độ, tình cảm, cảm xúc và nhận xét đánh giá khi quan sát đối tượng miêu tả. 3.1.7. Bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh trong quá trình quan sát Nhân hóa để tả bên ngoài: “Con gà trống bước đi như một ông tướng” ; “Nắm lá đầu cành xòe ra như một bàn tay”, ­ Nhân hóa để tả tâm trạng: “Dòng sông chảy lặng tờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa ” 11/29
  12. Nhân hóa giúp cho việc miêu tả sinh động hơn. Các cảnh thiên nhiên hay động vật được nhân hóa trở nên thân thiết và gần gũi với con người. Nói chung nhân hóa đều nhuốm màu biểu cảm và nhiều khi nhân hóa là cách thức biểu lộ tình cảm của con người. Với việc quan sát là phải phản ánh một cách chân thực, sinh động và không thể thiếu được tính biểu cảm cho nên đòi hỏi HS phải biết nhân hóa: gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gợi hoặc tả con người. Chính vì thế tôi giúp HS tích lũy vốn từ khi miêu tả qua các bài tập đọc là những bài văn miêu tả hay của các nhà văn. Khi dạy tập đọc, tôi thường chỉ ra các từ ngữ miêu tả, phân tích cái hay, cái đặc sắc, sự sáng tạo khi dùng từ ngữ miêu tả. Sau mỗi giờ tập đọc, các em lựa chọn vài từ ngữ miêu tả hay để ghi. Việc học tập, mở rộng vốn từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh nhằm tích lũy vốn từ miêu tả. Rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu theo lối nhân hóa để miêu tả những gì mà HS thu thập được qua quá trình quan sát, qua những bài tập đọc. HS sẽ nhớ lại và kết hợp khả năng liên tưởng nhân hóa để làm bài. 3.1.8. Bài tập rèn kĩ năng lựa chọn trình tự quan sát - Bài tập rèn kĩ năng quan sát theo trình tự tâm lý: Quan sát theo trình tự tâm lí là quan sát những chi tiết, những hình ảnh nổi trội nào đầu tiên đập vào mắt người quan sát sau đó mới đến các hình ảnh, đối tượng khác. Quan sát theo trình tự tâm lí phụ thuộc nhiều vào đặc điểm tâm lí của người quan sát vì đối với mỗi chủ thể quan sát khác nhau thì sẽ có những chi tiết tạo nên ấn tượng mạnh là khác nhau tùy theo cách cảm nhận của từng người. Ví dụ : Tả con mèo. Có một hôm, tôi đang nằm, bỗng thấy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A! Con mèo này thật khôn. Chả là ngày thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mới rình ở đây. Bỗng nhiên nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi phốc một cái. Thế là một con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của mèo. Thật đáng đời cái giống ăn vụng đáng ghét Thông thường những chi tiết dễ gây sự chú ý trước nhất của người quan sát là yếu tố về màu sắc nổi bật, hình dạng đặc biệt, âm thanh đặc trưng, Ví dụ, một HS vào vườn hoa để quan sát thì những loài hoa có màu sắc sặc sỡ sẽ rất dễ thu hút sự chú ý của HS. Hoặc khi miêu tả “con lợn” chi tiết đầu tiên có em quan tâm là tiếng kêu đặc trưng của nó, có em lại ấn tượng ở 2 cái tai to như cái quạt của nó, Các em bị thu hút bởi chi tiết nào thì các em sẽ quan sát kĩ và tả về chi tiết đó nhiều hơn. Hoặc khi quan sát cây cối có HS sẽ bị những bông hoa nhiều màu sắc thu hút ngay, có em lại bị thu hút bởi những quả chín lủng lẳng trên cành, có em lại chú tâm quan sát trước tiên bộ phận thân có hình dạng đặc 12/29
  13. trưng của cây, việc chọn lọc những chi tiết này do đặc điểm tâm lí của từng cá nhân HS quy định. Trong chương trình tiểu học, các dạng bài tập rèn kĩ năng quan sát cho HS theo trình tự tâm lí thường ở mức độ đơn giản như quan sát tranh trả lời câu hỏi. GV treo tranh và hỏi HS tranh vẽ gì? Thông thường HS sẽ nêu những hình ảnh bắt mắt trước sau đó đến các chi tiết khác. Ưu điểm của việc quan sát theo trình tự tâm lí là nó tạo được hứng thú ở HS vì nó thể hiện chân thực cách nghĩ, cách cảm và thuận theo suy nghĩ của các em. Quan sát theo trình tự tâm lí có tác dụng phát huy khả năng sáng tạo của HS khi quan sát. Nhược điểm của việc quan sát theo trình tự tâm lí là đối với HS tiểu học vấn đề xác định trọng tâm khi quan sát để miêu tả còn nhiều hạn chế. Do đó, nếu GV chỉ tập trung rèn cho HS quan sát theo trình tự này thì nếu HS chưa có khả năng khái quát cao, quá trình quan sát sẽ dễ lan man, có khi lại tập trung quá nhiều vào các chi tiết kém phần quan trọng. Trong khi đó, HS lại quên đi nội dung chính cần làm rõ đối với đối tượng quan sát. - Bài tập rèn kĩ năng quan sát theo trình tự thời gian: Là việc quan sát cảnh vật, cây cối, theo mùa trong năm, quan sát sinh hoạt của con vật theo thời gian trong ngày: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều. Kĩ năng quan sát theo trình tự thời gian được SGK đề cập trong các dạng bài như cho một bài văn miêu tả có trình tự quan sát theo thời gian, yêu cầu HS xác định. Ưu điểm của quan sát theo trình tự thời gian là thấy rõ sự biến chuyển