Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Các phép đo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Các phép đo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx
Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Các phép đo
- CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO Bài 4 : ĐO CHIỀU DÀI Môn học : Khoa học tự nhiên lớp 6 Thời gian thực hiện : 02 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Lấy được ví dụ chúng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật; - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài một vật . Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo, ước lượng được chiều dài của vật trong một sô trường hợp đơn giản; - Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó; - Đo được chiều dài một vật bằng thước. 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự học theo hướng dẫn của GV các nội dung về đo chiều dài;thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; - Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. - Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong đo chiều dài của vật. b) Năng lực chuyên biệt - Nêu được cách đo, đon vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật; - Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo chiều dài trong một số trường hợp đơn giản; - Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó; Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng về chiều dài của các vật; - Đo được chiều dài của một vật bằng thước. 3. Về phẩm chất - Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí só liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập khi thực hiện phép đo chiều dài; - Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Dụng cụ đo độ dài : thước cuộn , dây , thẳng .
- - Máy chiếu, laptop - Dụng cụ học sinh : bút , viết . - Phiếu học tập. Phiếu học tập số 1 đo độ dài Vật cần đo Chiều Các dụng cụ đo chiều dài Kết quả đo ( cm) dài ước lượng Tên dụng GHĐ ĐCNN Lần 1 Lần Lần Giá trị cm cụ đo 2 3 3 lần đo (Giá trị TB) Chiếu dài bàn học Chiều dài quyển sách Phiếu học tập số 2 đo chiều cao Vật cần đo Chiều Các dụng cụ đo chiều cao Kết quả đo ( cm) cao ước Tên dụng GHĐ ĐCNN Lần 1 Lần Lần Giá trị lượng cụ đo 2 3 3 lần đo (m) ( Giá trị TB) Bạn A Bạn B III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Quan sát nhanh – kết luận nhanh” a) Mục tiêu : Tạo cho học sinh hứng thú để cho học sinh bài tỏa quan điểm cá nhân về đo độ dài b) Nội dung : GV tổ chức cho học sinh quan sát nhanh về hình 4.1 SGK c) Sản phẩm : HS trả lời theo quan điểm riêng của mình d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi : Ai đoán đúng sẽ nhận Ghi nhớ luật chơi phần thưởng Giao nhiệm vụ : HS quan sát hình ảnh trả Nhận nhiệm vụ lời câu hỏi theo quan điểm riêng của mình Hướng dẫn HS thực hiện: Chiếu clip HS HS hoàn thành yêu cầu của GV quan sát, hỗ trợ cần thiết Chốt lại và đặt vấn đề vào bài Chuẩn bi sách vở học bài mới B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2: Cảm nhận và ước lương chiều dài của vật a)Mục tiêu : Tạo cho học sinh hứng thú để cho học sinh bài tỏa quan điểm cá nhân về dụng cụ, đơn vị đo độ dài. b)Nội dung : Cảm nhận và ước lượng học sinh về chiều dài của vật . c)Sản phẩm : HS trả lời các câu hỏi SGK. d)Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ : HS quan sát hình 4.1 về Nhận nhiệm vụ chiều dài hai đoạn thẳng AB và CD, HS nêu được cảm nhận của mình vể kích thước các vật bằng giác quan. Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ Đưa ra ý kiến của mình trả lời nội dung : HS quan sát hình 4,1 trên máy chiếu , 1 và 2 SGK thảo luận nội dung 1 và 2 SGK Báo cáo kết quả: HS phát biểu cảm nhận HS được chọn trình bày kết quả của bản thân về chiều dài của các đoạn HS khác nhận xét trình bày của bạn thẳng: có thể là đoạn CD dài hơn đoạn AB.HS nêu ước lượng của bản thân về chiều dài của các đoạn thẳng. Có thể các HS khác nhau sẽ có các kết quả ước lượng khác nhau. Tổng kết : Dẫn đến kết luận muốn biết kết Kết luận về đơn vị và dụng cụ đo độ dài quả ước lượng đó có chính xác hay không, Ghi kết luận vào vở
- ta cân phải thực hiện phép đo chiều dài của các đoạn thẳng. Hoạt động 3: Tìm hiểu đơn vị đo độ dài a) Mục tiêu : Tạo cho học sinh hứng thú để cho học sinh bài tỏa quan điểm cá nhân về đơn vị đo độ dài b) Nội dung : GV tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh 4.1 SGK c) Sản phẩm : HS trả lời hoàn thành nội dung SGK d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ : GV hướng dẫn HS nhắc Nhận nhiệm vụ lại được đơn vị chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là metre, kí hiệu là m. Qua đó, HS nêu được các ước số và bội số thập phân của đơn vị metre mà ta thường gặp. Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm Thảo luận nhóm đưa ra đơn vị đo độ vụ: Sử dụng kĩ thuật động não. Yêu cẩu dài HS nêu đơn vị đo độ dài đã được học Báo cáo kết quả : HS phát biểu cảm nhận HS được chọn trình bày kết quả của bản thân về đơn vị đo chiều dài HS khác nhận xét trình bày của bạn Tổng kết : Đơn vị đo chiều dài trong hệ Kết luận về đơn vị và đơn vị đo độ dài thống đo lường chính thức của nước ta Ghi kết luận vào vở hiện nay là metre, kí hiệu là m. Các ước số và bội số thập phân của đơn vị metre ta thường gặp là kilometre (km), decimetre (dm), centimetre (cm) và milimetre (mm), Hoạt động 4 : Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài a) Mục tiêu : Tạo cho học sinh hứng thú để cho học sinh bài tỏa quan điểm cá nhân về dụng cụ đo độ dài b) Nội dung : GV tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh 4.2 SGK. c) Sản phẩm : HS trả lời hoàn thành nội dung SGK. d) Tổ chức thực hiện
- Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ : GV chuẩn bị các loại Nhận nhiệm vụ thước như gợi ý trong GK, hướng dẫn HS quan sát, từ đó giúp các em nhận ra được các dụng cụ đo chiều dài thường gặp. Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ Thảo luận 4 HS nhóm hoàn thành phiếu : GV chia lớp thành các nhóm theo bàn học tập . ngồi, HS thảo luận nhóm với nhau rổi đai diên nhóm trả lời câu hỏi 3. Báo cáo kết quả : HS phát biểu cảm nhận Nhóm được chọn trình bày kết quả của bản thân về dụng cụ đo chiều dài Nhóm khác nhận xét trình bày của nhóm bạn Tổng kết: Những dụng cụ đo chiều dài Kết luận về đơn vị và dụng đo độ dài thông dụng: Thước dây, thước cuộn, thước Ghi kết luận vào vở mét, Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau để thực hiện phép đo chiều dài của các vật được chính xác. Dựa vào chiều dài của vật cần đo để lựa chọn thước đo phù hợp. Ví dụ thước kẻ thường dùng để đo chiều dài của quyển sách, thước dây để đo chiều dài cánh cửa, thước kẹp đo đường kính của viên bi, Hoạt động 5 : Thực hành đo chiều dài a) Mục tiêu : Giúp Hs đo chiều dài bằng thước b) Nội dung : Lựa chọn thước đo, tìm hiểu thao tac khi đo , đo ciều dài bằng thước . c) Sản phẩm : HS trả lời hoàn thành phiếu hoc tập số 1. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ : GV hướng dẫn để HS Nhận nhiệm vụ biết được ước lượng chiều dài cần đo để lựa chọn thước đo phù hợp, thực hành phép đo chiều dài của bàn học và của quyển sách Khoa học tự nhiên 6, từ đó rút ra các bước đo chiều dài .
