Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đồng chí" (Chuẩn kiến thức)

docx 7 trang nhungbui22 10/08/2022 2710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đồng chí" (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_van_ban_dong_chi_chuan_kien_thuc.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đồng chí" (Chuẩn kiến thức)

  1. Văn bản : ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu ) Khởi động: quan sát màn hình ? Những bức ảnh trên gợi cho con nhớ đến những tác phẩm nào đã học? ? Những tác phẩm trên thuộc nhóm văn bản nào? - Nhóm vb nhật dụng-> Đây là những vb đề cập đến những vấn đề bức thiết với cuộc sống con người như vấn đề bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh, vấn đề hội nhập tg và giữ gìn bản sắc vhDT, vấn đề trẻ em - Vậy những bức ảnh sau đây có thể dùng để minh họa cho những tp nào đã học? ? Thuộc nhóm vb nào? - Nhóm vb trung đại Vn GV: Các con đã được học 2 nhóm vb hôm nay chúng ta sang nhóm vb thơ truyện hiện đại VN sau CMT8 1945. Các con ạ, thời kì từ sau CMT8 là một thời kì lịch sử vô cùng đáng nhớ của dân tộc ta. Trong 1 thế kỉ dân tộc ta phải trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Và trong những cuộc trường chinh vĩ đại đó hình ảnh người lính cụ Hồ đã trở thành 1 hình ảnh trung tâm của văn thơ, là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc hoạ. Góp phần hoàn thêm cho bức chân dung người lính mọi thời đại, Chính Hữu có bài thơ Đồng chí- đóa hoa đầu mùa của thơ ca cách mạng. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ để cảm nhận vẻ đẹp của bức chân dung người lính Vệ quốc thời kì chống Pháp- những người anh hùng áo vải của thời đại Hồ Chí Minh. I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm(5 phút) 1.Tác giả GV: Gthiệu chân dung đại tá - nhà thơ Chính Hữu ? Dựa vào SGK, hãy giới thiệu về tác giả Chính Hữu - Tên thật: Trần Đình Đắc(1926- 2007) quê: Hà Tĩnh - Năm 1946, ông gia nhập trung đoàn thủ đô và trở thành nhà thơ quân đội. - Cuộc đời gắn liền với 2 cuộc kháng chiến của DT nên hầu như chỉ viêt về người lính và chiến tranh. - Chính Hữu viết không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hình ảnh chọn lọc, hàm súc. GV: Các con đã biết ngày 2/9/1945, CT HCM đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VN DCCH. Nhưng lập nước chưa được bao lâu, DT ta lại phải bước vào cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp trong muôn vàn gian khổ khó khăn. Ngày 19/12/1946, sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của CT HCM, tiếng súng kháng chiến bắt đầu nổ. Chính Hữu vào quân đội đúng ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, ông là chính trị viên đại đội của trung đoàn thủ đô- trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở chiến khu Việt Bắc, là nhà thơ mặc áo lính viết về người lính từ những trải nghiệm của chính đời mình nên tiếng thơ chân thực và xúc động Cô xin giới thiệu với các con một số tác phẩm cũng như một số bài thơ nổi tiếng của CH-> chiếu. 2. Tác phẩm ? BT Đồng Chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào? *Hoàn cảnh sáng tác - Bài thơ sáng tác năm 1948- thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
  2. - Viết sau khi Chính Hữu cùng đồng đội chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Và đây là những lời tâm sự của Chính Hữu khi sáng tác bài thơ: ->Chiếu Vào cuối năm 1947, tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc Khi đó tôi là chính trị viên đại đội. Phải nói là chiến dịch vô cùng gian khổ. Bản thân tôi cũng chỉ phong phanh trên người một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày. Đêm ngủ nhiều khi phải trải lá khô để nằm, không có chăn màn, ăn uống rất kham khổ vì đang trên đường hành quân truy kích địch.Tôi cũng phải có trách nhiệm chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau trận đó, tôi ốm, phải nằm lại điều trị, đơn vị cử một đồng chí ở lại săn sóc tôi. Trong khi ốm, nằm ở nhà sàn heo hút, tôi làm bài thơ Đồng chí. GV: Bài thơ ra đời vào đầu năm 1948 sau chiến dịch Vb của quân và dân ta đánh thắng cuộc tiến công quy mô lớn của quân Pháp cuối năm 1947 lên khu căn cứ địa VB> Nhà thơ CH cùng đơn vị của mình tham gia chiến đấu suốt chiến