Hướng dẫn học môn Sinh 6 - Tuần 21

docx 3 trang thienle22 8490
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học môn Sinh 6 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_hoc_mon_sinh_6_tuan_21.docx

Nội dung text: Hướng dẫn học môn Sinh 6 - Tuần 21

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT NĂM HỌC: 2020-2021 HƯỚNG DẪN HỌC MÔN SINH 6- TUẦN 21 ( TỪ NGÀY 1/2-6/2) TIẾT 41: Phát tán của quả và hạt. A/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM : I. Cách phát tán của quả và hạt Có 3 cách phát tán của quả và hạt : Tự phát tán. Phát tán nhờ gió Phát tán nhờ động vật II. Đặc điểm thích nghi với cách phát tán quả và hạt Cách phát Nhờ gió Nhờ động vật Tự phát tán tán Ví dụ quả Quả chò, tràm, bồ Qủa sim, ổi, dưa hấu, ké, Quả cải, chi chi, đậu, và hạt công anh, hoa sữa trinh nữ, xà cừ, băng lăng, Đặc điểm Có cánh hoặc túm Quả có nhiều gai, móc, Vỏ quả có khả năng thích nghi lông nhẹ quả động vật thường ăn, tự tách hoặc nứt ra để có hương thơm vị ngọt. hạt rơi ra ngoài. B/ LUYỆN TẬP: Câu 1: Nêu những đặc điểm của quả và hạt thích nghi với việc phát tán nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán? Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất: 1. Những loại quả có khả năng tự phát tán hầu hết thuộc nhóm nào dưới đây ? A. Quả mọng B. Quả hạch C. Quả khô nẻ D. Quả khô không nẻ 2. Quả trâm bầu phát tán chủ yếu theo hình thức nào ? A. Phát tán nhờ nước
  2. B. Phát tán nhờ gió C. Phát tán nhờ động vật D. Tự phát tán 3. Loại quả nào dưới đây có khả năng tự phát tán ? A. Trâm bầu B. Thông C. Ké đầu ngựa D. Chi chi 4. Quả cây xấu hổ có hình thức phát tán tương tự quả nào dưới đây ? A. Quả ké đầu ngựa B. Quả cải C. Quả chi chi D. Quả đậu bắp 5. Quả dưa hấu phát tán chủ yếu nhờ hình thức nào ? A. Phát tán nhờ nước B. Phát tán nhờ động vật C. Phát tán nhờ gió D. Tự phát tán TIẾT 42: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. A/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: I. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Hạt nảy mầm cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp, ngoài ra hạt phải có chất lượng tốt không bị sứt sẹo, sâu mọt, không bị mốc hoặc bị sâu bệnh. II. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất. Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét. Phải gieo hạt đúng thời vụ. B/ LUYỆN TẬP: Câu 1: Nêu những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ? Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất:
  3. 1. Để hạt được nảy mầm trong điều kiện thời tiết lý tưởng, chúng ta cần lưu ý điều gì ? A. Tưới tiêu hợp lí B. Phủ rơm rạ lên hạt mới gieo C. Làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt D. Gieo hạt đúng thời vụ 2. Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là A. không khí, nhiệt độ và độ pH thích hợp. B. không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. C. ánh sáng, nhiệt độ và độ pH thích hợp. D. ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. 3. Hạt sẽ mất hoàn toàn khả năng nảy mầm trong trường hợp nào dưới đây ? A. Bị luộc chín B. Vùi vào cát ẩm C. Nhúng qua nước ấm D. Phơi ngoài ánh sáng mặt trời 4. Trong điều kiện thời tiết giá lạnh, khi gieo hạt người ta thường che chắn bằng nilon hoặc phủ rơm rạ. Việc làm trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với sự nảy mầm của hạt ? A. Độ thoáng khí B. Độ ẩm C. Nhiệt độ D. Ánh sáng Lưu ý : Các con chép nội dung kiến thức trọng tâm vào vở và sau đó làm bài tập ở phần luyện tập