Các dạng đề văn nghị luận bồi dưỡng Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9

doc 29 trang nhungbui22 09/08/2022 2310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các dạng đề văn nghị luận bồi dưỡng Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_dang_de_van_nghi_luan_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lo.doc

Nội dung text: Các dạng đề văn nghị luận bồi dưỡng Học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9

  1. • »Các kiểu bài nghị luận văn học – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 Các kiểu bài nghị luận văn học Kĩ năng làm một số kiểu bài nghị luận văn học 1) Kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học Nhận dạng kiểu bài Kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ văn học (hiểu, phân tích, lí giải, bình giá) của người viết. Đối tượng cảm thụ có thể là thơ, truyện, kịch hoặc văn nghị luận; có thể là toàn bộ tác phẩm, nhung cũng có thể là một đoạn trích. Kiểu bài nghị luận về tác phẩm văn học thường được cụ thể hoá thành các dạng đề cơ bản sau: Dạng đề bàn về giá trị của một tác phẩm văn học Phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm văn học Ví dụ 1: Giá trị hiện thực trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Ví dụ 2: Nét độc đáo trong cách phản ánh hiện thực của Nguyễn Dữ trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Với dạng đề này, có thể triển khai theo dàn ý sau: Mở bài: Dẫn dắt vấn đề (giới thiệu tác giả, tác phẩm), nêu yêu cầu của đề bài. Thân bài: Giới thuyết: + Về giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học: Giá trị hiện thực là một trong hai giá trị cơ bản làm nên giá trị nội dung của tác phẩm văn học. Phản ánh hiện thực là một thuộc tính của văn học nhưng đạt đến giá trị hiện thực lại là một phẩm chất của văn học. Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học thể hiện ở chỗ: tác phẩm ấy có phản ánh chân thực cuộc sống hay không, có thể hiện được những quy luật, bản chất của cuộc sống hay không. Do hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ nên giá trị hiện thực cũng biểu hiện vô cùng phong phú. Để tìm hiểu giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học cần trả lời các câu hỏi: Hiện thực đó ở xã hội nào? Ở đâu? Được phản ánh thế nào?; Hiện thực về những con người nào? Được phản ánh ra sao? + Khái quát về tác phẩm: Hoàn cảnh ra đòi, đề tài, tóm tắt những nét cơ bản về nội dung tác phẩm. Phần tích các biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm: + Hiện thực về cuộc sống xã hội. + Hiện thực về cuộc sống con ngưòi. Đánh giá: + Hiện thực được phản ánh trong tác phẩm có chân thực, sâu sắc hay không? Điểm gặp gỡ vói các tác phẩm khác? Nét riêng, đặc thù so vói các tác phẩm khác cùng thời, cùng đề tài?
  2. + Nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật miêu tả hiện thực. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Bày tỏ cảm nghĩ của bản thân. Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học Ví dụ 1: Nét độc đáo trong tư tưởng nhân đạo trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du). Ví dụ 2: Phần tích giá trị nhân đạo trong tấc phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Với dạng đề này, có thể triển khai theo dàn ý sau: Mở bàỉ: Dẩn dắt vấn đề (giói thiệu tác giả, tác phẩm), nêu yêu cầu của đề bài. Thăn bài: Giới thuyết về giá trị nhân đạo: + Nhân đạo là đạo lí hướng tới con người, vì con ngưòi, là tình yêu thương giữa người vói người. + Nhà văn chân chính là những nhà nhận đạo chủ nghĩa, phất cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng con người và bênh vực quyền sống cho con người. + Trong tác phẩm văn học, tư tưởng nhân đạo là tình cảm, thái độ của chủ thể nhà văn đối với cuộc sống con người được miêu tả trong tác phẩm. Giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học thể hiện cụ thể ở: lòng xót thương những con người bất hạnh; phê phán những thế lực hung ác áp bức, chà đạp con người; trân trọng những phẩm chất và khát vọng tốt đẹp của con người; đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người + Cảm hứng nhân đạo cùng vói cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nền văn học Việt Nam. về cơ bản, có những biểu hiện chung song ở mỗi thòi kì, mỗi giai đoạn, do hoàn cảnh lịch sử xã hội, do ý thức hệ tư tưởng của các nhà văn khác nhau nên có những biểu hiện riêng. Phân tích các biểu hiện của giá trị nhăn đạo trong tác phẩm: + Tấm lòng cảm thông, xót thương của nhà văn trước nỗi thống khổ của con người. + Thái độ lên án, tố cáo những thế lực tàn ác chà đạp lên vận mệnh con ngưòi. + Trân trọng, ngợi ca, thể hiện niềm tin vào vẻ đẹp của con người. + Đề cao khát vọng của con ngưòi. Đòi quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc cho con người. + Đưa ra những giải pháp giúp con người thoát khỏi bi kịch, bế tắc. Đánh giá: + Chỉ ra điểm mói, nét độc đáo trong giá trị nhân đạo của tác phẩm, nó góp phần làm phong phú thêm những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong văn học như thế nào? Lí giải nguyên nhân tạo nên những nét mói mẻ đó.
  3. + Chỉ ra những nét hạn chế trong giá trị nhân đạo của tác phẩm (nếu có). Lí giải những nguyên nhân tạo nên nét hạn chế đó. + Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc truyền tải giá trị nhân đạo của tác phẩm. Giá trị nhân đạo được thể hiện qua các hình tượng nghệ thuật, qua giọng điệu + Bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Có được một giọng điệu riêng, phong cách độc đáo là hết sức khó, nhưng đó là điều kiện và yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật. Muốn có được điều đó cần tạo ra được cách cảm và đặc biệt cách thể hiện khác nhau. Tuy nhiên, cái gốc của nhà văn vẫn là tấm lòng. Đúng như thi hào Nguyễn Du đã từng viết: Chữ tâm kia mói bằng ba chữ tài. Vì thế, trên hết, nhà văn phải viết vì cuộc đời, vì con người, tức phải là nhà văn nhân đạo chủ nghĩa. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Bày tỏ cảm nghĩ của bản thân. Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học Ví dụ 1: Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Ví dụ 2: Giá trị nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Với dạng đề này, có thể triển khai theo dàn ý sau: Mở bài: Dẫn dắt vấn đề (giói thiệu tác giả, tác phẩm), nêu yêu cầu của đề bài. Thân bài: Giới thuyết: + về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm văn học nói chung. + về tác phẩm: Hoàn cảnh ra đòi, xuất xứ, chủ đề. + Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được phân tích. Phân tích các biểu hiện của giá trị nghệ thuật trong tác phẩm: + Với thể loại truyện ngắn cần chú ý những phương diện sau: cốt truyện, kết cấu; không gian, thòi gian nghệ thuật; tình huống truyện; nghệ thuật miêu tả tính cách và tâm lí nhân vật; nghệ thuật dựng cảnh; nghệ thuật trần thuật: điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, các thủ pháp, biện pháp nghệ thuật + Với thể loại thơ trữ tình cần chú ý những phương diện sau: thể thơ, bút pháp chủ đạo; kết cấu; hình ảnh thơ; ngôn ngữ thơ; giọng điệu; các biện pháp nghệ thuật, biện pháp tu từ Đánh giá: + Những đặc sắc nghệ thuật trên góp phần thể hiện, chuyển tải thành công tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Qua đó, thấy được tài năng và những đóng góp sáng tạo của nhà văn. + Đặc sắc nghệ thuật làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm, thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn. + Bài học cho sáng tạo nghệ thuật: có được một giọng điệu riêng, phong cách độc đáo là hết sức khó, nhưng đó là điều kiện và yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật.
