Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở

pdf 20 trang thienle22 4920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_loi_binh_trong_gio_day_hoc_mon.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở

  1. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở MỤC LỤC MỤC LỤC 1 I.Lý do chọn đề tài 2 1.Thực trạng liên quan đến đề tài 2 2.Tính cấp thiết của đề tài 3 3. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài 4 II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài .4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 4 1. Cơ sở nghiên cứu: 4 1.1. Vai trò và chức năng của môn Ngữ văn trong trường THCS: 4 1.2. Vai trò của thầy cô trong giờ dạy học Ngữ văn : 5 2. Khái niệm và tiêu chuẩn của lời bình trong cảm thụ thơ văn : 6 2. 1. Khái niệm : 6 2. 2. Tiêu chuẩn một lời bình hay: 6 2. 3. Những ảnh hưởng của lời bình: 8 3. Ý nghĩa và tầm quan trọng của lời bình trong giờ học Ngữ văn: 8 II. CÁC GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: 10 1. Bình bằng một lời khen trực tiếp : 10 2. Bình chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm bằng cách nêu, gợi mở vấn đề 10 3. Bình bằng so sánh, đối chiếu Văn học: 11 4.Bình bằng cách đưa ra một giả thiết 11 5.Bình bằng cách đưa ra những số liệu cụ thể .12 6. Bình để giới thiệu bài mới (Vào bài): 13 7. Bình để khắc sâu kiến thức: 13 8. Bình để mở rộng kiến thức: 13 9. Bình để gợi sự đồng cảm: 13 III. MINH HỌA MỘT SỐ TIẾT DẠY CỤ THỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8: 14 1. TIẾT 58 - “ ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN ” CỦA PHAN CHÂU TRINH 14 2. TIẾT 77 - “ QUÊ HƯƠNG” CỦA TẾ HANH: 16 IV. KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG VÀO GIẢNG DẠY: 17 PHỤ LỤC 20 Page 1 of 20
  2. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: 1. Thực trạng liên quan đến đề tài: Những năm gần đây xã hội Việt Nam đã và đang có rất nhiều thay đổi lớn về tất cả các mặt: kinh tế, giáo dục, khoa học, xã hội, Chính nền kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng của nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến toàn xã hội, đặc biệt là các mặt giáo dục. Quan điểm của Đảng đã từng coi giáo dục là quốc sách hàng đầu nay lại càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi có giáo dục tốt thì nền móng xã hội mới vững chắc, tạo đà phát triển nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực Trẻ em là tương lai của dân tộc, của đất nước nên việc giáo dục và định hướng cho trẻ phát triển lành mạnh là một yêu cầu bức xúc của toàn xã hội, là điều mà mỗi ai tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đều phải trăn trở. Sinh thờiChủ tịch Hồ Chí Minh- vị Cha già kính yêu, người Thầy vĩ đại của dân tộc đã phát biểu: Hiền dữ đâu phải tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên. Ở đây Bác kính yêu đã khẳng định tầm quan trọng của phương pháp giáo dục tới nhân cách phẩm chất, đạo đức và tài năng của con người. Theo tôi, việc giáo dục nhân cách cho học sinh đòi hỏi người giáo dục chủ nhiệm phải đạt được những chuẩn mực về đạo đức xã hội. Còn việc giáo dục văn hóa cho các em đòi hỏi người giáo viên bộ môn phải có những kiến thức sâu rộng, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và đặc biệt phải thật sự tâm huyết với nghề. - Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người bởi "Văn học là nhân học". - Là một trong những môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ qua lại với các môn học khác. Nếu học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các bộ môn khác và ngược lại. - Trước kia, việc dạy và học một giờ Ngữ văn trong trường THCS đều "nặng" về "thuyết trình". Chính điều đó đã khiến học sinh không phát huy được sự chủ động mạnh dạn tự tin sáng tạo trong việc tiếp nhận kiến thức. Sau mỗi giờ học như vậy, học sinh sẽ đều cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, dần dần khiến các em "ghét" môn học này (nhất là các em nam). Page 2 of 20
  3. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở - Những năm gần đây, Bộ Giáo Dục cũng như toàn Ngành đã và đang từng bước đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh là trung tâm, dạy văn còn phải tích hợp ngang dọc liên môn với các bộ môn khác.Thầy cô chỉ là ngưòi hướng dẫn tổ chức, khơi gợi các hoạt động để giúp học sinh phát huy được những nội lực của bản thân, để từ đó giúp các em tích cực chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội tiếp thu kiến thức mới. Song nếu trong những giờ học Ngữ văn mà thiếu hẳn lời bình thì giờ dạy cũng chỉ là Thầy hỏi- Trò đáp. Mặc dù, Thầy có đổi mới, có nhiều hoạt động sinh động, trò chơi hấp dẫn học sinh đến đâu đi nữa thì giờ dạy cũng vẫn khô khan, chẳng khác nào những môn khoa học tự nhiên khác. Sau giờ học, học sinh sẽ không "đọng lại", cũng khó tạo những dấu ấn về tác phẩm. Như vậy muốn hình thành ở học sinh sự ham học, say mê khám phá một tác phẩm Văn học thì người giáo viên cần phải chú ý đến phương pháp bình và những lời bình "đắt" nhất trong một giờ dạy học Ngữ văn. - Qua việc trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy sử dụng những lời bình ấn tượng của thầy cô trong giờ dạy học Ngữ văn là điều cần thiết để giúp học sinh có sự hứng khởi khi tiếp nhận các tác phẩm văn học. 2. Tính cấp thiết của đề tài: Là người quản lý, trực tiếp phụ trách môn Ngữ văn trong trường, tôi cũng như bao nhà quản lý khác đều có một nguyện vọng là xây dựng nhà trường trở thành một tập thể vững mạnh: Thầy dạy tốt, trò học tốt, gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động Dạy và Học. Qua công tác quản lý, tôi nhận thấy để đạt được những kết quả như mong muốn thật là khó. Làm thế nào để học sinh yêu thích bộ môn Ngữ văn, nhất là trong giai đoạn hiện nay? Làm thế nào để các con vừa ngoan vừa chăm học, trên lớp chăm chú nghe giảng, về nhà làm đầy đủ bài tập các cô giao? Làm thế nào để học sinh trường mình vừa có đức vừa có tài, trở thành những học sinh văn minh, thanh lịch, hiện đại, những chủ nhân tương lai của thế kỷ? Làm thế nào để giáo viên giảng dạy bộ mônNgữ văn vừa hồng vừa chuyên .