của đối tượng theo thời gian (sáng – trưa – chiều – tối; mùa xuân – mùa hạ - mùa thu – mùa đông; hôm qua – hôm nay; ) giúp người quan sát cảm nhận được những sự thay đổi của đối tượng mình đang quan sát. Hạn chế của trình tự quan sát theo thời gian là không làm rõ được mối tương quan giữa đối tượng đang quan sát với các đối tượng khác xung quanh, làm cho đối tượng được quan sát trở nên cô lập, trơ trọi và cảnh vật hiện lên thiếu nét sinh động vốn có của nó. Cũng như khi quan sát cây hoa hồng mà chỉ quan sát theo sự lớn dần của thân, cành, lá, hoa, thì cũng như một nhà nghiên cứu ghi chép lại những biến chuyển của cây hoa để theo dõi. Ví dụ : Đề : Em hãy tả cây được trồng trong sân trường em HS quan sát cây phượng và ghi lại những điều đã quan sát được vào bảng sau: Thời gian Sáng Buổi sáng, lá phượng xanh mướt, hoa đỏ tươi. Trưa Buổi trưa, lá xanh biếc, hoa năm cánh đỏ thắm, rực rỡ. Mùa xuân, phượng căng đầy nhựa sống, nhú lên từ khắp thân, cành Xuân những chồi non mơn mởn. 13/29
  14. Mùa hạ, phượng rực đỏ những chùm hoa tươi thắm, báo hiệu những ngày Hạ hè sắp đến. Mùa thu, những tán lá chuyển dần sang màu vàng úa. Chỉ một cơn gió Thu nhẹ thoảng qua là những phiến lá lả tả rơi như cơn mưa bụi. Càng nắng, hoa phượng càng thắm tươi, đỏ rực cả một khoảng trời đẹp Nắng đẽ. Mưa đến, phượng sung sướng đón lấy những giọt nước tắm cho thân, lá, Mưa cành, mang lại cho rễ nguồn lương thực mới. - Bài tập rèn kĩ năng quan sát theo trình tự không gian: Quan sát theo trình tự không gian là trước tiên quan sát toàn bộ sau đó đến quan sát từng bộ phận hoặc ngược lại, quan sát từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài, Việc rèn kĩ năng quan sát theo trình tự không gian cho HS được thấy trong hầu hết các bài tập ở các tiết TLV miêu tả. Đặc biệt là khi hướng dẫn HS quan sát đồ vật, cây cối, con vật. Ví dụ ở bài “Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật” (lớp 4, tuần 14) bài tập 1, cho HS đọc bài văn miêu tả “Cái cối tân”, sau đó ở câu hỏi d) yêu cầu HS trả lời:“Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào? (trình tự không gian: Từ bao quát đến bộ phận). Hoặc ở bài “Tập quan sát cây cối” (lớp 4, tuần 22) đề bài yêu cầu HS đọc lại 3 bài: Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo và nhận xét về trình tự quan sát theo thứ tự như thế nào. Nhìn chung, dạng bài tập rèn kĩ năng quan sát theo trình tự không gian cho HS thường dựa vào các bài văn miêu tả để yêu cầu HS xác định trình tự miêu tả. Qua nhiều lần HS thực hiện dạng bài tập này, các em sẽ học hỏi, nắm bắt được trình tự quan sát mà tác giả đã sử dụng. Sang phần quan sát và tìm ý, các bài tập yêu cầu HS vận dụng kĩ năng quan sát theo trình tự không gian để quan sát đối tượng rối viết thành một đoạn văn miêu tả. Chẳng hạn bài tập yêu cầu HS quan sát đặc điểm của một cái cây sau đó viết thành đoạn văn miêu tả. Trong bài văn miêu tả, nhờ sử dụng trình tự quan sát theo không gian mà làm cho sự vật, hiện tượng được nói đến hiện lên rõ ràng, cụ thể về mặt không gian: đường nét, hình khối, giúp các em xác định cụ thể đối tượng được nói đến. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng trình tự quan sát này thì sẽ không nêu bật được những nét tiêu biểu của đối tượng như: sự thay đổi của cây theo mùa, các hoạt động của con vật trong một ngày, Đây chính là những hạn chế của trình tự quan sát này. Ví dụ: Đề : Em hãy tả cây được trồng trong sân trường em. HS quan sát và ghi lại những điều đã quan sát được vào các ô trống trong bảng: Không gian 14/29
  15. Xa (viễn Từ xa nhìn lại, cây phượng xoè tán lá rộng che cả một góc sân. cảnh) Gần (Cận Càng đến gần càng cảm nhận được bầu không khí mát mẻ toả cảnh) ra từ cây phượng. Trên Phía trên cây là những cành phượng rung rinh những chùm hoa (Thượng) đỏ thắm. Dưới tán lá phượng êm ả, chúng em ngồi ôn bài, học bài không Dưới (Hạ) biết mệt. Trong cây, một dòng nhựa trắng toả khắp nơi tạo nguồn sinh Trong (Nội) lực dồi dào cho hoa, lá, cành Ngoài Ngoài thân cây là một lớp da xù xì, nham nhám, màu bạc (Ngoại) thếch. 3.2. Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ quan sát trực tiếp các đối tượng miêu tả khác nhau 3.2.1. Bài tập rèn kĩ năng quan sát đồ vật: Tả một đồ vật là dùng bài văn chân thực, giàu hình ảnh, có cảm xúc gợi cho người đọc (hay người nghe) thấy rõ đồ vật ấy ra sao (về hình dáng, kích thước, màu sắc, đặc điểm ) gắn bó với người làm ra hoặc đang sử dụng nó như thế nào? Khi hướng dẫn HS quan sát để tả đồ vật, tôi hướng dẫn các em xem xét tỉ mỉ các bộ phận, ở nhiều góc độ và bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi và có thể cả lưỡi nếm khi cần). Song khi miêu tả, cần tránh lối liệt kê thật đầy đủ, nặng về lí trí, thiếu cảm xúc của người viết. Khi quan sát cần nêu được những nét nổi bật, đặc sắc, vừa khắc họa rõ hình ảnh một đồ vật cụ thể vừa bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của các em về đồ vật ấy. Có như vậy, đồ vật được tả mới gây ấn tượng sâu sắc và đem đến cho người đọc những cảm xúc chân thật, lành mạnh. Để quan sát đồ vật nói chung, có thể chọn một trong hai trình tự thông thường: quan sát bao quát đồ vật, sau đó quan sát từng bộ phận cụ thể hoặc quan sát các bộ phận rồi quan sát các nét bao quát chung để phác họa lại sự vật một cách khái quát. Khi quan sát bộ phận, cũng như quan sát bao quát đồ vật, người ta không chỉ chú ý đến hình dạng, đặc điểm mà còn quan tâm đến các hoạt động hay việc sử dụng đồ vật đó của con người. Tuy nhiên, cần chọn để nêu những lợi ích và công dụng nổi bật, gắn với dụng ý miêu tả, hoặc nêu được suy nghĩ, cảm xúc của người viết. Ví dụ: quan sát để tả cái trống trường, có thể ghi lại tác dụng của trống là báo giờ học, giờ chơi, giữ nhip động tác thể dục, đồng thời qua đó bộc lộ sự gắn bó tâm trạng bồi hồi xao xuyến của bản thân khi nghe tiếng trống trường. 15/29
  16. Hệ thống câu hỏi nhằm định hướng cho HS quan sát đồ vật có thể thiết kế theo định hướng như sau: - Quan sát bao quát (hình dạng, kích thước, màu sắc, chất liệu ) - Quan sát từng bộ phận (chọn những nét tiêu biểu, hết hợp nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét của bản thân, tả kỹ bộ phận chính, lướt qua các bộ phận phụ ). Trình tự quan sát từ ngoài vào, từ trên xuống dưới, Nếu GV không tổ chức được cho HS trực tiếp quan sát vật thật có thể sử dụng tranh, ảnh để hỗ trợ. Nếu GV yêu cầu HS quan sát đồ vật ở nhà thì nêu yêu cầu phải kèm theo định hướng quan sát như trên để giúp HS rèn luyện kĩ năng quan sát cho mình một cách có hiệu quả. Ví dụ: Khi hướng dẫn HS quan sát để tả "chiếc cặp" , tôi gợi ý HS quan sát như sau: a) Quan sát bao quát chiếc cặp - Đó là loại cặp gì? (xách tay? có quai đeo ? ) - Cặp mới hay cũ? Làm bằng chất liệu gì ? (vải nhựa, giả da, vải ) - Hình dạng cặp thế nào (to chừng nào, tựa vật gì ) Màu sắc ra sao (khi thoạt nhìn cặp hoặc chỉ nhìn từ xa) ? b) Quan sát chi tiết từng bộ phận - Mặt ngoài chiếc cặp: + Nắp cặp và mặt trước cặp sách có gì nổi bật (về trang trí, hình thù, màu sắc, về đường viền, nẹp sắt ở góc, về khóa cặp hoặc chỗ gài, buộc ) + Mặt sau của cặp có gì đặc biệt (để trơn hay trang trí; cảm giác khi xoa tay lên đó như thế nào, ) ? + Quai xách (đeo) thế nào (hình dạng, kích thước tác dụng ). - Các bộ phận bên trong: + Cặp có mấy ngăn (rộng, hẹp, to, nhỏ thế nào)? làm bằng chất liệu gì (vải, da, )? + Em đựng gì ở mỗi ngăn của cặp ? Đặc biệt tôi lưu ý HS tập trung quan sát kỹ những nét riêng nổi bật của chiếc cặp cụ thể để phân biệt với các chiếc cặp khác. Ở phần này vừa quan sát các em vừa ghi lại những cảm nghĩ nhận xét, kỷ niệm, bất chợt hiện lên trong đầu để làm cho bài miêu tả thêm ấn tượng hơn. 3.2.2. Bài tập rèn kĩ năng quan sát cây cối Miêu tả cây cối là phải nêu rõ một số đặc điểm về hình dáng, bộ phận nổi bật (rễ, thân, cành, lá ) gắn với thời gian và khung cảnh cụ thể, khác với miêu tả đồ vật, cây cối có sự phát sinh, phát triển và có mối quan hệ với cả thiên nhiên, con người. 16/29
  17. Khi hướng dẫn HS tiếp xúc quan sát để miêu tả cây cối, tôi hướng dẫn các em: - Về trình tự quan sát: + Quan sát từng bộ phận của cây rồi quan sát bao quát. + Quan sát bao quát rồi quan sát từng bộ phận cụ thể. + Quan sát từng thời kỳ phát triển của cây theo tuổi đời của nó hoặc theo chu kỳ phát triển trong một năm. Hướng dẫn HS chọn được một vị trí thích hợp và không nhất thiết phải là vị trí cố định. Có thể là từ xa rồi đến gần, thậm chí là vắt vẻo trên một cành nào đó, có khi là từ trên nhìn xuống hay từ dưới nhìn lên các em dùng mắt quan sát vóc dáng, kích thước, màu sắc. Tay xoa lên thân cây trên mặt lá. Tai nghe tiếng gió, tiếng chim, tiếng lá thì thầm. Mũi xác định hương thơm của hoa và miệng để rõ vị ngọt của quả HS có thể chọn một thời điểm nhất định, hay một khoảng thời gian nào đó để miêu tả như từ lúc đến bên cây, chạy chơi dưới gốc cây đến khi ra về hoặc lúc chăm sóc, vun gốc, tưới nước, bắt sâu cho cây. - Khi HS quan sát, GV kiểm tra xem: + Trình tự quan sát có hợp lý không? + Các em đã quan sát bằng những giác quan nào? + Cái cây em quan sát có gì khác với những cây cùng loài? Tôi sử dụng hệ thống câu hỏi để gợi ý HS quan sát có thể theo trình tự sau: + Quan sát bao quát toàn cây (có thể là: từ xa, cây có hình dạng thế nào. Có màu sắc hay đặc điểm gì nổi bật ? Đến gần, thấy cây ở độ phát triển ra sao? Nhận xét chung về cây như thế nào ? ) + Quan sát cụ thể một vài bộ phận đáng lưu ý hoặc là điểm đặc biệt