  4. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Bày tỏ cảm nghĩ của bản thân. Dạng đề phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Ví dụ 1: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân. Ví dụ 2: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Với dạng đề này, có thể triển khai theo dàn ý sau: Mở bài. Dẫn dắt vấn đề (giới thiệu tác giả, tác phẩm), nêu yêu cầu của đề bài. Thân bài: Giới thuyết: + Về khái niệm và vai trò của tình huống trong tác phẩm tự sự: Truyện ngắn là nghệ thuật của khoảnh khắc. Vì thế, tình huống truyện có vai trò vô cùng quan trọng. Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống mà nhà văn mô tả trong tác phẩm. Theo Nguyễn Minh Chàu, tình hùống truyện giống như “một lát cắt trên thân cây mà nhìn vào đó ngưòi ta thấy cả một đòi thảo mộc”. Tình huống truyện còn giống như một thứ “nước rửa ảnh” làm nổi hình, nổi sắc nhân vật và chiều sâu tư tưởng, tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Ngưòi ta thường nhắc tói ba loại tình huống truyện: tình huống truyện hành động, tình huống truyện tâm trạng và tình huống truyện nhận thức. + Khái quát về tình huống truyện trong tác phẩm được phân tích. -Phân tích tình huống: + Nhận diện tình huống (tóm lược tình huống, nêu rõ đặc điểm của tình huống). + Phân tích tình huống. + Ý nghĩa của tình huống truyện. Đánh giá: + Khẳng định tác giả đã xây dụng được một tình huống truyện độc đáo, giàu ý nghĩa. + Tình huống đã góp phần làm nổi bật nhân vật, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và thể hiện tài năng của nhà văn. + Bài học cho người nghệ sĩ. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Bày tỏ cảm nghĩ của bản thân. Kiểu bài chứng minh một nhận định văn học Nhận dạng kiểu bài
  5. Kiểu bài chứng minh một nhận định văn học thường đưọ’c cụ thể hoá thành các dạng đề cơ bản sau: Dạng đề nhận định về một vấn đề lí luận văn học Đạng đề nhận định về một vấn đề lí luận văn học thường nêu lên một vấn đề lí luận văn học thuộc các phạm trù kiến thức như: đặc trưng văn học, chức năng của văn học, đặc trưng thể loại, tiếp nhận văn học Ở dạng đề này, kiến thức lí luận văn học thường được truyền tải dưới hình thức một nhận định ngắn. Mức độ yêu cầu chỉ đòi hỏi HS hiểu ý nghĩa của lòi nhận định, lí giải ngắn gọn lời nhận định và tập trung làm sáng tỏ qua một hoặc một số tác phẩm tiêu biểu. Ví dụ: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Qua thỉ phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Dạng đề nhận định về một giai đoạn văn học Với dạng đề này nhận định được đưa ra trong phần đề bài thường yêu cầu chứng minh nội dung, hình thức nổi bật của một giai đoạn văn học trong tiến trình văn học sử. Ví dụ: Trong bài “Mấy nét khái quát về vãn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945″, Văn học 9, tập hai, có viết: “Văn học Việt Nam đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và Nhân dân, đặc biệt, thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “Xẻ dọc Trường Son đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử”. (Văn học 9, tập hai) Anh/chị hãy phân tích một số tác phẩm đã học và đọc thêm để làm sáng tỏ nhận xét trên. Dạng đề nhận định về một tác giả văn học Với dạng đề này đề bài thượng nêu ra những nhận định về tư tưởng sáng tác, phong cách sáng tác, sự nghiệp sáng tác của một tác giả văn học. Ví dụ: Nhận định về giá trị tư tưởng trong các sáng tác của thi hào Nguyễn Du, có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Du là một con người suốt đời khắc khoải về con người, về lẽ đời.” (Mai Quốc Liên, Nguyễn Du toàn tập, NXB Văn học, 1996). Hãy chọn phân tích một hoặc một số tác phẩm của Nguyễn Du để làm sáng tỏ nhận định trên. Dạng đề nhận định về một tác phẩm văn học (Bàn đến nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm) Ví dụ 1: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thế hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đòi của Thanh Hải. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên. Ví dụ 2: Người đọc “Truyện Kiều” từ xưa đến nay đều công nhận: “Thi hào Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy về nghệ thuật miêu tả nhân vật”. Qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (trích “Truyện Kiều”) của Nguyễn Du, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Dàn ý chung Mở bài:
  6. Dẫn dắt vấn đề: có thể dẫn dắt theo nhiều cách khác nhau như đi từ cái chung đến cái riêng, từ hiện thực đến vấn đề, từ một nhận định khác Trích dẫn nhận định. Phạm vi vấn đề. (Nếu đề yêu cầu nhưng thường thì không cần đến thao tác này.) Thân bài: Giải thích + Giải thích nhận định: Giải nghĩa của các từ ngữ quan trọng trong nhận định, cấu trúc của nhận định Khái quát nội dung của lòi nhận định. Tuy nhiên, đối với những đề bài nhận định đã mang nghĩa tường minh thì không cần giải thích, chỉ cần khái quát nội dung của nhận định. Giải thích cơ sở của vấn đề (trả lòi những câu hỏi: Vì sao lại thế? Lí do nảy sinh vấn đề là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề? Ở đây, thường dựa vào kiến thức lí luận văn học, kiến thức về văn học sử, về tâc giả, tác phẩm để lí giải). Chứng minh nhận định: + Luận điểm 1: nêu luận điểm; chứng minh luận điểm: luận cứ 1; luận cứ 2 luận cứ Kết luận luận điểm. + Luận điểm 2 + Luận điểm 3 Đánh giá, mở rộng vấn đề: + Đánh giá thành công của vấn đề. + So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận. + Rút ra bài học sáng tạo cho ngưòi nghệ sĩ và bài học tiếp nhận cho bạn đọc. Kết bài: Khái quát, khẳng định ý nghĩa của vấn đề. Vai trò, ý nghĩa của vấn đề vói bản thân. Kiểu bài so sánh Khái niệm, mục đích và yêu cầu của kiểu bài so sánh So sánh là phương pháp nhận thức, trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kĩ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Trong thực tế đòi sống, so sánh trở thành một thao tác phổ biến, thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức, đánh giá của con người trong nhiều lĩnh vực và hoàn cảnh. Vói phân môn Tập làm văn trong nhà trường phổ thông, khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo hai lóp nghĩa khác nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là một trong nhiều thao tác lập luận.
  7. Thứ hai, nó được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận văn học, tức là như một kiểu bài nghị luận văn học. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập trong chương trình Ngữ văn THCS. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết. Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: về tác giả (phong cách, nội dung tư tưởng, đặc điểm nghệ thuật ); về tác phẩm (đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật ). Quá trình so Sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu HS chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán” khuôn sáo trong các bài văn của HS hiện nay. Đối với đối tượng HS THCS, các yêu cầu về nâng lực lí giải cần phải họp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải tính toán họp lí với năng lực của các em. Như vậy, kiểu bài so sánh văn học có yêu cầu so sánh khá phong phú, đa dạng, khó có thể tìm ra một dàn bài khái quát thoả mãn tất cả các dạng đề bài. Trong yêu cầu của từng đề bài cụ thể thuộc kiểu bài này, HS cần linh hoạt, sáng tạo. Vấn đề cốt tuỷ của mọi bài nghị luận là làm thế nào để vừa “trúng” vừa “hay”. Nguyên tắc trình bày một bài nghị luận so sánh văn học cũng không đi ra ngoài mục đích đó. Cần thấy, cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một kiểu bài nghị luận, trong đó, thao tác đối sánh không tồn tại như một phương tiện hỗ trợ mà trở thành yêu cầu chính yếu, trở thành yếu tố trung tâm của bài viết. Việc đối sánh được thực hiện trên cơ sở sự cảm thụ sâu sắc của người viết về các đối tượng so sánh. HS phải thâm nhập được vào từng đối tượng, phân tích thấu đáo và đặt chúng trong thế tương chiếu để khám phá những nét tương đồng củng như dị biệt của chúng. Người viết phải làm chủ được các đối tượng và có khả năng khái quát, tổng họp từ những thao tác phân tích, bình giá cụ thể. Tất cả các dạng bài đối sánh đều hướng đến mục tiêu tối hậu là HS phải chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau, nét gặp gỡ và nét riêng biệt của các đối tượng, luận giải được nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt đó. Muốn làm tốt kiểu bài này, các em vừa phải có sự tinh tế vói tâm hồn dạt dào mĩ cảm để phát hiện được cái hay, cái đẹp của từng đối tượng, lại vừa phải phát huy cao độ tư duy lí tính, năng lực trí tuệ sắc sảo để nhận diện được cái chung và cái riêng của chúng. Nói một cách khái quát, kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh là “phép thử” rất hiệu quả để tìm ra những HS giỏi có chất văn, có tư chất trí tuệ trong “cuộc chơi” với nghệ thuật ngôn từ. Cách lập ý Bước 1: Xác định đúng yêu cầu đề bài, xác định nội dung cần so sánh. Bước 2: sắp xếp, trình bày ý theo phương pháp đối chiếu. + Chỉ ra những nét tương đồng:
