Đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học 9

docx 8 trang thienle22 6170
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_mon_hoa_hoc_9.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học 9

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN HÓA HỌC LỚP 9. Thời gian làm bài: 60 phút Họ và tên học sinh: . Lớp: Mã đề: 001 Trường: . Câu 1. Oxit tác dụng được với dung dịch bazơ và tác dụng được với dung dịch axit là: A. oxit bazơ B. oxit axit C. oxit lưỡng tính D. oxit trung tính Câu 2. Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là : A. MgO B. P2O5 C. K2O D. CaO Câu 3. Sử dụng chất thử nào để phân biệt hai chất rắn màu trắng : CaO và P2O5 A. Dung dịch phenolphtalein B. Giấy quỳ ẩm C. Dung dịch axit clohiđric D. A , B và C đèu đúngư Câu4. Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro ? A. NaOH B. Fe C. CaO D. CO2 Câu 5. Tính chất hóa học nào không phải của axit A.Tác dụng với kim loại B.Tác dụng với muối C.Tác dụng với oxit axit D.Tác dụng với oxit bazơ Câu 6. Dùng chất thử nào để phân biệt dung dịch axit sunfuric và muối sunfat ? A. kẽm B. BaCl2 C. Giấy quỳ D.Cả A và C đều được Câu 7. Dùng cặp chất thử nào không nhận biết được dung dịch HCl trong 2 lọ mất nhãn chứa 2 dung dịch : HCl , H2SO4 A. Zn và BaCl2 B. Na và Zn C. BaCl2 và Na D. Al và AgNO3 Câu 8. Dung dịch làm làm phenolphtalein không màu thành màu hồng là: A. H2SO4 B. NaCl C. Ca(OH)2 D. K2SO4 Câu 9. Chỉ dùng nước có thể nhận biết chất rắn nào trong 4 chất rắn sau đây : A. Zn(OH)2 B. Fe(OH)2 C. NaOH D. Al(OH)3 Câu 10. Cặp chất không thể tồn tại trong cùng một dung dịch là: A. NaCl và CuSO4 B. Na2CO3 và BaCl2 C. KNO3 và MgCl2 D. MgCl2 và BaCl2
  2. Câu 11. Có thể sử dụng cách nào để làm sạch dung dịch muối KNO 3 có lẫn tạp chất là KCl ? A . Cô cạn rồi lọc bỏ KCl B . Chưng cất cho KCl bay hơi C. Cho tác dụng với AgNO3 vùa đủ lọc rồi cô cạn D. Cả A , B và C đều dúng Câu 12. Chất thử để nhận biết dung dịch NaCl trong 2 lọ mất nhãn chứa 2 dung dịch NaCl và KNO3 là : A. BaCl2 B. NaOH C. Ba(OH)2 D. Ag2CO3 Câu 13. Căn ccứ theo nguyên tố dinh dưỡng có trong phân (NH 4)2HPO4 thì gọi tên loại phân này là: A. Đạm và kali B. Lân và đạm C. Kali và lân D.Đạm , lân và kali Câu 14. Dùng Na2CO3 có thể nhận biết được loại phân nào sau đây qua hiện tượng kết tủa trắng? A. KCl B. NH4NO3 C. Ca(H2PO4)2 D. CO(NH2)2 Câu 15. Trường hơp nào không có phản ứng hóa học khi cho dây sắt tiếp xúc với : A. Khí oxy ở nhiệt độ cao B. Khí clo ở nhiệt độ cao C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch H2SO4 Câu 16. Ngâm dây kẽm trong dung dịch FeSO4 trong một thời gian , lấy dây kẽm ra rửa sạch đem cân lại thì khối lượng dây kẽm so với ban đầu là: A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Có thể xảy ra cả 3 trường hợp a, b , hoặc c Câu 17. Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra ? A. ZnSO4 B. Na2SO4 C. MgSO4 D. K2SO4 Câu 18. Dung dịch FeSO4 có lẫn CuSO4 , dùng kim loại nào để làm sạch dung dịch? A. Al B. Fe C. Zn D. Cu Câu 19. Cho hỗn hợp bột 3 kim loại sắt , bạc ,đồng vào dung dịch HCl , thấy có bọt khí thoát ra . Phản ứng xảy ra xong ,khối lượng kim loại không bị giảm là: A.Sắt , Bạc , Đồng B.Bạc , Đồng C. Sắt , Đồng D. Bạc , Sắt Câu 20. Nếu cho lần lượt 40g Ca , 24g Mg và 56g Fe vào dung dịch HCl dư thì có kim loại nào tạo nhiều khí hiđro hơn? A.Caxid B.Sắt
