Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chủ đề: Chất và sự biến đổi chất

doc 9 trang nhungbui22 10/08/2022 3020
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chủ đề: Chất và sự biến đổi chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_chu_de_chat_va_su_b.doc

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chủ đề: Chất và sự biến đổi chất

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT Thời lượng 1 tiết I. MỤC TIÊU . STT Mã hóa yêu cầu cần đạt Năng lực phẩm chất Kiến thức cần đạt Mã hóa STT yêu cầu cần đạt • Năng lực khoa học tự nhiên - Nêu được sự đa dạng của chất ( chất có ở xung quanh ta, trong các vật thể tự 1 KHTN1.1 nhiên, vật thể nhân tao, vật vô sinh, vật hữu sinh .) NL nhận thức KHTN - Nêu được một số tính chất của chất 2 KHTN1.2 (tính chất vật lí, tính chất hóa học) - Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông 3 KHTN1.3 đặc. - Đưa ra được một số ví dụ về sự biến 4 KHTN2.1 đổi trạng thái của chất NL tìm hiểu TN - Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể( trạng thái) nóng chảy, đông 5 KHTN2.2 đặc, bay hơi, ngưng tụ, đông đặc. - Tiến hành được thí nghiệm về sự 6 KHTN3.1 chuyển thể (trạng thái) của chất. NL vận dụng KTKN - Giải thích được sự chuyển trạng thái 7 KHTN3.2 các chất trong tự nhiên 2. Năng lực chung
  2. Năng lực tự chủ và Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ 8 8.TC1 tự học được giao. Năng lực giao tiếp Chia sẻ, giao tiếp, hợp tác để hoạt động 9 9.GT1 và hợp tác nhóm 3. Phẩm chất chủ yếu Báo cáo trung thực kết quả tiến hành thí Trung thực 10 10.TT1 nghiệm Có trách nhiệm trong việc tự chủ, tự học Trách nhiệm 11 11.TN1 và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Hoạt động học Giáo viên Học sinh 1. Mục tiêu hoạt động - Chia nhóm - Phân nhóm, bầu đại diện 3. Tổ chức hoạt động - Chuyển giao nhiệm vụ nhóm. - Rubic đánh giá yêu cầu - Đảm nhận nhiệm vụ. cần đạt - Chuẩn bị số liệu thí nghiệm, báo cáo thí nghiệm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Mục tiêu yêu cầu cần PP, Hoạt Nội dung dạy Phương đạt KTDH chủ động học học trọng tâm án đánh giá STT Mã hóa đạo 1. Đặt vấn - Trình bày các hiểu Nhắc lại trạng DH trực - Câu trả lời đề ( 5’) biết về trạng thái của thái của chất, quan, Đàm của học sinh chất và sự chuyển trạng sự chuyển trạng thoại, đặt vấn thái các chất ở cấp học thái các chất từ đề. Tiểu học. đó yêu cầu học
  3. - Biết các vấn đề cần sinh khám phá, khám phá trong bài học kiểm chứng, giải thích và đề xuất các ứng dụng có thể. 2. Nhận 1 KHTN1.1 - Nêu được sự + DH trực - Câu trả lời thức khoa 3 KHTN1.3 đa dạng của quan. của học sinh học tự 2 KHTN1.2 chất + DH đàm - Đánh giá nhiên - Nêu được thoại gợi mở, hoạt động ( 10’) khái niệm về sự tìm tòi, phát của học sinh nóng chảy; sự hiện kiến - Phiếu học sôi; sự bay hơi; thức tập sự ngưng tụ, + KT hợp tác đông đặc. - Nêu được một số tính chất của chất 3. Tìm hiểu 4 KHTN2.1 - Đưa ra được + DH hợp tác - Câu trả lời Tự nhiên một số ví dụ về + KT khăn của học sinh (10’) sự biến đổi trải bàn trạng thái của - DH đàm chất thoại gợi mở - Sản phẩm 5 KHTN2.2 - Trình bày hợp tác được quá trình diễn ra sự chuyển trạng thái nóng chảy, đông đặc, bay
  4. hơi và ngược lại 4. Vận dụng 6 KHTN3.1 - Tiến hành + DH trực - Câu trả lời kiến thức kĩ được thí quan: Sử của học sinh năng đã học nghiệm về sự dụng thí - Phiếu học ( 20’) chuyển thể nghiệm tập (trạng thái) của nghiên cứu; - Sản phẩm 7 KHTN3.2 chất. + DH hợp tác hoạt động - Giải thích + DH giải của học sinh được sự chuyển quyết vấn đề, trạng thái các + KT sơ đồ chất trong tự tư duy nhiên - Đề xuất 1 số ứng dụng thực tiễn (tủ sấy, quạt hơi nước ) B. HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Đặt vấn đề 1. Mục tiêu hoạt động: - Trình bày các hiểu biết về trạng thái của chất và sự chuyển trạng thái các chất ở cấp học Tiểu học. - Biết các vấn đề cần khám phá trong bài học. 2. Tổ chức hoạt động - GV nhắc lại trạng thái của chất, sự chuyển trạng thái các chất từ đó yêu cầu học sinh khám phá - Giáo viên đàm thoại với học sinh về chất, chất có ở đâu, trạng thái tồn tại của chất từ đó đặt vấn đề cho học sinh tìm hiểu các kiến thức + Sự đa dạng của chất.