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ : Thảo luận 4 HS nhóm hoàn thành phiếu GV chia lớp thành các nhóm theo bàn học tập . ngồi, hướng dẫn các nhóm HS thực hành phép đo và thảo luận nội dung 4 trong SGK. Hs dùng thước đo chiều dài quyển sách KHTN 6 , đo 3 lần sau đó hoàn thảnh phiếu học tập Báo cáo kết quả : Đai diện nhóm lên trình Nhóm được chọn trình bày kết quả bày kết quả đo chiều dài và nêu các bước Nhóm khác nhận xét trình bày của đo chiều dài nhóm bạn Kết luận về đơn vị và dụng đo độ dài Ghi kết luận vào vở Hoạt động 6 : Luyện tập a) Mục tiêu : Giúp Hs củng cố các kiến thức đã học. b) Nội dung : GV tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh 4.2 SGK c) Sản phẩm : HS trả lời hoàn thành nội dung SGK d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ : Hãy đo chiều dài đoạn Nhận nhiệm vụ thẳng AB và CD trong hình 4.1. Từ kết quả đo được em rút ra nhận xét gì? Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật. Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm Hãy đo chiều dài đoạn thẳng AB và CD vụ: Thực hiện phép đo và đo được chiều trong hình 4.1. Từ kết quả đo được em dài đoạn thẳng AB và CD là bằng nhau và rút ra nhận xét gì? bằng 2,2 cm. TU đó cho thấy rằng cảm nhận bằng giác quan của chúng ta về kích thước các vật có thể sai. Khi quan sát các cột đèn đường tại một ví trí nào đó trên đường ta thấy chiều cao của các cột đèn
- đường khác nhau, cột gần nhất cao nhất, cột xa nhất ngắn nhất. Trong thực tế, chiều cao của các cột đèn đường là như nhau. Như vậy khi cảm nhận kích thước của một vật bằng giác quan thì có thể cảm nhận sai Báo cáo kết quả : Đại diện học sinh lên trình bày kết quả Tổng kết: chiều dài đoạn thẳng AB và CD là bằng nhau và bằng 2,2 cm. Hoạt động 7 : Vận dụng a) Mục tiêu : Giúp Hs đo được chiều cao của mình và bạn trong lớp. b) Nội dung : Hãy mô tả cách đo và tiến hành đo chiều cao của hai bạn trong lớp em c) Sản phẩm : Phiếu học tập số 2 d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ : Đo chiều cao hai bạn A Nhận nhiệm vụ và B trong lớp Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ : Đo lần lượt chiều cao của từng bạn theo các bước sau: + Bạn cẩn đứng thẳng. + Ước lượng chiều cao của bạn. + Chọn thước đo phù hợp (thước dây hoặc thước cuộn). + Đặt thước đo đúng cách: đặt đầu số 0 sát mặt đất, căng dây thẳng theo phưong vuông góc với đất. + Đặt mắt đúng cách. + Đọc và ghi kết quả đo vào bảng Báo cáo kết quả : Hòan thành phiếu học tập
- Tổng kết: GV yêu càu học 1 sinh nhắc lại quá trình đo chiều cao của bạn học. C. DẶN DÒ - HS về nhà học bài, làm bt SGK; - Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà. D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN Bảng kiểm số 1 Nhiệm vụ 1: Đọc GHĐ và ĐCNN của thước GHĐ ĐCNN cm cm Nhiệm vụ 2: Ước lượng và đo độ dài của cây viết chì (viết bi) Độ dài ước lượng Độ dài đo được cm cm Nhiệm vụ 3: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để nêu được cách đo độ dài. Muốn đo độ dài, ta cần tuân thủ theo các bước sau: Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo. - Bước 2: Chọn thước có và Bước 3: Đặt thước dọc theo cần đo. (Sao cho vạch số 0 ngang với một đầu của vật). Bước 4: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia với đầu kia của vật. Bảng kiểm số 2 Nội dung Câu hỏi đánh giá Kết quả đánh giá Có Không 1. Học sinh trả lời câu hỏi (dự đoán) về độ dài của cây viết không? 2. HS có kể tên đơn vị đo độ dài không?