dịch -> B thơ là kết quả sự trải nghiệm thực và những cảm xúc sâu xa mạnh mẽ của tác gỉa với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. ? Nêu xuất xứ của bài thơ? *Xuất xứ: In trong tập thơ Đầu súng trăng treo -> “ Đồng chí” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp ( 1946- 1954) GV: Để giúp các con hiểu hơn về hoàn cảnh st bài thơ cũng như về những người lính thời chống Pháp cô xin mời các con xem 1 số hình ảnh của chiến dịch Việt Bắc. ->Chiếu GV: Trong những năm đầu cuộc kháng chiến, phần lớn những tác phẩm viết về người lính CM thường chủ yếu khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh mang dáng dấp tráng sĩ, trượng phu như Đèo cả của Hữu Loan, Tây Tiến của QD. Ngay CH vào đầu năm 1947 đã có bài Ngày về cũng viết về người lính nhưng với cảm hứng sử thi, anh hùng ca: Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn phất phơ mười phương cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi hài vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa. Bài thơ ĐC và một số bài thơ khác như Cá nước của Tố Hữu, Bài ca vỡ đất của HTT ra đời đã mở ra 1 khuynh hướng khác: Cảm hứng thơ hướng vào chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường.Lần đầu tiên trong thơ Ch xuất hiện những h/a chân thực đến xót lòng ( các con cần lưu ý điều này để thấy được sự đóng góp quan trọng của tác phẩm cũng như hiểu đúng tinh thần của bt) Các con hãy nghe nhà thơ CH tâm sự về điều đó để hiểu thêm về điều tác giả muốn gửi gắm trong bt. ->Chiếu: Bài thơ Đồng chí được làm sau bài Ngày về. Tôi thấy lúc này làm thơ cao xa quá là vô trách nhiệm với những người cùng chiến đấu và hi sinh với mình. Trong bài thơ Đồng chí tôi muốn nhấn mạnh đến tình đồng đội. Suốt cả cuộc chiến đấu chỉ có một chỗ dựa dường như là duy nhất để tồn tại, để chiến đấu là tình đồng chí đồng đội. Đồng chí ở đây là tình đồng đội, không có đồng
  3. đội, tôi không thể nào làm tròn được trách nhiệm, không có đồng đội tôi cũng đã chết lâu rồi. Bài Đồng chí là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội, tặng người bạn nông dân của mình GV: Và qua lời tâm sự mộc mạc đó, CH làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống TD P còn rất khó khăn thiếu thốnđồng thời ca ngợi tình đồng chí đồng đội thắm thiết sâu nặng của những người lính cách mạng. Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài thơ. II. Đọc hiểu văn bản (45 phút) * Đọc-> Chiếu bài thơ - GV hướng dẫn học sinh cách đọc: Nhìn chung bài thơ cần đọc với nhịp hơi chậm, giọng điệu tâm tình, giãi bày. Với những câu thơ có hình ảnh và cấu trúc tương ứng cần đọc nhấn vào những chi tiết thể hiện sự thống nhất , gần gũi của những người lính. - Hs đọc bài thơ. GV nhận xét cách đọc của HS *Thể thơ: ? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? - Thơ tự do. GV: Bài thơ có 20 câu, gieo chủ yếu vần chân, câu dài câu ngắn không đều, nhịp thơ linh hoạt, phù hợp với mạch cảm xúc, Sức nặng tư tưởng đều dồn tụ vào câu cuối của các đoạn thơ- đó chính là nét đặc biệt của bài thơ . ? PTBĐ chính của bài thơ là gì? *PTBĐ: Biểu cảm -> Đúng rồi vì thơ ca là tiếng nói của tình cảm cảm xúc, là tiếng lòng của người cầm bút. Bài thơ ĐC chính là tiếng lòng chân thật nhất của Chính Hữu- 1 nhà thơ mặc áo lính viết về đồng đội mình. ? Em hãy xác định bố cục bài thơ? *Bố cục - 7 câu đầu: Những cơ sở hình thành tình đồng chí - 10 câu tiếp: Biểu hiện cao đẹp và sức mạnh của tình đồng chí - 3 câu cuối: Biểu tượng đẹp về người lính cách mạng. ? Giải thích khái niệm Đồng chí? - Đồng chí là - Đồng chí (mới xuất hiện và phổ biến ở VN từ những năm 30 của thế kỉ XX, đặc biệt là từ sau CMTT). 1. Những cơ sở hình thành tình đồng chí(Bảy câu thơ đầu) Gv: các con đọc thầm lại 7 câu thơ đầu Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ mộc mạc, giản dị như lời tâm tình giãi bày: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. ? Đây là lời của ai, nói về ai, nói về điều gì? - Lời của nhân vật trữ tình ( người lính ) nói về quê hương của bạn, của mình. ? Quê hương của các anh được gợi ra từ những từ ngữ, hình ảnh nào? - Quê anh: Nước mặn đồng chua - Làng tôi: Đất cày lên sỏi đá. ? Tác giả đã dùng hình thức nào để nói về quê hương người lính?