Điều đó đã khiến tôi phải trăn trở, suy nghĩ tìm tòi phương pháp quản lý tốt nhất để hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy môn Ngữ văn trong trườngTHCS thông qua việc đưa lời bình vào giờ dạy học môn Ngữ văn. 3. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài: Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy trong giờ dạy học Ngữ văn, bên cạnh các phương pháp dạy học tích cực thì lời bình của thầy cô thường đem đến cho học sinh những rung động, tình cảm chân thành nhất, nó như chắp cánh cho tâm hồn rộng mở, bồi dưỡng những ước mơ, khát vọng và hoài bão, là “chất men” không thể thiếu trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn chương .Trước kia, trong giờ Page 3 of 20
  4. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở dạy học văn,thầy cô chỉ đọc, hỏi – học sinh trả lời khiến giờ Ngữ văntrở nên khô khan, đôi khi làm mất đi chức năng thẩm mỹ của văn học, khiến các em thấy giờ học văn không còn hấp dẫn, khô khan, học như nhồi nhét kiến thức. Trong những tiết học đó, học sinh lười suy nghĩ, sẽ không tự bồi dưỡng cách nói hay, lối viết giỏi. Ngoài ra, tôi còn rất trăn trở khi học sinh không thích học văn sẽ khiến tâm hồn của các em khô cằn, có thể sẽ dẫn đến những hành động cộc cằn, thô lỗ trong cuộc sống. Một vấn đề cũng đặt ra là nếu học sinh cuối cấp trong trường THCS không đam mê học văn sẽ dẫn đến chất lượng đầu ra của nhà trường không tốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà trường. Bởi vậy, việc đưa lời bình vào bài giảng một cách hợp lý nhất luôn có ý nghĩa và tác dụng “đặc biệt” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong trường THCS. II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Đề tài tập trung nghiên cứu về việc sử dụng lời bình trong một tiết dạy học Ngữ văn, từ phần khởi động và bài cho đến bình những chi tiết quan trọng trong tác phẩm. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những phương pháp luận và tổng hợp những kinh nghiệm trong quá trình thực tế giảng dạy. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Cơ sở nghiên cứu: 1.1. Vai trò và chức năng của môn Ngữ văn trong trường THCS: -Ngữ văn là một bộ môn nghệ thuật mà đặc trưng của nó là truyền thụ những cái hay cái đẹp đến người tiếp nhận. Theo “Văn học- Cuộc sống, Nhà văn” thì: “Đọc một tác phẩm tốt, chúng ta tìm thấy những nhân vật chân thực, sinh động, những lời hay ý đẹp. Đó là cái đẹp trong văn học, tức là phản ánh trung thành con người và sự vật, làm toát lên chiều sâu, bản chất tính đa dạng, tính điển hình của đối tượng mô tả, nói lên được tấm lòng và tư tưởng của con người trong cuộc đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, gây được những rung động, sự vui thú, lòng yêu thương hoặc sự căm ghét ” (Nxb Khoa học Xã hội, 1998) -Từ những chức năng biểu hiện và truyền thụ cái hay, cái đẹp của văn chươngnên môn Ngữ văn có một vai trò đặc biệt quan trọng trong trường THCS. Bởi vì sau khi cảm thụ sâu sắc cái hay, cái đẹp của một hình tượng Văn học, học sinh sẽ tự nhận thức được những điều mình cần hướng tới, cần hoạt động . Các thầy cô giáo dạy Ngữ văn giỏi, giàu kinh nghiệm đã thường chia sẻ: Page 4 of 20
  5. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở “Học văn thì điều cốt yếu nhất mà cũng là điều khó nhất nhận ra được chất Văn là sự rung cảm được những cái đẹp của Văn chương. Một bài văn, bài thơ, một câu văn, câu thơ hay bao giờ cũng khiến lòng ta xúc động. Sự xúc động thực sự đó cũng là hạnh phúc của con người : Vì thế, phải biết giữ gìn và biết tôn trọng nó. Chớ quên rằng nhất thiết phải tiếp nhận lĩnh hội văn chương thông qua sự rung động chân thành.”(Hướng dẫn ôn thi vào lớp 10 PTTH) - Văn chương còn đem đến cho con người những cung bậc tâm trạng, tình cảm khác nhau. Sau khi học tác phẩm, nghiên cứu cuộc đời của một nhân vật, học sinh có thể có những tâm trạng yêu-ghét rạch ròi, từ đó định hướng cho người đọc cách sống và làm việc sao cho có ý nghĩa hơn. Chẳng hạn, như khi nghe thầy giáo đọc thơ, Trần Đăng Khoa đã có những cảm xúc trong sáng, giản dị và chân thành biết bao để rồi thêm yêu làng xóm, quê hương đất nước, yêu cội nguồn dân tộc thiêng liêng của mình : “ Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Thêm yêu tiếng hát nụ cười Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra ” ( Nghe thầy đọc thơ) - Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã khẳng định: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. 1.2.Vai trò của thầy cô trong giờ dạy học Ngữ văn : -Vai trò của thầy cô trong giờ dạy học Ngữ văn rất quan trọng. Để học sinh tiếp nhận, lĩnh hội được giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của một tác phẩm văn chương thì thầy cô phải là người dẫn dắt định hướng giúp các em tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm. Đặc biệt là khả năng truyền thụ của thầy cô có vai trò rất lớn trong việc cuốn hút các em, đưa học sinh đến với vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của văn chương. Ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản của một tác phẩm, thầy cô phải biết làm thế nào để học sinh vừa lĩnh hội kiến thức cơ bản của một tác phẩm, đồng thời biết rung động trước những câu văn, câu thơ hay trong tác phẩm. Một trong những yếu tố làm nên sự cuốn hút diệu kì đó là những lời bình của thầy cô. Giáo sư Lê Trí Viễn trong cuốn "Đến với thơ hay" đã nói rằng: " Có một đối tượng mà bình thơ là nhiệm vụ không né tránh được đó là người thầy giáo. Cụ thể là người giáo viên Văn học." - Để có một lời bình hay, trước hết thầy cô phải thật hiểu, phải nhập tâm vào tác phẩm, biết rung cảm trước những vẻ đẹp đa dạng, phong phú muôn màu Page 5 of 20
