Đề kiểm tra tiết 155 - Ngữ văn 9

docx 7 trang thienle22 3950
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tiết 155 - Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_tiet_155_ngu_van_9.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra tiết 155 - Ngữ văn 9

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾT 155 - NGỮ VĂN 9 CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng TỔN cao G Văn bản TN TL TN TL TN TL TN TL I- I-C Bến quê C1,2, 5,6,7, 2 3,4 8 II- II- II- C2 C4 II-C4 Những ngôi sao xa xôi C1; 2 (ý 8 (ý (ý 2) (ý 1) 2);C 1) 3 Tổng số điểm 1 3 1 2 2 1 10 Tỉ lệ % 20 20 10% 30% 10% 10% 100% % %
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Đề 01 Tiết 155 (Theo PPCT) Thời gian làm bài: 45 phút Phần I- Trắc nghiệm : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào đáp án đúng nhất: “Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có cái gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết” 1: Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? A: Bến quê. B: Chiếc lược ngà. C: Lặng lẽ Sa Pa D: Làng. 2: Tác giả của tác phẩm có đoạn trích trên là ai? A: Kim Lân B: Nguyễn Minh Châu C: Nguyễn Thành Long D: Lê Minh Khuê. 3: Tác phẩm trên được in trong tập truyện nào? A: Giữa trong xanh B: Chiếc lược ngà C: Bến quê D: Vũ trung tùy bút 4: Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm trên? A: 1982 B: 1983 C: 1984 D: 1985 5: Dòng nào không phải là suy nghĩ của nhân vật Nhĩ khi nằm trên giường bệnh? A: Thời gian trôi nhanh. B: Cuộc đời ngắn ngủi. C: Muốn thu nhận tất cả. D: Cuộc đời thường có những điều vòng vèo hoặc chùng chình. 6: Từ “chùng chình” có nghĩa chỉ điều gì? A: Cố ý chậm lại B: Không muốn đi nữa C: Muốn quay trở lại D: Ý A và B 7: Vì sao “Nhĩ nghĩ một cách buồn bã”? A: Vì Nhĩ thấy anh con trai không hiểu ý bố. B: Vì Nhĩ ghét anh con trai. C: Vì Nhĩ thấy anh con trai không giống mình. D: Vì Nhĩ đã nghiệm ra một quy luật phổ biến của đời người. 8: Tác phẩm trên được trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Nhĩ có tác dụng gì? A: Để tác giả thể hiện được chân thực những điều quan sát và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ . B: Để truyện thêm sinh động. C: Để truyện thêm khách quan. D: Để truyện thêm gần gũi với cuộc sống.
  3. Phần II-Tự luận Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Nhưng hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.” (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) 1: Nhân vật được nhắc tới trong đoạn trích trên là ai? Nhân vật đang làm công việc gì? (2 điểm) 2: Chỉ ra ngôi kể và điểm nhìn của người kể chuyện trong đoạn trích trên? Nêu hiệu quả của ngôi kể và điểm nhìn ấy? (2 đ) 3: Em hãy cho biết tại sao nhân vật “Tôi” lại có cảm giác: “rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm”? (1 đ) 4: Viết một đoạn văn diễn dịch (từ 8-10 câu), phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong đoạn ngữ liệu trên. Từ đó, hãy nêu một vài suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của mỗi người khi được giao nhiệm vụ? (3 điểm)
  4. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Đề 02 Tiết 155 (Theo PPCT). Thời gian: 45 phút Phần I- Trắc nghiệm : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào đáp án đúng nhất: “Ông cụ giáo Khuyến chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi mê say đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó.” 1: Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? A: Lặng lẽ Sa Pa. B: Chiếc lược ngà. C: Bến quê. D: Làng. 2: Tác giả của tác phẩm có đoạn trích trên là ai? A: Nguyễn Thành Long B: Nguyễn Minh Châu C: Kim Lân D: Lê Minh Khuê. 3: Tác phẩm trên được in trong tập truyện nào? A: Vũ trung tùy bút B: Chiếc lược ngà C: Bến quê D: Giữa trong xanh 4: Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm trên? A: 1982 B: 1983 C: 1984 D: 1985 5: Dòng nào không phải là suy nghĩ của nhân vật Nhĩ khi nằm trên giường bệnh? A: Thời gian trôi nhanh. B: Cuộc đời ngắn ngủi. C: Muốn thu nhận tất cả. D: Cuộc đời thường có những điều vòng vèo hoặc chùng chình. 6: Từ “khoát khoát” có nghĩa chỉ điều gì? A: Giơ tay đưa mạnh về một hướng để ra hiệu B: Không muốn đi nữa C: Muốn quay trở lại D: Ý A và B 7: Vì sao nhân vật Nhĩ lại “giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”? A: Vì Nhĩ muốn nôn nóng thúc giục anh con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. B: Vì nhà văn muốn thức tỉnh mọi người về những cái điều vòng vèo, chùng chình trong cuộc sống mà con người đang mắc phải. C: Vì Nhĩ đã nghiệm ra một quy luật phổ biến của đời người. D: Ý A và B. 8: Tác phẩm trên được trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Nhĩ có tác dụng gì? A: Để truyện thêm gần gũi với cuộc sống. B: Để truyện thêm khách quan.