  8. Nêu những biểu hiện, dẫn chứng; Lí giải nguyên nhân giống nhau. + Chỉ ra những nét khác biệt: Nêu những biểu hiện, dẫn chứng; Lí giải nguyên nhân khác nhau (do hoàn cảnh lịch sử; do hoàn cảnh sống của mỗi cá nhân; do sự chi phối của ý thức hệ về thi pháp, hệ thống quan điểm thẩm mĩ; do cá tính của tác giả; cơ sở lí luận văn học; mỗi tác phẩm là số phận của một cá nhân cụ thể, tác phẩm muốn tồn tại phải có “chất người” độc đáo, có sự sáng tạo). Bước 3: Tổng họp, đánh giá, khái quát, nâng cao vấn đề đã trình bày, nêu lên ý nghĩa của sự giống và khác nhau đó. Lưu ý: Không nên phân tích tách ròi mà phải phân tích song song, chia thành các bình diện rồi sắp xếp các bình diện đó theo thứ tự trước sau cho họp lí. Nhấn mạnh những điểm khác nhau cơ bản nhất. Khi gọi tên các bình diện tránh dùng những từ ngữ có tính chất tuyệt đối hoá. Các dạng đề so sánh So sánh tác phẩm văn xuôi Khi so sánh tác phẩm văn xuôi cần lưu ý các bình diện: Nội dung: Hiện thực phản ánh xã hội và con người thông qua hệ thống biến cố, sự kiện. Tư tưởng, chủ đề mà nhà văn muốn thể hiện thông qua việc phản ánh bức tranh hiện thực đó. Nghệ thuật: Truyện ngắn, tiểu thuyết: điểm nhìn trần thuật và cách trần thuật; tình huống (nhận thức, tâm trạng, hành động); cốt truyện (đậm hay nhạt, trật tự, diễn biến); nhân vật (tư tưởng hay hành động, cách xây dựng nhân vật); ngôn ngữ, giọng điệu, các bút pháp nghệ thuật đặc sắc khác Tuỳ bút, bút kí: nhân vật, chủ thể của tuỳ bút – cái “tôi” biểu hiện ra sao; vốn văn hoá, ngôn ngữ, hình ảnh; cách viết, cách tổ chức lời văn. Kịch: mâu thuẫn, xung đột kịch; nhân vật kịch; lời thoại; dựng cảnh. So sánh tác phẩm thơ trữ tình Những bình diện cần lưu ý khi so sánh tác phẩm thơ: Nội dung-. Bối cảnh trữ tình (hoàn cảnh thòi gian, không gian khơi nguồn cho thi cảm). Đối tượng trữ tình: đối tượng được chủ thể trực tiếp bày tỏ tình cảm, cảm xúc, suy tưởng.
  9. Cảm xúc trữ tình: định danh – gọi tên chính xác tình cảm, cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ, bài thơ cần so sánh. Sau đó triển khai và làm sáng tỏ biểu hiện các cung bậc, sắc thái khác nhau của cảm xúc chủ đạo. Chủ thể trữ tình: + Tác giả trực tiếp thể hiện (xưng “tôi”) => tác dụng trong cách thể hiện này: tính chân thực, chủ quan, mang tính cá nhân sâu sắc, có trải nghiệm và gắn vói kinh nghiệm, đời tư của người viết. + Thông qua một chủ thể trữ tình khác (tác giả giấu mình) => tính khách quan, khái quát cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, sự phân chia ở đây chỉ mang tính tương đối. Nghệ thuật’, thể thơ (tứ thơ: việc sắp xếp, tổ chức, cấu tứ các câu thơ, đoạn thơ, hình tượng tạo nên nét độc đáo cho bài thơ); hình ảnh thơ; ngôn ngữ thơ; giọng điệu; các biện pháp tu từ So sánh hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn Đối vói dạng bài này, HS vừa phải thâm nhập được vào các đoạn thơ, đoạn văn, xem xét chúng như những đơn vị nghệ thuật độc lập lại vừa phải đặt chúng trong mối liên hệ vói chỉnh thể tác phẩm để việc phân tích, luận giải được xác thực, thoả đáng hơn. HS cúng phải nắm được đặc trưng thể loại để lấy đó làm hệ quy chiếu cho quá trình giải quyết vấn đề. Với đoạn thơ, bám vào đặc trưng thể loại, có thể phân tích và chỉ ra điểm giốrig nhau, khác nhau theo các bình diện: + Bối cảnh trữ tình được nói đến trong các đoạn thơ. + Nội dung cảm xúc của chủ thể trữ tình trong các đoạn thơ. + Các yếu tố nghệ thuật được sử dụng. + Phong cách nghệ thuật cỉia các tác giả qua những đoạn thơ đang phân tích. Với dạng đề cảm nhận về các đoạn văn, có thể phân tích, chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau theo các bình diện sau: + Nội dung hiện thực được phản ánh trong các đoạn văn. + Nội dung tư tưởng của các đoạn văn. + Những yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong các đoạn văn. + Ý nghĩa của các đoạn văn trong việc thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. + Phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những đoạn văn ấy. So sánh giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học Ví dụ: Bức tranh hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều’’ của Nguyễn Du. Khái niệm này không được dùng phổ biến, rộng rãi trong trường phổ thông như khái niệm tư tưởng nhân đạo, nhưng đối với.HS giỏi, đây là một vấn đề cần chú ý. Tư tưởng hiện thực của một nhà văn là cách nhìn, quan niệm của nhà văn ấy về hiện thực đời sống. Tư tưởng hiện thực thể hiện ở sự nhận thức, lí giải của người cầm bút về cuộc sống, khả năng phát hiện những mối quan
  10. hệ nhân sinh phức tạp, nhìn ra những mâu thuẫn trong lòng hiện thực Mỗi nhà văn có thể có cái nhìn khác nhau về cùng một hiện thực. Tư tưởng hiện thực chi phối việc xây dựng thế giới nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm vì hiện thực trong tác phẩm là hiện thực đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người cầm bút. Tư tưởng hiện thực thường gắn bó chặt chẽ với tấm lòng nhân đạo của tác giả. Khi phân tích, đối sánh tư tưởng hiện thực của các nhà văn, cần chú ý các bình diện sau: Cách nhìn nhận, quan niệm của các nhà văn ấy về cuộc sống và con ngưòi. Tư tưởng hiện thực của các nhà văn ấy mang tính lạc quan hay bi quan, thể hiện được điều gì trong tấm lòng nhân đạo của tác giả? Các phương thức, phương tiện nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng hiện thực của các nhà văn ấy. So sánh giá trị nhân đạo Ví dụ: Nét độc đáo trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích “Truyện Kiều”). Để làm tốt dạng đề so sánh giá trị nhân đạo, trên cơ sở nắm chắc khái niệm, các biểu hiện của giá trị nhân đạo, HS cần lưu ý đến các bình diện sau để đối sánh: Niềm cảm thương của các tác giả đối vói những khổ đau, bất hạnh của con người. Thái độ lên án, tố cáo của các tác giả đối vói những đối tượng chà đạp lên quyền sống con người. Sự trân trọng, ngợi ca của các tác giả đối vói những giá trị, vẻ đẹp, phẩm chất của con người. Thái độ bênh vực, đồng tình của các tác giả đối với những khát vọng sống chính đáng của con người. So sánh tư tưởng (hoặc cảm hứng, chủ nghĩa) yêu nước Ví dụ: Điểm gặp gỡ và nét khác biệt trong cảm hứng yêu nước qua hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Với dạng đề so sánh tư tưởng (hoặc cảm húng, chủ nghĩa) yêu nước, HS cần chú ý đến các bình diện sau: Lòng tự hào dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc (ý thức về chủ quyền đất nước, về phong tục, tập quán, cương vực lãnh thổ, truyền thống văn hoá ). Tình yêu thương đồng bào, nhân dân. Lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu, tinh thần xả thân vì Tổ quốc. Khát vọng dựng xây đất nước giàu mạnh. Lòng yêu mến, gắn bó với cảnh trí non sông. Các yếu tố nghệ thuật thể hiện lòng yêu nước.