  6. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở muôn vẻ của tác phẩm. Thậm chí thầy cô phải đi sâu để tìm hiểu từng ngõ ngách tâm hồn, đời sống nội tâm cùng vui buồn, sướngkhổ với các nhân vật trong tác phẩm. Từ đó truyền đến học sinh vẹn nguyên cảm xúc của mình. Cho nên lời bình của thầy cô trong một giờ dạy Văn rất quan trọng, là chất kết nốigiữa người học đến với các tác phẩm văn chương. 2. Khái niệm và tiêu chuẩn của lời bình trong cảm thụ thơ văn : 2. 1. Khái niệm : - Trong một giờ dạy và học Ngữ văn, việc khai thác tìm hiểu chi tiết nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trongtác phẩm là yêu cầu cơ bản của đặc trưng môn học.Thầy cô cần căn cứ vào thể loại của tác phẩm rồi vận dụng các kĩ năng, để từ đó "bật" ra nội dung chính mà tác giả muốn truyền tải tới người đọc, giúp học sinh tiếp cận một cách nhanh nhấttác phẩm. Từ các chi tiết đã phân tích, thầy côcần biết lựa chọn đâu là "điểm sáng" là "chi tiết quan trọng", đâu là "nhãn tự" của một đoạn trích hoặc một tác phẩm kết hợp với ý kiến của cá nhân để truyền cho học sinh thấy được những cái hay cái đẹp của "điểm sáng" đó. Chính từ "điểm sáng", "nhãn tự" đó có sức tỏa sáng tới toàn bài, giúp học sinh lĩnh hội toàn bộ đoạn trích hay tác phẩm một cách nhanh nhất. - Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói :"Dạy văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói" - Giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng: "Bình là một phương pháp có tính đặc thù của cảm thụ và truyền thụ văn thơ Giảng văn cần vận dụng phương pháp bình." - Với nhà phê bình văn học Hoài Thanh thì bình thơ là :"Cảm nhận cái hay, cái đẹp của nó rồi truyền cho người đọc, người nghe " - Còn giáo sư Lê Trí Viễn thì cho rằng:"Bình là dùng lời văn đẹp, các chất cảm xúc, có viện trợ đến những cái tương tự, có khi giả thiết một cách đối lập với cái phải bình nhưng cũng cốt để làm cho cái được bình thể hiện được tất cả cái hay, cái đẹp của nó." 2. 2. Tiêu chuẩn một lời bình hay: - Cái hay, cái đẹp của lời bình phải được biểu hiện ở các mặt: nội dung, hình thức và toát lên được những tư tưởng tình cảm cũng như dụng ý nghệ thuật mà tác giả đã, gửi gắm. Lời bình ấy có khi là một lời khen trực tiếp, có khi lại bộc lộ những tâm tư tình cảm, hay như lời tâm sự, cũng có thể so sánh liên Page 6 of 20
  7. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở hệ Tất cả đều phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, súc tích, lắng đọng có chiều sâu, không quá cường điệu cũng không quá hời hợt, tẻ nhạt, nhàm chán. - Trong một giờ dạy Ngữ văn, việc bình cái hay cái đẹp là điều không thể thiếu nên cần kết hợp giữa bình và giảng. Bởi theo giáo sư Phan Trọng Luận thì: “ Giảng mà không bình thì ý gọn và khô, bình mà không giảng ý đồ miên man xa rời”. -Nhưng cũng cần chú ý phải tìm ra được một “điểm sáng”, “nhãn tự” của tác phẩm để hướng lời bình vào đó. Lời bình phải thật lắng đọng, nếu không thì: “ không gì vô vị, thậm chí khó chịu như một lời gọi là bình chẳng ăn nhập vào đâu, cũng chẳng đáng gọi là phi văn bản vì nó chỉ là lời không có căn cứ.” ( theo giáo sư Lê Chí Viễn). - Ví dụ: Theo thầy Chu Sơn ba câu thơ “đắt nhất” trong bài “ Nhớ rừng” của Thế Lữ là: “Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật! ” Đây là hình ảnh oai hùng, lẫm liệt tạo nên dáng điệu kiêu hùng, bạo lực của chúa sơn lâm. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ! Nó gợi ra cảnh chiến trường sau cuộc vật lộn tàn bạo. Ánh tà dương lúc mặt trời hấp hối, qua cảm nhận của con mãnh thú chính là sắc máu lênh láng đỏ. “Chiều lênh láng máu”, chữ “chiều” gợi được khoảng thời gian rất cụ thể còn “máu” giờ đã trở thành kỷ niệm. Đối với con thú này, màu máu lênh láng là màu của thời gian. Chữ “ sau rừng” gợi được cái không gian nhuộm đầy máu đỏ của mặt trời, vừa gợi được cái bí hiểm nơi diễn ra cuộc chiến, tranh chấp đẫm máu. Chữ “chết” đã biến mặt trời thành một sinh thể- không còn là khối cầu lửa vô tri vô giác, bất động giữa không trung, mà thành một con thú. Chữ “mảnh” là hình ảnh mặt trời trong con mắt ngạo mạn và khinh miệt của hổ. Ba chữ “mảnh mặt trời” đã hoàn toàn hạ gục đối thủ, làm cho mặt trời cũng trở nên thảm hại. Bằng một cuộc tranh chấp với mặt trời để chiếm lấy riêng phần bí mật, Thế Lữ đã nâng con mãnh thú này lên tầm vóc vũ trụ và kỳ vĩ nhất trong những cái kỳ vĩ của vũ trụ này. Sự phi thường, kì vĩ đã lên tới tột bậc, vô biên . Sự tuyệt vời trong ngôn từ đã chắp cánh cho thơ Thế Lữ bay lên dõng dạc , đường hoàng như một khúc trường ca dữ dội! ( Trong “Tinh hoa Thơ mới- Thẩm bình và suy ngẫm”) Page 7 of 20
