Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 1

docx 5 trang thienle22 4490
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_van_9_phieu_on_tap_de_luyen_cho_hs_tu_on_tai.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 1

  1. TRƯỜNG THCS KIM SƠN GV: NGUYỄN THANH MAI NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN 9 PHIẾU ÔN TẬP – ĐỀ LUYỆN CHO HS TỰ ÔN TẠI NHÀ TUẦN 1 Ôn “ Hoàng Lê nhất thống chí” 1. Tác phẩm “HLNTC” của các tác giả “ Ngô gia văn phái” đã tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến VN a. Hãy giải thích cụm từ “ Ngô gia văn phái” và nhan đề “ Hoàng Lê nhất thống chí? b. Nêu xuất xứ, ND, NT của đoạn trích? 2. Tóm tắt hồi thứ 14 bằng 7câu văn? 3. Vì sao các tác giả vốn là những cựu thần chịu ơn sâu nghĩa nặng ,trung thành với nhà Lê lại viết chân thực và hay về người anh hùng QT- Nguyễn Huệ như vậy? 4 . Các sự kiện lịch sử nào được tái hiện trong hồi 14? 5. Chi tiết nào trong truyyện khiến em thích nhất? vì sao? 6. Hãy kể tên 2 tác phẩm được học trong chương trình ngữ văn 9 có cùng giai đoạn sáng tác với “Hoàng Lê nhất thống chí”? 7. Nội dung lời phủ dụ của QT và tác dụng của lời phủ dụ ấy? - Từ lời phủ dụ này em liên tưởng đến tác phẩm nào? 8. Hình tượng Quang Trung được thể hiện ở những phương diện nào? 10. Liệt kê các chi tiết miêu tả sự thất bại thảm hại của lũ bán nước và cướp nước? 11. Ngòi bút của tác giả khi miêu tả 2 cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống như thế nào? Giải thích? 12. Cho câu chủ đề” QT là một người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén” .Viết 1 đoạn văn 10-15 câu) làm sáng tỏ ý khái quát trên, trong đó có thành phần tình thái, phụ chú, cảm thán ( gạch chân)
  2. Ôn “Đồng Chí” 1. a) Đọc thuộc lòng bài thơ b.Hãy cho biết cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu? c.Trong bài thơ, câu thơ nào khiến em cảm động nhất? Hình ảnh nào đẹp nhất bài thơ? Hãy giải thích ngắn gọn bằng 3-5 câu văn? 2. Đọc đoạn thơ sau : “ Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo” a. Xuất xứ? Nêu hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó? b. Theo em có thể bỏ từ “ cạnh” hoặc từ “ bên” trong câu thơ thứ 2 được không? Vì sao? c. Tác phẩm trên gợi em nhớ đến bài thơ nào? Của ai? Điểm giống và khác nhau của 2 tác phẩm đó là gì? 3. Cho đoạn đầu bài thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi hai người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau” a. Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai, đó là từ nào? Việc chép sai từ như vậy có ảnh hưởng đến giá trị biểu đạt của câu thơ không? b. Trong bài thơ có một từ “ tri kỉ”, em hãy cho biết trong chương trình văn học THCS cũng có một bài thơ sử dụng từ này, đó là câu nào? Bài nào? Của ai? Nêu ý nghĩa về cách dùng từ này có gì giống và khác nhau. 4. Về câu thơ cuối bài “ Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu kể rằng: Lúc đầu tôi viết là “ Đầu súng mảnh trăng treo”, sau đó bớt đi một chữ. a. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đi? Chép chính xác 3 câu cuối theo văn ản SGK lớp 9 em được học. b.Theo em việc bớt đi một chữ như vậy có ảnh hưởng thế nào đến câu thơ? 5.Đoạn văn ( Làm vào vở) a. Phân tích ba câu thơ cuối bài “Đồng chí” bằng đoạn văn 8 - 10 câu. Đoạn văn trình bày theo cách quy nạp có một câu bị động, một thành phần phụ chú, phép nối (gạch chân chỉ rõ). b. Phân tích cái hay của từ “ Mặc kệ” trong câu thơ “ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” bằng 4-6 câu văn, trong đó có sử dụng các phép liên kết ( chỉ rõ)