  11. So sánh tình huống truyện Ví dụ: Nét độc đáo trong việc sáng tạo tình huống truyện của Kim Lân và Nguyễn Quang Sáng qua hai tác phẩm “Làng” và “Chiếc lược ngà”. Vói dạng đề so sánh tình huống truyện, HS cần triển khai các luận điểm sau: Các tình huống truyện ấy thuộc loại nào? (tình huống hành động, tình huống tâm trạng hay tình huống nhận thức) Việc tổ chức tình tiết, tổ chức mối quan hệ giữa các nhân vật trong tình huống truyện được thực hiện như thế nào? Ngôn ngữ xây dựng tình huống truyện được sử dụng ra sao? Tình huống truyện được xây dựng như vậy góp phần thể hiện các giá trị nội dung như thế nào? So sánh nhân vật trong tác phẩm tự sự Ví dụ: Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và nhăn vật Phương Định trong “Nhưng ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Có thể triển khai luận điểm dạng đề so sánh nhân vật trong tác phẩm tự sự như sau: Mở bài: Giới thiệu các tác giả, tác phẩm và các nhân vật. Thân bài: Giới thuyết: + Đề tài, nhân vật trong tác phẩm tự sự; + Xác định vị trí nhân vật (chính, phụ); + Khẳng định các nhân vật vừa có những nét chung vừa có những nét riêng khó trộn lẫn. Phân tích: + Nét chung: hoàn cảnh sống, số phận; phẩm chất; nghệ thuật miêu tả. + Lí giải nguyên nhân: đề tài, hoàn cảnh sáng tác, gặp gỡ tư tưởng của tác giả. + Nét riêng: ngoại hình; số phận; tính cách, phẩm chất; nghệ thuật miêu tả. + Lí giải nguyên nhân: thời đại; quan điểm sáng tác; phong cách nghệ thuật; cơ sở lí luận văn học: mỗi tác phẩm là số phận của một cá nhân cụ thể, tác phẩm muốn tồn tại phải có chất người độc đáo, có sự sáng tạo. Đánh giá: + Các nhân vật góp phần làm phong phú thêm cho đề tài. + Thể hiện tấm lòng và tài năng của nhà văn. + Bài học cho người sáng tạo. (k) So sánh ở cấp độ chi tiết
  12. Ví dụ: Có người khi đọc ‘‘Chuyện người con gái Nam Xưong” của Nguyễn Dữ và “Chiếc lá cuối cùng” của o. Hen-ri đã có nhận xét: “Chiếc bóng trên vách đã giết chết Vũ Nưong nhưng chiếc lá trên tường lại cứu sống Giôn-xi”. Hãy phát biểu ý kiến của anh/chị về vấn đề này. Cần chú ý đến các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh các chi tiết: Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết. Chi tiết thể hiện điều gì trong số phận, tính cách, tâm hồn của nhân vật? Chi tiết thẽ hiện điều gì trong giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm và trong quan niệm nhân sinh của ngưòi cầm bút? Chi tiết được thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu như thế nào? Việc sử dụng chi tiết như vậy có phản ánh điều gì trong phong cách nghệ thuật của nhà văn không? Như vậy, với các đối tượng so sánh khác nhau, HS nên lưu ý những bình diện tương ứng để hệ thống ý được triển khai thoả đáng và đầy đủ. Việc giải quyết các đề văn so sánh cụ thể phụ thuộc hoàn toàn vào sự chủ động, kinh nghiệm đã tích luỷ, khả năng tư duy và năng lực văn chương của cá nhân mỗi người viết. Văn chương là lãnh địa của sự sáng tạo, là vương quốc của sự độc đáo, đối với HS giỏi, điều đó càng cần thiết. Bài làm Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể của nội dung và hình thức. Hai yếu tố đó có mối quan hệ tương giao mật thiết và có những chuẩn mực đánh giá riêng. Nhận xét về yếu tố hình thức, sách Văn học 9 tập 2 có viết: “Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất”. Điều đó được thể hiện qua mỗi chỉnh thể tác phẩm văn học. Và với bài thơ sau cũng vậy: Ánh trăng – Nguyễn Duy – Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ. Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa. Từ hồi về thành phố
  13. quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn. Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng, là bể như là sông, là rừng. Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. Nội dung và hình thức là hai phương diện cơ bản thống nhất không thể tách rời của các tác phẩm văn học. Trong đó, nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Hình thức là phương thức tồn tại của nội dung. Đó là câu tạo gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào nội dung tác phẩm như kết cấu, thể loại, các phương tiện tu từ, biện pháp tu từ, Song cần lưu ý rằng hình thức không phái là số cộng đơn giản của các thư pháp và phương tiện nghệ thuật. Trong tính chỉnh thể, hình thức của văn bản nghệ thuật có nghĩa là hình thức cảm nhận đời sống, là cách tự bộc lộ của nội dung tác phẩm. Bởi vậy với tư cách là hình thức của một tác phẩm văn học, một hình thức hay là hình thức có sự tinh tế, độc đáo trong việc vận dụng các yếu tố nội tại (kết cấu, thể loại, phương tiện – biện pháp tu từ, ) đồng thời thể hiện thành công nhất nội dung tư tưởng tác phẩm: “Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất”. Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có một hình thức biểu hiện hay và đẹp. Bài thơ ra đời năm 1978, đất nước đã thống nhất được ba năm. Là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Duy đã đi qua những năm tháng gian lao nhất của dân tộc, đã sống với nhiều cuộc đời, nhiều cảm xúc Chiến tranh đi qua, ông không vui vẻ, bằng lòng với những gì có được mà luôn trăn trở suy ngẫm về cuộc đời. Cũng như Tố Hữu trong “Việt Bắc”, ngày rời Thủ đô gió ngàn về với Thủ đô cờ và hoa từng đau đáu: “Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng? Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng cuối rừng?”
  14. Với Nguyễn Duy, những ân tình xưa cũ trong kháng chiến là những điều không dễ gì quên được. Tình đồng đội gắn bó, tình quân dân cả nước “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” là những mảng kí ức thiêng liêng tưởng chẳng bao giờ quên được Thế nhưng, hòa bình lập lại, về với đời thường, với những toan tính bon chen, những ấm cúng tiện nghi người ta dễ quên đi hôm qua gian khó. Cứ mải miết với vòng đời cuộn xoáy đẽ chợt một ngày nhận ra, một ngày nhớ lại hôm qua ta khẽ rùng mình Theo cảm xúc ấy, “Ánh trăng” ra đời như một lời nhắc nhở chính mình, nhắc nhở người đọc hãy biết sống trọn vẹn nghĩa tình với những kí ức thiêng liêng sâu thẳm của đời mình. Bài thơ mang tên “Ánh trăng” và ánh trăng cũng là hình ảnh thơ độc đáo xuyên suốt bài thơ. Đó trở thành biếu tượng cua những kỉ niệm chân thật, hồn nhiên: Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa trăng lẫn với “đồng” với “sông” với “bể” hòa mình vào thiên nhiên hiền lành, thân thiết trở thành người bạn của tuổi thơ. Rồi trong những năm tháng chiến tranh, trăng gắn bó với đời lính “vầng trăng thành tri kỉ”. Tri kỉ lắm chứ khi đêm đêm ngắm trăng mà nhớ đến quê hương, nhớ cha nhớ mẹ, nhớ người bạn gái Ngắm vầng trăng còn để sống với bao ước mơ tươi lai ngày chiến thắng. Những tình cảm ấy tất thảy đều chân thành, giản dị, tự nhiên “ngỡ không bao giờ quên” như vầng trăng đầy nghĩa tình thân thiết “cái vầng trăng tình nghĩa”. Thế nhưng: “Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường”. Cuộc sống kinh tế thị trường với những tiện nghi “ánh điện, cửa gương” chói lòa đã làm lu mờ ánh sáng êm dịu của vầng trăng, vầng trăng ”tri kỉ” “tình nghĩa” của’ quá khứ giờ đây đối lập với vầng trăng ”người dưng qua đường” của hiện tại. Sự đối lập này diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người vầng trăng của hiện tại cũng mang ý nghĩa biểu tượng. Trăng thành ”người dưng” cũng có nghĩa những ân tình xưa cũ đã trở thành nhạt nhòa, hư ảo. Nó đang dần bị những danh lợi phù hoa của đời thường che khuất mất. Nhưng cuộc sống hiện đại luôn tồn tại những điều bất trắc. Và trong chính khoảnh khắc này, nó đã bộc lộ cái yếu và cái thiếu của mình: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ của toàn bài, là sự chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt của mạch cảm xúc, bộc lộ rõ chủ đề tư tưởng của bài thơ. Đèn điện vụt tắt, không gian tối tăm ngột ngạt. Chính đó là lúc người ta nghĩ đến thiên nhiên như một lối thoát. “Vội bật tung cửa sổ” để mong được chút khi.trời trong lành nhưng con người đã. nhận được những điều hơn cả mong ước. Vầng trăng vẫn đứng đó thay thế đúng lúc cho những thứ ánh sáng bất thường. Sự bình dị của vầng trăng mang đến cho con người những cảm xúc mạnh mẽ. Các từ “bật tung”, “đột
  15. ngột” diễn tả trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, bất ngờ. Có cái gì như thảng thốt, lo âu trong hình ảnh “vội bật tung cửa sổ”, vầng trăng tròn đâu phải khi “đèn điện tắt” mới có? Cũng như những tháng năm quá khứ, vẻ đẹp của đồng, sông, bể, rừng không hề mất đi. Chỉ có điều con người có nhận ra hay không mà thôi. Và thế là trong cái khoảnh khắc “thình lình” đối diện với trăng ấy, ân tình xưa “rưng rưng” sống dậy, thổn thức lòng người: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Đối diện với trăng là đối diện với chính mình, với con người hiện tại và cả với con người trong quá khứ. Vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng. Mặt trăng đối diện với mặt người, mặt trăng cũng là mặt người, là quá khứ đang sáng trong thực tại, trăng là tri kỉ, ân tình xưa, Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình Câu thơ gợi đến vẻ đầy đặn, tròn trịa của vầng trăng và cũng là vẻ sáng tươi hiền dịu của thứ ánh sáng trong lành nhất vũ trụ. Nhưng vẻ “tròn vành vạnh” của vầng trăng còn gợi đến một suy tưởng khác: vầng trăng còn tròn đầy “vành vạnh” nghĩa là trăng vẫn còn trọn vẹn những ân nghĩa xưa với những người lính năm nào. Và điều đáng quý, đáng nghĩ là trăng vẫn tròn ngay cả khi người đã “vô tình”: “Trăng cứ tròn vành vạnh / Kể chi người vô tình”. Ta càng thấy, day dứt, băn khoăn hơn bởi khoảng lặng mênh mang của vầng trăng tròn cao thượng: “Ánh trăng im phăng phắc / Đủ cho ta giật mình” “Ánh trăng im phăng phắc” đê ngân mãi những dòng ánh sáng của bao dung, hiền từ và độ lượng. Cái đáng sợ là cái im lặng của kí ức. Ta đã’ quên đi quá khứ, ta đã có lỗi với người xưa đế sống một cuộc đời ồn ào, náo nhiệt nhưng tất cả vẫn im lặng. Yếu tố tự sự và trữ tình tạo nên giọng điệu tâm tình sâu lắng. Nhịp thơ nhịp nhàng theo lời ké tự nhiên của nhân vặt trữ tình, nhưng cũng có khi ngân nga, tha thiết hay có khi trầm lắng, suy tư. Kết cấu và giọng điệu đó đã làm nổi bật lên nội dung cảm xúc và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. “Ánh trăng” là sự kết hợp hài hòa giữa hình thức và nghệ thuật. Đặc biệt, hình thức bài thơ với hình ảnh thơ đặc sắc giàu ý nghĩa biểu tượng “ánh trăng” cùng cấu từ, giọng điệu đã thể hiện trọn vẹn nội dung tư tưởng giàu giá trị nhân văn của tác phẩm. Từ đây, hình ảnh vầng trăng trong thơ ca còn mang thêm một ý nghĩa nữa: những tình xưa nghĩa cũ, những kí ức thiêng liêng đẹp đẽ của con người. Và đây là một sự “sáng tạo, sinh động” trong hình thức nó “phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất” và “gây được ấn tượng sâu sắc nhất” trong lòng, người. ___
  16. TÁM TUYỆT CHIÊU TẠO ẤN TƯỢNG CHO BÀI VIẾT Tác giả: Duy Trần Nếu bạn là một người viết quảng cáo, làm thế nào để bài viết len lỏi vào tâm trí khách hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm? Nếu bạn là một nhà diễn thuyết, làm sao để tiếng nói của bạn không lặn vào thinh không giữa biển thông tin hỗn độn với vô vàn thanh âm ồn ào làm sao nhãng tâm trí người nghe? Nếu bạn là một học sinh đi thi, làm sao để người chấm chú ý đến bạn giữa một tỉ bài viết khác? Thứ bạn cần, là những điểm lóe sáng trong bài viết của mình, những dấu ấn đầy mê hoặc khiến người đọc chấp nhận bỏ thời gian quý giá của họ để đọc hết những gì bạn viết. Chỉ vài dòng nữa thôi, tôi sẽ hé lộ cho bạn 8 bí quyết cực đỉnh để tạo điểm nhấn cho bài viết Tuyệt chiêu 1: Trích dẫn danh ngôn Danh ngôn luôn mê hoặc. Đó là điều các chuyên gia về kĩ năng viết và nghệ thuật hùng biện đều đồng ý. Danh ngôn là tiếng nói của người nổi tiếng, của người có uy tín và không cần phải nói nhiều hơn về sức thuyết phục từ việc trích dẫn các câu nói của danh nhân. Trong cuốn “Thôi miên bằng ngôn từ”, Joe Vitale đã chỉ ra một đặc điểm tâm lý thú vị: Người ta luôn bị cuốn hút bởi trích dẫn trực tiếp. Dấu ngoặc kép báo hiệu một tiếng nói riêng, một ý kiến, một câu chuyện - một cái gì sống động hơn những câu chữ thẳng đơ trên trang giấy.
  17. Bạn muốn thuyết phục? Hãy tập cách trích dẫn danh ngôn hiệu quả. Nên chọn danh ngôn như thế nào? Trong cuốn “Nghệ thuật nói trước công chúng”, tác giả Nguyễn Hiến Lê đã đề xuất những tiêu chí hữu ích: Một là, dẫn cho đúng. Không chỉ là đúng về mặt câu từ mà còn phải đảm bảo được cách hiểu đúng trong ngữ cảnh của câu nói. Mọi sự cắt cúp để giành lợi thế cho lập luận của mình đều khó có thể chấp nhận được. Hai là, lựa những danh nhân mà nhiều người biết – những người mà cuộc đời của họ, thành tựu của họ là một sự bảo chứng vững chắc cho những điều họ nói. Khi trích danh ngôn cần chú ý: Mức độ vừa phải và hợp lý. Xét đến cùng đó vẫn là bài viết của bạn, người đọc muốn nghe tiếng nói của bạn chứ không phải của ai khác. Đừng biến danh ngôn thành món đồ trang trí rườm rà diêm dúa vô nghĩa. Danh ngôn luôn phải đặt trong tương quan với một luận điểm nào đó, luôn được sử dụng nhằm một mục đích nào đó. Hãy nghĩ về điều đó. Đừng trích dẫn như một cái máy. Một số ví dụ về việc trích danh ngôn hiệu quả: Ví dụ 1: Trong bản “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp (1971).
  18. “Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.” Việc trích dẫn ở đây đã tạo ra cơ sở pháp lý để làm tiền đề vô cùng vững chắc cho bản tuyên ngôn. Thứ nhất, từ hai văn bản có tính chấp pháp lý đã được quốc tế công nhận, Bác đã khẳng định rất rõ về “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” của con người, và hiểu rộng hơn là quyền của dân tộc. Đây là chân lý đã được công nhận và có giá trị pháp lý – tức có tính ràng buộc. Thứ hai, trích lại hai văn bản trên có tính chất “gậy ông đập lưng ông”, tố cáo thực dân Pháp đang phản bội lại chính lý tưởng của cha ông, tổ tiên chúng. Thứ ba, việc đặt ngang hàng ba bản tuyên ngôn khẳng định ý thức độc lập và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ví dụ 2:
  19. Để chứng minh cho luận điểm “tác phẩm văn học phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống”, người viết đã khiến cho lập luận của mình thuyết phục hơn bằng trích dẫn: Lục Du đã viết hàng trăm câu thơ, lúc sắp mất trối lại cho con, lời trăng trối mang sức nặng chiêm nghiệm của một hồn thơ tài năng, đi trọn cuộc đời mới thấu hiểu nổi cái lẽ: “Công phu của thơ là ở ngoài thơ”. Thì ra, sức nặng của trang thơ, của những con chữ lại chính ở cuộc đời đầy nắng gió ngoài kia. Nhà thơ phải đến đó, phải tìm đến đó, để ngòi bút viết lên từ thứ mực chưng cất từ chính cuộc đời đầy phức tạp, bộn bề bao thanh âm của mọi số phận. Văn học ra đời từ cuộc sống một cách tự nhiên như đã trở thành quy luật thông lệ, nó quay trở về để khám phá thể hiện lại cuộc sống. Đứa trẻ lớn lên ngày càng một cứng cáp, tự khẳng định mình. (Trần Văn Toàn) NHỮNG VIỆC CẦN LÀM -Sưu tầm các câu danh ngôn hay và phân loại chúng theo dạng bài (nghị luận xã hội, nghị luận văn học), theo chủ đề (tình yêu, lòng yêu nước, học tập ). -Chú ý đến các danh ngôn có thể linh hoạt ứng dụng cho nhiều vấn đề. Thường đó sẽ là những câu bàn về quy luật của cuộc sống, bản chất của con người. -Luyện tập viết và sử dụng danh ngôn trong bài viết. Bắt đầu từ việc viết lại những bài viết cũ. Tuyệt chiêu 2: Nối kết với người đọc bằng trải nghiệm cá nhân Một bài viết không phải chỉ là chuyện sắp chữ đặt câu trên trang giấy, mà bao giờ nó cũng là một cuộc đối thoại. Bạn viết để được lắng nghe, người khác đọc để hiểu điều bạn truyền tải. Lẽ đương nhiên, dấu ấn cá nhân – yếu tố con người trong bài viết của bạn sẽ thu hút người đọc. Hãy nhớ, bạn không đơn giản là viết, mà bạn đang trò chuyện với người đọc. Nói như nhà phê bình Hoài Thanh, đó là quá trình “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Hãy cùng phân tích một số ví dụ để thấy rõ hơn điều này. Ví dụ 1:
  20. Với đề văn “Về một tác phẩm văn học đã gợi cho anh (chị) cảm nghĩ sâu sắc nhất trước những vấn đề tu dưỡng và rèn luyện của tuổi trẻ hiện nay”, người viết đã chọn phân tích bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ”. Phần sau đây là đoạn nêu cảm nghĩ: “Tôi nhớ lại một câu thơ: “Anh đã cùng em yêu “cuộc chia li màu đỏ” mà trong lòng trào lên một niềm xúc động, xen lẫn sự hổ thẹn. Có những người đã dám xa nhau và đã yêu “cuộc chia li màu đỏ”, có những người đã ngã xuống bảo vệ sự thiêng liêng của sắc đỏ ấy, họ biết yêu nhau và yêu đất nước; vậy mà tôi, tôi lại sợ cuộc chia li như thế hoặc tương tự như thế? Tôi hiểu rằng cũng có bao người như tôi, cũng đã nghĩ và hiểu không đúng về những gì đang diễn ra xung quanh ta và rồi một hôm nào đó, cũng sẽ được một bài thơ tuyệt diệu như vậy cảm hóa, tôi không còn cảm thấy sợ chia li nữa. Tiếng còi tàu vang lên trong đêm khuya tĩnh mịch không còn gợi cho tôi một nỗi sợ, một nỗi buồn, tôi nghe trong đó tiếng reo vui của những trái tim đang về với trái tim, sự sống đang được trả về với sự sống, và tôi hiểu rằng sự ra đi của cha và các anh tôi có ý nghĩa đặc biệt: nó làm nên con tàu trở về” (Nguyễn Phương Lan) Tạo sao đoạn phân tích trên lại thành công? – Bởi trước nhất nó xuất phát từ trải nghiệm, kí ức của người viết. Phần viết thuyết phục ta vì cái thật và cái cảm. Trong tâm thế một người đọc, trải nghiệm cá nhân là thứ tôi mong chờ nhiều hơn ở người viết khi họ phân tích một tác phẩm. Tôi không chờ đợi những phần thuyết lý khô khan – những điều tôi đã biết rồi, tôi mong muốn một cái gì cảm xúc hơn, sâu lắng hơn, chân thật hơn. Đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm gần đây đều có câu mệnh lệnh “từ trải nghiệm văn học của anh chị”, “từ quá trình đọc văn và cảm văn của anh chị”. Tôi nghĩ người ra đề cũng mong chờ được nhìn thấy trải nghiệm cá nhân trong bài viết. Cũng tương tự như vậy, hãy xem tiếp các ví dụ sau. Ví dụ 2: Tôi đã giao cho học sinh của mình bài tập viết về “tác phẩm nghệ thuật truyền cho em cảm hứng sống”. Sau đây là trích đoạn bài viết về truyện ngắn “Mẹ điên” của Huỳnh Bích Ngân, một học sinh chuyên Toán.
  21. Câu chuyện kết thúc theo một cách bi ai cho cả nhân vật lẫn người đọc như tôi. Nhớ lại đã biết bao lần cái ngông cuồng của tuổi trẻ chúng tôi đánh thẳng vào tấm lòng người mẹ, ấy mẹ mà mẹ vẫn bỏ mặc, mẹ vẫn một lòng yêu thương những đứa con của mình. Cũng chẳng đếm nổi bao lần tôi gào lên với mẹ chỉ vì bà đòi hỏi ở tôi quá nhiều, bà bắt tôi phải học thế này, phải học thế kia, bà không cho tôi làm cái này, ép tôi làm cái nọ. Nhưng tôi đã hiểu, sau khi đọc “Mẹ điên” xong tôi đã thấm thía cái gọi là là sự chờ mong, người mẹ chờ mong ở con họ không phải là sự báo hiếu, là tiền bạc mà con cái chu cấp cho họ sau này mà cái họ mong muốn là con họ có thể thành công, cho dù có phải vào vai ác bao lần, để con có thể tự đứng vững trên chính đôi chân của chúng mà không cần sự thương hại của bất kì, tất cả cũng chỉ vì con họ được sống tốt. Cũng ở “Mẹ điên”, vào những trang cuối cùng của sách, trái tim của người đọc chúng tôi lại một lần nữa khóc òa bởi những dòng nhật kí của mẹ, dù gần gũi nhưng sao lại thấy như quá xa, có lẽ bởi vì con chưa hiểu hết được mẹ. Ví dụ 3: Một mở bài thu hút nhờ trí tưởng tượng bay bổng. Giấc mơ thường đem đến cho chúng ta những điều kì diệu. Đúng vậy. Có lần tôi đã mơ thấy mình lạc vào miền không gian thơ. Đong đầy trong nước mắt tôi là biếc của bầu trời xanh, ánh sáng của những vì sao đêm long lanh như chẳng bao giờ tắt. Lắng tai nghe tôi thấy du dương của những bản “Nguyệt cầm”, của những cơn sóng khát khao ngàn năm không thỏa. Thơ có họa, có chạm khắc, và có nhạc. Đó chỉ là một giấc mơ? Không! Bản chất thực của thơ ca là vậy. Nói như Sóng Hồng: “Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. (Tạ Thanh Hương) Như vậy, để cá thể hóa bài viết, việc bạn cần làm là bày tỏ những trải nghiệm cá nhân, kí ức cá nhân, cảm xúc cá nhân. Thực chất là kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm vào bài viết. Tuy nhiên, cách viết này sẽ trở thành bẫy chết người nếu mắc lỗi sau: 1) Chia sẻ một trải nghiệm không thật. Sẽ thật giả tạo nếu bạn bịa tạc câu chuyện chỉ để thu hút sự chú ý của người khác. Người đọc sẽ ngay lập tức từ bỏ bạn nếu họ phát hiện bạn lừa dối. Tôi đã từng đọc được một bài viết của học sinh giỏi mượn gần như y nguyên đoạn cảm xúc phân tích “Cuộc chia li màu đỏ” đã dẫn ở trên – và đã bỏ ngay không đọc tiếp vì thấy quá phản cảm. Trải nghiệm cá nhân là một điều vô giá của cuộc sống, hãy chia sẻ chứ đừng lợi dụng.