  8. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở - Như vậy, người giáo viên dạy văn muốn có lời bình hay, hấp dẫn, cuốn hút học sinh thì phải có năng lực cảm thụ tác phẩm. Để khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, người giáo viên cần phải nhập tâm vào tác phẩm, để có sự khám phá độc đáo, sáng tạo, mới mẻ. Thậm chí có những chỗ khó phân tích, những chỗ học sinh thấy khó hiểu, hay những chỗ làm cho bạn đọc phải giật mình trăn trở thì ta nên bình. - Thầy cô cũng cần lưu ý phải biết lựa chọn “điểm sáng”, “nhãn tự” của bài để hướng lời bình vào đó. Ít mà sâu, lắng đọng còn hơn là dàn trải, miên man. Cần lựa chọn từ ngữ sao cho lời bình phải mang đậm hơi thở của Văn chương nghệ thuật. Lời bình phải ngắn ngọn, hàm súc, phải mang tính tức thời, xuất thần, là sự lóe sáng tốt đẹp tác động tích cực đến nhận thức của học sinh. 2. 3. Những ảnh hưởng của lời bình: *Đối với một tiết dạy Ngữ văn : - Những lời bình hay, ấn tượng sẽ làm cho giờ giảng Văn trên lớp tiết kiệm được thời gian. Tiết học nhẹ nhàng, không căng thẳng, gò bó. - Giờ dạy sinh động, hấp dẫn, lắng đọng, lượng thông tin truyền tải tới học sinh được nâng cao lên, có hiệu quả rõ rệt. *Đối với học sinh : - Trong tác phẩm Văn chương thường có những "điểm sáng", "nhãn tự" chi tiết đặc sắc soi sáng chủ đề tác phẩm, thể hiện rõ tư tưởng tình cảm, dụng ý nghệ thuật của tác giả. Những điều đó thường là khó với học sinh, thì những lời bình giảng giải của giáo viên sẽ định hướng, tiếp sức khêu gợi sự tìm tòi sáng tạo, sự liên tưởng tưởng tượng cho học sinh. - Lời bình hay của giáo viên không chỉ giúp học sinh hiểu sâu vấn đề, hiểu kĩ tác phẩm mà còn tác động đến đời sống tâm tư tình cảm, tâm hồn trong sáng của các em. Bồi dưỡng cho các em những cách nghĩ hay, những hành động đẹp, để các em trở thành những con ngoan trò giỏi - những chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy, nhờ có lời bình hay người giáo viên đã ươm cho gia đình, xã hội, đất nước những mầm non, hạt giống có ích. Nói như Hoài Thanh :"Bình là từ chỗ mình cảm thấy hay, làm thế nào cho người khác cũng cảm thấy hay." 3. Ý nghĩa và tầm quan trọng của lời bình trong giờ học Ngữ văn: - Tôi nhận thấy môn Ngữ văn trong nhà trường có một vị trí rất quan trọng, giống như chiếc chìa khóa để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực các môn khoa học Page 8 of 20
  9. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở khác, vào các hoạt động xã hội đồng thời nó còn bồi dưỡng những tư tưởng tình cảm, hướng người đọc vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. - Thầy cô dạy Ngữ văn muốn học sinh yêu thích bộ môn, hồi hộp chờ đợi từng tiết Ngữ Văn trong tuần, háo hức chờ đón bước chân quen thuộc của thầy cô thì trách nhiệm "nặng nề" ấy trước hết đặt lên "đôi vai" của người giáo viên dạy Ngữ văn. - Để có được một tiết học thật sự sôi nổi, cuốn hút hấp dẫn học sinh thì thầy cô phải tạo được tâm thế thoải mái cho học sinh, khéo kết hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động trên lớp, tìm tòi sáng tạo những hình ảnh, âm thanh sống động. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận được vai trò của lời bình trong tác phẩm. Bởi một tiết học Ngữ văn mà thiếu lời bình, thiếu sự cảm thụ những nét đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm thì chắc chắn tiết học sẽ khô khan, rời rạc không lắng đọng trong tâm hồn học sinh. Học xong tác phẩm, các em sẽ quên ngay - Vì vậy thầy cô cần phải nhập tâm tác phẩm để biết được đâu là "điểm sáng", là "nhãn tự" của tác phẩm hướng lời bình vào đó để nó có sức tỏa sáng toàn bài. Lời bình hay, phù hợp chính là những sáng tạo nghệ thuật "khổ công" mà có của thầy cô. Lời bình của thầy cô còn giúp cho học sinh hiểu sâu và biết nâng cao vấn đề, học sinh có thể hiểu và học được cách trình bày những rung cảm của mình đối với tác phẩm qua những lời bình giản dị, chân thành mà lắng đọng của thầy cô - đó cũng chính là mục tiêu đề ra của môn học. Ngoài việc nói- viết đúng, thầy cô còn phải hướng dẫn các em cách nói- hay, viết khéo Làm được như vậy, thầy cô đã thổi một bầu nhiệt huyết vào tâm hồn học sinh giúp các em mở rộng tâm hồn mình đón nhận những điều tốt đẹp ở bên ngoài thế giới xung quanh. Qua đó nhằm khơi dậy, khích lệ giúp các em phát triển từ năng khiếu cảm thụ văn chương đến năng khiếu sáng tạo nghệ thuật. Hơn nữa, còn giúp các em có đời sống tinh thần phong phú hơn, sáng tạo hơn, có tầm nhìn rộng mở và tự tin hơn trong cuộc sống. Như vậy qua những lời bình giản dị và chân thành từ tác phẩm mà thầy cô đã truyền dạy cho học sinh biết bao điều hay, lẽ phải, đạo lí làm người. Thầy cô còn đưa em đến với những chân trời tri thức mới, đem đến cho em tình yêu gia đình, yêu làng xóm, yêu quê hương đất nước tha thiết nhất. Page 9 of 20
  10. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở II. CÁC GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: 1. Bình bằng một lời khen trực tiếp : - Cách này được sử dụng thường xuyên vì nó ngắn gọn, dễ làm, dễ bộc lộ cảm xúc. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chú ý tránh những lời khen sáo rỗng, hào nhoáng, không phù hợp, không đúng đối tượng. - Ví dụ : Bình truyện ngắn "Cô bé bán diêm" của tác giả An-đec-xen (Ngữ văn lớp 8). Cụ thể: "Cô bé bán diêm" là một trong những truyện cổ tích - truyện ngắn xuất sắc của An-đec-xen. Truyện chỉ có một nhân vật, diễn ra trong bối cảnh của một đêm giao thừa. Cốt truyện chẳng có gì ly kì, hấp dẫn, vậy mà càng đọc, càng thấy hay, càng nghĩ càng thấm thía. Bởi truyện đã đề cập đến khát vọng của con người là mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và ở những con người nghèo khổ, những đứa trẻ thì khao khát đó lại càng cháy rực, tỏa sáng hơn bao giờ. Trong truyện, đó là ước mơ tuổi thơ bay bổng diệu kì của một cô bé mồ côi mẹ, sống với người cha ghẻ lạnh. Tất cả đã được nhà văn kể lại qua ngòi bút trữ tình thắm thiết, giàu chất thơ đan xen giữa những mộng tưởng