  4. - Thành ngữ và cụm từ được dùng theo lối thành ngữ, ngắn gọn cô đúc nhưng rất giàu sức gợi. ? Vậy những thành ngữ và cụm từ đó cho em biết gì về quê hương người lính? - Thành ngữ Nước mặn đồng chua → vùng đồng bằng ven biển, đất nhiễm phèn ngập mặn quanh năm “chiêm khê mùa thối”, điều kiện canh tác khó khăn. - Cụm từ: Đất cày lên sỏi đá → vùng trung du miền núi, cằn cỗi bạc màu nắng cháy, trơ lì sỏi đá, đó là nơi “ chó ăn đá, gà ăn sỏi” cuộc sống người dân chật vật khó khăn. ? Những từ ngữ trên không chỉ tả thực về quê hương của người lính mà còn cho em biết gì về những người lính thời chống Pháp? - Cho biết về cảnh ngộ và giai cấp xuất thân của các anh. - Họ là những người nông dân ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ vất vả, khác nhau ở đặc điểm khí hậu, địa hình nhưng giống nhau ở cái nghèo. GV: Các anh đều là những người nông dân ra đi từ những mái nhà tranh, những lũy tre xanh hiền lành, những vùng quê nghèo lam lũ. Đó là những người nông dân mặc áo lính, những chàng trai cày ra trận tâm hồn chân chất thật thà, cả cuộc đời họ gắn bó với làng quê giống như người nghĩa sĩ trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của NĐC quanh năm chỉ biết việc cuốc việc cày việc bừa việc cấy Vậy mà khi đất nước có giặc những người nông dân ấy đã đi theo tiếng gọi của non sông gia nhập vào đội quân cách mạng. ? Các con chú ý lại một lần nữa 2 câu thơ đầu và nhận xét về cấu trúc của 2 câu thơ? Tác dụng của cấu trúc đó là gì? - Cấu trúc sóng đôi - Tác dụng: Góp phần làm nổi bật sự tương đồng về cảnh ngộ và giai cấp xuất thân của những người lính - Vì đồng cảnh nên người lính dễ đồng cảm và sẻ chia. ->Tình đồng chí được nảy nở từ cái chung đầu tiên ấy. ? Như vậy cơ sở đầu tiên hình thành tình đồng chí là gì? ->Những người lính có chung cảnh ngộ và giai cấp xuất thân ( Đồng cảnh) GV: Nếu không có cuộc chiến tranh vệ quốc, nếu không có mối thù nước nợ nhà chắc hẳn anh và tôi vẫn là đôi xa lạ, kẻ ngược người xuôi người miền biển, người miền núi chẳng biết bao giờ gặp nhau.->chiếu Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. ? Điều gì đã khiến họ- đôi người xa lạ ở những phương trời khác nhau trở thành quen nhau? - Vì có chung mục đích, lí tưởng cứu nước. GV: Những người lính nông dân không hẹn mà đã gặp nhau, dù không có hẹn riêng nhưng họ lại có cái hẹn chung với non sông, vì có chung lí tưởng chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc mà các anh đã gặp nhau trong đội quân cách mạng .Vì đồng lòng đánh giặc mà thành đồng chí của nhau. ->Chiếu Từ chỗ xa lạ đến chỗ quen nhau, tình cảm của các anh mỗi lúc một thêm gắn bó khăng khít Súng bên súng đầu sát bên đầu. ? Câu thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? - Điệp từ súng, đầu - Kết cấu sóng đôi - Các từ chỉ sự gắn kết: bên, sát bên. ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và sử dụng các từ ngữ trong câu thơ trên là gì?