  5. + Khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. + Một số tính chất của chất 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh: - HS nêu được sự đa dạng của chất trong tự nhiên - Nêu được một số khái niệm đơn giản về chất, sự sôi, bay hơi. - Nêu được tính chất của chất. 4. Đánh giá sản phẩm của học sinh: Học sinh trả lời được các câu hỏi nhưng có thể đúng hoặc có thể cần phải bổ sung. Hoạt động 2: Nhận thức khoa học tự nhiên 1. Mục tiêu hoạt động: KHTN1.1; KHTN1.3; KHTN1.2 2. Tổ chức hoạt động - Giáo viên đặt vấn đề có thể sử dụng PP DH trực quan,+ DH đàm thoại gợi mở, tìm tòi, phát hiện kiến thức, có thể sử dụng các kĩ thuật KT khăn trải bàn - Giáo viên tổ chức lớp thành các nhóm giao nhiệm vụ, phát phiếu học tập. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 2.1 (SGK trang 45 ), nội dung thông tin để hoàn thành phiếu học tập 1 Phiếu học tập 1 Câu hỏi Trả lời của nhóm 1. Chất có ở đâu? 2. Chất có thể biến đổi trạng thái ntn? 3. Làm sao có thể thực hiện các biến đổi đó? 4. Trong các quá trình trên, chất có bị thay đổi không? 5. Sự nóng chảy là gì? 6. Sự đông đặc là gì? 7. Sự ngưng tụ, sự bay hơi là gì? 8. Chất có những tính chất gì? - HS báo cáo kết quả
  6. 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh: Học sinh hoàn thành được phiếu học tập số 1 theo nhóm. Câu hỏi Trả lời của nhóm 1. Chất có ở đâu? Chất có ở xung quanh ta 2. Chất có thể biến đổi trạng thái ntn? Chất có thể biến đổi ở 3 thể: Rắn - lỏng – khí (hơi) 3. Làm sao có thể thực hiện các biến đổi - Để thực hiện các biến đổi đó ta có thể đó? dun, ngung tụ, đông đăc 4. Trong các quá trình trên, chất có bị Chất vẫn được giữ nguyên không bị thay đổi không? biến đổi 5. Sự nóng chảy là gì? + Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng. 6. Sự đông đặc là gì? Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. 7. Sự ngưng tụ, sự bay hơi là gì? Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. Sự bay hơi là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi. 8. Chất có những tính chất gì? - Chất có tính chất vật lý và tính chất hóa học 4. Đánh giá sản phẩm của học sinh: Mức 1: Học sinh trả lời đầy đầy đủ các câu hỏi có độ chính xác cao, có sự thảo luận hợp tác của 100% thành viên của nhóm Mức 2: Học sinh trả lời đầy đầy đủ các câu hỏi tuy nhiên vẫn còn phải sửa chữa bổ sung, có sự thảo luận hợp tác của thành viên của nhóm Mức 3: Học sinh không trả lời hết các câu hỏi vẫn còn phải sửa chữa bổ sung, sự thảo luận hợp tác chỉ tập trung của 1 số thành viên. Hoạt động 3: Tìm hiểu tự nhiên 1. Mục tiêu hoạt động: KHTN2.1; KHTN2.2 - Lấy một số ví dụ về 1 số đặc điểm cơ bản 3 trạng thái của chất trong tự nhiên
  7. - Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển trạng thái nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ, đông đặc của chất ( lấy Nước làm ví dụ) 2. Tổ chức hoạt động - Giáo viên đặt vấn đề có thể sử dụng PP DH trực quan,+ DH đàm thoại gợi mở, tìm tòi, phát hiện kiến thức, có thể sử dụng các kĩ thuật KT khăn trải bàn - Gv yêu cầu học sinh lấy một số ví dụ về sự biến đổi trạng thái của chất - Từ ví dụ sau: Nước € Nước € Nước ( Rắn) (Lỏng) (Khí) Yêu cầu học sinh trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển trạng thái nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ, đông đặc của chất theo phiếu học tập số 2 - Gv chia lớp thành 4 nhóm thực hiện Biến đổi trạng thái Cách thực hiện Từ rắn lỏng Từ lỏng khí (hơi) Từ khí lỏng Từ lỏng rắn - HS trả lời và báo cáo kết quả 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh: - HS lấy được một số ví dụ như: Muối từ thể rắn sang thể lỏng, nước từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại - HS hoàn thành được phiếu học tập số 2 Biến đổi trạng thái Cách thực hiện Từ rắn lỏng - Cho chất nóng chảy Từ lỏng khí (hơi) - Đun sôi bay hơi Từ khí lỏng - Cho ngưng tụ Từ lỏng rắn - Hạ nhiệt độ, nén, áp suất 4. Đánh giá sản phẩm của học sinh: * Lấy ví dụ: Mức 1: Hs lấy được từ 2 đến 3 ví dụ chính xác Mức 2: HS lấy được ví dụ.