và hiện thực. Chính vì lẽ đó mà truyện cổ tích cho trẻ em của nhà văn Đan Mạch này đã hơn một thế kỉ nay đã đi vào lòngbạn đọc khắp năm châu và không phải chỉ riêng bạn đọc nhỏ tuổi mà đối với người bạn đọc lớn, hình như lại còn ham đọc An- đec-xen hơn những loại sách truyện khác! (Theo sách "Kiến thức cơ bản Văn - Tiếng Việt", tập 2, dành cho lớp 7, Nguyễn Xuân Lạc chủ biên - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001) 2. Bình chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm bằng cách nêu, gợi mở vấn đề - Cách này chỉ áp dụng ở những đoạn trích, tác phẩm mà không thể có và không nên có sự lý giải tuyệt đối về nó. Vẻ đẹp, sự lôi cuốn nằm trong sự bí ẩn của câu trả lời. - Cách này mở ra cho học sinh rất nhiều trường liên tưởng. Người giáo viên cần gợi mở để phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. - Ví dụ: Bình về cái chết của cụ Bơ-men trong truyện ngắn "Chiếc là cuối cùng" của O Hen-ri (Ngữ văn lớp 8). Cụ thể: . Nhà văn đã kết truyện bằng cái chết của cụ Bơ-men khiến câu chuyện lắng đọng, có chiều sâu hơn, khiến cho lần đảo ngược tình huống thứ hai thêm bất ngờ, đột ngột, tạo nhiều dư âm vương vấn khiến người đọc phải trăn trở suy nghĩ Cái chết ấy như một chìa khóa giải mã những băn khoăn thắc mắc nơi người đọc về hành động âm thầm, lặng lẽ, bí mật của cụ. Cái chết của cụ còn có ý nghĩa thức tỉnh tâm hồn người đọc, nhắc nhở mỗi con ngưòi cần sống đẹp, Page 10 of 20
  11. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở sống có ích cho cuộc đời hơn Sự ra đi của cụ Bơ men nhẹ nhàng thanh thản nhưng sao mà đau đớn đến thế! Cái giá phải trả cho một "kiệt tác" thật đắt làm sao! 3. Bình bằng so sánh, đối chiếu Văn học: - Cách này vừa có tác dụng khắc sâu, vừa làm nổi bật được cái hay, cái đẹp của một đoạn trích hay tác phẩm vừa đồng thời mở ra nhiều hướng tiếp cận ở các đoạn trích hay tác phẩm khác, của các tác giả khác. - Tuy vậy người giáo viên cũng cần lưu ý khi vận dụng cách bình này: các hình ảnh chi tiết so sánh, đối chiếu phải tương xứng với nhau (cả về nội dung và nghệ thuật). - Ví dụ: Trong sách Ngữ văn 9, cùng miêu tả mùa xuân nhưng Thanh Hải và Nguyễn Du lại có những cách miêu tả giống và khác nhau. Khi viết về mùa xuân, cả hai nhà thơ đều miêu tả không gian cao rộng, sắc màu tươi mát, âm thanh rộn rã, xôn xao, cảm nhận mùa xuân của thiên nhiên đất trời bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Nhưng Thanh Hải lại tả thực, bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp : “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng " ( Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn 9) Còn Nguyễn Du lại dùng bút pháp ước lệ tượng trưng, tả cảnh vậy một cách khách quan, mượn cảnh để ngụ tình, mượn cảnh để bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình : "Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" (Truyện Kiều - Ngữ văn 9) 4. Bình bằng cách đưa ra một giả thiết: - Cách bình này sẽ giúp học sinh nhận thấy sự sáng tạo, độc đáo, mới lạ của tác giả trong việc lựa chọn những từ ngữ hình ảnh "đắt" nhất, sinh động nhất, phù hợp nhất. Từ đó rèn luyện cho học sinh cách dùng từ, đặt câu phù hợp với Page 11 of 20
  12. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở ngữ cảnh cụ thể, bồi dưỡng cho các em năng lực viết văn hay, sáng tạo cho riêng mình. - Theo giáo sư Lê Trí Viễn thì "Gỉả thiết cũng là thủ thuật được dùng làm rõ cái hay, cái không thể khắc họa được của một hình tượng thơ, có thể giả thiết một cách nói tương tự có khi chỉ khai thác một từ hay vài từ đã thấy nội dung và hiệu quả nghệ thuật, hiệu quả thẩm mỹ " - Ví dụ: Bình từ "hờn" trong câu thơ về Thúy Kiều " Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh". (Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du - Ngữ văn 9) Nguyễn Du đã khéo sử dụng bút pháp ước lệ tương trưng, một bút pháp quen thuộc của thơ ca cổ để miêu tả nhan sắc của Thúy Kiều. Nhà thơ đã lấy cái đẹp của thiên nhiên để làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người, từ đó tôn vinh cái đẹp của nhân vật, giúp người đọc hình dung nhan sắc tuyệt thế giai nhân của Thúy Kiều. Dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, sắc đẹp của nàng thật dữ dội vượt ra ngoài khuôn khổ khiến thiên nhiên phải ghen ghét, giận dỗi. Nếu dùng từ khác, chẳng hạn dùng từ "buồn" thì không diễn tả được sự uất ức, đố kỵ, tức giận như từ "hờn", do đó chưa phù hợp với ý nghĩa dự báo số phận của Thúy Kiều sau này. Vậy chỉ một từ "hờn" như một "nhãn tự" của đoạn trích, nhà thơ như ngầm dự báo số phận sau này của Thúy Kiều: lành ít dữ nhiều 5. Bình bằng cách đưa ra những số liệu cụ thể: - Cách làm này là sử dụng những số liệu cụ thể, chính xác để làm dẫn chứng minh họa trong lời bình giúp các em hiểu rõ sâu hơn về vấn đề. - Ví dụ: Dạy bài "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê (Ngữ văn lớp 9) (Có thể đưa ra một vài con số thống kê để làm nổi bật sự khốc liệt của chiến tranh đồng thời ca ngợi chiến công thầm lặng của những nhân vật trong truyện). Trong cuộc khánh chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, con đường Trường Sơn đã trở thành biểu tượng anh hùng của cuộc chiến đấu dành độc lập tự do. Trong 16 năm chiến tranh, Trường Sơn đã hứng một triệu tấn bom đạn và chất độc hóa học. Để cho cái mạch máu Trường Sơn ấy luôn được thông suốt đã có hành ngàn hàng vạn thanh niên xung phong bám đường, san lấp hố bom, phá bom nổ chậm ( khiến cho 2 vạn người hy sinh, gần 3 vạn người bị thương, hàng vạn người nhiễm chất độc màu da cam ). Chiến công thầm lặng của Phương Định, của chị Thao, của Nho và hàng ngàn hàng vạn thanh niên xung phong thời chống Mỹ đã góp phần tạo nên sự bất tử cho Tổ quốc, hình ảnh của họ như những ngôi sao lung linh tỏa sáng tới tận hôm nay. Page 12 of 20