- NL KHTN 3. HS có chỉ ra được dụng cụ để đo độ dài không? 4. HS có đọc được chính xác độ dài lớn nhất và độ dài giữa hai vạch chia trên thước không? 5. HS có trình bày được khái niệm GHĐ và ĐCNN của thước không? 6. HS có nêu được các bước đo độ dài không? 7. HS có tiến hành đo và đọc kết quả đo chính xác không? NL tự 8. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được
- Bài 5: ĐO KHỐI LƯỢNG Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật; - Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; Ước lượng được khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản; - Dùng cân để chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó. 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động nhớ lại, ôn lại các đơn vị đo khối khượng đã biết; - Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; - Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động; - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn được phương án thực hiện đo khối lượng của một vật. b) Năng lực chuyên biệt - Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật; Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo khối lượng trong một số trường hợp đơn giản; - Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó; - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được khối lượng của một vật bằng cân. 3. Về phẩm chất - Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác; - Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập; - Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Các hình ảnh theo sách giáo khoa; - Máy chiếu, laptop, video. - Giấy A3, bút dạ nhiều màu.
- - Cân đồng hồ, cân y tế, - Phiếu học tập. Phiếu học tập 1 Nhiệm vụ : Hãy kể tên những đơn vị đo khối lượng mà em biết? Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước ta là gì ? Phiếu học tập 2 Nhiệm vụ : Ngoài những loại cân được liệt kê ở các hình 5.2a, b, c, d hãy nêu thêm một số loại cân mà em biết và nêu ưu thế của từng loại cân đó. Phiếu học tập 3 Nhiệm vụ : xác đinh GHĐ và ĐCNN của cân Loại cân GHĐ ĐCNN 1. Cân Rôbecvan 2. Cân đồng hồ 3. Cân điện tử Phiếu học tập 4 Nhiệm vụ : Có các cân như hình 5.3, để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Đo khối lượng hộp đựng bút ta nên dùng loại cân nào? Tại sao?
- Phiếu học tập 5 Nhiệm vụ : 1.Em hãy quan sát hình 5.4 và nhận xét về cách hiệu chỉnh cân ở hình nào thì thuận tiện hơn cho việc đo khối lượng của vật. 2.Quan sát hình 5.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc khối lượng như thế nào là đúng. 3.Hãy cho biết khối lượng mỗi thùng hàng trong hình 5.6 là bao nhiêu kilôgam? (Biết ĐCNN của cân này là 1 kg). Phiếu học tập 6 Nhiệm vụ: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để nêu được cách đo khối lượng bằng cân đồng hồ. Muốn đo khối lượng, ta cần tuân thủ theo các bước sau: - Bước 1: Ước lượng cần đo. - Bước 2: Chọn cân có và - Bước 3: Điều chỉnh kim chỉ thị về vạch . - Bước 4: Đặt vật lên và đọc kết quả. Bảng 5.2. Kết quả đo khối lượng Vật cán Khối Chọn dụng cụ đo Kết quả đo (g) đo lượng khối lượng Tên GHĐ ĐCN Lẩn 1: Lán 2: Lấn 3: ước H dụng N mì m, 3 lương cụ đo Viên bi (g) sắt
- Cặp sách Bảng kiểm số 1 Nội dung Kết quả Câu hỏi đánh giá đánh giá Có Không 1. HS có kể tên đơn vị đo khối lượng không? Năng lực 2. HS có chỉ ra được dụng cụ để đo khối lượng không? thành 3. HS có đọc được chính xác GHĐ và ĐCNN của cân phần không? 4. HS có đọc kết quả đo chính xác không? NL tự 1. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được chủ tự giao không? học 2. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không? Phẩm 1. HS có báo cáo đúng kết quả thí nghiệm đo khối lượng chất không? trung thực III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A.KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho HS. b) Nội dung: GV cho HS xem video để làm rõ mục tiêu trên. c) Sản phẩm: Sự hứng thú vào bài học. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: GV cho HS xem video: Có hai HS nhận nhiệm vụ. cốc nước giống nhau chứa cùng một thể tích chất lỏng: Một cốc chứa nước và một cốc chứa dầu ăn.
- Sau khi xem xong, hỏi HS khối lượng của hai chất lỏng trong hai cốc có bằng nhau không? Làm sao để biết chính xác được điều đó? Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ. HS suy nghĩ trả lời. Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Để biết được khối lượng của hai cốc có bằng nhau hay không Chuẩn bị sách vở vào bài học mới. chúng ta đi vào tìm hiểu bài mới. B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng a) Mục tiêu: HS nêu được đơn vị đo khối lượng. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên. c) Sản phẩm: phiếu học tập số 1 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: Các em hãy nhớ lại kiến thức HS nhận nhiệm vụ. đã học ở tiểu học để hoàn thành phiếu học tập số 1. 1. Hãy kể tên những đơn vị đo khối lượng mà em biết? Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước ta là gì ? Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS thảo HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành luận nhóm đôi, sau đó trả lời vào phiếu học tập phiếu học tập 1. số 1. Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn trình bày kết quả ở - Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả. phiếu học tập. - Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. - GV nhận xét khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung. Tổng kết: Chốt lại kiến thức : Ghi bài vào vở - Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.
- - Các đơn vị đo khối lượng phổ biến: g, kg, yến, tạ, tấn, Hoạt động 3: Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng a) Mục tiêu: HS nêu được các dụng cụ đo khối lượng thường gặp. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo bàn ngồi để làm rõ mục tiêu trên. c) Sản phẩm: phiếu học tập số 2,3 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình 5.2 HS nhận nhiệm vụ. a,b,c,d để hoàn thành phiếu học tập số 2,3. 2. Ngoài những loại cân được liệt kê ở các hình 5.2a, b, c, hãy nêu thêm một số loại cân mà em biết và nêu ưu thế của từng loại cân đó. 3. Em hãy đọc tên loại cân dưới đây và cho biết GHĐ và ĐCNN của cân. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV chia HS thực hiện nhiệm vụ : Hoàn thành lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, HS thảo luận phiếu học tập 2,3. nhóm với nhau rồi trả lời câu hỏi vào phiếu học tập 2,3. Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn trình bày kết quả ở - Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. phiếu học tập. - Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. - GV nhận xét khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung. Tổng kết: Chốt lại kiến thức : Ghi bài vào vở. Để đo khối lượng người ta dùng cân. Trên một số loại cân thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN: GHĐ của cân là số lớn nhất ghi trên cân. ĐCNN của cân là hiệu hai số ghi trên hai vạch chia liên tiếp.