  3. C. Magiê D.Cả 3 kim loại phản ứng với HCl tạo lượng khí hiđro bằng nhau Câu 21. Mức độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim là căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với: A. Nhiều kim loại và phi kim B. Nhiều kim loại và hiđro C. Nhiều kim loại và oxy D. Nhiều kim loại và clo Câu 22. Có những chất khí: H 2,O2,CO2 , SO2 , Cl2 .Những khí cùng tồn tại trong một bình chứa để nơi có nhiệt độ cao mà không có phản ứng hoá học là: A. H2 , O2 , CO2 B. Cl2 , SO2 , O2 C. H2 , CO2 , Cl2 D. CO2 , SO2 , H2 Câu 23. Chất A vừa tác dụng được với clo tạo chất rắn có màu nâu đỏ,vừa tác dụng được với axit là: A. Sắt B. Đồng C. Hiđro D. Natri hiđroxit Câu 24. Muối có hàm lượng clo cao nhất: A. săt(II)clorua B. Đồng clorua C. canxi clorua D. Magiê clorua Câu 25. Người ta có thể rót khí CO 2 từ cốc này sang cốc khác là do tính chất nào sau đây: A. CO2 là chất khí nặng hơn không khí. B.CO2 là chất khí không màu, không mùi. C. CO2 không duy trì sự cháy và sự sống. D. CO2 bị nén và làm lạnh hóa rắn. Câu 26. Khi sục khí CO2 vào dung dịch NaOH để vừa tạo thành muối trung hòa vừa tạo thành muối axit thì tỉ lệ số mol của NaOH và CO2 phải là: A. 1 : 2 B. 2 : 1 C. 2 : 3 D. 3 : 2 Câu 27. Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết: A. Số electron lớp ngoài cùng. B. Số thứ tự của nguyên tố. C. Số hiệu nguyên tử. D. Số lớp electron. Câu 28. Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần : A . Be , Fe , Ca , Cu B . Ca , K , Mg , Ag C . Al , Zn , Co , Ca D . Ni , Mg , Li , Fr Câu 29. Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tính phi kim tăng dần : A. Mg, Na, Si, P B. Ca, P, B, C C. C, N, O, F D. O, N, C, B Câu 30. Dãy các chất sau là hiđrocacbon: A. CH4, C2H2, C2H5Cl B. C6H6, C3H4, HCHO C. C2H2, C2H5OH, C6H12 D. C3H8, C3H4, C3H6 Câu 31. Trong phân tử hợp chất hữu cơ cácbon, hidro, oxi có hoá trị lần lượt là: A. 2,1,2 B. 4,1,2 C. 6,1,2 D. 4,2,2 Câu 32. Điều kiện để mêtan tham gia phản ứng thế clo là:
  4. A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nhiệt độ và ánh sáng. D. Ánh sáng khuyếch tán. Câu 33. khí axetylen có lẫn SO2 và CO2 và hơi nước, để thu được axetylen tinh khiết có thể dùng cách nào sau đây: A. Cho hỗn hợp qua dung dịch kiềm dư. B. Cho hỗn hợp qua dung dịch brôm. C. Cho hỗn hợp qua H2SO4 đậm đặc. D. Cho hỗn hợp qua H2SO4 loãng Câu 34. Hợp chất hữu cơ X được điều chế bằng cách cho C 2H4 phản ứng với nước có axit làm xúc tác. Vậy X là chất nào trong các chất sau : A. C2H5OH B. C3H7OH C. CH3COOH D. CH3OH Câu 35. Axit axetic có tính axit do A. Là chất lỏng. B. Tan vô hạn trong nước. C. Có vị chua. D. Nhóm – COOH. Câu 36. Sản phẩm phản ứng giữa rượu và axit hữu cơ được gọi là A. Metyl clorua. B. Este. C. Natri axetat D. Etylen. Câu 37. Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C2H6O biết A không tham gia phản ứng với Na. Công thức cấu tạo của A là A. CH3-CH2OH. B. CH3-O-CH2. C. CH3-O-H-CH2. D. CH3-O-CH3 Câu 38. Cho 60 gam axit axetic tác dụng với 55,2 gam rượu etylic tạo ra 55 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng là A. 65,2 % B. 62,5 %. C. 56,2%. D. 72,5%. Câu 39. Cho 23 gam rượu etylic vào dung dịch axit axetic dư. Khối lượng etyl axetat thu được là (biết hiệu suất phản ứng 30%) A. 26,4 gam. B. 13,2 gam. C. 36,9 gam. D. 32,1 gam. Câu 40. Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hợp chất hữu cơ X chứa C, H và O thu được 19,8 gam khí CO2 và 10,8 gam H2O. Vậy X là A. C3H8O. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. CH4O. Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.
