Đề kiểm tra môn Ngữ văn 9 - Tiết 74

doc 9 trang thienle22 3980
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn 9 - Tiết 74", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_9_tiet_74.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn 9 - Tiết 74

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN BÀI KIỂM TRA MÔN TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ NGỮ VĂN 9 ––––––––– Thời gian: 45 phút Ngày KT: 24/11/2018 Tiết KT: 1 Năm học 2018- 2019 Tiết theo PPCT: Tiết 74 Lớp KT: 9ABCD Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cấp độ Cộng Chủ đề thấp cao Các phương Xác định . châm hội được đúng thoại các phương châm hội thoại Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: 1 Số điểm: 1 điểm điểm Xác định Giải thích vì Chuyển Lời dẫn trực được đúng sao đó là lời thành lời tiếp, lời dẫn Lời dẫn trực dẫn trực tiếp. dẫn gián gián tiếp tiếp. tiếp Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Số điểm: 0,5 Số điểm: Số điểm: 2 điểm điểm 1 điểm điểm Biện pháp tu Chỉ ra những Nêu tác dụng từ biện pháp tu của những từ được sử biện pháp tu dụng trong từ được sử đoạn thơ dụng trong đoạn thơ Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: 1 Số điểm: 1 Số điểm: 1 điểm điểm
  2. Thành ngữ, Phân biệt, từ trái nghĩa, nhận biết từ từ ghép Số câu: 4 Số câu: 4 Số điểm: 1 Số điểm: 1 điểm điểm Phân biệt, Từ láy, từ nhận biết từ đồng âm, từ tượng hình Số câu: 4 Số câu: 4 Số điểm: 1 Số điểm: 1 điểm điểm Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách diễn dịch trình bày cảm Đoạn văn nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng câu ghép Số câu: 1 Số điểm: 4 Tổng cộng Số câu: 1 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 11 Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm: Số điểm: 6 Số điểm: điểm điểm 1 điểm điểm 10
  3. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Thời gian: 45 phút ––––––––– Năm học 2018- 2019 Ngày KT: 24/11/2018 Tiết KT: 1 Tiết theo PPCT: Tiết 74 Lớp KT: 9ABCD Đề 1 I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Câu 1: Yêu cầu “khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ” thuộc về phương châm hội thoại nào? A. Phương châm quan hệ C. Phương châm về chất B.Phương châm lịch sự D. Phương châm cách thức Câu 2: Từ nào trong các từ sau đây là từ láy? A. Róc rách B. Rơi rụng C. Xuân xanh D. Thử thách Câu 3: Câu thơ: “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa” có sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hóa Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Nói chen vào chuyện của người trên khi không hỏi đến là A. Nói móc B. Nói mát C. nói leo D. Nói hớt Câu 5: Từ nào trong các từ sau không phải là từ tượng hình? A. Loắt choắt B. Vật vờ C. nghênh nghênh D. Rì rầm Câu 6: Từ “ đường” trong “ Đường ra trận mùa này đẹp lắm! ” và “ Ngọt như đường” nằm trong trường hợp nào? A. Từ đỗng nghĩa B. Từ trái nghĩa C. Từ đồng âm D. Từ Hán việt Câu 7: Từ trái nghĩa là từ như thế nào ? A. Có nghĩa khác nhau C. Có cách phát âm khác nhau B Có chức vụ ngữ pháp khác nhau D. Có nghĩa trái ngược nhau Câu 8: Đối với những từ ngữ nước ngoài đang thâm nhập vào nước ta ngày càng nhiều, thái độ nào sau đây là thích hợp nhất? A . Chấp nhận để làm giàu cho Tiếng Việt. B . Hạn chế sử dụng vì khó hiểu. II. Tự luận: (8 điểm) 1. Câu 1: (1điểm) Cho biết những thành ngữ sau có liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. Ông nói gà, bà nói vịt b. Nói băm nói bổ c. Ăn ốc nói mò d. Nói bóng nói gió 2. Câu 2: ( 2 điểm) Truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn: “ Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và nói rành rọt: - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má( )
  4. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa ” a. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên. Vì sao em biết đó là lời dẫn trực tiếp? b. Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp mà em vừa tìm được thành lời dẫn gián tiếp. 3. Câu 3: ( 5 điểm) Trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng . a. Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ đó? b. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách diễn dịch trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng câu ghép (gạch dưới câu ghép).