- Có nhiều loại cân khác nhau: Cân Robecvan, cân đòn, cân đồng hổ, cân y tế, cân điện tử, cân tiểu li, Hoạt động 4: Ước lượng khối lượng của vật và lựa chọn cân phù hợp a) Mục tiêu: HS rút ra được việc cần thiết ước lượng khối lượng của vật trước khi đo từ đó lựa chọn loại cân phù hợp. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo bàn ngồi để làm rõ mục tiêu trên. c) Sản phẩm: phiếu học tập số 4 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: HS quan sát hình 5.3 để hoàn HS nhận nhiệm vụ. thành phiếu học tập số 4. 4.Có các cân như hình 5.3, để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Đo khối lượng hộp đựng bút ta nên dùng loại cân nào? Tại sao? Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV chia HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn phiếu học tập 4. các nhóm HS quan sát hình ảnh 5.3 và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập 4. Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn trình bày kết quả ở - Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. phiếu học tập. - Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. - GV nhận xét khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung. Hoạt động 5: Các thao tác khi đo khối lượng a) Mục tiêu: HS rút ra được các thao tác khi sử dụng cân. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo bàn ngồi để làm rõ mục tiêu trên. c) Sản phẩm: phiếu học tập số 5,6 d) Tổ chức thực hiện
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: HS quan sát hình 5.4, 5.5, 5.6 HS nhận nhiệm vụ. để hoàn thành phiếu học tập số 5,6. 5.Em hãy quan sát hình 5.4 và nhận xét về cách hiệu chỉnh cân ở hình nào thì thuận tiện hơn cho việc đo khối lượng của vật. 6.Quan sát hình 5.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc khối lượng nhưthê nào là đúng. 7.Hãy cho biết khối lượng mỗi thùng hàng trong hình 5.6 là bao nhiêu kilôgam? (Biết ĐCNN của cân này là 1 kg). Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV chia HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn phiếu học tập 5,6. từng nhóm HS quan sát hình 5.4, 5.5, 5.6 và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập 5,6. Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn trình bày kết quả ở - Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. phiếu học tập. - Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. - GV nhận xét khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung. Tổng kết: Chốt lại kiến thức : Ghi bài vào vở. Khi sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng của một vật cẩn lưu ý: Hiệu chỉnh cân về vạch số 0 trước khi đo. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gẩn nhất với đẩu kim của cân. Hoạt động 6: Đo khối lượng bằng cân a) Mục tiêu: HS thực hiện được phép đo khối lượng của một vật bằng cân. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm thực hành theo nhóm để làm rõ mục tiêu trên. c) Sản phẩm: Bảng 5.2, Bảng kiểm số 1 d) Tổ chức thực hiện
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: HS thực hành đo khối lượng HS nhận nhiệm vụ. của viên bi sắt và cặp sách. Hoàn thành theo mẫu bảng 5.2. 8.Thực hiện lần lượt đo khối lượng của viên bi sắt và cặp sách. Hoàn thành vào vở theo mẫu bảng 5.2. Mô tả cách đo, tiến hành đo khối lượng hộp dựng bút của em và so sánh kết quả đo được với kết quả ước lượng của em. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV chia HS thực hiện nhiệm vụ: thực hành để lớp thành các nhóm HS (thực hiện trong phòng hoàn thành bảng 5.2, bảng kiểm. thực hành). Bàn giao các dụng cụ thực hành cho từng nhóm. Các nhóm HS kiểm tra dụng cụ được giao và tiến hành thực hiện các bước trong phép đo khối lượng. Cụ thể là trả lời câu hỏi. Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn trình bày kết quả ở - Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. phiếu học tập. - Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. - GV nhận xét khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung. Hoạt động 7: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế. b) Nội dung: Dùng phiếu học tập để trả lời câu hỏi liên quan đến khối lượng trong SGK. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: Làm bài tập trong SGK HS nhận nhiệm vụ. 1.Nêu đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta và các ước số, bội số thường dùng của đơn vị này. 2.Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là
- A. cân tạ. B. cân Roberval C. cân đổng hổ. D. cân tiểu li. 3.Loại cân thích hợp để sử dụng cân vàng, bạc ở các tiệm vàng là A. cân tạ. B. cân đòn. C. cân đổng hổ. D. cân tiểu li. 4. Người bán hàng sử dụng cân đồng hồ như hình bên để cân hoa quả. Hãy cho biết GHĐ, ĐCNN của cân này và đọc giá trị khối lượng của lượng hoa quả được đặt trên đĩa cân Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực Thực hiện nhiệm vụ ở nhà. hiện tại nhà. Báo cáo kết quả:Tiết học sau nộp lại cho GV. HS nộp lại phiếu trả lời cho GV. C. DẶN DÒ - HS về nhà học bài, làm bài tập SGK. - Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà. D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN Yêu cầu HS về nhà tiến hành đo khối lượng của các vật trong nhà theo mẫu: Họ và tên: lớp: Thực hành đo khối lượng của các vật trong nhà. TIẾN HÀNH ĐO Loại cân GHĐ ĐCNN Tên vật Khối lượng
- Bài 6: ĐO THỜI GIAN Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động. - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dung để đo thời gian. - Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo; ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản. - Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian bằng đồng hồ và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó. - Đo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ. 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hợp tác, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác; - Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác; - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thảo luận nội dung liên quan đến phép đo thời gian. b) Năng lực chuyên biệt - Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị và dụng cụ thường dung để đo thời gian của một hoạt động; Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trong một số trường hợp đơn giản; - Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó; - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Đo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ. 3. Về phẩm chất - Khách quan, Trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập; - Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác; - Chủ động thực hiện nhiệm vụ thu thập các dữ liệu để khám phá vấn đề. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Các hình ảnh theo sách giáo khoa.
- - Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm. - Máy chiếu. - Phiếu học tập 1 và 2. - Phiếu hoạt động nhóm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhiệm vụ 1: Nối Tên gọi – Hình ảnh thích hợp Tên gọi Hình ảnh Đồng hồ bấm ● ● giây cơ Đồng hồ treo ● ● tường Đồng hồ cát ● ●
- Đồng hồ đeo ● ● tay Đồng hồ để ● ● bàn Đồng điện tử ● ● Nhiệm vụ 2: Đồng hồ bấm giây cơ học có: - Giới hạn đo (GHĐ) là: - Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là: - Giá trị hiển thị trên đồng hồ là: (s) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Tên thành viên: Nhiệm vụ 1: Sắp xếp các bước đo thời gian thích hợp - Bước : Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.
- - Bước : Chọn đồng hồ phù hợp. - Bước : Ước lượng thời gian cần đo. - Bước : Hiệu chỉnh đồng hồ trước khi đo. - Bước : Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo. Nhiệm vụ 2: Đo thời gian 2 bạn đi từ đầu đến cuối lớp học - Thời gian ước lượng: - Chọn dụng cụ đo: - GHĐ: - ĐCNN: - Tiến hành đo: Kết quả đo Đối tượng cần đo Lần 1 Lần 2 Lần 3 풕 + 풕 + 풕 풕 = 푡1 푡2 푡3 Bạn 1 Bạn 2 PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM Nhóm 1: Nhóm 2: Nhóm 3: Hình 1 (GHĐ – ĐCNN – Giá trị) Nhóm 4:
- Nhóm 1: Nhóm 2: Nhóm 3: Hình 2 (GHĐ – ĐCNN – Giá trị) Nhóm 4: Nhóm 1: Nhóm 2: Nhóm 3: Hình 3 (Giá trị) Nhóm 4: Nhóm 1: Nhóm 2: Nhóm 3: Hình 4 (Giá trị) Nhóm 4: III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- TIẾT 1 A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Đặt vấn đề (15 phút) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài thực hành. b) Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV, HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. + Giác quan ta có thể cảm nhận sai về thời gian. + Để xác định được thời gian một cách chính xác, các em cần phải sử dụng dụng cụ đo phù hợp. c) Sản phẩm: Sự hứng thú với bài học. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi đếm giây - Cách chơi: + GV chọn ngẫu nhiên 3-5 HS tham gia trò chơi. + Khi GV ra hiệu lệnh, HS sẽ tiến hành ước lượng thời gian là 30s bằng cách đếm. Sau khi đếm xong, HS ra hiệu bằng cách giơ tay. + GV dùng đồng hồ bấm giây để đánh dấu lại các mốc mà HS giơ tay. + HS thắng cuộc là HS ước lượng đúng hoặc gần với 30s nhất. Nhiệm vụ 2: HS quan sát đồng hồ bấm giây và xem 1 clip về cuộc thi điền kinh (Link: 1), trả lời các câu hỏi sau: - Đơn vị đo thời gian trong đồng hồ bấm giây là gì? - Vì sao phải sử dụng đồng hồ bấm giây để đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao? Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ HS tham gia thực hiện 2 nhiệm vụ. GV hướng dẫn HS thực hiện 2 nhiệm vụ. Báo cáo kết quả hoạt động: HS xung phong trả lời các câu hỏi.
- - Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS đưa ra ý kiến về việc cảm nhận thời gian trong trò chơi. (Gợi ý kết quả: Ta có thể cảm nhận sai về thời gian nếu không sử dụng dụng cụ đo). - Nhiệm vụ 2: Chọn ngẫu nhiên 1 số HS trả lời các câu hỏi (Gợi ý kết quả: + Đơn vị đo thời gian: giây (s). + Vì độ chia nhỏ để và giới hạn đo phù hợp với thời gian vận động viên chạy.) => Tùy vào từng trường hợp, chúng ta cần phải sử dụng dụng cụ đo phù hợp. Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Để xác định HS lắng nghe, chuẩn bị sách vở học bài được thời gian một cách chính xác, các em cần mới. phải sử dụng dụng cụ đo phù hợp. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian a) Mục tiêu: HS nêu được đơn vị đo thời gian. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức có sẵn nhắc lại đơn vị đo thời gian. c) Sản phẩm: HS nêu được: - Đơn vị đo thời gian: giây (s), phút, giờ, tuần, - Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lượng nước ta là giấy, kí hiệu: s. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: HS nhận nhiệm vụ. GV yêu cầu HS nhắn lại đơn vị và dụng cụ đo thời gian đã biết. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào kiến thức sẵn có để viết ra. Báo cáo kết quả: - HS xung phong trình bày. - Chọn ngẫu nhiên 1 số HS báo cáo kết quả thực hiện - HS đưa ra ý kiến lựa chọn. nhiệm vụ. - GV nhận xét và bổ sung.
