Ôn tập Toán lớp 4 (từ ngày 17/2 đến ngày 21/2)

docx 10 trang thienle22 5070
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Toán lớp 4 (từ ngày 17/2 đến ngày 21/2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_toan_lop_4_tu_ngay_172_den_ngay_212.docx

Nội dung text: Ôn tập Toán lớp 4 (từ ngày 17/2 đến ngày 21/2)

  1. ÔN TẬP TOÁN LỚP 4 (Ngày 17/02/2020) Bài 1. Đặt tính rồi tính a) 248 x 45 b) 357 x 607 c) 30512 x 72 d) 23142 : 67 e) 45 917 : 523 Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất : 42 x 8 - 42 x 3 + 48 x 5 69 x 4 + 69 x 3 + 69 x 2 + 69 123 x 15 – 123 x 5 456 x 13 – 456 x 2 – 456 12 x 34 + 12 x 65 + 12 49 x 123 – 49 x 22 – 49 4 x 189 x 20 25 x 895 x 4 Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống : 36dm2 = .cm2 1200 cm2 = dm2 3 dm2 56 cm2 = . cm2 8 dm2 9 cm2 = . cm2
  2. Bài 4: Hai đoàn xe ô tô chở dưa hấu ra thành phố, đoàn xe thứ nhất có 8 xe, đoàn xe thứ hai có 5 xe, mỗi xe chở 1250kg dưa hấu. Hỏi cả hai đoàn xe chở bao nhiêu kg dưa hấu ? Bài giải: Bài 5. Hai thùng chứa được tất cả 600l nước. Thùng bé chứa được ít hơn thùng lớn 140l nước. Hỏi mỗi thùng chứa được bao nhiêu lít nước? Bài giải: Bài 6: Để lát nền 1 căn phòng người ta sử dụng hết 300 viên gạch hình vuông có cạnh 20cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông ? Biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể. Bài giải: Bài 7: Hai đoàn xe chở dưa hấu ra thành phố, đoàn thứ nhất có 8 xe, đoàn thứ hai có 5 xe, mỗi xe chở 1250kg dưa hấu. Hỏi cả hai đoàn xe chở tất cả bao nhiêu ki-lô-gam dưa hấu? (Giải bằng hai cách) C¸ch 1: C¸ch 2:
  3. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Ngày 18/02/2020) Bài 1. Tìm và gạch 1 gạch dưới từ ghép và 2 gạch dưới từ láy trong đoạn thơ sau : Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ dàu dàu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Bµi 2: T×m tõ ghÐp vµ tõ l¸y trong ®o¹n v¨n sau: §ªm Êy trêi m­a phïn. §ªm h«m sau l¹i m­a tiÕp. Cá mäc tua tña. Mét mµu xanh non ngät ngµo, th¬m m¸t tr¶i ra mªnh m«ng trªn kh¾p c¸c s­ên ®åi. Bài 3. a) Gạch dưới các từ láy trong đoạn thơ sau: Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn đan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Nguyễn Du b) Xếp các từ vừa tìm được vào nhóm thích hợp: - Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: - Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần Bài 4: Gạch bỏ từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ sau: a) thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật. b) thật thà, thật sự, thật lòng, thành thật, thật tình, thật tâm. c) bộc trực, chính trực, trực tính, trực bạn, trung trực, cương trực.
  4. Bài 5: Gạch 1 gạch dưới danh từ, 2 gạch dưới động từ trong đoạn văn sau: "Xuân đi học qua cánh đồng làng. Trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích. Đó đây, có bóng người đi thăm ruộng hoặc be bờ. Xuân rón rén bước trên con đường lầy lội.” Bài 6: Đọc đoạn văn sau rồi xác định câu kể Ai làm gì? Gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu: (1)Tiếng đàn bay ra vườn. (2)Vài cánh ngọc lan rụng xuống nền đất mát rượi. (3) Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa. (4) Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. (5) Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. (6) Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp. Bài 7: Điền tiếp chủ ngữ hoặc vị ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu kể Ai làm gì? a) Tôi và ông tôi b) đang tung bọt trắng xoá. c) Ngoài đồng, các cô bác nông dân d)Từ nhiều năm nay, cái bàn Bài 8: Đặt hai câu kể “Ai làm gì?” có sử dụng phép nhân hoá để nói về: a) Cái cặp sách của em: b) Chiếc hộp bút của em: Bài 9: Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau, xác định CN, VN của các câu đó. Để mau chóng biến con mình thành thần đồng, cha cậu đã mời rất nhiều thầy dạy nhạc. Người thầy đầu tiên là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Cha cậu đưa thầy giáo về nhà trong lúc Bét-tô-ven đang mải chơi một khúc nhạc trên vi-ô-lông. Cậu sốt sắng ngồi vào bàn oóc-gan ngay.