  5. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Thời gian: 45 phút ––––––––– Năm học 2018- 2019 Ngày KT: 24/11/2018 Tiết KT: 1 Tiết theo PPCT: Tiết 74 Lớp KT: 9ABCD Đề 2 I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Câu 1: Từ phức là từ như thế nào ? A. Có cấu tạo phức tạp B. Có từ hai tiếng trở lên C. Có hai tiếng D. Có nhiều nghĩa Câu 2: Nghĩa gốc của từ là nghĩa: A . được phát triển trên cơ sở nghĩa ban đầu của từ. B .được sử dụng nhiều nhất trong đời sống. C . xuất hiện đầu tiên khi từ mới được hình thành. D.được cha ông ta sử dụng từ xa xưa. Câu 3: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? A. Đầu bạc răng long B. Đầu súng trăng treo C. Đầu non cuối bể D. Đầu sóng ngọn gió Câu 4: “Đánh trống bỏ dùi” có nghĩa là gì ? A. Không thích đánh trống bằng dùi B. Đề xướng công việc rồi bỏ không làm C. Phải bỏ dùi trước khi đánh trống D. Làm một khoảng trống rồi để dùi vào đó Câu 5: Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình ? A. Lênh khênh B. Lảo đảo C. Rào rào D. Chênh vênh Câu 6: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy ? A. Mong manh B. Nhũng nhẵng C. Bọt bèo D. Rắn rỏi Câu 7: Từ nào không thuộc cùng trường từ vựng với các từ còn lại? A. Vó B. Chài C. Lưới D. Thuyền Câu 8: Trong các từ sau từ nào là từ ghép ? A. Quần áo B. Mịn màng C. Lơ lửng D. Lao xao II. Tự luận: (8 điểm) 1. Câu 1: (1 điểm) Cho biết những thành ngữ sau có liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. Hỏi gà đáp vịt b. Nói như đấm vào tai c. Ăn đơm nói đặt d. Nửa úp nửa mở 2. Câu 2: ( 2 điểm) Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long có đoạn: “ Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy: - Còn đây là sách tôi mua hộ anh. Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây giờ đã xuống đất tất cả. Kẻ đang vươn vai, người ngồi bệt xuống ven đường giở thức ăn mang theo ra ” a. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên. Vì sao em biết đó là lời dẫn trực tiếp?
  6. b. Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp mà em vừa tìm được thành lời dẫn gián tiếp. 3. Câu 3: ( 5 điểm) Trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. a. Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ đó? b. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách diễn dịch trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng câu ghép (gạch dưới câu ghép).