của cây (về gốc, rễ, thân, cành ) theo thứ tự mạch lạc và nổi bật trọng tâm MT. + Quan sát vài nét về cảnh vật, người liên quan đến cây, làm nổi bật hình ảnh cây cối nói chung hoặc vẻ đẹp cụ thể của cây cần tả. - Nếu GV yêu cầu HS quan sát mà không đưa ra dưới dạng những câu hỏi khô khan thì có thể sử dụng hình thức gợi ý bằng một đoạn văn có ngữ điệu, có tình cảm. Có thể điều này sẽ đem lại sự hứng thú đặc biệt cho các em. Ví dụ : khi yêu cầu HS quan sát để tả cây hoa hồng ở nhà em, tôi đã phát cho mỗi HS một vài gợi ý đặc biệt như sau: Cây hoa hồng có ở nhiều nơi nhưng đây là cây hoa hồng ở nhà em hoặc cây hoa hồng được em lựa chọn để miêu tả (nếu nhà không có trồng hoa hồng). Cây hoa hồng có thể được trồng ở chậu, hay trên luống? Cây đứng một mình hay sóng đôi, sóng ba? Cây hoa em quan sát như thế nào hãy tả đúng thế ấy 17/29
  18. nhé! Đừng quan sát riêng cây, hãy nhìn cả xung quanh, vì vị trí của cây hoa hồng sẽ có tác dụng tôn thêm vẻ đẹp cho nơi đó nữa đấy! Thân cây hoa hồng thế nào? thân, nhánh, cành, có gì nhỉ? Em hãy lấy tay sờ nhẹ thử lên thân và cành cây thử xem, cảm giác thế nào nhỉ? Lá nó ra sao? Mép lá có gì? Màu của lá ở gần gốc cây có khác màu lá trên ngọn không? Cây hoa hồng thật đẹp vào lúc nào? Sau mỗi cơn mưa hoặc vào sáng sớm có gì trên lá vậy? Khi nó ra hoa? Búp hoa mới như màu gì? To hay nhỏ? đầu búp ra sao? Khi đài hoa bắt đầu tách ra ta thấy gì? Và kia mấy bông hoa đã nở rồi thì có gì đặc biệt nào? Hãy ngắm kỹ những cánh hoa và nhụy hoa đi nào! Thử dùng mũi hít một hơi thật sâu, em cảm nhận được gì? quan sát xem có chú chuồn chuồn hay cô bướm nào ở đó không? Những bông hoa sắp tàn thì như thế nào khi có một cơn gió thoảng qua? Em có thích hoa hồng không ? Vì sao vậy? Chúng ta phải làm gì với loài hoa quý phái này nhỉ? Hãy thử tưởng tượng một HS đang cầm bài gợi ý này đứng trước khóm hoa hồng để quan sát, chắc chắn em sẽ rất thú vị vì phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, niềm đam mê quan sát sẽ dần dần được hình thành rồi hoàn thiện. Quan sát càng tốt, viết văn càng hay. Để đạt kết quả cao trong việc rèn kĩ năng quan sát cho HS qua tiết dạy TLV miêu tả, theo tôi nên lưu ý đến vấn đề này. 3.2.3. Bài tập rèn kĩ năng quan sát loài vật Tả loài vật có yêu cầu cao hơn so với tả đồ vật, tả cây cối, ngoài việc làm rõ những nét tiêu biểu về hình dáng, còn cần phải nêu bật được những đặc điểm về hoạt động, tính nết của con vật, đồng thời bộc lộ được mối quan hệ tình cảm của người tả với con vật đó. Khi tôi hướng dẫn HS quan sát để tả con vật, tôi vẫn nhắc HS không nhất thiết phải nêu cho đầy đủ tất cả các bộ phận mà chỉ nên chú ý đến những nét riêng của con vật để tả trước và tả kỹ, gây ấn tượng khó quên cho người đọc. Quan sát để tả hoạt động của con vật cần tìm ra những hoạt động chính thường ngày làm bộc lộ tính nết của con vật đó như: Gà trống - gáy sáng, mèo - rình bắt chuột, chó - sủa khi có người lạ, Nếu quan sát tả nhiều con vật cùng loài (đàn bò, đàn gà ) cần quan sát những nét bao quát về số lượng, nét nổi bật chung các bầy (đàn) như : Màu sắc, hình dáng Sau đó quan sát hoạt động và tính chất của từng giống (đực, cái), từng lứa (to, nhỏ). Cuối cùng, có thể dừng lại quan sát một vài con có hình thù, màu sắc, tính nết khác hẳn các con khác mà ta chú ý quan sát phát hiện được. Nếu quan sát để tả một con vật riêng lẻ thì trình tự quan sát là quan sát hình dáng bên ngoài rồi đến quan sát tính nết và một vài hoạt động. 18/29
  19. Hình dạng, thói quen sinh hoạt và sự hoạt động của loài vật nhiều khi hòa quyện vào nhau, có những biến đổi và sự thích nghị tương ứng với từng hoàn cảnh. Do đó, khi quan sát, tôi lưu ý HS phải nhìn nó lúc bình thường, theo dõi nó trong sinh hoạt, nhiều khi phải tìm hiểu thêm bằng cách hỏi những người am hiểu. Có con ta vỗ về nó, cho nó ăn, có con ta có thể ôm ấp, vuốt ve và với gà trống, với chim ta dùng tai để nghe nó gáy, nó hót. Thông thường khi quan sát để tả một con vật, tôi hướng dẫn HS quan sát theo trình tự cơ bản sau: - Quan sát đặc điểm hình dáng bên ngoài: + Nếu là gia súc: Trông cao to hay thấp bé? To nhỏ như thế nào? Màu da (hoặc lông) thế nào? Đầu, mình, chân, đuôi có nét gì đặc biệt ? + Nếu là gia cầm: Trông nhỏ nhắn hay vừa phải? Hình giống vật gì? Màu sắc bộ lông ra sao? Đặc điểm nổi bật ở đầu, mình, chân, đuôi ? - Quan sát về tính nết và một vài hoạt động: + Tính chất đáng yêu nổi bật ở con vật là gì? Tính nết ấy biểu hiện qua những cử chỉ, hoạt động nào ? (Ví dụ: Khi ăn, ngủ, đứng, nằm, khi trong chuồng, lúc ngoài sân, khi bình thường, lúc có chuyện đột xuất xảy ra ) + Nét đáng yêu về tính nết của con vật gợi cho em cảm xúc gì? Với trình tự này, tùy từng yêu cầu của đề bài mà tôi xây dựng hệ thống câu hỏi để giúp HS quan sát với yêu cầu cần đạt là tìm được những điểm làm bật lên toàn bộ hình dáng, màu sắc, những nét riêng biệt ở một số bộ phận cơ thể của chúng, thói quen sinh hoạt, hoạt động của từng loại, từng con. 3.3. Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ quan sát từ văn bản đọc và các phương tiện truyền thông 3.3.1. Bài tập rèn kĩ năng quan sát trong văn bản đọc Bài tập rèn kỹ năng quan sát văn bản đọc, chỉ cần yêu cầu các em: đọc văn bản, em nhìn thấy gì ? nghe thấy gì? cảm thấy gì từ văn bản? hãy nói lại. Rèn kỹ năng quan sát qua các văn bản đọc là dạng bài tập để luyện khá tốt và hiệu quả đối với HS tiểu học. Thông qua kênh chữ, từ các văn bản, các “bức tranh” hiện lên khá rõ. Ví dụ, cho HS đọc đoạn thơ: Trăng ơi từ đâu đến? Hay từ cánh đồng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà. Em nhìn thấy gì, nghe thấy gì từ khổ thơ, hãy nói lại. Các em sẽ nói được nhiều điều như: Thấy trăng màu hồng như quả chín, thấy cánh đồng xa, thấy ngôi nhà, và thấy một bạn nhỏ đang ngửa mặt lên trời 19/29
  20. để ngắm trăng và bạn ấy thấy trăng đẹp ngon như quả chín. Em còn nghe thấy tiếng của bạn nhỏ đang hỏi trăng, tiếng hỏi rất to “Trăng ơi từ đâu đến?” Ví dụ: Đọc hai dòng thơ trong bài “Dòng sông mặc áo” Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Em nhìn thấy gì, nghe thấy gì từ hai dòng thơ, hãy nói lại. Các em có thể kể, em thấy dòng sông, thấy nắng, thấy màu lụa đào của dòng sông, thấy sông đẹp như đang mặc áo dài. Em còn thấy một người đang đứng bên dòng sông, quan sát, nhìn ngắm. Và em nghe thấy tiếng của người đang quan sát khen dòng sông đẹp “Dòng sông mới điệu làm sao”. Hướng dẫn HS quan sát khi đọc văn bản nghệ thuật, các em sẽ như được trải nghiệm, được chứng kiến, được tham gia, các em sẽ có nhiều điều để kể, để khoe. 3.3.2. Bài tập rèn kĩ năng quan sát tranh Rèn kỹ năng quan sát tranh, chúng ta kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK ở bài Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Vấn đề là quan sát tranh thì phải quan sát những gì, quan sát thế nào để biết được những gì từ tranh. Cụ thể như sau: GV chuẩn bị tranh chu đáo khi cho HS quan sát: tranh phải đẹp, đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ để tạo cho HS hứng thú và hấp dẫn khi quan sát và trả lời. GV giới thiệu sơ lược về chủ đề của bức tranh, những chi tiết về con người, cảnh vật, sự việc, hiện tượng cần quan sát. Sau đó sử dụng hệ thống câu hỏi, gợi ý để giúp HS nhận biết các chi tiết có trong bức tranh. Các câu hỏi hướng dẫn cho HS quan sát cần theo một trình tự nhất định, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải hoặc chia tranh ra từng mảng và phải xoáy sâu vào trọng tâm của đối tượng. Trong quá trình hướng dẫn HS quan sát cảnh trong tranh, GV kết hợp với các câu văn tả trong bài tập đọc để giúp HS có vốn từ, câu văn hay và hình ảnh đẹp dồi dào. Trong quá trình trả lời câu hỏi tôi kịp thời uốn nắn những sai sót của HS khi trả lời. Khâu trình bày bảng của GV, tôi chia hai phần, bên trái là câu hỏi, bên phải là viết câu trả lời để tạo điểm tựa cho HS khi tả lại toàn bộ bức tranh. 3.3.3. Bài tập rèn kĩ năng quan sát khi xem truyền hình, phim ảnh Quan sát là phương thức học hỏi quan trọng của trẻ nhỏ. Với vốn kinh nghiệm và hiểu biết còn hạn chế, trẻ chưa thể xây dựng phương pháp tự quan sát có hiệu quả. Tuy nhiên trong thời đại mới, khoa học kỹ thuật phát triển tột bậc, cuộc sống đổi mới văn minh phát triển hơn, trẻ em có một kho thông tin phong 20/29
  21. phú đa dạng thông qua các phương tiện nghe nhìn như xem truyền hình, video, phim ảnh. Các em sẽ lĩnh hội và học tập từ đây được rất nhiều kiến thức. Trong các tiết TLV, GV thực hiện tích hợp, hướng dẫn các em quan sát qua các video hoặc băng đĩa tivi. Ví dụ : Trong tiết văn miêu tả cây cối, con vật, tôi đan xen cho HS xem các đoạn video (hình ảnh) về các loài hoa, các loài cây tiểu biểu cho họ cây bóng mát, các loại cây ăn quả, các con vật định tả, 3.4. Tổ chức thực hiện các bài tập rèn kỹ năng quan sát 3.4.1. Tổ chức thực hiện các bài tập rèn kỹ năng quan sát trong giờ luyện nói Các bài tập rèn kỹ năng quan sát, HS đều phải tự mình thực hiện. Rèn kỹ năng là phải luyện đi luyện lại, luyện cá nhân. Kết quả thực hiện bài tập của cá nhân HS phải được trình bày trong nhóm và trước lớp. Để có không khí đua khi luyện nói trước lớp, GV tổ chức giờ học thành trò chơi, mỗi cá nhân HS tham gia chơi là đại diện cho một nhóm. Có thể nhóm theo bàn, theo tổ, theo dãy bàn. Quy trình luyện nói có thể gồm các bước sau: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - GV nêu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói và nói trước tập thể của mỗi người. - GV ra nhiệm vụ quan sát, có thể quan sát một đối tượng trong cuộc sống, quan sát từ bài đọc, từ tranh. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS chuẩn bị nội dung nói - GV nhắc lại các yêu cầu của tiết luyện nói về nội dung bài nói và hình thức trình bày. - GV chia lớp thành các nhóm. - GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị đề cương nói cho nhóm mình. - HS trao đổi trong nhóm để thống nhất đề cương thể hiện kết quả quan sát của mình. Cá nhân chuẩn bị. Hoạt động 3: Tổ chức cho HS luyện nói trong nhóm. - GV tổ chức cho học sinh tập trình bày kết quả quan sát của cá nhân trong tổ, nhóm. - HS trong tổ nhận xét. - GV theo dõi, yêu cầu nhiều học sinh luyện nói. Hoạt động 4:Tổ chức cho HS nói trước lớp. - GV gọi hoặc các nhóm cử đại diện lên bảng quay xuống các bạn và trình bày kết quả quan sát của nhóm. - GV yêu cầu cả lớp theo dõi và chuẩn bị nhận xét. 21/29
  22. Hoạt động 5:Tổ chức cho HS nhận xét về ưu nhược điểm trong việc trình bày miệng của bạn vừa nói trước lớp. - GV tổ chức cho HS nhận xét. - GV tổng kết và nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể. 3.4.2. Tổ chức thực hiện các bài tập rèn kỹ năng quan sát trong giờ luyện viết. Luyện viết có thể được thực hiện trong giờ TLV viết, có thể chỉ là một phần của giờ luyện nói, có thể được giao về nhà. Nhưng luyện viết phải có yêu cầu từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Bước đầu của luyện viết là các em viết lại kết quả quan sát theo một bài tập. Sau đó là viết lại theo kết quả quan sát của nhóm, và của lớp. Viết lại những gì các em đã có nội dung trong đầu, thêm vào đó là liên tưởng, tưởng tượng, bộc lộ tình cảm, thái độ của các em, bài viết đó sẽ dễ viết hơn. Quy trình luyện viết có thể diễn ra như sau: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - GV nêu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng viết văn và trình bày ý của mỗi người. - GV ra nhiệm vụ miêu tả đối tượng được quan sát Hoạt động 2: Tổ chức cho HS chuẩn bị nội dung viết - GV nhắc lại các yêu cầu của tiết luyện viết về nội dung bài viết và các bước trình bày một đoạn 1 bài hoặc một dàn ý - Gv cho HS thực hiện hoạt động cá nhân. Hoạt động 3: Tổ chức cho HS luyện viết. - GV yêu cầu mỗi cá nhân vận dụng kĩ năng của bản thân, tự mình hoàn thành bài viết. - GV theo dõi nếu HS nào gặp khó khăn thì giúp đỡ 3.4.3. Tổ chức các trò chơi, cuộc thi để luyện nói, trình bày kết quả quan sát theo chủ điểm Tổ chức trò chơi để luyện nói có thể theo quy trình sau: Bước 1: GV giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc sau: - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài - Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ ) - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải (đáp án) của cuộc chơi (nếu có) Bước 3: Làm mẫu 22/29
  23. Bước 4: Thực hiện trò chơi Bước 5: Đánh giá - Nhận xét sau cuộc chơi Bước này bao gồm những việc làm sau: GV hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. 4. KẾT QUẢ: Để đánh giá được kết quả, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm qua tiết dạy, đánh giá năng lực tiếp nhận của HS. 4.1. Thực nghiệm qua tiết Tập làm văn ở lớp 4: Tuần: 30 Tiết : 59 Luyện tập quan sát con vật I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết để miêu tả. - Biết tìm các từ ngữ quan sát phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hành động của con vật. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, tìm tữ ngữ, hình ảnh miêu tả, viết câu, đoạn văn. 3. Thái độ: Yêu thích môn học và yêu thương các con vật. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa SGK (giáo án điện tử). Bảng phụ. III. Nội dung và tiến trình tiết dạy: A. Tổ chức lớp: Nhắc học sinh ổn định nề nếp, chuẩn bị sách vở, ĐDHT. B. Tiến trình tiết dạy: Phương pháp, hình thức tổ chức Thời Nội dung các hoạt động dạy học các hoạt động dạy học tương ứng gian chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5' 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cấu tạo bài văn miêu - GV đánh giá, bổ sung - 1 HS trình bày tả con vật - HS đánh giá bổ sung 30' 2. Dạy bài mới: *. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ - YC *. Hướng dẫn HS quan sát: Bài 1 : Đọc bài văn “Đàn ngan mới nở” - Xem đoạn tư liệu về đàn - GV cho HS xem - HS quan sát ngan - HS đọc 23/29