- - Đặt câu hỏi: Vậy trong các đơn vị trên, đơn vị bào được chọn làm đơn vị đo thời gian chính thức của nước ta? (Gợi ý câu trả lời đúng - Đơn vị đo thời gian: giây (s), phút, giờ, tuần, - Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lượng nước ta là giấy, kí hiệu: s.) Tổng kết: GV cho HS ghi lại nội dung của câu trả lời. Ghi vào vở. Hoạt động 3: Tìm hiểu về dụng cụ đo thời gian a) Mục tiêu: HS nhận biết được dụng cụ đo thời gian là đồng hồ và nhận biết được tên gọi các loại đồng hồ. b) Nội dung: HS tham gia trò chơi nối cột: Hình ảnh – Tên gọi của các loại đồng hồ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm HS nhận nhiệm vụ. nhận 1 phiếu học tập. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV yêu câu HS HS thực hiện nhiệm vụ. thực hiện nhiệm vụ 1 - Nhiệm vụ 1: Yêu cầu các nhóm nối cột A và và cột B thích hợp. Báo cáo kết quả: GV xem mỗi đội đã ghép đúng chưa. - HS xung phong trình bày. (Gợi ý kết quả - Các HS lắng nghe, đưa ra nhận xét. Đồng hồ bấm giờ cơ Đồng hồ điện tử
- Đồng hồ cát Đồng hồ treo tường Đồng hồ để bàn Đồng hồ đeo tay GV đặt câu hỏi: - Tên gọi chung các dụng cụ đo thời gian là gì? - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 2. Gợi ý trả lời: - Giới hạn đo (GHĐ) là: 60s - Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là: 1s - Giá trị hiển thị trên đồng hồ là: 3s Tổng kết: GV cho HS ghi lại nội dung của câu trả lời. Ghi vào vở. Hoạt động 4: Luyện tập củng cố tiết học a) Mục tiêu: HS đọc giá trị của một số loại đồng hồ. b) Nội dung: Quan sát hình ảnh và độc giá trị hiển thị trên đồng hồ. c) Sản phẩm: Phiếu hoạt động nhóm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm Nhận nhiệm vụ nhận 1 hình ảnh. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
- - Mỗi nhóm ghi lại kết quả vào vị trí tên nhóm của mình, sau khi ghi xong, nhóm sẽ chuyền tờ giấy cho các nhóm còn lại. - GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Báo cáo kết quả HS theo dõi và ghi nhận. - GV thu lại hình ảnh, chia lại cho nhóm bất kì. Tiến hành sửa bài. Gợi ý kết quả: - Hình 1: GHĐ: 99 phút 99 giây 99, ĐCNN, 0,01s Giá trị đo: 10 phút 53 giấy 23. - Hình 2: GHĐ: 60 phút, ĐCNN: 1s, Giá trị đo: 8 – 9s. - Hình 3: Giá trị: 1 giờ 50 phút 30 giây. - Hình 4: Giá trị: 2 giờ 10 phút. Tổng kết: GV nhắc lại kiến thức của bài. HS hệ thống lại kiến thức. TIẾT 2 Hoạt động 5: Ước lượng thời gian và lựa chọn đồng hồ a) Mục tiêu: Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo; ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản. b) Nội dung: Ước lượng đúng thời gian và chọn đúng đồng hồ để đo. c) Sản phẩm: Câu trả lời câu hỏi của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi Nhận nhiệm vụ 3, 4 trong SGK. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào kiến thức có sẵn về - GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. các loại đồng hồ để trả lời câu 3. HS dựa vào phán đoan, trả lời câu 4. Báo cáo kết quả: HS xung phong trả lời câu hỏi. - GV chọn ngẫu nhiên một số HS trả lời câu hỏi. Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét.
- - GV nhận xét, bổ sung. Gợi ý kết quả - Câu 3: Đồng hồ bấm giây. Vì độ chia nhỏ để và giới hạn đo phù hợp với thời gian vận động viên chạy. - Câu 4: từ 3-10 giây. Tổng kết: GV cho HS ghi bài. HS ghi bài vào vở. Hoạt động 6: Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ đúng cách (10 phút) a) Mục tiêu: - HS biết cách sử dụng đồng hồ đúng cách. - Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian bằng đồng hồ và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó. b) Nội dung: Các thao tác đúng khi sử dụng đồng hồ. c) Sản phẩm: Câu trả lời câu hỏi của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh Nhận nhiệm vụ. 6.4; 6.5; 6.6 trong SGK và cho biết trong 2 trường hợp a và b, trường hợp nào sử dụng đồng hồ đúng cách Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, thảo luận. - GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Báo cáo kết quả: HS xung phong trả lời câu hỏi. - GV chọn ngẫu nhiên một số HS trả lời câu hỏi. Các HS còn lại lắng nghe, nhận - GV nhận xét, bổ sung. xét. Gợi ý kết quả: các trường hợp sử dụng đồng hồ đúng cách: - Hình 6.4_b: Hiệu chỉnh đồng hồ về 0 trước khi đo. - Hình 6.5_a: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với đồng hồ. - Hình 6.6_a: Đọc và ghi kết qua đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ. Tổng kết: GV cho HS ghi lại câu trả lời. HS ghi bài vào vở. Hoạt động 7: Đo thời gian bằng đồng hồ (25 phút) a) Mục tiêu: Đo chính xác thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
- b) Nội dung: Sử dụng các bước để đo thời gian. c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: GV chia nhóm, mỗi nhóm gồm 2 bạn, Nhận nhiệm vụ. mỗi nhóm nhận 1 phiếu học tập. Chọn ra 2 bạn thực hiện nhiệm vụ đi từ đầu đến cuối lớp học để các nhóm đo thời gian. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tiến hành các nhiệm - GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. vụ Báo cáo kết quả: Các nhóm xung phong trả lời - GV chọn ngẫu nhiên một số nhóm trình bày kết quả. câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét. Tổng kết: GV cho HS ghi lại các bước đo thời gian. HS ghi bài vào vở. C. DẶN DÒ - HS về nhà học bài, làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK; - Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà. D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN Yêu cầu HS về nhà tiến hành đo thời gian đi từ nhà đến trường và ngược lại của mình theo mẫu: Họ và tên: lớp: Thực hành đo thời gian di chuyển từ nhà đến trường – từ trường về nhà. - Thời gian ước lượng: + Từ nhà đến trường: + Từ trường về nhà: - Chọn dụng cụ đo: - GHĐ:
- - ĐCNN: TIẾN HÀNH ĐO Kết quả đo Đối tượng cần đo Lần 1 Lần 2 Lần 3 풕 + 풕 + 풕 풕 = 푡1 푡2 푡3 Từ nhà đến trường Từ trường về nhà
- Bài 7: THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS. ĐO NHIỆT ĐỘ Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6 Thời gian thực hiện : 03 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai vế nhiệt độ các vật. - Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ "nóng", "lạnh" của vật - Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius. - Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ. - Xác định được tám quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ trước khi đo; Ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản. - Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế 2. Về năng lực a) Năng lực chung -Tự chủ và tự học: Tự quyết định cách thức giải quyết vấn đề, tự đánh giá về quá trình và kết quả giải quyết vấn để; - Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập của nhóm theo yêu cẩu; - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn đề, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo khi giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả tốt nhất. b) Năng lực chuyên biệt - Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ "nóng","lạnh" của vật; Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius; Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ; Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản; - Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật; - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được nhiệt độ các vật bằng nhiệt kế. 3. Về phẩm chất - Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập; - Chăm chỉ trong học tập.