  13. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở 6. Bình để giới thiệu bài mới (Vào bài): - Cách này để lôi cuốn hấp dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh ngay từ đầu tiết hoc. - Ví dụ: Khi dạy bài "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương - Ngữ văn lớp 7, tập 1, có thểgiới thiệu bài như sau: Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: " Khi ta chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn." Vì thế mảnh đất quê hương đã trở thành máu thịt đối với mỗi người con khi xa quê. Với Hạ Tri Chương cũng vậy, quê hương đã trở thành niềm tâm sự khi ông lên kinh đô Trường An để làm quan. Đến lúc già, ông đã từ quan về quê và viết nên "Hồi hương ngẫu thư" làm xúc động lòng người. 7. Bình để khắc sâu kiến thức: - Chọn một chi tiết nghệ thuật thật đặc sắc, "nhãn tự" hay "thần cú" của đoạn trích hay tác phẩm hướng lời bình vào để khắc sâu kiến thức. 8. Bình để mở rộng kiến thức: - Từ một chi tiết tiêu biểu trong bài dạy, giáo viên có thể so sánh đối chiếu với tác giả khác, bài khác để mở rộng và khắc sâu kiến thức giúp học sinh cảm nhận sâu sắc được vấn đề. - Ví dụ: Bình chi tiết "cái bóng" trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ - Ngữ văn lớp 9, tập 1 9. Bình để gợi sự đồng cảm: - Đây cũng là một cách sử dụng lời bình quen thuộc, nhất là đối với nhân vật trong truyện, từ đó giúp các em hiểu kĩ hơn về nội tâm của nhân vật. - Ví dụ: Có một chi tiết trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng khiến người đọc và cả nhân vật ông Sáu bất ngờ, sửng sốt và thậm chí là xót xa. Đó là: Khi gặp ông Sáu ở bến xuồng, nghe tiếng gọi tên mình, Thu "giật mình tròn mắt. Nó ngơ ngác lạ lùng, mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : Má! Má!" Ngoài việc đưa câu hỏi để học sinh phát biểu, có thể bình ngắn gọn . Trong thời gian làm quản lý, tôi đã rất chú ý hướng dẫn các thầy cô trong tổ Ngữ văn dùng lời bình kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác để tạo ra những giờ học bổ ích, lắng đọng, có chiều sâu tạo dấu ấn khó quên hấp dẫn, cuốn hút các em đến với bài giảng của mình. Sau đấy tôi xin minh họa bằng mộtsố tiết dạy cụ thể về việc đưa lời bình vào dạy hai bài Ngữ Văn lớp 8 đã được thực hiện tại trường. Page 13 of 20
  14. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở III. MINH HỌA MỘT SỐ TIẾT DẠY CỤ THỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8: 1. TIẾT 58 - “ ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN ” CỦA PHAN CHÂU TRINH ( Dạy học theo hướng tích hợp liên môn) * Khởi động vào bài: Khoảng đầu thế kỉ XX đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ trong tù là một hiện tượng rất đặc biệt của văn học Việt Nam. Ở nơi ngục tù tăm tối ấy luôn vang lên những lời thơ bất khuất của một Đại Việt không chịu cúi đầu. Bài học ngày hôm nay sẽ giúpcả lớp hiểu rõ hơn điều đó qua hành động của một con người vĩ đại. * Nội dung chính: - Phần I: Đọc, tìm hiểu chung: + Để tạo tâm thế hứng khởi cho học sinh khi tiếp nhận kiến thức mới, thầy cô có thể cho học sinh tham gia vào trò chơi Ô chữ. Mỗi ô chữ hàng ngang là một câu hỏi xoay quanh tác phẩm. Ô chữ hàng dọc là tên nhà tù Côn Đảo, nơi giam giữ những chiến sĩ cách mạng yêu nước: + Sau đó, thầy cô có thể tích hợp với bộ môn Địa lý và Lịch sử để giúp học sinh có cái nhìn trọn vẹn hơn về vị trí địa lý cũng như hệ thống chuồng cọp của nhà tù Côn Đảo. Qua đó giúp học sinh hiểu rõ khí phách hiên ngang lẫm liệt của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm tù đầy tại đây. - Phần II: Đọc- Tìm hiểu chi tiết: + Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai câu đề của bài thơ thông qua những câu hỏi dẫn dắt, gợi mở. Sau đó giáo viên chốt, bình: Phan Châu Trinh vốn xuất thân là nhà nho nên ông đã tiếp nối quan niệm nhân sinh truyền thống về chí làm trai. Nhưng khác với họ,ông đặt chí làm trai trong hoàn ảnh đặc biệt giữa chốn lao tù, để nâng cao tầm vóc, tư thế hiên ngang của người tù cách mạng lên ngang tầm với vũ trụ, với đất trời Côn Đảo. Từ láy tượng hình lừng lẫy đứng đầu kết hợp với cụm động từ, cùng cách nói quá, khoa trương, giọng thơ khẩu khí khiến người đọc không còn thấy bóng dáng tiều tụy của người tù khi bị hành xác mà đó là tư thế ngẩng cao đầu kiêu hãnh, đầy bản lĩnh để khẳng định khát vọng mãnh liệt cứu dân cứu nước của những người tù cách mạng. + Chuyển: Đến hai câu tiếp theo điểm nhìn của nhà thơ dường như chạm khắc gần hơn với hiện thực. Vậy đọc thầm hai câu thơ đó, các con hình dung như thế nào về công việc của những tù nhân Côn Đảo? (Gợi ý: chú ý đến điều kiện làm việc, tính chất công việc và các biện pháp nghệ thuậtmà tác giả sử dụng) => GV bình: Ngoài việc sử dụng chắt lọc từ ngữ qua hệ thống các động từ, cụm ĐT, số từ thì tác giả còn sử dụng phép đối Page 14 of 20