  5. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN HÓA HỌC LỚP 9. Thời gian làm bài: 60 phút Họ và tên học sinh: . Lớp: Mã đề: 002 Trường: . Câu 1. CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì: A. CaO tác dụng với oxy B. CaO tác dụng với CO2 C. CaO dụng với nước D. Cả B và C Câu 2. CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của CaO? A. Tác dụng với axit B. Tác dụng với bazơ C. Tác dụng với oxit axit D. Tác dụng với muối Câu 3. Giấy quỳ chuyển thành màu đỏ khi nhúng vào A. Dung dịch H2CO3 B. Dung dịch NaHCO3 C. Dung dịch Na2CO3 D. Dung dịch Ca(OH)2 Câu 4. Dung dịch tác dụng với CuO tạo ra sản phẩm là dung dịch có màu xanh lam : A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch Na2CO3 C.Dung dịch HCl D.Dung dịch Ca(OH)2 Câu 5. Dùng chất thử nào để phân biệt dung dịch axit sunfuric và muối sunfat ? A. kẽm B. BaCl2 C. Giấy quỳ D. Cả A và C đều được Câu 6. Dùng cặp chất thử nào không nhận biết được dung dịch HCl trong 2 lọ mất nhãn chứa 2 dung dịch : HCl , H2SO4 A. Zn và BaCl2 B. Na và Zn C. BaCl2 và Na D. Al và AgNO3 Câu 7. Chỉ dùng nước có thể nhận biết chất rắn nào trong 4 chất rắn sau đây : A. Zn(OH)2 B. Fe(OH)2 C. NaOH D. Al(OH)3 Câu 8. Chất khí sẽ không bị giữ lại khi cho qua dung dịch Ca(OH)2 là: A. CO2 B O2 C. SO2 D. Cả A , B và C Câu 9. Chất có thể được sử dụng để trung hòa axit là: A. Al(OH)3 B. Fe(OH)2 C. NaOH D. Cả A , B và C Câu 10. Dùng chất nào để phân biệt được dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 ? A. CO2 B. CaO C. HCl D. H2SO4
  6. Câu 11. Có 4 chất rắn: NaOH , Ba(OH) 2 , KOH , Ca(OH)2 .Bằng cách nào để nhận biết Ca(OH)2 trong 4 chất đó? A.Sử dụng giấy quỳ B.Sử dụng phenolphtalein C.Sử dụng nước D.Sử dụng axit Câu 12. Muối A là chất rắn màu trắng tan nhiều trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao, dùng làm phân bón cho cây trồng là : A .NaCl B.CaCO3 C. KNO3 D. MgSO4 Câu 13. Có thể sử dụng cách nào để làm sạch dung dịch muối KNO 3 có lẫn tạp chất là KCl ? A . Cô cạn rồi lọc bỏ KCl B . Chưng cất cho KCl bay hơi C. Cho tác dụng với AgNO3 vùa đủ lọc rồi cô cạn D. Cả A , B và C đều dúng Câu 14. Chất thử để nhận biết dung dịch NaCl trong 2 lọ mất nhãn chứa 2 dung dịch NaCl và KNO3 là : A. BaCl2 B. NaOH C. Ba(OH)2 D.Ag2CO3 Câu 15. Nếu sử dụng cùng một khối lượng để bón cho cây thì loại phân đạm nào có hiệu quả hơn vì hàm lượng N trong phân cao. A.CO(NH2)2 B. NH4NO3 C.(NH4)2SO4 D.NH4Cl Câu 16. Cặp chất nào tiếp xúc với nhau mà không có phản ứng hóa học xảy ra ? A. CaO và dung dịch NaOH B. Dung dịch Ca(OH)2 và khí CO2 C. Dung dịch CuSO4 và Fe D. CaO và nước Câu 17. Sắt (II) oxit không tồn tại được trong: A.Dung dịch Ca(OH)2 B. Dung dịch Na2SO4 C. Nước D. Dung dịch H2SO4 Câu 18. Bằng phương pháp nào khẳng định được trong khí oxy có lẫn khí CO 2 và khí SO2 ? A.Cho khí oxy đi qua dung dịch KCl B. Cho khí oxy đi qua dung dịch Ca(OH)2 C. Cho khí oxy đi qua dung dịch HCl D. Cả 3 phương pháp trên đều đúng Câu 19. Dung dịch nào được dùng để làm sạch bột đồng có lẫn bột sắt? A.Dung dịch HCl B. Dung dịch Ca(OH)2 C.Dung dịch NaOH D. Dung dịch FeSO4 Câu 20. Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra ? A. ZnSO4 B. Na2SO4 C. MgSO4 D. K2SO4 Câu 21. Sắt không phản ứng với: A.Dung dịch HCl B.Dung dịch H2SO4 C. H2SO4 đặc nóng D. H2SO4 đặc nguội
