Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi

doc 4 trang Thủy Hạnh 09/12/2023 850
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_vat_li_6_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 6. NĂM HỌC (2020 – 2021) A. Lý thuyết Câu1: GHĐ và ĐCNN của thước là gì? Trả lời: GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước. ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Câu 2: Nêu cách đo độ dài, đo thể tích chất lỏng, đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước. Trả lời: * Cách đo độ dài: + B1: ước lượng độ dái cần đo. + B2: Chọn thước có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp. + B3: Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. + B4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. + B5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhât với đầu kia của vật. * Cách đo thể tích chất lỏng: + B1: Ước lượng thể tích cần đo. + B2: Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp. + B3: Đặt bình chia độ thẳng đứng. + B4: Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. + B5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. * Đo thể tich vật rắn không thấm nước và chìm trong nước. - Dùng bình chia độ: Thả vật rắn vào trong chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. - Dùng bình tràn: Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. Câu 3: Đơn vị độ dài, thể tích, khối lượng thường dùng là gì? Trả lời: Đơn vị độ dài là m, đơn vị thể tích là m3, đơn vị khối lượng là kg Câu 4: Dụng cụ đo độ dài. đo thể tích, đo khối lượng là gì? Trả lời: Dụng cu đo độ dai là thước, đo khối lượng là cân, đo thể tích là bình chia độ thể tích ca đong. Câu 5: Lực là gì? Đơn vi lực? Kết quả tác dụng lực. Cho 1 VD lực tác dụng lên vật làm vật biến đổi chuyển động, 1 VD lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng Trả lời: Lực là tác dụng đẩy, kéo .của vật này lên vật khác. Đơn vị lực là Niutơn (N). - Kết quả tác dụng lực: một lực tác dụng lên vật làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. (Học sinh tự cho ví dụ.) 1
  2. Câu 6: Hai lực cân bằng là gì? Cho ví dụ trong thực tế về hai lực cân bằng? Trả lời: Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cùng phương nhưng ngược chiều, có độ mạnh bằng nhau. (Học sinh tự cho ví dụ.) Câu 7: Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực? Trả lời: Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống. Câu 8: Trọng lượng là gì? Một vật có khối lượng 500g, vật đó có trọng lượng là bao nhiêu? Trả lời: trọng lượng của cường độ của trọng lực tác dụng lên vật. Một vật có khối lượng 500g thì vật đó có trọng lượng 5N B. BÀI TẬP: Bài 1. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các thước trong hình 1-2.2. Bài 2. Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau : a) l1 = 20,1cm b) l2 = 21cm c) l3 = 20,5cm Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành Bài 3. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các bình chia độ ở hình 3.2 Bài 4. Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: 3 a) V1 = 15,4cm 3 b) V1 = 15,5cm Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành. Biết rằng trong phòng thí nghiệm chỉ có các bình chia độ có ĐCNN là 0,1cm3; 0,2cm3 và 0,5cm3 Bài 5. Một cân đĩa thăng bằng khi: a) Ở đĩa cân bên trái có 2 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g, 50g, 20g, 20g và 10g b) Ở đĩa cân bên trái có 5 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có 2 gói sữa bột. Hãy xác định khối lượng của 1 gói kẹo, 1 gói sữa bột. Cho biết các gói kẹo có khối lượng bằng nhau, các gói sữa bột có khối lượng bằng nhau Bài 6. Tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống : a) Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của 2