  24. Phương pháp, hình thức tổ chức Thời Nội dung các hoạt động dạy học các hoạt động dạy học tương ứng gian chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò (?) Bài văn miêu tả con gì? - HS trả lời (?) Con đã thấy con ngan bao + con ngan giờ chưa? Nó có bộ lông màu gì? + vàng, trắng - Đọc đoạn văn “Đàn ngan - GV nhận xét, chốt - HS lắng nghe mới nở” - Tìm hiểu nội dung chính - GV làm rõ yêu cầu BT2 - HS đọc yêu cầu đoạn văn BT2 Bài 2 : Để miêu tả đàn GV cho HS thảo luận nhóm - Thảo luận nhóm ngan, tác giả đã quan sát đôi. đôi hoàn thành những bộ phận nào của phiếu bài tập chúng? Ghi lại những câu (?) Tác giả đã miêu tả những - HS trả lời văn miêu tả mà em cho là bộ phận nào của con ngan ? + bộ lông, đôi mắt, hay cái mỏ, cái đầu, hai cái chân (?) Hình dáng của con ngan + chỉ to hơn cái được miêu tả như thế nào ? trứng một tí (?) Các bộ phận khác được miêu tả bằng những từ ngữ nào + ? - GV nhận xét, bổ sung (?) Tác giả đã miêu tả các bộ phận của chú ngan theo trình + từ bao quát đến tự nào? chi tiết (?) Ngoài các bộ phận được nhắc tới trong bài văn, bộ phận nào của chú ngan chưa được + cổ, mình, cánh miêu tả? Tác giả chỉ chọn miêu tả những đặc điểm tiêu biểu (?) Khi quan sát và miêu tả bộ lông của chú ngan con, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ + so sánh thuật gì? (?) Tác giả đã so sánh màu vàng của bộ lông với màu của sự vật nào ? - GV giải thích từ “guồng” + những con tơ nõn mới guồng (?) Ngoài ra, tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh khi - HS đọc chú giải miêu tả bộ phận nào của chú + đôi mắt, cái mỏ 24/29
  25. Phương pháp, hình thức tổ chức Thời Nội dung các hoạt động dạy học các hoạt động dạy học tương ứng gian chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ngan? (?) Màu nhung hươu là màu - HS trả lời như thế nào? (?) Việc sử dụng biện pháp so - HS trả lời sánh trong bài văn miêu tả có tác dụng gì? (?) Con hiểu thế nào là “lủn - HS trả lời chủn” - GV chốt, chuyển Bài 3 : Quan sát và miêu tả - HS đọc yêu cầu các đặc điểm ngoại hình - Cho HS xem 1 vài hình ảnh BT của con mèo (hoặc con chó) (?) Khi tả ngoại hình của con - HS thảo luận của nhà em hoặc của nhà mèo hoặc chó, con sẽ chọn tả nhóm, nêu hàng xóm những bộ phận nào? - GV lưu ý HS trước khi viết + Dựa vào kết quả quan sát tả các đặc điểm ngoại hình của - HS viết đoạn văn con vật (chú ý chọn tả đặc vào vở điểm nổi bật) - GV nhận xét bài viết của HS - GV chốt, chuyển Bài 4 : Quan sát và miêu tả (?) Khi miêu tả hoạt động của - HS đọc yêu cầu các hoạt động thường con vật, ta thường sử dụng từ BT xuyên của con mèo (hoặc loại nào, kiểu câu nào?? con chó) nói trên - Cho HS xem đoạn tư liệu - GV lưu ý HS trước khi viết + Nhớ lại kết quả quan sát +Tả các hoạt động thường xuyên của con vật (chọn đặc điểm nổi bật) - GV khen ngợi những HS biết miêu tả sinh động 5' 3. Củng cố – Dặn dò : - Trò chơi : “Nghe – đoán - GV cho HS xem ảnh về con - 1 HS dùng những con vật” vật (Chỉ cho HS lên bảng xem, câu văn ngắn miêu cả lớp đoán) tả về con vật, các bạn dưới lớp đoán - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau 25/29
  26. 4.3. Kết quả thực nghiệm: Số Mức độ Nêu được những Nêu lại được các Nắm được và vận HS ý cơ bản nhất kiến thức đã học ở dụng sáng tạo cần nắm bắt khi tiết vừa rồi một cách thức quan cách đầy đủ có hệ sát đối tượng quan sát đối thống Thời gian tượng Số lượng % Số lượng % Số lượng % 55 Trước thực 40 72,7 12 21,8 3 5,5 nghiệm 55 Sau thực 8 14,5 36 65,5 11 20 nghiệm Ưu điểm: - Tiết dạy đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra, nhìn chung HS nắm được trọng tâm và yêu cầu của bài học. - Chất lượng bài viết của HS được nâng cao rõ rệt: bố cục rõ ràng, sắp xếp ý chặt chẽ, lời văn trong sáng, chân thực. Các em sử dụng khá tốt các phép liên kết câu, các biện pháp tu từ và đặc biệt là biết lựa chọn ngôn ngữ nhằm thể hiện một cách khéo léo xúc cảm, tình cảm của mình đối với từng đối tượng trong văn miêu tả. - Với các thao tác được tiến hành liên tục trong các tiết học, HS đã được lôi cuốn và rèn luyện có hiệu quả các kĩ năng quan sát một cách có hệ thống. HS tích cực, độc lập, tự giác cao trong giờ học. Tuy nhiên, trong quá trình dạy – học thử nghiệm, HS còn gặp khó khăn khi giải quyết một số nhiệm vụ được giao. Từ đó tôi đã rút kinh nghiệm và điều chỉnh để đạt được kết quả tối ưu nhất - HS nắm được các kiểu mở bài trực tiếp, gián tiếp, kết bài mở rộng, không mở rộng và vận dụng quan sát để viết văn. Qua tiết dạy thử nghiệm, tôi thấy rằng trong quá trình dạy TLV miêu tả cho HS lớp 4, GV đóng vai trò rất lớn trong việc hướng dẫn HS rèn kĩ năng quan sát để từ đó các em viết đoạn văn hoàn chỉnh, mạch lạc, sinh động và hấp dẫn. Đặc biệt, người GV tiểu học phải biết kết hợp nhiều tiết dạy, các nội dung bài học của từng chủ đề giữa các phân môn với nhau để giúp HS tích lũy vốn từ ngữ trong quá trình viết đoạn, nâng cao chất lượng văn miêu tả của HS lớp 4. 26/29