  7. Câu 22. Cho hỗn hợp bột 3 kim loại sắt , bạc ,đồng vào dung dịch HCl , thấy có bọt khí thoát ra . Phản ứng xảy ra xong ,khối lượng kim loại không bị giảm là: A.Sắt , Bạc , Đồng B.Bạc , Đồng C. Sắt , Đồng D. Bạc , Sắt Câu 23. Thổi khí oxy vào lò luyện thép , phản ứng hoá học không xảy ra là: A.O2 + 2 Fe  2FeO B. C + O2  CO2 C. FeO + C  Fe + CO D.Fe + Mn  Fe + MnO Câu 24. Khối lượng C trong 1 tấn thép có thể có tối đa là : A.18 kg B. 20 kg C. 52 kg D. Dưới 56 kg Câu 25. Phi kim tác dụng được với cả Fe , O2 , H2 A.Clo B.Cacbon C.Nitơ D.Photpho Câu 26. Chất A vừa tác dụng được với clo tạo chất rắn có màu nâu đỏ,vừa tác dụng được với axit là: A.Sắt B.Đồng C.Hiđro D.Natri hiđroxit Câu 27. Muối có hàm lượng clo cao nhất: A.săt(II)clorua B.Đồng clorua C.canxi clorua D.Magiê clorua Câu 28. Cacbon đi oxit tác dụng được với dãy chất nào sau đây: A.Nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ. B.Nước, dung dịch axit, oxit bazơ. C.Nước, oxit axit, oxit bazơ. D.Nước, dung dịch bazơ, oxit axit. Câu 29. Người ta có thể rót khí CO 2 từ cốc này sang cốc khác là do tính chất nào sau đây: A.CO2 là chất khí nặng hơn không khí. B.CO2 là chất khí không màu, không mùi. C.CO2 không duy trì sự cháy và sự sống. D.CO2 bị nén và làm lạnh hóa rắn. Câu 30. Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố cacbon và hiđro trong CH4 lần lượt là A. 50% và 50%. B. 75% và 25%. C. 80% và 20%. D. 40% và 60%. Câu 31. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol metan người ta thu được một lượng khí CO2 (đktc) có thể tích : A. 5,6 lít. B. 11,2 lít. C. 16,8 lít. D. 8,96 lít. Câu 32. Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 8 gam khí metan là: A. 11,2 lít. B. 4,48 lít. C. 33,6 lít. D. 22,4 lít. Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam khí metan, dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa thu được là : A. 20 gam. B. 40 gam. C. 80 gam. D. 10 gam.
  8. Câu 34. Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có : A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi. C. hai liên kết đôi. D. một liên kết ba. Câu 35. Khi đốt cháy khí etilen thì số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ : A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 1 : 1. Câu 36. Trong điều kiện nhiệt độ, áp suất không đổi thì khí etilen phản ứng với khí oxi theo tỉ lệ tích là : A. 1 lít khí C2H4 phản ứng với 3 lít khí O2. B. 1 lít khí C2H4 phản ứng với 2 lít khí O2. C. 2 lít khí C2H4 phản ứng với 2 lít khí O2. D. 2 lít khí C2H4 phản ứng với 3 lít khí O2. Câu 37. Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng rượu etylic với chất xúc tác là H2SO4 đặc, nhiệt độ > 1700C để điều chế khí X. Khí X là: A. Cl2. B. CH4. C. C2H4. D. C2H2. Câu 38: Khí X có tỉ khối so với không khí là 0,966. Khí X là A. metan. B. etan. C. etilen. D. axetilen. Câu 39. Khối lượng khí etilen cần dùng để phản ứng hết 8 gam brom trong dung dịch là A. 0,7 gam. B. 7 gam. C. 1,4 gam. D. 14 gam. Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn khí etilen, thu được 5,6 lít khí CO2. Thể tích khí etilen và oxi cần dùng là A 5,6 lít; 16,8 lít. B. 2,8 lít; 8,4 lít. C. 28 lít; 84 lít. D. 2,8 lít; 5,6 lít. Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.