  3. b) Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai Một lực do tác dụng. Lực kia do tác dụng. d) Một gầu nước được treo đứng yên ở đầu một sợi dây. Gàu nước chịu tác dụng của hai lực Lực thứ nhất là của dây gàu; lực thứ hai là của gàu nước. Lực kéo do tác dụng vào gàu. Trọng lượng do tác dụng vào gàu. e) Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và của quả chanh là hai lực g) Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xo giảm xóc bị nén lại của người và xe đã làm cho lò xo bị Bài 7. Bằng cách nào em có thể nhận biết được mọi vật có tính chất đàn hồi hay không đàn hồi. Hãy nêu một ví dụ minh họa C. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Kết luận nào đúng khi nói về GHĐ và ĐCNN của thước dưới đây? A. GHĐ là 15cm và ĐCNN là 1cm. B. GHĐ là 10cm và ĐCNN là 1mm. C. GHĐ là 1cm và ĐCNN là 2mm. D. GHD là 15cm và DDCNN là 2mm. Câu 2. Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Viên gạch đứng yên vì lí do nào sau đây? A. Không chịu tác dụng của lực nào. B. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực hút của Trái đất. C. Chịu tác dụng của lực cản của nền nhà lớn hơn trọng lượng của vật. D. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà. Câu 3. Trên một hộp sữa tươi có ghi 400g. Con số đó cho biết: A. Thể tích của hộp sữa là 400g. B. Thể tích sữa trong hộp là 400g. C. Khối lượng của hộp sữa. D. Lượng sữa chứa trong hộp nặng 400g. Câu 4: Người ta dùng một bình chia độ chứa 105cm 3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, đá ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200cm3. Thể tích hòn sỏi là? A. 105cm3. B. 95cm3. C. 200cm3. D. 305cm3. Câu 5: Đơn vị nào không dùng để đo thể tích trong các đơn vị sau? A. dm. B. Lít. C. ml. D. m3. Câu 6: Dùng búa đóng một chiếc đinh vào tường, lực nào đã làm cho đinh chuyển động vào tường? A. Lực của búa tác dụng vào đinh. B. Lực của tường tác dụng vào đinh. C. Lực của đinh tác dụng vào búa. D. Lực của búa tác dụng vào tường. Câu 7: ĐCNN của một bình chia độ là 0,1 cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng? A. 20cm3. B. 20,2cm3. C. 20,20cm3. D. 20.25cm3. 3
  4. Câu 8: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có thêm tính chất nào sau đây? A. Cùng phương, cùng chiều. B. Khác phương, ngược chiều. C. Cùng phương, ngược chiều. D. Khác phương, cùng chiều. Câu 9: Người thợ xây đứng trên cao, dùng dây kéo bao xi măng lên, khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào? A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực. B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực. C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực. D. Lực kéo cùng phương nhưng khác chiều với trọng lực. Câu 10: Tìm kết luận sai khi nói về cách đo độ dài? A. Phải ước lượng độ dài cần đo. B. Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách. C. Mắt đặt ở vị trí bất kì sao cho nhìn thấy vật và vạch chia trên thước. D. Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định. Câu 11. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách : A. Đo thể tích bình tràn. B. Đo thể tích bình chứa. C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. D. Đo thể tích nước còn lại trong bình. Câu 12: Niu tơn (N) là đơn vị đo của đại lượng nào? A. Khối lượng. B. Lực. C. Thể tích. D. Độ dài. Câu 13: Các từ “ kéo, đẩy, ép, nâng ” đã được sử dụng để theo thứ tự điền vào chỗ trống của các câu sau đây theo bốn phương án. Chọn phương án hợp lí nhất. Vật nặng treo vào đầu lò xo tác dụng lên lò xo một lực Đoàn tàu hỏa tác dụng lên đường ray một lực Lực sĩ tác dụng lên cái tạ một lực Chiếc bong bóng bay lên cao được là nhờ lực của không khí. A. kéo – đẩy – ép – nâng. B. kéo – ép – đẩy – nâng. C. kéo – ép – nâng – đẩy. D. ép – kéo – nâng – đẩy. Câu 14. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào ? A. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn ra. B. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị nén lại. C. Xuất hiện cả khi lò xo bị kéo dãn hoặc nén ngắn. D Xuất hiện ngay cả khi lò xo không bị kéo dãn hoặc nén ngắn. Câu 15. Lực nào trong các lực sau đây là lực đàn hồi ? A. Trọng lượng của con chim. B. Lực đẩy của gió lên cánh buồm. C. Lực tác dụng của đầu búa lên đinh D. Lực do cái giảm xóc đặt vào khung xe máy. 4