  5. - Diễn tả sự gắn bó thân thiết đến keo sơn của người lính trong cuộc đời quân ngũ - Các anh không chỉ kề vai sát cánh bên nhau trong nhiệm vụ chiến đấu “ súng bên súng” mà còn gần gũi thân thiết với nhau trong cuộc sống “ Đầu sát bên đầu” ? Theo em các hình ảnh súng và đầu ở đây còn biểu tượng cho điều gì? - Súng -> nhiệm vụ chiến đấu. - Đầu -> Ý chí và lí tưởng của người lính GV: Câu thơ ngoài nghĩa tả thực còn mang nghĩa biểu tượng sâu sắc, qua đó Chính Hữu đã cho thấy một cơ sở rất quan trọng để hình thành tình đồng chí ? Theo em cơ sở đó là gì? ->Người lính có chung nhiệm vụ, chung mục đích, chung ý chí, lí tưởng( đồng ý chí, lí tưởng) (Đây có lẽ là cốt lõi của tình đồng chí) GV: Từ chỗ xa lạ đến chỗ quen nhau, sau những ngày gắn bó thân thiết trong cuộc đời quân ngũ không biết tự lúc nào những người lính đã trở thành tri kỉ của nhau Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ ? Em hiểu thế nào là tri kỉ? - Tri: biết; kỉ: mình - Là đôi bạn thân thiết nhất, hiểu bạn như hiểu chính mình. ? Vậy tại sao những người lính lại thành tri kỉ của nhau? - Vì sau những đêm phục kích, những trận đánh đồn, những người lính lại trở về bên nhau cùng chia sẻ một tấm chăn mỏng , chia sẻ những khó khăn gian khổ để vượt lên cái giá rét nơi núi rừng Việt Bắc. - Khi đắp chung chăn các anh lại có lúc trò chuyện tâm tình với nhau, ngày một hiểu nhau, cái chăn đắp chung → con người xích lại gần nhau, t/c thêm gắn bó. GV: Thực tế ngày đầu chống Pháp dân tộc ta nói chung và người lính nói riêng còn nhiều thiếu thốn, vùng núi Việt Bắc mùa đông rất rét, có khi 3 người chiến sĩ mới được phát 1 cái chăn bông, lại là chăn cá nhân. Họ phải đắp chung chăn. Và khi tấm chăn đắp lại những tâm tình lại mở ra, bao niềm vui nỗi buồn lại được các anh chia sẻ, người lính càng thêm tâm đầu ý hợp để rồi hiểu, rồi tin mà từ quen trở thành tri kỉ. Từ chung ở giữa dòng thơ như lan tỏa bao hơi ấm tình người, câu thơ nói về giá rét mà đọc lên ta lại thấy ấm áp bao nghĩa tình đồng chí đồng đội giản dị mà rất đỗi thiêng liêng. ? Như vậy tình đồng chí không chỉ được hình thành trên sự đồng cảnh, đồng ý chí lí tưởng giữa những người lính mà còn trở nên bền chặt nhờ điều gì? - Tình đồng chí bền chặt khi người lính cùng đồng cam cộng khổ, chia sẻ những gian lao vất vả của cuộc đời quân ngũ. ->Đó chính là một cơ sở quan trọng để làm nên tình cảm giữa những người lính cách mạng buổi đầu chống Pháp. Có thể nói CH đã đi sâu khám phá, lí giải cơ sở của tình đồng chí, tác giả đã diễn tả rất tinh tế quá trình biến đổi kì diệu từ những người nông dân hoàn toàn xa lạ trở thành những người đồng chí đồng, đội sống chết có nhau. GV: Mạch thơ đang trải dài bỗng hội tụ thăng hoa vang lên ở hai tiếng Đồng chí ? Dòng thứ 7 của đoạn thơ có gì đặc biệt so với những câu thơ trên? ( Về hình thức, về nội dung) - Phương thức: cặp. Thời gian 2 phút - Hs làm việc, trao đổi, báo cáo, nhận xét, bổ sung