  15. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở rất chặt chẽ cùng cách nói khoa trương, và giọng điệu ngang tàng để vừa miêu tả hiện thực công việc hiểm nguy vừa chạm khắc được chân dung người tù với hành động quả quyết, mạnh mẽ, cùng ý chí, nghị lực và sức mạnh phi thường. GV liên tưởng, so sánh: Nhà cách mạngSóng Hồng đã từng thốt lên: “Đốt cho tiêu kiếp tù đầy/ Cho bừng lửa hận biết tay anh hùng” Hay sau này, nhà thơ Tố Hữu khi đang hoạt động CM thì ông bị bắt. Tại nhà tù, ông cảm thấy : “ Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! / Ngột làm sao, chết uất thôi” Câu thơ oằn xuống gãy đôi, thể hiện tâm trạng uất ức hờn căm lên đến đỉnh điểm của người tù cách mạng. Họ khao khát được phá tan xiềng xích, được đánh bại mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù để đem lại bầu trời tự do cho dân,cho nước + Chuyển: Họ là những anh hùng với một trái tim son sắt trọn niềm tin. Hãy đọc hai câu luận để hiểu rõ hơn về khí phách của một con người. Các con thấy giọng thơ ở đây có thay đổi không? Nêu cảm nhận của con về cặp câu thơ này? GV gợi mở để học sinh cảm nhận được: Đây là giây phút trĩu nặng nhất của hai câu luận nói riêng và bài thơ nói chung. Giọng thơ vẫn hào sảng nhưng trầm hơn, lắng xuống như một lời tự nhủ, như tiếng dặn lòng, như một lời thề thiêng liêng với non sông đất nước. Đặc biệt các từ bao quản, càng bền biểu thị một thái độ sống sẵn sàng đạp đổ thách thức trước bạo lực quân thù. Cho dù hiện thực có khắc nghiệt, con đường đấu tranh phía trước còn nhiều chông gai thì người tù ấy vẫn vững vàng son sắt một niềm tin. Họ tuyệt đối trung thành với dân tộc, với Tổ Quốc. + Chuyển: Bởi vậy, giữa chốn địa ngục trần gian, Phan Châu Trinh luôn giữ được khẩu khí ngang tàng . Đây là hai câu thơ sâu sắc và giàu ý nghĩa nhất. Các con hiểu như thế nào về hai dòng thơ đó. ( Hoạt động nhóm) + Sau khi cho học sinh thảo luận, đại diện các nhóm trình bày, giáo viên có thể chốt lại và bình như sau: Kết tinh tư tưởng và tỏa sáng toàn bài là hình ảnh thơ mang đậm chất sử thi.Hai chữ “Vá trời” lấy từ điển tích bà Nữ Oa đã tạo lập thế giới để khẳng định khí phách hiên ngang lẫm liệt, ý chí quyết tâm mưu đồ việc lớn của người tù cách mạng. Là một tù nhân từng oằn mình gánh những trận đòn roi của quân giặc, từng bị đầy đọa đến kiệt sức, nên Phan Châu Trinh mới viết được những câu thơ ứa máu tự đáy lòng, đầy bản lĩnh và kiêu hãnh như thế. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác, người đọccàng hiểu rõ Phan Châu Trinh và biết bao tù nhân Côn Đảo, đã coi nhà tù là trường học cách mạng để rèn chí, luyện tài, dưỡng tâm sáng, nuôi hoài bão, thổi khát vọng và cháy đam mê trị nước cứu đời. Page 15 of 20
  16. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở + Chuyển: Và Phan Châu Trinh đã thật khéo khi mượn những thi liệu của hiện thực khắc nghiệt nhất để dệt nên một áng thơ bất hủ còn mãi với thời gian. Vậy theo các con bài thơ này có những nét đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật? Giáo viên chốt: Đến đây thì mảnh ghép cuối cùng của tiết học cũng được hoàn tất. Một bức tranh đẹp đã được hoàn thiện Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Côn Đảo vẫn còn đó,vẫn hằn trên mình những vết thương của chiến tranh nhưng vẻ đẹp của một tác phẩm vẫn lung linh rạng ngời và chân dung của một con người vĩ đại vẫn luôn tỏa sáng đến muôn đời. 2. TIẾT 77-“QUÊ HƯƠNG” CỦA TẾ HANH: - Khởi động: GV mở nhạc đoạn cuối bài hát Quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân và giới thiệu để tạo tâm thế: Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Lời bài hát như đưa chúng ta trở về với những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi ấu thơ. Bởi ai cũng có một miền quê yêu dấu để nhớ, để thương. Và hôm nay cô sẽ đưa các em đến thăm một làng chài ven biển qua nỗi nhớ của nhà thơ Tế Hanh - Nội dung: + Sau khi để học sinh giới thiệu những nét chính về tác giả, bình mở rộng: Quê hương luôn là nguồn cảm hứng là nỗi niềm trăn trở trong suốt đời thơ Tế Hanh. Ở từng giai đoạn, ông đều có những tập thơ viết về quê hương với một tình yêu trong sáng và thiết tha nhất. Nên mọi người gọi ông là nhà thơ của quê hương, một cây thơ nặng tình với đất. + Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh đi tìm hiểu chung về bài thơ (Hoàn cảnh sáng tác; Thể thơ; Phương thức biểu đạt; Mạch cảm xúc; Bố cục ) Sau đó hướng dẫn các em đọc và tìm hiểu chi tiết văn bản theo bố cục đã xác lập: + Cần xác định được điểm sáng của bài thơ chính là hình ảnh của những con người lao động trên biển.Giáo viên đã dùng câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh hiểu kỹ sâu, hiểu sâu vấn đề mà nhà thơ muốn gửi tới người đọc: Theo em vẻ đẹp của người lao động được nhà thơ phác họa như thế nào qua hai câu thơ: " Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" Page 16 of 20
  17. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở + Để các em tự do trình bày những cảm nhận của riêng mình, sau đó giáo viên bình chốt ý: Câu thứ nhất tả thực, da rám nắng - làn da đặc trưng của những người dân chài. Họ phải vật lộn với nắng, gió, sóng biển, với sự dạn dày từng trải, cùng sự chăm chỉ, yêu lao động, yêu biển khơi Câu thứ hai là sự sáng tạo cùng phép tu từ ẩn dụ "vị xa xăm" - vị muối mặn của biển đã thấm sâu vào hơi thở, làn da, thớ thịt, tâm hồn họ, tôi luyện cho họ dạn dày sóng gió. Chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã khắc họa được vẻ đẹp của người dân chài vừa chân thực, lãng mạn với tầm vóc phi thường. Họ sừng sững hiên ngang như bức tượng đài về người lao động trên biển khơi. Câu thơ đầu được tả bằng thị giác. Câu sau được miêu tả bằng tâm hồn và cảm quan lãng mạn của nhà thơ + Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương. Để giúp học sinh có cái nhìn toàn diện, bao quát về tình cảm của một người con xa quê, ngay từ khi hướng dẫn soạn bài giáo viên yêu cầu các em viết lời bình cho khổ cuối. + Tôi rất xúc động khi dự giờ một lớp và được nghe đọc lời bình mà em Hoàng Thị Ngân Hà, học sinh lớp 8A1 viết: Ở bốn câu kết, nhà thơ trực tiếp nói về nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của mình. Mặc dù xa quê