  3. Ôn “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Cho câu thơ sau: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi” 1. Hãy cho biết câu thơ trên thuộc tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm? 2. Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhan đề bài thơ đó? 3. Chỉ ra từ phủ định trong 2 câu đầu bài thơ? Việc sử dụng liên tiếp các từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ? 4. Chép lại 2 câu thơ liên tiếp có sử dụng từ phủ định ở trong bài thơ ? 5. Trong bài thơ có câu “ Ung dung buồng lái ta ngồi”. Em có nhận xét gì về cấu trúc câu thơ? Ung dung thuộc loại từ gì? Tác dụng của nó trong câu thơ? 6. Đọc câu thơ sau: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi, trời xanh thêm” a. Em hiểu thế nào là “ Chông chênh”, nêu tác dụng của nó trong câu thơ trên? b. Ở 1 bài thơ trong chương trình văn học THCS cũng có câu thơ sử dụng từ này. Chép chính xác câu thơ, thuộc tác phẩm nào? Của ai? c. Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về 2 câu thơ trên bằng 1 đoạn văn 4- 6 câu? 7. Ở khổ thơ cuối có hình ảnh “ trái tim” đó là ẩn dụ hay hoán dụ? vì sao? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? 8. Viết đoạn văn ( Làm vào vở). Khoảng 10-15 câu, trong đoạn văn có câu ghép, thành phần biệt lập ( gạch chân ) a. Phân tích vẻ đẹp độc đáo của những chiếc xe không kính. b. Phân tích hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn. c. Phát biểu cảm nghĩ về khổ thơ cuối
  4. ĐỀ LUYỆN 1 Phần I: (6 điểm) Trong lời bài hát "Xe ta đi trong đêm Trường Sơn" có đoạn: "Những đêm Trường Sơn Đường tiền tuyến uốn quanh co Mây trời đẹp quá, Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe " (Nhạc và lời: Tân Huyền) Câu 1: Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Nêu tên tác giả và giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ đó? Câu 2: Trong bài thơ có hai câu thơ sau: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.” Hai câu thơ trên sử dụng phép tu từ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy? Câu 3: Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ hình ảnh những chiếc xe và chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và câu bị động. (Gạch chân, chú thích rõ) Câu 4: Kể tên một tác phẩm thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài người lính, ghi rõ tên tác giả. Phần II: (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi " Nước mắt ông lão cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy " ( Làng - Kim Lân) Câu 1: Vì sao mấy hôm nay ông lão lại ru rú ở xó nhà? Mục đích của nhà văn khi để nhân vật của mình ru rú ở xó nhà và thủ thỉ với con như vậy là gì? Câu 2: Chỉ ra câu văn có chứa thành phần gọi đáp? Câu văn ấy có ý nghĩa gì? Câu 3: Từ nhân vật trong đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết thực tế xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ ngày nay.
  5. ĐỀ LUYỆN 2 I.PHẦN I (4 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưa báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?” (“Hoàng Lê nhất thống chí” – Ngô gia văn phái) Câu 1(1 điểm). Đoạn văn trên là lời của ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nội dung của lời nói đó là gì? Câu 2(1 điểm). Em hiểu gì về nhân vật có lời nói trong đoạn văn trên? Câu 3(2 điểm). Từ hình tượng Quang Trung- Nguyễn Huệ, cùng vốn hiểu biết của em, bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước trong hoàn cảnh mới. II. PHẦN II (6 ĐIỂM) Hình ảnh vầng trăng với vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết vốn là nguồn cảm hứng làm mê đắm biết bao tâm hồn thi sĩ từ cổ chí kim. Có một nhà thơ đã từng tâm niệm: “Vầng trăng thành tri kỷ” Và sau đó cảm xúc trước trăng, nhà thơ đã viết rất chân thành: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” Câu 1(1 điểm). Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Ra đời trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào tới điều tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ? Câu 2 (1 điểm). Ở hai khổ thơ trên có hình ảnh nào lặp lại so với khổ đầu? Sự lặp lại đó có ý nghĩa gì? Câu 3: (4 điểm). Dựa vào đoạn thơ trên hãy viết một đoạn văn khoảng 1 2 câu theo kiểu Tổng – Phân –Hợp làm rõ hình tượng vầng trăng. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và thành phần phụ chú (gạch chân chỉ rõ)