  6. - Dự kiến kết quả: + Câu thơ thứ 7 chỉ có 1 từ 2 tiếng và kết thúc bằng dấu chấm cảm, giản dị nhưng có sức âm vang lớn, nhịp điệu câu thơ có sự thay đổi: nhịp thơ ngưng lại, đột ngột, làm thay đổi cả nhịp điệu bài, như đúc kết 1 điều đã chiêm nghiệm đã suy ngẫm thơ và tác động sâu sắc đến người đọc khiến người đọc cũng phải dừng lại, ngưng lại trong suy ngẫm. + Về nội dung, câu thơ là sự khái quát của các dòng thơ trên. Tình đồng chí đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ, nảy sinh từ việc cùng chung nhiệm vụ, chung ý chí lí tưởng, và tình đồng chí càng bền chặt keo sơn khi người lính chia sẻ mọi gian lao vất vả của cuộc đời quân ngũ. Câu thơ vang lên, khẳng định ca ngợi 1 tình cảm CM mới mẻ bắt nguồn từ những tình cảm truyền thống: tình giai cấp, tình bạn, tình người . Gv đánh giá, chốt: - Câu thơ vang lên giản dị, mộc mạc mà rất đỗi thiêng liêng, cảm động như một phát hiện , một lời khẳng định về tình cảm cao đẹp nhất của người lính trong kháng chiến - tình đồng chí. Trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ, khái niệm đồng chí còn khá mới mẻ nhưng đọc thơ CH ta thấy tình đồng chí thật gần gũi bởi đó là sự hội tụ, kết tinh từ những tình cảm trong truyền thống: Tình giai cấp, tình bạn, tình người. Tình đồng chí là một thứ tình cảm giản dị nhưng vô cùng cao đẹp thiêng liêng từ đồng cảnh, đồng lòng, đồng ý chí lí tưởng và đồng cam cộng khổ mà những người lính thành đồng chí của nhau. - Câu thơ được lấy làm nhan đề cho bài thơ, là linh hồn của bài thơ, bật sáng chủ đề của tác phẩm. - Và câu thơ được xem như bản lề khép mở hai ý thơ : Nó khép lại những cơ sở hình thành tình đồng chí và mở ra những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí. 2. Biểu hiện cao đẹp và sức mạnh của tình đồng chí (Mười câu thơ tiếp theo) ? Đọc diễn cảm 10 dòng thơ tiếp, chú ý 3 câu đầu. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính ? Cũng là lời của nhân vật trữ tình nhưng khác với đoạn đầu, bây giờ người lính nói về điều gì?( Ba câu thơ là lời của ai , nói về ai, về điều gì?) - Nếu cô thay từ anh bằng tôi “ Ruộng nương tôi thì những câu thơ là lời người lính tự bộc bạch, giãi bày về hoàn cảnh, về tâm tư tình cảm của chính mình. Nhưng ở đây là “ ruộng nương anh - Là lời tôi nói về anh, lời người lính nói về đồng đội, các anh vốn là tri kỉ của nhau nên nói về nhau bằng tất cả sự thấu hiểu - Thảo luận Theo bàn 2 phút : Người lính đã thấu hiểu những gì về nhau? Những từ ngữ , hình ảnh nào giúp em nhận ra điều đó? Lí giải tại sao? *Nhóm 1:Thấu hiểu cảnh ngộ của nhau + Khi người lính ra trận ruộng nương không có ai cày cấy, anh phải gửi bạn thân cày hộ-> gia đình anh rất neo người + Gian nhà không mặc kệ gió lung lay->h/a Gian nhà không thật giàu sức gợi-> đó là gian nhà trống vắng, tuềnh toàng vì neo người, vì không có tài sản vật chất gì đáng giá, và đó cũng là gian nhà yếu ớt đến nỗi chỉ cần 1 trận gió lớn cũng đủ lung lay-> người lính thấu hiểu và cảm thông trước cảnh ngộ nghèo khó và neo người của đồng đội mình.