  7. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Thời gian: 45 phút ––––––––– Năm học 2018- 2019 Ngày KT: 24/11/2018 Tiết KT: 1 Tiết theo PPCT: Tiết 74 Lớp KT: 9ABCD I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đề 1 D A C C D C D C Đề 2 B A A B C C D A II. Tự luận: (8 điểm) Đề 1: 1. Câu 1: ( 1 điểm) Xác định đúng thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại. Mỗi thành ngữ đúng được 0,25 điểm. a.Phương châm quan hệ b.Phương châm lịch sự c. Phương châm về chất d.Phương châm cách thức 2. Câu 2: ( 2 điểm) - Xác định đúng lời dẫn trực tiếp: ( 0,5 điểm) - Ủng hộ cụ Hồ Chí minh muôn năm! - Giải thích đó là lời dẫn trực tiếp vì: Dẫn nguyên văn lời nói của nhân vật( lời đối thoại trực tiếp): ( 0,5 điểm) - Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: ( 1 điểm) Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và nói rành rọt rằng nó ủng hộ cụ Hồ Chí Minh. 3. Câu 2: ( 5 điểm) a. Biện pháp tu từ và tác dụng ( 1 điểm) - Điệp ngữ “ không” và điệp ngữ “ bom”. Tác dụng: Giải thích nguyên nhân của những chiếc xe không kính và cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh. - Biện pháp đảo ngữ “ Ung dung buồng lái ta ngồi” và điệp từ “ nhìn” . Tác dụng: Nhấn mạnh tư thế ung dung, hiên ngang của những người lính lái xe. b. Phần viết đoạn văn: ( 4 điểm) - Về hình thức: ( 1,5 điểm) + Đúng phương pháp lập luận diễn dịch. + Độ dài khoảng 12 câu. + Có sử dụng lời dẫn trực tiếp ( có gạch dưới yêu cầu này). - Về nội dung: ( 2,5 điểm)
  8. Học sinh bám sát các ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng lí lẽ làm rõ cách đưa chất liệu hiện thực vào thơ với hình ảnh những chiếc xe không kính. Qua đó ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh đặc biệt là tư thế ung dung, hiên ngang của những người lính lái xe Trường Sơn. * Lưu ý: - Đúng ý, diễn đạt được song ý chưa thật sâu 1,5 điểm - Diễn xuôi ý thơ, dài dòng, còn mắc một vài lỗi diễn đạt 1,0 điểm - Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt 0,5 điểm - Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém 0,25 điểm. Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn hoặc nhiều đoạn, sai kiểu đoạn trừ 0, 5điểm. Đề 2: 1. Câu 1: ( 1 điểm) Xác định đúng thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại. Mỗi thành ngữ đúng được 0,25 điểm. a. Phương châm quan hệ b. Phương châm lịch sự c. Phương châm về chất d. Phương châm cách thức 2. Câu 2: ( 2 điểm) - Xác định đúng lời dẫn trực tiếp: ( 0,5 điểm) - Còn đây là sách tôi mua hộ anh. - Giải thích đó là lời dẫn trực tiếp vì: Dẫn nguyên văn lời nói của nhân vật( lời đối thoại trực tiếp): ( 0,5 điểm) - Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: ( 1 điểm) Bác lái xe rút từ túi cửa xe ra một gói giấy và bác ấy nói rằng đó là sách bác ấy mua hộ anh thanh niên. 3. Câu 3: ( 6 điểm) a. Biện pháp tu từ và tác dụng ( 1 điểm) - Liệt kê: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, - Điệp ngữ: “Không có” Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh những chiếc xe bị tàn phá nặng nề và cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh. .- Hoán dụ, ẩn dụ: “ trái tim” Tác dụng: Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam thống nhất đất nước của những người lính lái xe Trường Sơn. b.Phần viết đoạn văn: ( 4 điểm) - Về hình thức: ( 1,5 điểm) + Đúng phương pháp lập luận diễn dịch. + Độ dài khoảng 12 câu. + Có sử dụng lời dẫn trực tiếp ( có gạch dưới yêu cầu này). - Về nội dung: ( 2,5 điểm)
  9. Học sinh bám sát các ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng lí lẽ làm rõ cách đưa chất liệu hiện thực vào thơ với hình ảnh những chiếc xe không kính. Qua đó ta thấy đựơc lòng yêu nước và ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam thống nhất đất nước của những người lính lái xe Trường Sơn. * Lưu ý: - Đúng ý, diễn đạt được song ý chưa thật sâu 1,5 điểm - Diễn xuôi ý thơ, dài dòng, còn mắc một vài lỗi diễn đạt 1,0 điểm - Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt 0,5 điểm - Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém 0,25 điểm. Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn hoặc nhiều đoạn, sai kiểu đoạn trừ 0, 5điểm.