  5. ÔN TẬP TOÁN – TIẾNG VIỆT LỚP 4 Ngày 19/02/2020 A. TOÁN: Bài 1. 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Số gồm 5 triệu, 4 nghìn, 3 trăm, 2 chục và 1 đơn vị. A. 5 400 321 B. 5 040 321 C. 5 004 321 D. 5 430 021 2. Khoanh vào số bé nhất: 9281 2981 2819 2891 3. Khoanh vào số thích hợp để viết vào chỗ chấm: 9tạ 5kg > . kg A. 95 B. 905 C. 950 D. 9005 4. Số nào trong các số dưới đây có chữ số 5 biểu thị cho: 50000 A. 65324 B. 56834 C. 36254 D.425634 5. Biết 1 quãng đường AB dài 12 km. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu kilômét? 3 A. 20km B. 30km C. 36km D. 40km Bài 2: Một hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông, cạnh hình vuông là 19cm. Biết rằng hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 12cm. Tính diện tích hình chữ nhật. B. TIẾNG VIỆT Bài 1:Điền s hoặc x vào từng chỗ trống cho phù hợp: ao động ao giấy tờ in mời lát au em xét âu chuỗi Bài 2: Khoanh vào chữ cái trước từ nói về lòng nhân hậu, tình thương yêu con người : a. thương người d.nhân ái g.hiền từ b.nhân từ e. khoan dung h.đùm bọc
  6. c. thông minh f. thiện chí i. che chở Bài 3 : Tìm 2 từ trái nghĩa với nhân hậu: Tìm 2 từ trái nghĩa với đoàn kết: Bài 4 : Xếp các từ sau vào mỗi cột cho phù hợp : nhân dân; nhân đạo; nhân tâm; nhân tài; nhân lực; nhân vật; nhân nghĩa; nhân quyền A B Tiếng nhân trong từ có nghĩa là người Tiếng nhân trong từ có nghĩa là lòng thương người Bài 5 : Khoanh vào chữ cái trước câu dùng sai từ có tiếng nhân: a.Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài. b.Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù. c.Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai khó khăn bà thường hết lòng giúp đỡ. d.Bác của tôi rất nhân tài
  7. ÔN TẬP TOÁN – TIẾNG VIỆT LỚP 4 Ngày 20/02/2020 A. TOÁN: Bài 1. Đặt tính rồi tính. 542 009 + 67 987 679 805 – 45 670 800 x 980 45 650 : 35 . Bài 2. Tính bằng cách thuận tiện. a, 530 : 5 + 470 : 5 b, 1500 : 20 : 5 . Bài 3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 5 tấn 20 kg = kg. 15 thế kỉ = năm 150 phút = giờ phút năm 2011 thuộc thế kỉ thứ 2 km2 5m2 = m2 340 021 dm2 = m2 dm2 7m2 2dm2 = dm2 2m 5dm = dm 1tấn 20 kg = kg 6 phút 45 giây = giây Bài 4: Tìm y, biết: a) y : 255 = 204 b) 89658 : y = 293 Bài 5: Một mảnh vườn hình chữ nhật có trung bình cộng của số đo chiều dài và số đo chiều rộng là 47m, chiều dài hơn chiều rộng 16m. Tính diện tích của mảnh vườn đó? Bài giải
  8. B. TIẾNG VIỆT: Bài 1: Viết những từ ghép có tiếng “trung” sau đây vào từng cột cho phù hợp: Trung kiên, trung nghĩa, trung bình, trung du, trung hậu, trung lập, trung thành, trung thần, trung tâm, trung thu, trung thực. Trung có nghĩa là “ở giữa” Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” . . Bài 2: Gạch chân dưới các từ láy trong đoạn thơ sau: Góc sân nho nhỏ mới xây Chiều chiều em đứng nơi này em trông Thấy trời xanh biếc mênh mông Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy Bài 3: Tìm: a) Hai từ ghép có nghĩa tổng hợp: b) Hai từ ghép có nghĩa phân loại: Bài 4: Đặt câu với mỗi từ sau: - trung thực: - nhân hậu: - dã man:
  9. ÔN TẬP TOÁN – TIẾNG VIỆT LỚP 4 Ngày 21/02/2020 A. TOÁN: Bài 1. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1. Sáu triệu năm trăm mười ba nghìn viết là: A. 6 000 000 513 000 B. 650 013 000 C. 6 513 000 2. Trong các số 35; 420; 864 số nào chia hết cho cả 2 và 5: A. 420 B. 35 C. 864 3. Giá trị của biểu thức: 25 x 4 + 10 : 2 là: A. 95 B . 100 C. 105 4. Số trung bình cộng của 50 và 40 là: A. 45 B. 50 C. 55 Bài 2. Đặt tính rồi tính: 3681 : 43 54994 : 637 Bài 3: Tính giá trị của biểu thức: ( 123 – 56 ) x ( 45 + 93) 1000 : ( 25 x 4 ) + 45 Bài 4: Một máy bơm nước trong 1 giờ bơm được 97200 lít nước vào bể bơi. Hỏi trung bình mỗi phút máy đó bơm được bao nhiêu lít nước? Bài giải
  10. B. TIẾNG VIỆT Bài 1: Xếp các từ ghép sau vào bảng cho phù hợp: hoa quả, xe máy, núi rừng, hoa hồng, làng mạc, nhà cửa, sách vở, cây tre, con trâu, quần áo, ghế tựa, máy bay. Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Từ ghép có nghĩa phân loại: Bài 2: Xếp các từ sau vào bảng cho phù hợp: thẳng thắn, thật thà, gian dối, lừa dối, ngay thẳng, dối trá, gian lận, lừa đảo, chân thật, chính trực. Từ gần nghĩa với từ trung thực Từ trái nghĩa với từ trung thực Bài 3 : Viết 4 từ ghép có chứa tiếng “thương” Bài 4: Tìm 2 danh từ cho mỗi loại dưới đây: a. Danh từ chỉ người: b. Danh từ chỉ vật: c. Danh từ chỉ hiện tượng: d. Danh từ chỉ khái niệm: e. Danh từ chỉ đơn vị: Bài 5: Viết hai thành ngữ hoặc tục ngữ nói về: a. Lòng thương người: b. Tính trung thực và tự trọng: . c. Ước mơ của con người: