Đề kiểm tra học kỳ II – Môn Khoa học, Lịch sử, Địa lí – Lớp Bốn

doc 6 trang thienle22 4180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II – Môn Khoa học, Lịch sử, Địa lí – Lớp Bốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_khoa_hoc_lich_su_dia_li_lop_bon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II – Môn Khoa học, Lịch sử, Địa lí – Lớp Bốn

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Họ và tên : Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Lớp : Bốn/ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học: 2017-2018 Môn : KHOA HỌC – Lớp BỐN (40 phút) Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng nhất. Câu 1: Trong không khi thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, thực vật và động vật là: A. Ô-xi B. Ni- tơ C. Các- bô- níc Câu 2: Để làm giảm tiếng ồn, ta cần phải: A. Trồng cây xanh, lắp các bộ phận cách âm, đi nhẹ nói khẽ. B. Trồng cây xanh, xây dựng công trường, mở nhạc to. C. Trồng cây xanh, mở ti vi, cười đùa nói to. Câu 3: Cá dưới ao, hồ có thể cảm nhận được tiếng chân người bước trên bờ là do âm thanh có thể truyền qua: A. Không khí . B. Chất rắn. C. Chất lỏng. Câu 4: Nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh (không mắc bệnh) là: A. 360 C B. 370 C C. 380 C Câu 5: Nhiệt độ nước đang sôi là: A. 800C B. 900C C. 1000C Câu 6: Giai đoạn cây lúa cần nhiều nước nhất: A. Lúc cây lúa mới nảy mầm B. Lúc cây lúa mới đẻ nhánh hay sắp trổ bông C. Lúc cây lúa chín chuẩn bị thu hoạch Câu 7: Trong quá trình sống, động vật lấy từ môi trường: A. Thức ăn, nước uống, khí ni-tơ B. Thức ăn, nước uống, khí các-bô-nic C. Thức ăn, nước uống, khí ô-xi Câu 8: Để chống rét cho động vật, cần phải: A.Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát B. Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió C. Cho ăn nhiều chất khoáng, chuồng trại thoáng mát Câu 9: Chuỗi thức ăn trong thiên nhiên hợp lý nhất là: A. Cỏ xanh Thỏ Cáo Xác chết đang phân hủy Cỏ xanh B. Thỏ Cỏ Xác chết đang phân hủy Cáo Thỏ C. Cáo Thỏ Cỏ xanh Xác chết đang phân hủy Cáo II. PHẦN TỰ LUẬN: (2,0 điểm) Câu 1: (1,0đ) Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời hoặc ánh lửa hàn?
  2. Câu 2: (0,5đ) Kể tên một số vật là nguồn sáng, một số vật là vật phản chiếu ánh sáng? Câu 3: (0,5 đ) Đất trồng được gọi là màu mỡ khi nào? Bài làm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hết
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KT HK II – Năm học: 2017 – 2018 Môn : KHOA HỌC – LỚP 4 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8,0 điểm) HS khoanh tròn đúng mỗi câu theo thứ tự trả lời như sau: CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án A A C B C B C B A Điểm 1,0đ 1,0đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ 1,0đ 1,0đ 0,5đ 1,5đ II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 2,0 điểm) Câu 1: (1,0đ)Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời hoặc ánh lửa hàn? Trả lời:. Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn vì: Ánh sáng được chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời rất mạnh và trong đó có tia tử ngoại gây hại cho mắt (0,25đ). Nếu nhìn trực tiếp sẽ gây hoa mắt, chói mắt (0,25đ) Ánh lửa hàn rất mạnh, trong đó còn chứa nhiều tạp chất độc như: bụi, gỉ sắt, các chất khí độc (0,25đ) do quá trình nóng chảy kim loại sinh ra có thể làm hỏng mắt (0,25đ). Câu 2: (0,5đ) Kể tên một số vật là nguồn sáng, một số vật là vật phản chiếu ánh sáng? Trả lời: - Vật là nguồn sáng: đèn ngủ, ngọn nến, đèn pin, mặt trời, (0,25đ). - Vật phản chiếu ánh sáng: tấm gương, trái đất, mặt nước, (0,25đ). Câu 3: (0,5đ) Đất trồng được gọi là màu mỡ khi nào? Trả lời: - Đất trồng được coi là màu mỡ nếu các thành phần chính trong đất là mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, không khí và nước có tỉ lệ thích hợp (0,25đ) Trên thực tế, người ta thường phải bón thêm phân cho đất trồng nhằm cung cấp cho cây đủ các chất khoáng cần thiết (0,25đ) Hết
  4. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Họ và tên : Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Lớp : Bốn/ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học: 2017-2018 Môn : LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ – Lớp BỐN (40 phút) Đề bài I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý em cho là đúng nhất. Câu 1: (1,0đ) Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở: A. Lam Sơn B.Thăng Long C. Chi Lăng Câu 2: (1,0đ) Bia đá dựng ở Văn Miếu khắc tên tuổi của những người đỗ: A. Tiến sĩ B. Cử nhân C. Tú tài. Câu 3: (1,0đ) Dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ-Quang Trung, quân Tây Sơn đã lập nên những chiến công vang dội, đánh bại quân giặc ngoại xâm là: A. Xiêm B. Thanh C. Xiêm và Thanh Câu 4: (1,0đ) Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta vào năm: A. 1001 B. 1010 C. 1100 Câu 5: (1,0đ) Ở nước ta, lúa gạo được trồng nhiều ở khu vực địa hình: A. Miền đồng bằng B.Miền núi C.Miền trung du Câu 6: (1,0đ) Ở Duyên hải miền Trung thường có những dân tộc nào sinh sống? A. Người Kinh và người Chăm B. Người Tày và người Hmông C. Người Nùng và người Khơ me II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 4,0 điểm) Câu 1: (1,0đ) Nhà Hậu Lê làm gì để tôn vinh những người đỗ đạt? Câu 2: (1,0đ) Sau khi vua Quang Trung qua đời(1792) tình hình nước ta như thế nào? Câu 3: (1,0đ) Điều kiện nào đã giúp cho đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? Câu 4: (1,0đ) Kể tên một số hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Duyên hải miền Trung? BÀI LÀM . .
  5. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hết
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KT HK II – Năm học: 2017 - 2018 Môn : LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ – LỚP 4 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) HS khoanh tròn đúng mỗi câu theo thứ tự trả lời như sau: CÂU 1 2 3 4 5 6 ĐÁP B A C B A A ÁN 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 4,0 điểm) Câu 1: (1,0đ) Nhà Hậu Lê làm gì để tôn vinh những người đỗ đạt? Nhà Hậu Lê đặt ra lễ xướng danh(lễ đọc tên người thi đỗ), lễ vinh quy(lễ đón rước người đỗ cao về làng) (0,5đ), và khắc tên tuổi người đỗ cao( Tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài (0,5đ). Câu 2: (1,0đ) Sau khi vua Quang Trung qua đời(1792) tình hình nước ta như thế nào? -Triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh một người thuộc dòng họ chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn (0,5đ). Năm 1802, triều đại Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân(Huế) (0,5đ). Câu 3: (1,0đ) Điều kiện nào đã giúp cho đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước (0,5đ). - Vì đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. (0,5đ) Câu 4: (1,0đ) Kể tên một số hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Duyên hải miền Trung? Nghề chính của họ là nghề nông, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản (0,5đ). Ngày nay, họ còn có thêm nhiều hoạt động kinh tế mới như: phục vụ du lịch, làm việc trong các nhà máy đóng tàu, nhà máy đường (0,5đ)