  22. 2) Quá sa đà vào kể lể. Đừng chia sẻ trải nghiệm để thỏa mãn cái tôi cá nhân. Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi đối diện với một người cứ mãi ba hoa về bản thân họ mà không quan tâm gì đến người nghe? Đừng trở thành một người nhiều lời, huyên thuyên và lạc lõng ngay trong chính bài viết của chính mình. Từ khóa quan trọng là KẾT NỐI. Hãy kết nối trải nghiệm với mục đích viết (bạn viết là để thuyết phục người đọc chứ không phải để thỏa mãn bản thân), hãy kết nối trải nghiệm với hệ thống nội dung (góp phần làm sáng rõ và tăng tính thuyết phục cho các luận điểm), hãy kết nối trải nghiệm với người đọc (Họ có cần biết điều này không? Những điều ta sẽ bày tỏ tác động đến họ thế nào?). NHỮNG VIỆC CẦN LÀM -Lắng nghe cảm xúc bản thân. Tác phẩm nghệ thuật nào truyền cho bạn cảm hứng sống? Những lần gần nhất bạn khóc vì một tác phẩm văn học là khi nào? Những nhân vật nào đã làm thay đổi suy nghĩ của bạn về cuộc sống? Những sự kiện nào khiến bạn chấn động, đau đớn, xúc động, lo âu ? -Hãy luyện tập viết lại những trải nghiệm của mình trong những đoạn văn ngắn. Đây sẽ là vốn liếng sử dụng khi cần thiết. -Hãy viết lại những bài văn đã viết và thử nối kết với người đọc bằng trải nghiệm cá nhân. Tuyệt chiêu 3: Diễn đạt giàu hình ảnh Hình ảnh có ngôn ngữ riêng của nó. Ngôn ngữ cũng là hình ảnh theo một cách riêng. Ngôn từ không chỉ gợi trong tâm trí ta một khái niệm, mà còn lóe lên đầy mê hoặc thế giới của những hình ảnh. Những gì trừu tượng sẽ nhanh chóng trôi qua trong tâm trí người đọc, nhưng những hình ảnh sống động và ấn tượng thì không. Chúng neo lại trong trí nhớ cùng với thông điệp và cảm xúc mà chúng truyền tải. Có thể tạo ra những câu văn giàu hình ảnh bằng biện pháp so sánh. Có thể xem các ví dụ sau: Ví dụ 1: Cuộc sống xung quanh ta không bao giờ phẳng lặng mà luôn luôn sôi động. Cũng như mặt biển, nhiều lúc êm ả và thanh thản nhưng trong lòng nó luôn là những đợt sóng ngầm. Là một hình thái ý thức xã hội, văn nghệ lại trở về nơi sinh ra nó để góp phần khám phá, hiểu biết và sáng tạo đời sống. Nghĩ về văn học và hiện thực đời sống, trong truyện ngắn “Trăng sáng”, Nam Cao viết: “Chao ôi ”. Khi đáp lời báo Ngày nay của Tự lực văn đoàn, Vũ Trọng Phụng đã nói:
  23. “Các ông sự thực ở đời”. Và ở tác phẩm Đời thừa, Nam Cao cho rằng, một tác phẩm có giá trị khi tác phẩm ấy “chứa đựng gần người hơn”. [ ] Cuộc sống là một vườn hoa đầy hương sắc. Như những con ong cần mẫn đi làm mật cho đời, nhà văn không chỉ đem đến cho người đọc một nội dung có tính thông điệp mà còn mong muốn tác phẩm của mình có sức mạnh làm rung động hàng triệu tâm hồn. Muốn thế phải làm cho người ta tin, mà chỉ tin được nhờ ở sự chân thực. Đó là lí do đơn giản để Nam Cao cho rằng nghệ thuật cần và không nên là ánh trăng lừa dối. Ánh trăng cao xa, huyền ảo và thơ mộng thật nhưng làm sao nó có thể lại là sự phản quang của cuộc đời chủ yếu là đói rét, bệnh tật và bất công. (Phạm Bích Thủy) Biện pháp ẩn dụ khiến câu văn sống động và thu hút hơn. Ví dụ 2: Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: điều gì khiến mỗi tác phẩm văn học mang hình một chiếc lá thả mình vào dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kì, hấp dẫn? Một vần thơ sâu chảy tự tâm hồn? Để rồi một ngày kia khi tìm đến với những lời tri kỉ của Nguyễn Đình Thi tôi chợt hiểu rằng dáng lá chao mình ấy chính là những sáng tạo mới mẻ, độc đáo về cách nhìn, tình cảm của người nghệ sĩ trong tác phẩm. Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người đọc bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới, về những điều, những việc ai cũng biết cả rồi. (Hoàng Quỳnh Nga) Ví dụ 3: Cuộc sống mênh mông và kì diệu làm sao! Cuộc sống là nơi cung cấp chất liệu cho thơ. Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống, nên thơ bao giờ cũng chứa đựng bóng hình cuộc sống, bóng hình con người. Thơ ca là nơi con người gửi gắm tâm tình, ước mơ, khát vọng, những băn khoăn, rạo rực, ưu tư. Thơ không thể tách khỏi cuộc đời. Cuộc đời ban truyền nguồn nhựa sống mãnh liệt cho thơ và thơ nở hoa làm đẹp cuộc đời, cống hiến cho con người những phút giây tuyệt vời lắng đọng nhiều nỗi suy tư. Đến với thơ, người đọc trước hết sẽ bắt gặp tâm tư, nỗi lòng của người cầm bút, sau đó sẽ gặp chính tâm tư của mình bởi thơ là “tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí”. Cùng với văn chương, thơ ca trở nên những nhịp cầu vô hình dẫn dắt những tâm hồn đến với tâm hồn, những trái tim đén với trái tim để con người cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, ước mơ, hy vọng. Cần lưu ý gì khi viết những câu văn có hình ảnh?
  24. Hình ảnh cần chính xác, phù hợp. Giữa hai đối tượng so sánh phải có mối liên hệ hợp lý. Tránh so sánh khập khiễng, gượng ép. Hình ảnh cần đảm bảo tính thẩm mỹ, giàu ý nghĩa, tránh cảm giác phản cảm. Hình cảnh cần sáng tạo và mới mẻ, tránh sáo mòn, công thức. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM Viết văn có hình ảnh gần như là một loại năng khiếu, nhưng vẫn có thể luyện tập được. -Hãy sưu tầm những câu văn có hình ảnh so sánh, ẩn dụ hay và vận dụng những hình ảnh, so sánh ấy. -Luyện tập vận dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ đã sưu tầm vào viết câu, viết đoạn. -Tập sáng tạo ra những hình ảnh so sánh của riêng mình. Bằng quan sát thực tế và chú ý đến những điểm tương đồng, dị biệt, bạn sẽ có những ý tưởng thú vị. Tuyệt chiêu 4: Vận dụng các biểu tượng Hãy đọc thật chậm, và nghiền ngẫm đoạn trích sau: Cũng như những người Do Thái phải lưu lạc muôn phương gặp nhau, lúc chia tay sẽ nói: “L’shanah haba’ah b’Yerushalayim!” (Sang năm gặp nhau ở Jerusalem), “Hẹn ngày mai gặp lại Hoàng Sa” sẽ thao thức trong mỗi buồng tim của mỗi con dân đất Việt như một vết thương nhắc nhớ! Loài ngọc trai mỗi khi mang vết thương, từ vết thương ấy sẽ kết tinh thành viên ngọc quý. Với người dân Việt, mỗi ngày Hoàng Sa còn chưa trở về với đất Mẹ là mỗi ngày còn cảm thấy nhức nhối trong trái tim mình! Từ vết thương Hoàng Sa, chúng ta đã tự kết tinh trong chính tim ta một viên ngọc có tên là lòng yêu nước. Từ vết thương Hoàng Sa, mỗi người dân nước Việt kết tinh được viên ngọc của tình yêu dân tộc, của sự đồng tâm nhất trí trước dã tâm của ngoại bang! Ngọn đèn bão trên tay tượng đài người mẹ ngóng vọng Hoàng Sa sẽ sáng lên, như ánh lửa, như viên ngọc, nhắc nhở mỗi con dân đất Việt hãy nói cùng nhau: “Hẹn ngày mai gặp lại Hoàng Sa!”