  7. GV: Nếu người lính trong bt Nhớ của HN khi ra đi thì người lính trong bt ĐC khi lên đường chiến đấu cũng để lại sau lưng những gì thân thuộc nhất, ruộng nương không có bàn tay anh cày cấy , mẹ già, hay vợ trẻ, con thơ thiếu bóng anh không khỏi chông chênh, cuộc sống gia đình anh giờ đây thiếu vắng người trụ cột vì thế càng thêm vất vả, khó khăn. Tất cả những nỗi bận lòng đó đều được người đồng đội của anh thấu hiểu và cảm thông sâu sắc. *Nhóm 2: Thấu hiểu về tình yêu đất nước của đồng đội bởi vì ruộng nương, gian nhà là những gì gắn bó máu thịt với người lính nông dân nhưng vì đất nước anh đã sẵn sàng bỏ lại tất cả-> như vậy với người lính hơn hết cả chính là t/y đất nước. GV: Tình yêu đất nước quả thật là thiêng liêng đúng như nhà thơ TH từng viết: Ôi tổ quốc ta ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta như vợ như chồng Ôi tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông. *Nhóm 3: Người lính còn thấu hiểu sự hi sinh thầm lặng của đồng đội mình, dù cuộc sống gia đình rất cần anh nhưng vẫn sẵn sàng gác lại tình riêng vì nghĩa lớn.Từ mặc kệ đã nói lên được cái dứt khoát, mạnh mẽ, kiên quyết của người lính khi lên đường chiến đấu-> sự hy sinh âm thầm và lớn lao xiết bao khi người lính biết hi sinh những tình cảm riêng vì t/c chung rộng lớn đó là t/y đất nước. GV: các con nói rất đúng, với người lính nông dân thì ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa là những gì quý giá nhất nhưng vì lí tưởng cứu nước người lính đã phải mặc kệ tất cả. Mặc kệ vốn chỉ sự vô tâm, vô tình nhưng ở đây nó nói lên thái độ mạnh mẽ đầy quyết tâm của người lính khiến các anh mang dáng dấp của những bậc chinh phu hào kiệt thời xưa. Đến đây ta lại nhớ đến người lính Hà Thành trong bt Đất nước của NĐT “ Người ra đi ” các anh mặc kệ hay không nghoảnh lại cũng là để lòng không còn vướng bận, bước chân thêm mạnh mẽ mà ra đi. Sự hi sinh vì đất nước của các anh thật đáng quý biết bao. GV: Dù mặc kệ đấy nhưng người lính có vô tình với quê hương không? Còn vẻ đẹp nào của người lính đc đồng đội thấu hiểu nữa không? *Nhóm 4: Vẻ đẹp của nỗi nhớ quê hương đau đáu, tình yêu quê hương tha thiết “ Giếng nước gốc đa Câu thơ sử dụng hình ảnh hoán dụ ‘ giếng nc gốc đa” và nghệ thuật nhân hóa đã diễn tả thật xúc độngnỗi nhớ của quê hương với người ra lính. Tuy nhiên nếu không nhớ quê hương, lòng không hướng về qh thì làm sao người lính có thể cảm nhận được nỗi nhớ của quê hương với mình. GV: CH đã diễn tả thật tài tình nỗi nhớ đa chiều trong 1 câu thơ: Qh luôn dõi theo bóng hình người lính hay chính là các anh luôn ôm ấp hình bóng qh trong lòng. Tất cả sự thấu hiểu đó, người lính biết được khi đã là đồng chí của nhau. Đó là những tâm sự thầm kín chỉ thổ lộ khi đã đủ tin yêu. Có lẽ đó là những nỗi niềm mà các anh đã tâm sự trong những đêm rét chung chăn, trong những khi đầu sát bên đầu . ? Điều đó cho thấy vẻ đẹp gì ở những người lính cách mạng? - Vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội. ? Biểu hiện đẹp của tình đồng đội mà CH muốn nói trong 3 câu thơ là gì? ->Tình đồng chí đồng đội đẹp ở sự cảm thông ,thấu hiểu mọi tâm tư nỗi niềm của nhau. GV: Như vậy chỉ với 3 câu thơ chọn lọc, hàm súc, CH đã cho ta thấy một biểu hiện vô cùng cao đẹp của tình đồng chí giữa người lính cách mạng đồng thời khắc họa thành công bức chân dung tinh thần của người lính buổi đầu chống Pháp với bao nét đẹp cao quý. Vẻ đẹp đó sẽ được chúng ta tìm hiểu ở tiết học sau. GV chốt, nghe bài hát