  27. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Tiểu học là bậc học có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Đây là bậc học đầu tiên của hệ phổ thông, bậc học “nền móng” của hệ thống giáo dục quốc dân. Đổi mới giáo dục tiểu học là một trong những mục tiêu quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Chủ nhân tương lai của đất nước chính là thế hệ trẻ. Vì vậy cần phải giáo dục để trẻ phát triển một cách toàn diện, có đầy đủ các phẩm chất và năng lực về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng Dạy Tiếng Việt đồng thời là dạy học sinh tạo lập ngôn bản (nói, viết) và rèn luyện tư duy ở những thể loại gần với văn học (kể chuyện, thuật chuyện, đặc biệt là miêu tả). Quan tâm bồi dưỡng năng lực quan sát cho trẻ là giúp trẻ chủ động tăng cường vốn sống vốn hiểu biết của bản thân đồng thời rèn luyện kỹ năng sống cho chính các em sau này. Khi đã nắm bắt được con đường cách thức quan sát hiệu quả các em sẽ tích cực tích lũy tri thức, bồi dưỡng tâm hồn, trở thành những mầm xanh khỏe mạnh vươn cao xa hơn Hy vọng rằng, đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh, giúp các em rèn luyện được kỹ năng quan sát một cách tốt hơn, đạt kết quả học tập tốt hơn và giúp các giáo viên có thêm những tài liệu để làm phong phú thêm cho những bài dạy của mình. 2 Khuyến nghị: Để đạt được hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau: 2.1. Về phía GV - Nắm vững nội dung, cấu trúc chương trình cũng như nội dung, cấu trúc bài dạy để từ đó xác định tốt mục tiêu từng tiết dạy học, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, hiểu mức độ khó, dễ của các bài tập trong SGK, lựa chọn cách thức tổ chức và phương pháp tối ưu cho giờ dạy . - Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, đảm bảo vững chắc về mặt kiến thức và sự linh hoạt, mềm dẻo trong vận dụng lựa chọn phương pháp truyền đạt. - Chú ý đến khả năng, trình độ thực tế của HS. Do đặc điểm lứa tuổi Tiểu học còn nặng về tư duy cụ thể nên mọi kiến thức và kỹ năng văn, tiếng Việt muốn trở thành tài sản tinh thần của mỗi học sinh đều phải thông qua bài tập và phải hướng dẫn các em rất tỉ mỉ. - Tăng cường cho HS quan sát thực tế. - Tôn trọng học sinh, thường xuyên lắng nghe ý kiến học sinh, ứng xử khéo léo, tạo môi trường học tập tốt, thuận lợi cho sự phát triển nhân cách học sinh. - Tăng cường dự giờ, thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp. 2.2. Về phía HS 27/29
  28. - Có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập. - Có thời gian biểu hợp lý, chuẩn bị bài tốt. - Nghiêm túc, tự giác trong học tập. - Tăng cường thực hành quan sát, đọc sách báo thường xuyên để mở rộng vốn từ. 2.3. Về phía phụ huynh - Khuyến khích con em đọc nhiều sách báo, truyện văn học thường xuyên để mở rộng vốn từ. - Tập cho con em mình có thói quen quan sát, miêu tả từ những điều nhỏ nhất. - Nhắc nhở con em trong giao tiếp hàng ngày. - Động viên kịp thời khi con biết nói lời hay ý đẹp, biết quan sát và nói những câu văn hay. - Phối hợp với GV chủ nhiệm để thường xuyên nắm bắt tình hình. 2.4. Về phía nhà trường - Tổ chức thêm những buổi giới thiệu sách hay, mang ý nghĩa giáo dục, truyện văn học. - Có thể tổ chức cuộc thi viết truyện ngắn cho học sinh khối 4,5. - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề. - Động viên khen thưởng kịp thời với những giáo viên và học sinh có nhiều thành tích. - Lắp wifi cho các lớp học để thuận tiện cho GV tải tư liệu giúp HS dễ dàng quan sát hơn. Trên đây là một số việc làm của bản thân trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu phương pháp rèn kĩ năng quan sát cho học sinh. Bước đầu đã mang lại kết quả khả quan so với yêu cầu. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và năng lực của bản thân có hạn nên đề tài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi thiết sót. Tôi mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2019 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Phan Hương Giang 28/29
  29. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình Anh (2001), Những bài văn đạt giải quốc gia bậc tiểu học, NXB Nghệ An. 2. M. Gorki (1979), Bàn về văn học tập 1, NXB Văn hóa, Hà Nội. 3. Tô Hoài (1999), Một số kinh nghiệm viết văn MT, NXB GD, Hà Nội. 4. Lê Đình Hoan (1996), Hỏi – đáp về đổi mới phương pháp dạy học tiểu học, NXB Giáo dục. 5. Nguyễn Lộc, Trần Đình Sử, Nguyễn Trí (1995), TLV 7, NXB GD, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2006), Dạy lớp 2 theo chương trình Tiểu học mới, (Dự án phát triển GV Tiểu học), NXB GD, Hà Nội. 6. Trà Ly (2006), Trắc nghiệm năng lực quan sát, NXB Trẻ. 7. Trịnh Mạnh (2001), Tiếng Việt lý thú, NXB Giáo dục. 8. Nguyễn Đặng Mạnh (2003), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, (1998), Văn miêu tả và kể chuyện, NXB GD. 10. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 29/29