Đề ôn tập số 9 môn Ngữ văn khối 9

pdf 1 trang thienle22 14093
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 9 môn Ngữ văn khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_so_9_mon_ngu_van_khoi_9.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập số 9 môn Ngữ văn khối 9

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA ĐỀ ÔN TẬP SỐ 9 NHÓM VĂN 9 MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 9 NĂM HỌC 2019-2020 Phần I. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hả bác? Hay là chỉ lại . [ ] Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rung hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” (Trích “Làng” - Kim Lân) Câu 1. Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng gì của nhân vật ông Hai? Tình huống nào trong truyện khiến ông Hai có tâm trạng đó? Nêu ý nghĩa của tình huống ấy. Câu 2. Hãy chỉ rõ các kiểu ngôn ngữ nhân vật có trong đoạn trích. Câu 3. Tiếng khóc của nhân vật ông Hai là một chi tiết gây xúc động người đọc khi tiếp xúc với truyện ngắn “Làng”. Qua chi tiết “giọt nước mắt” của ông Hai ở trên, em có nhận xét gì về nhân vật này? Kể tên ít nhất hai tác phẩm (đoạn trích) mà em đã học cũng miêu tả tiếng khóc của nhân vật. Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 12 đến 14 câu theo cách lập luận quy nạp để phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Trong đoạn văn, em sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp (Gạch dưới và chú thích các đơn vị kiến thức đó). Phần II. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới. “Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muôn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay 1 giờ!” (Trích “Bệnh lề mề”, Phương Thảo, Ngữ văn 9, Tập hai) Câu 1. Dựa vào đoạn văn trên, em hãy cho biết bệnh lề mề có những tác hại gì? Câu 2. Chỉ ra một phép liên kết có trong đoạn văn trên và chỉ rõ từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết. Câu 3. Từ nội dung đoạn văn trên và bằng những hiểu biết của mình, em hãy nêu suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Đúng giờ là một cử chỉ đẹp. HẾT .