nhưng tình cảm của nhà thơ vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Yêu lắm, thương nhiều cái làng chài miền Trung ấy, nên tình cảm của nhà thơ ào ạt, cuồn cuộn như con sóng biển xô bờ: Tôi nhớ cái mùi nồng mặn quá! Tình cảm ấy như một dây đàn căng hết mức, chỉ cần "Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" khẽ chạm là rung lên ngân vang ngân mãi + Tiết học kết thúc trong niềm yêu thích của học sinh. IV. KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG VÀO GIẢNG DẠY: Mục tiêu tổng quát của chương trình Ngữ văn THCS được cụ thể hóa trong việc dạy học của thầy cô, việc học của trò ở ba phương diện: kiến thức - kĩ năng và thái độ tình cảm. Về kĩ năng, chương trình nhấn mạnh: "Trọng tâm của việc rèn kĩ năng chon học sinh là làm cho các em nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giảng văn học" (Theo "Một vấn đề chung về chương trình và SGK Ngữ văn, THCS", NXB Giáo dục 2002). Như vậy việc sử dụng lời bình trong giờ dạy Văn là một trong những phương pháp tích cực giúp học sinh chủ động tiếp cận tác phẩm, từ đó biết khái quát, liên tưởng, tưởng tượng gắn kết những điều đã đọc hiểu trong văn bản với thế giới bên trong tâm hồn mình và cuộc sống bên ngoài muôn màu muôn vẻ. Page 17 of 20
  18. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở C. KẾT LUẬN: Có thể thấy việc đưa lời bình vào trong tiết dạy Ngữ Văn kết hợp cùng các phương pháp khác là việc làm cần thiết. Đó cũng là một trong những biện pháp dạy học Tích cực, theo tinh thần đổi mới hiện nay. Từ những bài giảng cụ thể của giáo viên Ngữ văn trong trường THCS, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm, cụ thể: 1. Trước hết, người giáo viên bộ môn phải là người thật sự tâm huyết với nghề mà mình đã chọn. Coi học sinh như con em ruột của mình, phải thật sự gương mẫu trước học sinh; 2. Phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện năng lực chuyên môn, mạnh dạn đổi mới phương pháp theo hướng Tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Có như vậy mới tạo được không khí Văn chương tránh khô khan và kích thích hứng thú học tập của học sinh để từ đó học sinh bắt chước, tập làm quen với việc bìnhVăn – Thơ; 3. Sau mỗi giờ dạy, giáo viên nên giới thiệu cho học sinh những lời bình hay của các nhà phê bình văn học tiêu biểu là Hoài Thanh với những lời bình văn xuất sắc để học sinh học tập; 4. Giáo viên nên dành thời gian hướng dẫn học sinh bình bằng cách nêu bài tập để học sinh luyện tập về các kiểu bình; 5. Chú ý đánh giá năng lực bình của học sinh trong bài viết để khuyến khích việc bình, cảm thụ văn chương của các em. "Dạy văn chính là dạy người", với tình yêu và lòng say mê nghề nghiệp, tôiluôn mong muốn những phương pháp đổi mới của mình luôn được đồng nghiệp và các em học sinh nhiệt tình đón nhận. Bài viết này chỉ là những kinh nghiệm, giải pháp để nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn trong trường THCS của tôi thông qua việc đưa lời bình hay, ấn tượng vào tiết học cụ thể.Trong quá trìnhthực hiện có thể sẽ còn nhiều khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng chí lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu trongcông tác quản lý của mình. Hà Nội ngày 24 tháng 03 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA Người viết: THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Đinh Thị Hồng Châm Page 18 of 20
  19. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn học Việt Nam hiện đại - Bình giảng và phân tích tác phẩm, Hà Minh Đức - NXB Hà Nội. 2. Cảm thụ văn học, giảng dạy Văn học - Phan Trọng Luận - NXBGD Hà Nội 1983. 3. Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân. 4. Con đường nâng cao hiệu quả dạy Văn - Phan Trọng Luận - NXBGD Hà Nội 1978. 5. Đọc Văn - Học Văn - Trần Đình Sử ,Nhà xuất bảnGD. 6. Đến với thơ hay - Lê Trí Viễn - NXBGD Hà Nội 1992. 7. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của các nhà văn - Nguyễn Đăng Mạnh NXBGD Hà Nội 2000. 8. Truyện thơ - Hoài Thanh, NXB tác phr mới Hà Nội 1978. 9. SGK Văn 6,7,8,9. 10. Sách giáo viên ngữ văn 6,7,8,9. 11. Phê bình bình luận văn học - Nguyễn Khuyến NXB tổng hợp Khánh Hòa 1992. 12. Nguyễn Khuyến - Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường NXBGD 2002. 13. Bình giảng văn 7 - Vũ Dương Quỹ - NXBGD 2003. 14. Nâng cao Ngữ văn 7 - Tạ Đức Hiền - NXB Hà Nội 2003. Page 19 of 20
  20. Sử dụng lời bình trong giờ dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở PHỤ LỤC Phan Châu Trinh (1872-1926) -Nhà Cách mạng lỗi lạc. -Một người giỏi biện luận và có tài văn chương: + Văn chính luận: đanh thép, hùng hồn. + Thơ trữ tình: thấm đẫm tinh thần yêu nước. Xuất thân nhà Nho, nhưng là người tiên tiến của thời đại Dày dặn phong trần, sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Tháng ngày - bao quản - thân sành sỏi Tinh thần cứng cỏi, trung kiên, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Mưa nắng - càng bền - dạ sắt son không sờn lòng, đổi chí - Động viên , hãy lạc quan,vững lòng,nghị lực => Lời tự nhủ, lời thề son sắt: - Nâng tầm vóc, tư thế chủ động - Sức mạnh phi thường Tuyệt đối trung thành với lí tưởng. -> Khát vọng cống hiến, khao khát được vang danh Thảo luận nhóm: Những kẻ vá trời khi lỡ bước - Thời gian : 2 phút Gian nan chi kể việc con con - Hình thức: nhóm 2 bàn - Câu hỏi: Con hiểu như thế nào về hai dòng thơKhẳng định:+ Tầm vóc oai phong, cuối? Qua đó con cảm nhận được điều gì về + Công việc chính nghĩa, lớn lao hình ảnh người tù Cách mạng. + Coi thường hiểm nguy, gian khó => Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng, Page 20 of 20