  5. C: Để truyện thêm sinh động. D: Để tác giả thể hiện được chân thực những điều quan sát và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ Phần II-Tự luận Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) 1: Nhân vật được nhắc tới trong đoạn trích trên là ai? Nhân vật đang làm công việc gì? (2 điểm) 2: Chỉ ra ngôi kể và điểm nhìn của người kể chuyện trong đoạn trích trên? Nêu hiệu quả của ngôi kể và điểm nhìn ấy? (2 đ) 3: Em hãy cho biết tại sao nhân vật “Tôi” lại có cảm giác: “Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không?”? (1 điểm) 4: Viết một đoạn văn diễn dịch (từ 8-10 câu), phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong đoạn ngữ liệu trên. Từ đó, hãy nêu một vài suy nghĩ của em về vai trò của lòng dũng cảm trong cuộc sống? (3 điểm)
  6. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Đề 01 Tiết 155 (Theo PPCT). Thời: 45 phút Phần I- Trắc nghiệm: 2 điểm (Mỗi ý đúng đạt 0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C D C A D D Phần II- Tự luận: 8 điểm Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 - Nhân vật Phương Định. 1,0đ - Nhân vật đang làm công việc: chuẩn bị phá bom. 1,0đ Câu 2 - Ngôi kể thứ nhất 0,5đ - Hiệu quả: Có tác dụng miêu tả thế giới nội tâm nhân vật và tạo ra 1,5đ một điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Câu 3 Nhân vật “Tôi” lại có cảm giác đó vì: - Cô phải đối diện với quả bom, với cái chết im lìm bên trong quả 0,5đ bom. 0,5đ - Cô căng thẳng, lo lắng. Câu 4 * Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu sau : 0,5đ - Đủ số câu - Liên kết chặt chẽ giữa các ý. - Không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. * Về nội dung : Đảm bảo các ý sau: 2,5đ - Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể,tinh tế đến từng cảm giác,ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát.Mặc dù đã rất quen với công việc nguy hiểm này nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác: + Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm, và bất ngờ, từng cảm 0,75đ giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn. + Vượt qua nỗi sợ hãi,cô hành động một cách thận trọng,bình tĩnh. 0,75đ => Như vậy: Bao trùm là nỗi sợi hãi, căng thẳng nhưng cuối cùng là lòng dũng cảm, không sợ hi sinh, là tinh thần trách nhiệm cao với công việc đã khiến Phương Định hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. - HS nêu được một vài suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của 1,0đ mỗi người khi được giao nhiệm vụ: về nhận thức, về hành động cụ thể.
  7. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Đề 02 Tiết 155 (Theo PPCT). Thời gian: 45 phút Phần I- Trắc nghiệm: 2 điểm (Mỗi ý đúng đạt 0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B C D C A D D Phần II- Tự luận: 8 điểm Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 - Nhân vật Phương Định. 1,0đ - Nhân vật đang làm công việc: chuẩn bị phá bom. 1,0đ Câu 2 - Ngôi kể thứ nhất 0,5đ - Hiệu quả: Có tác dụng miêu tả thế giới nội tâm nhân vật và tạo ra 1,5đ một điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Câu 3 Nhân vật “Tôi” lại có cảm giác đó vì: - Cô phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, máy bay địch có thể 0,5đ ậpđến bất cứ lúc nào. 0,5đ - Cô căng thẳng, lo lắng, sợ hãi. Câu 4 * Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu sau : 0,5đ - Đủ số câu - Liên kết chặt chẽ giữa các ý. - Không mắc lỗi về chính tả,dùng từ,đặt câu. * Về nội dung: Đảm bảo các ý sau: 2,5đ - Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Mặc dù đã rất quen với công việc nguy hiểm này nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác: + Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là “các anh cao xạ” ở trên kia đang theo dõi theo từng động tác, cử 0,75đ chỉ của mình. + Để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng. 0,5đ + Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn hơn 0,75đ => Như vậy: Bao trùm là nỗi sợi hãi, căng thẳng nhưng cuối cùng là lòng dũng cảm,không sợ hi sinh, là tinh thần trách nhiệm cao với 0,5đ công việc đã khiến Phương Định hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. - HS nêu được một vài suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của mỗi người khi được giao nhiệm vụ: về nhận thức, về hành động cụ 1,0đ thể.