  8. Mức 3: HS không lấy được ví dụ. * Phiếu học tập Mức 1: Học sinh trả lời đầy đầy đủ các câu hỏi có độ chính xác cao, có sự thảo luận hợp tác của 100% thành viên của nhóm Mức 2: Học sinh trả lời đầy đầy đủ các câu hỏi tuy nhiên vẫn còn phải sửa chữa bổ sung, có sự thảo luận hợp tác của thành viên của nhóm Mức 3: Học sinh không trả lời hết các câu hỏi vẫn còn phải sửa chữa bổ sung, sự thảo luận hợp tác chỉ tập trung của 1 số thành viên. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học 1. Mục tiêu hoạt động: KHTN 3.1; KHTN 3.2 2. Tổ chức hoạt động - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và tiến hành thí nghiệm chuyển đổi nước thành 3 thể rắn - lỏng – khí và hoàn thành vào bản tường trình thí nghiệm như sau: Phiếu học tập số 3: Biến đổi trạng thái Cách tiến hành Hiện tượng TN Ghi chú Từ rắn lỏng Từ lỏng khí (hơi) Từ khí lỏng Từ lỏng rắn - Lớp chia thành 4 nhóm và tiến hành thí nghiệm - Gv yêu cầu học sinh các nhóm đề xuất 1 số ứng dụng thực tiễn vào cuộc sống - Các nhóm tiến hành thí nghiệm trình bày và báo cáo kết quả. 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh: - HS hoàn thành được phiếu học tập số 3 Biến đổi trạng Cách thực hiện Hiện tượng TN Ghi thái chú Từ rắn lỏng - tăng nhiệt độ từ viên nước - Chất nỏng chảy đóng băng (rắn) loang ra khay
  9. Từ lỏng khí (hơi) - Đun sôi nước cho đến khi - Có khí bay lên, tỏa bay hơi nhiệt Từ khí lỏng - Cho hơi nước đi qua ống Ở nhiệt độ thấp nước sinh hàn ngưng tụ ngưng tụ nhỏ thành giọt Từ lỏng rắn - Hạ nhiệt độ bằng cách Hạ nhiệt độ, nước cho nước vào tủ lạnh đóng băng (rắn) - Học sinh đề xuất được một số ứng dụng trong thực tiễn: tủ sấy, quạt hơi nước 4. Đánh giá sản phẩm của học sinh: * Phiếu học tập Mức 1: Học sinh tiến hành được thí nghiệm chính xác cao, có kĩ năng thực hành, có sự thảo luận hợp tác của 100% thành viên của nhóm Mức 2: Học sinh tiến hành được thí nghiệm , có kĩ năng thực hành, có sự thảo luận hợp tác của các thành viên của nhóm Mức 3: Học sinh tiến hành được thí nghiệm nhưng kết quả chưa chính xác , kĩ năng thực hành chưa cao sự hợp tác các thành viên chưa nhiệt tình * Đề xuất ứng dung: Mức 1: HS đề xuất được ứng dụng, trình bày có sự thuyết phục ứng dụng trong thực tế Mức 2: HS đề xuất được ứng dụng, trình bày ứng dụng của nhóm nhưng chưa thuyết phục Mức 3: Chưa đưa ra được các đề xuất , ứng dụng.