Chuyên đề Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 9

ppt 21 trang thienle22 11804
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyen_de_ren_ky_nang_viet_doan_van_cho_hoc_sinh_lop_9.ppt

Nội dung text: Chuyên đề Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 9

  1. Câu hỏi 1: Đoạn văn có đặc điểm gì về nội dung và hình thức? ĐÁP ÁN: Hình thức: Đoạn văn đầu từ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn do nhiều câu tạo thành. Nội dung: Đoạn văn biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh
  2. Câu hỏi 2: Đoạn văn được trình bày bằng những cách lập luận nào? ĐÁP ÁN: Các cách lập luận: Diễn dịch, qui nạp, tổng- phân -hợp, móc xích, song hành
  3. Câu hỏi 3: Bạn hãy nhận biết xem sơ đồ nào sau đây là của đoạn văn ĐÁPtổng – ÁNphân –hợp? 1. (A) (Câu chủ đề) (a) (b) (n) 2. (A) (Câu chủ đề) 3. (a) (b) (c) (n) (a) (b) (c) (n) (A) (câu chủ đề) (A’) (Câu chủ đề)
  4. Câu hỏi 4: Đoạn văn cần đảm bảo sự liên kết gì về nội dung? ĐÁP ÁN: Liên kết chủ đề và liên kết logic
  5. Câu hỏi 5: Về hình thức, đoạn văn được liên kết bằng những phép liên kết nào? ĐÁP ÁN: Phép lặp, phép thế, phép nối, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.
  6. I. Hệ thống kiến thức về đoạn văn 1. Khái niệm đoạn văn Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. 2. Các kiểu đoạn văn 3. Liên kết câu và liên kết đoạn
  7. II. Rèn kỹ năng tìm hiểu đề viết đoạn văn 1. Xác định các yêu cầu của đề viết đoạn văn Bài tập 1: Đọc kĩ đề bài viết đoạn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trong bài thơ “ Nói với con” Y Phương viết: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghênh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc.” 4. Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ những mong muốn của người cha đối với con được gửi gắm trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ (gạch chân khởi ngữ) (4đ) (Trích Đề thi HKII môn Ngữ Văn năm học 2016 - 2017 – Phòng GD - ĐT Quận Cầu Giấy) a. Em hãy gạch chân các từ khóa quan trọng của đề bài trên. b. Xác định những yêu cầu cơ bản của đề về hình thức và nội dung.
  8. II. Rèn kỹ năng tìm hiểu đề viết đoạn văn 1. Xác định các yêu cầu của đề viết đoạn văn Kiểu đoạn văn: Diễn dịch Hình thức Số lượng câu: Khoảng 10 câu Tiếng Việt: Sử dụng khởi ngữ Tìm Đối tượng NL: Nghị luận về hiểu đề một đoạn thơ Nội dung nghị luận: Những mong muốn của người cha Nội dung đối với con Phạm vi dẫn chứng: Đoạn thơ được trích dẫn
  9. Bài làm của học sinh Câu chủ đề chưa hướng tới đích đề yêu cầu Sai kiến thức Tiếng Việt (nhầm phép nối liên kết với khởi ngữ Thừa
  10. II. Rèn kỹ năng tìm hiểu đề viết đoạn văn 1. Xác định các yêu cầu của đề viết đoạn văn Bài tập 2: Em hãy chỉ ra điểm giống và điểm khác về nội dung và hình thức giữa các đề bài trong cùng một nhóm đề sau:
  11. Nhóm 1 Đề bài 1: Viết đoạn văn từ 10 -12 câu theo kiểu diễn dịch để làm nổi bật tình thương yêu sâu nặng của Phương Định đối với những người đồng chí, đồng đội của mình trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê. Trong đoạn văn có sử dụng một phép thế và một phép nối (gạch chân và chú thích). Đề bài 2: Viết đoạn văn 12 câu theo kiểu qui nạp phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê. Trong đoạn văn có sử dụng một phép lặp (gạch chân và chú thích).