- II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Các hình 7.1; 7.2; 7.3; 7.4; 7.5; 7.6 - Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm; - Ti vi, bảng nhóm; - Bảng 7.1 kết quả đo nhiệt độ Nhiệt độ Chọn dụng cụ đo nhiệt độ Kết quả đo (°C) Đối tượng ước lượng cần đo Tên dụng Lần 1: Lần 2: Lần 3: (t +12 +t ) (°C) GHĐ ĐCNN n j cụ đo t1 t2 t3 3 Cốc 1 Cốc 2 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC Hoạt động 1: GV đặt vấn đề theo gợi ý trong SGK a) Mục tiêu: Tạo ra cho HS sự hứng thú để HS bày tỏ quan điểm cá nhân về khoa học tự nhiên, vai trò của khoa học tự nhiên trong việc giúp HS tìm hiểu về nhiệt độ. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS xác định nhiệt độ cơ thể của các bạn bên cạnh bằng cách cho HS sờ trán một số bạn, rồi đưa ra nhận xét về nhiệt độ cơ thể của các bạn. c) Sản phẩm: Sự hứng thú với bài học. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thông báo luật chơi: Thực hiện sờ trán Ghi nhớ sự hướng dẫn của GV. bạn kế bên để trả lời câu hỏi. Giao nhiệm vụ: HS xác định nhiệt độ cơ Nhận nhiệm vụ. thể của các bạn bên cạnh bằng cách cho HS sờ trán một số bạn. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn HS thực hiện, hỗ trợ khi cần thiết. Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em Chuẩn bị sách vở học bài mới. đã đưa ra nhận xét về nhiệt độ cơ thể của
- các bạn. Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ các vấn đề trên. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế a) Mục tiêu: Nêu được nhiệt độ là số đo độ "nóng","lạnh"của vật; Nêu được nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ của vật; Nhớ được cấu tạo của nhiệt kế gồm bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ; Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau. b) Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, Thực hiện thí nghiệm 1 như mô tả ở SGK và cho biết cảm nhận của em về độ "nóng","lạnh"ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không. Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì? Để so sánh độ "nóng", "lạnh" của các vật, người ta dùng đại lượng nào? Kể tên một sổ loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em biết. c) Sản phẩm: HS trả lời các nội dung 1,2, 3 trong SGK. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: Thực hiện thí nghiệm 1 như mô tả ở Nhận nhiệm vụ. SGK. Cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi nhiệt kế ở các hình 7.3, 7.4, 7.5. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: 2 bạn ngồi cạnh Thảo luận cặp đôi hoàn thành. nhau sẽ ghép thành một cặp đôi, thảo luận và hoàn thành các nội dung 1,2, 3 và bài luyện tập trong SGK. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày và chất lượng tốt sẽ có điểm cộng. Báo cáo kết quả: - Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả. - Nhóm được chọn trình bày kết quả. - Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. - GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung. Tổng kết: - Tổng hợp để đi đến kết luận về nhiệt độ. Để so sánh độ - Kết luận về khái niệm, đơn vị "nóng", "lạnh" của các vật, người ta dùng đại lượng nào? đo nhiệt độ. Kể tên một số loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em biết. GV nhận xét bài luyện tập của các nhóm.
- - Yêu cầu HS chốt lại kết luận về khái niệm nhiệt độ, đơn - Ghi kết luận vào vở. vị đo nhiệt độ. Hoạt động 3: Tìm hiểu về thang nhiệt độ Celsius a) Mục tiêu: GV giới thiệu cho HS về thang nhiệt độ Celsius. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên c) Sản phẩm: Bài thuyết trình về thang nhiệt độ Celsius. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp thuyết trình Nhận nhiệm vụ. để giới thiệu về nhà vật lí Celsius và thang nhiệt độ Celsius. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Sau khi HS nghe Thảo luận cặp đôi hoàn thành. GV trình bày, GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm ở phần "Đọc thêm". Nhóm nào xung phong trình bày và chất lượng tốt sẽ có điểm cộng. Báo cáo kết quả: - Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả. - Nhóm được chọn trình bày kết quả. - Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. - GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung. Tổng kết: - Tổng hợp ý kiến của các nhóm sau khi GV nhận xét. - HS lắng nghe Hoạt động 4: Thực hành đo nhiệt độ a) Mục tiêu: Ước lượng nhiệt độ của vật và lựa chọn nhiệt kế phù hợp. b) Nội dung: GV hướng dẫn để HS biết được sự cần thiết phải ước lượng nhiệt độ của vật cần đo từ đó lựa chọn loại nhiệt kế phù hợp. c) Sản phẩm: Điền kết quả bảng 7.1. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm theo bàn Nhận nhiệm vụ. ngồi, hướng dẫn các nhóm HS thực hành phép đo theo hướng dẫn trong SGK.
- Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn để Thực hiện đo nhiệt độ hai cốc HS thực hành phép đo nhiệt độ hai cốc nước bằng nhiệt nước bằng nhiệt kế. kế. GV quan sát hỗ trợ HS khi cần thiết. Báo cáo kết quả: Điền kết quả vào vở học theo mẫu bảng Theo dõi đánh giá của GV. 7.1. GV sẽ đánh giá một số nhóm. Tổng kết: GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK. - Ghi kết luận vào vở. Khen ngợi HS. Yêu cầu HS chốt lại các bước cần thực hiện khi đo nhiệt độ. Hoạt động 5: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế. b) Nội dung: Dùng phiếu học tập để trả lời câu hỏi về các loại nhiệt kế trong SGK. c) Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi: Tại sao chỉ có nhiệt kế Nhận nhiệm vụ. thuỷ ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước? Mô tả cách đo và thực hành đo nhiệt độ của cơ thể em. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại nhà, Thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV đưa ra hướng dẫn cần thiết. Báo cáo kết quả: Tiết học sau nộp lại cho GV. C. DẶN DÒ - HS về nhà học bài, làm BT SGK, SBT; - Chuẩn bị bài tiếp theo: Đọc bài trước ở nhà. D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN Kết thúc bài học, GV cho HS tự đánh giá theo bảng sau: Họ tên HS: . Các tiêu chí Tốt Khá Trung Chưa bình đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Tham gia các hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Nêu được khái niệm nhiệt độ, đơn vị đo nhiệt độ, các bước cần thực hiện khi đo nhiệt độ. Lấy được ví dụ một số loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em biết trong đời sống
- ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1 Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Hệ thống hoá được kiến thức về các phép đo: đo các đại lượng và các bước đo các đại lượng 2. Về năng lực a) Năng lực chung -Tự chủ và tự học:Thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập; - Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ để; - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề thông qua việc giải bài tập. b) Năng lực chuyên biệt Hệ thống hoá được kiến thức về các phép đo. 3. Về phẩm chất - Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học; - Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy chiếu, bảng nhóm - Phiếu học tập, thang đo III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ tư duy a) Mục tiêu: Hệ thống hoá được kiến thức về các phép đo cơ bản như: Đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian, đo nhiệt độ.o b) Nội dung: GV định hướng cho HS hệ thống hoá được kiến thức về đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian, đo nhiệt độ. c) Sản phẩm: sơ đồ tư duy hoàn thiện d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ: GV trình chiếu sơ đồ tư duy Nhận nhiệm vụ bị khuyết chữ để học sinh hoàn thiện nội dung Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Giáo: GV chia lớp thành các nhóm như trò chơi Các nhóm tiến hành vẽ sơ đồ tư duy. trước, các nhóm có 3 phút để chỉnh sửa lại sơ đồ tư duy của mình và 2 phút để trình bày ý tưởng và 5 phút để phản biện, nhận xét các nhóm khác. Nhóm nào thắng trong trò chơi trước sẽ được quyền quyết định thứ tự nhóm nào lên trình bày Hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề Báo cáo kết quả: - Các nhóm lên trình bày sơ đồ tuy duy của - Nhóm được chọn lên trình bày ý tưởng mình - Các nhóm khác nhận xét phần trình bày - Mời các nhóm khác nhận xét của nhóm bạn - Giáo viên nhận xét sau khi các nhóm khác đã có ý kiến bổ sung Tổng kết: -Tổng hợp lại kiến thức từ sơ đồ tư duy của các Vẽ sơ đồ tư duy vào vở em B. BÀI TẬP Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập a) Mục tiêu: Định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề. b) Nội dung: GV hướng dẫn cho HS giải bài tập trong SGK. c) Sản phẩm: Hoàn thành bài tập SKG. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: GVchia lớp thành các nhóm. Nhận nhiệm vụ Phổ biến luật chơi “cuộc đua kì thú”, có 3 vòng chơi:
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ Lắng nghe, ghi nhớ. Vòng 1: GV trình chiếu câu hỏi, trong 1 phút các nhóm phải hoàn thành câu trả lời vào bảng chính. Nhóm hoàn thành nhanh và chính xác nhất được 20 điểm, các nhóm còn lại được 15, 10, 5 điểm Vòng 2: GV trình chiếu câu hỏi, trong 1 phút các nhóm phải hoàn thành câu trả lời vào bảng chính. Nhóm hoàn thành nhanh và chính xác nhất được 20 điểm, các nhóm còn lại được 15, 10, 5 điểm Vòng 3: GV đưa ra câu hỏi, các nhóm thảo luận đưa ra đáp án, đội nào có câu trả lời nhanh và chính xác nhất được 20 điểm, các đội còn lại lần lượt là 15, 10, 5 điểm Báo cáo kết quả -Các nhóm lần lượt giơ bảng -Một nhóm trình bày câu trả lời -GV chọn 1 nhóm trình bày câu trả lời - Các nhóm khác nhận xét câu trả lời của nhóm bạn - Giáo viên nhận xét sau khi các nhóm khác đã có ý kiến bổ sung Tổng kết: Giáo viên đưa ra câu trả lời đúng nhất HS lắng nghe so sánh với câu trả lời và cho điểm các nhóm của mình. C. DẶN DÒ Ôn tập, hoàn thành các bài tập chủ đề 1. Đọc, chuẩn bị chủ đề 2: “Các thể của chất”. D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm. Nội dung quan sát Hoàn toàn Đồng ý Phân vân Không Hoàn toàn đồng ý đồng ý không đồng ý Thảo luận sôi nổi Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động Kết quả sản phẩm tốt
- PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 1 Câu 1: Có hai nhiệt kế là nhiệt kế rượu và nhiệt kế thuỷ ngân. Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thuỷ ngân lần lượt là 78 °c và 357 °c. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? A. Dùng được cả hai nhiệt kế. B. Không dùng được cả hai nhiệt kế. C. Chỉ dùng được nhiệt kế rượu. D. Chỉ dùng được nhiệt kế thuỷ ngân. PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 2 Hãy lập bảng theo mẫu sau và chọn thước đo phù hợp nhất với các đối tượng cần đo: Loại thước Thước kẻ dài Thước cuộn Thước dây Thước kẹp Đối tượng 30 cm Chiều dài lớp học Chiểu cao của người Đường kính ruột bút chì Đường kính miệng cốc uống nước PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 3 1. Có một cái cân đổng hổ đã cũ và không còn chính xác, làm thế nào có thể cân chính xác khói lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm một hộp chứa nhiều loại quả cân khác nhau? 2. Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn và trình bày các bước đo