  25. “Hẹn ngày mai gặp lại Hoàng Sa!” “Hẹn ngày mai gặp lại Hoàng Sa!”. (“Hẹn ngày mai gặp lại Hoàng Sa!”, Lê Đức Dục) Đoạn trích trên truyền cho bạn cảm xúc gì? Điều gì khiến bạn chú ý nhất? Những hình ảnh nào còn đọng lại trong tâm trí bạn đến giờ phút này, ngay cả khi đã đọc xong bài viết? Có phải đó là hai hình ảnh: Hình ảnh ngọc trai và hình ảnh tượng đài người mẹ ngóng vọng Hoàng Sa? Hình ảnh ngọc trai tượng trưng cho những vết thương và những vẻ đẹp của người Việt Nam: vết thương mất một phần lãnh thổ và vẻ đẹp của tình yêu nước bất diệt. Hình ảnh người mẹ ngóng vọng Hoàng Sa đau đáu như tiếng gọi của Tổ quốc và như một lời thề xương máu “Hẹn mai gặp lại Hoàng Sa!” – một ngày giành lại toàn vẹn lãnh thổ. Hai hình ảnh trên chính là những biểu tượng. Và bằng cách sử dụng hai biểu tượng, tác giả đã kết thúc bài viết trong xúc cảm lắng đọng, để lại ấn tượng khó quên cho người đọc. Biểu tượng là những đối tượng đại diện cho đối tượng khác, là những đối tượng có tính biểu trưng. Ngọn lửa Prometheus tượng trưng cho sự khai minh nhân loại, gót chân Achilles tượng trưng cho điểm yếu chết người, ngọc trai – giếng nước là cặp biểu tượng gợi đến bi kịch mất nước do Mị Châu nhẹ dạ cả tin, đồng thời cũng tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo của nhân dân, muốn chiêu tuyết linh hồn kẻ vô tình lầm lỗi Có vô vàn biểu tượng quen thuộc đã tồn tại trong văn hóa nhân loại. Việc vận dụng khéo léo biểu tượng vào bài viết sẽ tạo điểm nhấn và sự sâu lắng. Bởi đằng sau mỗi biểu tượng là một câu chuyện. Biểu tượng bao giờ cũng nói nhiều hơn chính bản thân nó.
  26. Bây giờ, hãy thử tìm biểu tượng trong những ngữ liệu sau: (1) Pho tượng nhân sư Ai Cập có ý nghĩa rất đặc biệt: ở dưới là mình sư tử, ở trên là đầu người vươn cao đón ánh mặt trời. Phải chăng đó là thông điệp ngàn năm của người xưa về cuộc đấu tranh nội tại giữa phần người và phần con, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa thiện và ác trong mỗi con người? (2) Người Ai Cập vẫn lưu truyền huyền thoại về phượng hoàng lửa. Chim phượng hoàng lửa làm tổ ở đỉnh núi cao nhất bằng những cành quế thơm. Cứ 300 năm phượng hoàng lửa lại trầm mình đau đớn trong lửa đỏ để tự đốt mình thành tro, và rồi từ trong đống tro tàn, phượng hoài lại hồi sinh trẻ trung rực rỡ hơn xưa. (3) Nghệ sĩ ba lê nổi tiếng Anna Pavlova đã nuôi dưỡng đam mê nghệ thuật của mình đến những giây phút cuối đời. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, bà yêu cầu người ta mặc cho bà bộ váy bà vẫn mặc khi biểu diễn vở Cái chết của con thiên nga. Vào đêm diễn ra buổi biểu diễn tiếp theo của bà trên sân khấu ở Hague, người ta để duy nhất một chiếc đèn chiếu tỏa ánh sáng xuống một điểm dành cho diễn viên ba lê để tưởng nhớ Anna Pavlova. Vòng tròn ánh sáng trống không như muốn nói lên rằng: Sân khấu ba lê thế giới đã chịu một mất mát lớn lao như thế nào khi phải vĩnh biệt nữ hoàng của nó. (4) Paris sau ngày thứ sáu đen tối sẽ lại là Paris thành phố tình yêu, đúng như những ca từ mà huyền thoại âm nhạc Edith Piaf đã cất lên trong bài “Sous le ciel de Paris” (Dưới bầu trời Paris) rằng: “Nhưng bầu trời Paris sẽ không đen tối dài lâu, cầu vồng sẽ hiện ra như một lời tạ lỗi”. Bởi vì, hôm nay, giữa sự hỗn loạn, tôi đã nghe bản La Marseillaise, quốc ca Pháp vang lên trên sân Stade de France. Cổ động viên trận Pháp - Đức đã hát vang trên đường rời sân vận động, để ngăn dòng nước mắt, để nâng đỡ những bước chân. Không ai biết liệu có còn một quả bom nào nữa đang chờ họ. Nhưng tôi tin, cầu vồng sẽ hiện ra vì Paris biết xua tan nỗi sợ. (Paris không sợ hãi – Hoàng Phương) (5) Trong truyện ngắn “Mưa mặt nạ”, nhà văn Nhật Chiêu đưa ra hình ảnh cả ngôi làng không còn biết mình là thật hay giả khi đeo những chiếc mặt nạ từ trên trời rơi xuống. Từ đó, họ đánh mất mình và sống cuộc đời của người mặt nạ. Mặt nạ vật chất, như chiếc iPhone, như xe SH, sẽ trở thành mặt người khi ta cho phép chúng làm vậy. Bạn chọn mặt nào cho hôm nay? (Nguyễn Khắc Giang)
  27. Sau đây là đáp án: Ngữ liệu Biểu tượng Ý nghĩa (1) Nhân sư Cuộc đấu tranh nội tại giữa thiện – ác, ánh sáng – bóng tối, bản năng – nhân tính (2) Phượng hoàng lửa -Sự đau đớn để tái sinh -Vượt qua khó khăn thử thách để trưởng thành -Vượt qua chính mình để sáng tạo (3) Ánh đèn chiếu lên khoảng -Sự mất mát không thể bù đắp được trong trống của sân khấu để tưởng cái chết của người nghệ sĩ niệm Anna Pavlova (4) Cầu vồng trên bầu trời Paris -Niềm lạc quan và tinh thần bất khuất của người dân Paris nói riêng, nhân loại nói chung (5) Mặt nạ -Vật chất là những gì ngoài thân, nhưng nếu ta quá phụ thuộc vào chúng ta sẽ đánh mất chính mình. Hãy thử nghĩ tiếp xem: Những biểu tượng này sẽ được vận dụng thế nào trong bài viết? Đó có thể là cách mở và kết thúc đầy sâu lắng, ấn tượng. Đó có thể là những liên hệ sâu sắc để làm bật lên hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. Những điều cần lưu ý:
  28. 1) Phần tái hiện biểu tượng luôn phải được viết ngắn gọn, súc tích nhưng phải đảm bảo truyền tải được đầy đủ nội dung biểu tượng. Không phải người đọc nào cũng biết ý nghĩa biểu tượng bạn đang nói tới. 2) Biểu tượng phải liên quan và phải được kết nối tới vấn đề bạn đang trình bày. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM -Sưu tầm biểu tượng. Một số nguồn hữu ích: thần thoại các nước, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn. Có thể tra cứu “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới” của Alain GheerbrantJean Chevalier. -Tập viết những phần mở bài, kết bài có sử dụng biểu tượng. -Sử dụng biểu tượng viết lại một số đoạn phân tích dẫn chứng. TÓM TẮT PHẦN 1 Tuyệt chiêu 1: Trích dẫn danh ngôn -Nên trích dẫn đúng và chọn danh ngôn của người quen thuộc với công chúng. -Danh ngôn cần phải liên kết với mục đích viết, phải liên kết với hệ thống luận điểm. Tuyệt chiêu 2: Kết nối với người đọc bằng trải nghiệm cá nhân -Bài viết chỉ thực sự thu hút khi là cuộc đối thoại giữa người viết và người đọc. -Trình bày trải nghiệm cá nhân thực chất là đưa các yếu tố tự sự và biểu cảm vào bài viết. -Trải nghiệm phải đúng sự thực và phải chân thành. -Từ khóa quan trọng “KẾT NỐI” (trải nghiệm với mục đích viết, trải nghiệm với hệ thống luận điểm, trải nghiệm với người đọc). Tuyệt chiêu 3: Diễn đạt giàu hình ảnh -Hình ảnh là cách các ý tưởng khắc sâu vào tâm trí người đọc.
  29. -Có thể viết câu văn giàu hình ảnh bằng sử dụng so sánh, ẩn dụ, hoán dụ -Tránh dùng hình ảnh sáo rỗng, những so sánh khập khiễng, những hình ảnh phản cảm -Hình ảnh phải gắn kết với hệ thống luận điểm trong bài viết Tuyệt chiêu 4: Sử dụng biểu tượng -Biểu tượng là đối tượng đại diện cho đối tượng khác, là những đối tượng có tính chất biểu trưng. -Biểu tượng luôn ẩn chứa một câu chuyện, luôn nói nhiều hơn chính nó. -Biểu tượng tạo sự thu hút, gợi nhiều dư âm. -Có thể sử dụng biểu tượng vào phần mở đầu và kết thúc, dùng để liên hệ làm sâu sắc hơn hệ thống lí lẽ. -Cần chú ý tái hiện ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa biểu tượng, nối kết biểu tượng với nội dung bài viết và mục đích viết.