Ôn tập học kì I Văn 9

pptx 8 trang thienle22 9070
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì I Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxon_tap_hoc_ki_i_van_9.pptx

Nội dung text: Ôn tập học kì I Văn 9

  1. ÔN TẬP HỌC KỲ I 1- Các phương châm hội thoại Phương Phương Phương Phương Phương châm châm châm châm châm về chất về lượng cách thức quan hệ lịch sự
  2. 2- Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp Tìm lời dẫn trong những ví dụ sau và cho biết đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn gián tiếp? a- Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng” Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng” b- Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng” Hồ Chí Minh nói rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng
  3. 2- Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp Tìm lời dẫn trong những ví dụ sau và cho biết đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn gián tiếp? a- Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng” Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng” b- Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng” Hồ Chí Minh nói rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng
  4. 2- Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp: + Lời dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. + Lời dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
  5. 3- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm Theo dõi đoạn phim sau và xác định chi tiết nào là lời đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
  6. 3- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm a-Đối thoại: - Hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. b-Độc thoại: - Lời một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng. c-Độc thoại nội tâm:
  7. PHIẾU BÀI TẬP Câu 1: Hai câu thơ dưới đây nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào? a, Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh Hỏi quê rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Câu 2: Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn gián tiếp? a- Cho tịch Hồ Chí Minh đã từng nói độc lập tự do là điều quý giá nhất. b-. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột không ngờ lại là như thế (Nguyễn Thành Long) Câu 3: Chỉ ra lời đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn trích sau? Mụ chủ chép miệng, giọng ngót xớt: - Em cứ khó nghĩ quá ông bà là người làm ăn tử tế cả. Nhưng mà có lệnh biết làm thế nào Bà Hai cúi mặt xuống rân rấn nước mắt, bà nói: - Vâng thôi thì dân làng đã chả cho ở nữa, chúng tôi cũng đành phải đi nơi khác chứ biết làm thế nào Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường. bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ? (Làng – Kim Lân) Câu 4: Chỉ ra tác dụng của lời độc thoại nội tâm trong đoạn văn sau? “ .Chúng cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” (Làng – Kim Lân)
  8. PHIẾU BÀI TẬP Câu 1: Vi phạm phương châm hội thoại lịch sự: Mã Giám Sinh; Huyện Lâm Thanh cũng gần -> Trả lời cộc lốc, nhát gừng. Câu 2: a- Lời dẫn gián tiếp: Độc lập tự do là điều quý giá nhất. b- Lời dẫn trực tiếp: Nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Câu 3: -Đối thoại: + Em cứ khó nghĩ quá ông bà là người làm ăn tử tế cả. Nhưng mà có lệnh biết làm thế nào + Vâng thôi thì dân làng đã chả cho ở nữa, chúng tôi cũng đành phải đi nơi khác chứ biết làm thế nào -Độc thoại nội tâm: + Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ? Câu 4: Lời độc thoại nội tâm này đã giúp nhà văn Kim Lân gợi tả được sâu sắc tâm trạng tủi nhục ê chề, đau đớn vô cùng của ông Hai khi được tin làng chợ Dầu của mình theo giặc.