Đề khảo sát thi vào lớp 10 THPT môn thi Hóa học (Đề 1) - Trường THCS Dương Hà

doc 3 trang thienle22 5850
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát thi vào lớp 10 THPT môn thi Hóa học (Đề 1) - Trường THCS Dương Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_thi_vao_lop_10_thpt_mon_thi_hoa_hoc_de_1_truong.doc
  • docMa trận, dap an đề thi hóa 9 nam hoc 2019 -2020.doc

Nội dung text: Đề khảo sát thi vào lớp 10 THPT môn thi Hóa học (Đề 1) - Trường THCS Dương Hà

  1. TRƯỜNG THCS DƯƠNG HÀ ĐỀ KHẢO SÁT THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020-2021 (Đề thi gồm 03 trang) Môn thi: Hóa học Ngày thi: Thời gian làm bài: 60 phút Đề số 01 Cho: H=1; C=12; O=16; Na=23; K=39; Al=27; Fe=56; Cl=35,5; Ca=40; Br=80; N=14 Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là A. K2O. B. CuO. C. P2O5. D. CaO. Câu 2: Trong công nghiệp, vôi sống được điều chế bằng cách nhiệt phân A. CaCl2. B. CaSO4. C. CaCO3. D. Ca(OH)2. Câu 3: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không xảy ra? A. Đồng và dung dịch axit clohiđric B. Đồng (II) oxit và dung dịch axit clohiđric C. Đồng (II) hiđroxit và dung dịch axit clohiđric D. Đồng (II) nitrat và và natri hiđroxit Câu 4: Chất phản ứng được với CaCO3 là A. HCl B. NaOH C. KNO3 D. Mg Câu 5: Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong 1 dung dịch (phản ứng với nhau)? A. NaOH, MgSO4 B. KCl, Na2SO4 C. CaCl2, NaNO3 D. ZnSO4, H2SO4 Câu 6: Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh? A. Cho Al vào dung dịch HCl. B. Cho Zn vào dung dịch AgNO3. C. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3. D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4. Câu 7: Dãy chất nào chỉ gồm các Bazơ? A. H2SO4, HNO3, NaOH B. Ba(OH)2, Al(OH)3, LiOH C. H2SO4, H2S, HCl D. HCl, NaOH, CuO Câu 8: Cho các chất: Mg, MgO, MgCO3, MgCl2. Chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric tạo chất khí có thể làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong là A. MgCO3. B. MgO. C. MgCl2. D. Mg. Câu 9: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được cặp dung dịch muối nào sau đây? A. Na2SO4 và Fe2(SO4)3 B. Na2SO4 và K2SO4 C. Na2SO4 và BaCl2 D. Na2CO3 và K3PO4 Câu 10: Khí O2 bị lẫn tạp chất là các khí CO2, SO2, H2S. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất? A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch CuSO4 C. Dung dịch Ca(OH)2 D. Nước Câu 11: Giấy qùy tím chuyển sang màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ A. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH B. 1 mol HCl và 1 mol KOH C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl D. 1 mol H2SO4 và 1,7 mol NaOH Câu 12: Để thu được 5,6 tấn vôi sống với hiệu suất đạt 95% thì lượng CaCO3 cần là A. 10 tấn. B. 9,5 tấn. C. 10,526 tấn. D. 111,11 tấn. Câu 13: Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hiđrô là Trang 1/3 - Mã đề thi 01
  2. A. K, Ca. B. Zn, Ag. C. Mg, Ag. D. Cu, Ba. Câu 14: Sắt tác dụng với khí clo ở nhiệt độ cao tạo thành A. sắt (II) Clorua. B. sắt Clorua. C. sắt (III) Clorua. D. sắt (II) Clorua và sắt (III) Clorua. Câu 15: Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng A. hematit B. manhetit C. bôxit D. pirit. Câu 16: Khi cho 32g một oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí cacbonoxit thì thu được 22,4g chất rắn. Công thức hóa học của oxit sắt này là A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe3O4 D. Kết quả khác. Câu 17: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là A. không có dấu hiệu phản ứng. B. có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần. C. có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần. D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu Câu 18: Cho 1,35g Al vào dung dịch chứa 7,3g HCl. Khối lượng muối nhôm tạo thành là A. 6,675 g. B. 8,945 g. C. 2,43 g. D. 8,65 g. Câu 19: Cho 0,83g hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp