Ôn luyện Hóa học Lớp 9 - Tiết 44: Metan

pdf 4 trang Thương Thanh 08/08/2023 1070
Bạn đang xem tài liệu "Ôn luyện Hóa học Lớp 9 - Tiết 44: Metan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfon_luyen_hoa_hoc_lop_9_tiet_44_metan.pdf

Nội dung text: Ôn luyện Hóa học Lớp 9 - Tiết 44: Metan

  1. Thứ ngày tháng năm 2021 Tiết 44 Bài METAN I. Công thức phân tử metan CH4, PTK: 16 1. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý: -Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than, trong bùn ao, trong khí biogas. -Metan là chất khí không màu không mùi, nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước. 2. Cấu tạo phân tử: Đặc điểm cấu tạo: trong phân tử metan có 4 liên kết đơn. 3. Tính chất hóa học: a. Tác dụng với oxi: Metan cháy tạo thành khí cabondioxit và hơi nước. CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O b. Tác dụng với clo: Hiện tượng: Khi đưa ra ánh sáng, màu vàng nhạt của clo mất đi. Nhận xét: Metan đã tác dụng với clo khi có ánh sáng. CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl 4. Ứng dụng: - Metan dùng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. - Metan là nguyên liệu để điều chế hidro, bột than và nhiều chất khác. Áp dụng: (Ví dụ minh họa) Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí metan trong không khí: a/ Tính thể tích khí oxi cần dùng. b/ Tính thể tích không khí. Các khí đo ở ĐKTC. c/ Tính khối lượng CO2 sinh ra. (Cho C =12)
  2. Bài làm nCH4 = V : 22,4 = 5,6 : 22,4 = 0,25 mol CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O 1 2 1 2 0,25 0,5 0,25 0,5 mol VO2 = n.22,4 = 0,5 .22,4 = 11,2 l Vkk = 5. VO2 = 5. 11,2 = 67,2 l mCO2 =n. M = 0,25 . 44 = 11g Bài tập vận dụng: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí metan trong không khí. a/ Tính thể tích khí oxi cần dùng. b/ Tính thể tích không khí. Các khí đo ở ĐKTC. c/ Tính khối lượng CO2 sinh ra. (Cho C= 12) ❖ Lưu ý: Lớp nào đã học bài học này rồi thì không ghi phần lý thuyết. Chỉ ghi phần áp dụng và thực hiện phần bài tập. Mọi thắc mắc Phụ huynh và Học sinh liên hệ Thầy Tài: 0384016912 Thầy Hậu: 0933351932 Cô Xem: 0767108446
  3. Thứ ngày tháng năm 2021 Tiết 45 Bài ETILEN Etilen: Công thức phân tử C2H4, PTK: 28. 1.Tính chất vật lý: Etilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. 2.Cấu tạo phân tử: Viết gọn: CH2=CH2. Đặc điểm: Phân tử etilen có một liên kết đôi. Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền (dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học). 3. Tính chất hóa học: a.Tác dụng với oxi: Tương tự metan, etilen cháy tạo ra khí cacbondioxit và hơi nước. C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O b.Tác dụng với dung dịch brom. Hiện tượng: Etilen làm mất màu dung dịch brom. Viết gọn: CH2=CH2 + Br2 → Br-CH2-CH2-Br (Đibrometan). Ngoài ra, etilen còn có phản ứng cộng với hidro. Các chất có liên kết đôi (tương tự etilen) dễ tham gia phản ứng cộng. c. Phản ứng trùng hợp: Ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ, áp suất, xúc tác) liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra. Khi đó các phân tử etilen kết hợp với nhau, tạo thành polietilen, gọi là phản ứng trùng hợp. nCH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n
  4. 4. Ứng dụng ❖ Bài tập vận dụng: 1/ Viết các phương trình hóa học sau: CH4 + O2 → C2H4 + O2 → CH4 + Cl2 → C2H4 + Br2 → 2/ Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí etilen trong không khí: a/ Tính thể tích khí oxi cần dùng. b/ Tính thể tích không khí. Các khí đo ở ĐKTC. c/ Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư 10%. Tính khối lượng dung dịch nước vôi trong tham gia phản ứng. (Cho Ca = 40, C= 12, O = 16) ❖ Lưu ý: Lớp nào đã học bài học này rồi thì không ghi phần lý thuyết. Chỉ ghi và thực hiện phần Bài tập vận dụng vào tập. Mọi thắc mắc Phụ huynh và Học sinh liên hệ Thầy Tài: 0384016912 Thầy Hậu: 0933351932 Cô Xem: 0767108446