  12. Điểm giống và điểm khác giữa đề 1 và đề 2 Đề 1 Đề 2 Nội dung: Nội dung: - NDNL: Tình thương yêu sâu nặng của Phương Định đối với - NDNL: Phân tích nhân vật đồng chí, đồng đội. Phương Định Điểm - PVDC: Phương Định trong - PVDC: Phương Định trong mọi khác mối quan hệ với đồng chí, đồng hoàn cảnh đội Hình thức: Hình thức: - Kiểu đoạn văn: Diễn dịch - Kiểu đoạn văn: Quy nạp. - TV: Sử dụng phép thế, phép - TV: Sử dụng phép lặp nối - Số lượng câu: 12 câu - Số lượng câu: 10 -12 câu Điểm - Đề yêu cầu viết về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn giống “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê - Đối tượng nghị luận: Nghị luận về một nhân vật.
  13. Nhóm 2 Đề bài 3: Viết đoạn văn từ10 – 12 câu theo kiểu tổng – phân – hợp để làm nổi bật vẻ đẹp và truyền thống của người đồng mình trong tám câu thơ cuối khổ 2 bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép lặp (gạch chân và chú thích) Đề bài 4: Cho câu chủ đề: Bài thơ Nói với con là lời tâm tình sâu sắc và đầy ý nghĩa của người cha dành cho con về gia đình, quê hương và dân tộc mình. Viết tiếp 11 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ (gạch chân khởi ngữ)
  14. Điểm giống và điểm khác giữa đề 3 và đề 4 Đề 3đ Đề 4 Nội dung: Nội dung: - NDNL: Vẻ đẹp và truyền thống - NDLN: Lời tâm tình sâu sắc và của người đồng mình đầy ý nghĩa của người cha dành - PVDC: Tám câu thơ cuối khổ 2 cho con về gia đình, quê hương và Điểm bài thơ “Nói với con” - Y Phương dân tộc mình khác - PVDC: Bài thơ “Nói với con” - Y Phương Hình thức: Hình thức: - Kiểu đoạn văn: Tổng – phân – - Kiểu đoạn văn: Diễn dịch hợp -TV: Sử dụng 1 khởi ngữ, gạch - TV: Sử dụng 1 câu ghép và 1 chân. phép lặp, gạch chân và chú thích. - Số lượng câu: 12 câu - Số lượng câu: 10 -12 câu Điểm - Đề yêu cầu viết về bài thơ“Nói với con” - Y Phương giống - Đối tượng nghị luận: Nghị luận về một đoạn thơ
  15. Nhóm 3 Đề bài 5: Cho câu chủ đề: Hàng cây đứng tuổi cuối bài thơ là chìa khóa quan trọng dẫn nối người đọc tới hồn người sang thu. Viết tiếp từ 10 - 12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ câu chủ đề trên. Đoạn văn có sử dụng một thành phần biệt lập (gạch chân và chú thích) Đề bài 6: Viết đoạn văn 12 câu theo phương thức tổng - phân - hơp để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người trong khổ đầu bài “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh. Đoạn văn có sử dụng một phép liên kết câu (gạch chân và chú thích)
  16. Điểm giống và điểm khác giữa đề 5 và đề 6 Đề 5 Đề 6 Nội dung: Nội dung: - NDNL: Hàng cây đứng tuổi cuối - NDNL: Hình ảnh thiên nhiên bài thơ là chìa khóa quan trọng lúc giao mùa và cảm xúc của dẫn nối người đọc tới hồn người con người Điểm sang thu - PVDC: Khổ thơ đầu bài khác - PVDC: Hai câu thơ cuối bài “Sang thu” - Hữu Thỉnh “Sang thu” - Hữu Thỉnh Hình thức: Hình thức: - Kiểu đoạn văn: Tổng – phân – - Kiểu đoạn văn: Diễn dịch và hợp - TV: Sử dụng 1 thành phần biệt - TV: Sử dụng 1 phép liên kết lập câu. - Số lượng câu: 11-13 câu - Số lượng câu: 12 câu Điểm - Đề yêu cầu viết về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh giống - Đối tượng nghị luận: Nghị luận về một đoạn thơ.
  17. II. Rèn kỹ năng tìm hiểu đề viết đoạn văn Bài tập 3: Em hãy giúp bạn sửa lại câu chủ đề và lỗi sai kiến thức Tiếng Việt trong bài làm của bạn cho đúng với yêu cầu của đề viết đoạn ở phần II bài Thi học kỳ 2 môn Ngữ văn năm học 2016 -2017.
  18. Sửa lỗi bài làm của học sinh Trong đoạn thơ Sửa trên, người cha câu muốn nói với con về CĐ phẩm chất của người đồng mình từ đó gửi gắm mong muốn của mình đối với con. Sửa Đối với họ TV
  19. Dặn dò - Học và ôn lại sơ đồ xác định các yêu cầu của đề viết đoạn văn - Làm bài viết đoạn văn cho đề số 1 và đề 3 trong phiếu học tập