lần lượt là A. 32,5% và 67,5% B. 67,5% và 32,5% C. 55% và 45% D. 45% và 55% Câu 20: Trong 1 chu kỳ (trừ chu kì 1), đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần. B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần. C. tính kim loại giảm đồng thời tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần. Câu 21: Tính chất nào sau đây là của khí clo? A. Tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ. B. Tác dụng với nước tạo thành axit clorơ (HClO2). C. Có tính tẩy màu trong không khí ẩm. D. Tác dụng với oxi tạo thành oxit. Câu 22: Nhóm chất nào sau đây gồm các khí đều cháy được? A. CO, CO2. B. CO, H2. C. CO2, O2. D. Cl2, CO2. Câu 23: Sắp xếp theo sự giảm dần khả năng hoạt động hóa học của các nguyên tố Cl, F, I, Br là A. Cl > F >I >Br. B. F > Cl > I > Br. C. Cl > F >Br > I. D. F > Cl > Br > I. Câu 24: Cặp khí có thể tồn tại trong một hỗn hợp ở bất kì điều kiện nào là A. H2 và O2. B. Cl2 và H2. C. Cl2 và O2. D. O2 và CO Câu 25: Có 2 dung dịch Na2SO4 và Na2CO3 thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết 2 dung dịch trên? A. Dung dịch BaCl2. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch Pb(NO3)2. Câu 26: Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối kim loại hoá trị I. Kim loại đó là A. K. B. Na. C. Li. D. Rb. Câu 27: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon? A. C2H6, C4H10, C2H4. B. CH4, C2H2, C3H7Cl. Trang 2/3 - Mã đề thi 01
  3. C. C2H4, CH4, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2. Câu 28: Hãy cho biết chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn? A. C6H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2. Câu 29: Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp A. phun nước vào ngọn lửa. B. phủ cát vào ngọn lửa. C. thổi oxi vào ngọn lửa. D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa. Câu 30: Chất làm mất màu dung dịch brom là A. CH4. B. CH2 = CH – CH3. C. CH3 – CH3. D. CH3 – CH2 – CH3. Câu 31: Để tinh chế khí metan có lẫn etilen và axetilen, ta dùng A. dung dịch nước brom dư. B. dung dịch NaOH dư. C. dung dịch AgNO3/NH3 dư. D. dung dịch nước vôi trong dư. Câu 32: Dẫn 2,8 lít (ở đktc) hỗn hợp khí metan và etilen đi qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 4 gam brom đã phản ứng. Thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp lần lượt là A. 50 % ; 50%. B. 40 % ; 60%. C. 30 % ; 70%. D. 80 % ; 20%. Câu 33: Rượu etylic trong phân tử gồm A. nhóm etyl (C2H5) liên kết với nhóm (– OH). B. nhóm metyl (CH3) liên kết với nhóm (– OH). C. nhóm hiđrocacbon liên kết với nhóm (– OH). D. nhóm metyl (CH3) liên kết với oxi. Câu 34: Rượu etylic và axit axetic có công thức phân tử lần lượt là A. C2H6O2, C2H4O2. B. C2H6O, C2H4O2. C. C2H6O, C3H4O2. D. C3H6O, C2H4O2. Câu 35: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ A. trên 5%. B. dưới 2%. C. từ 2% - 5%. D. từ 3% - 6%. Câu 36: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Những chất có nhóm –OH và nhóm –COOH tác dụng được với NaOH. B. Những chất có nhóm –OH tác dụng được với Na. C. Những chất có nhóm –COOH tác dụng với NaOH nhưng không tác dụng với Na. D. Những chất có nhóm –OH và nhóm –COOH cùng tác dụng với Na và NaOH. Câu 37: Lên men rượu từ glucozơ sinh ra 4,48 lít khí cacbonic ở đktc. Lượng natri cần lấy để tác dụng hết với lượng rượu sinh ra là A. 46 gam. B. 2,3 gam. C. 6,4 gam. D. 4,6 gam. Câu 38: Để phân biệt C6H6; C2H5OH; CH3COOH ta dùng A. Na kim loại. B. dung dịch NaOH. C. H2O và phenolphtalein. D. H2O và quỳ tím. Câu 39: Cho 15 gam axit axetic tác dụng với 9,2 gam rượu etylic đun nóng và có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác (hiệu suất 100%) khối lượng etyl axetat là A. 8,8 gam B. 88 gam C. 17,6 gam D. 176 gam Câu 40: Lên men 1,08 kg glucozơ chứa 20% tạp chất thu được 0,368 kg rượu. Hiệu suất của phản ứng là A. 83,3 % B. 70 % C. 60 % D. 50 % HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 01