Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. thiên thể - Năm học 2022-2023

docx 8 trang Chiến Đoàn 13/01/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. thiên thể - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bai_52_chuyen_dong_nhin_thay.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. thiên thể - Năm học 2022-2023

  1. Ngày soạn: 17/02/2023 Ngày dạy: 20/02/2023 CHƯƠNG X: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI BÀI 52: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI. THIÊN THỂ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Phân biệt được chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”. - Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. - Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời - Thiết kế, chế tạo một đồng hồ mặt trời đơn giản. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”, chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất và khái niệm của sao, hành tinh, vệ tinh. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để giải thích hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn; mô tả sự quay quanh trục của Trái Đất. Thảo luận nhóm tìm ra các khái niệm, hợp tác trong thực hiện hoạt động thiết kế mô hình đồng hồ Mặt Trời đơn giản. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các câu hỏi, vấn đề liên quan đến kiến thức trong bài. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Lấy được ví dụ phân biệt chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”. - Trình bày được chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực” của Mặt Trời. - Giải thích được hiện tượng từ Trái Đất thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây. - Xác định được tầm quan trọng của việc mô tả đúng chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất, từ đó giải thích được cách xác định thời gian. - Thực hiện tự chế tạo một đồng hồ Mặt Trời đơn giản. 3. Về phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực” của Mặt Trời, phân biệt được các thiên thể. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thực hành, thảo luận về dụng cụ, cách chế tạo một đồng hồ Mặt Trời đơn giản. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép các thông số để chế tạo đồng hồ Mặt Trời đơn giản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:
  2. - Mô hình quả địa cầu, bóng đèn - Hình ảnh Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời và các thiên thể. - Máy chiếu, laptop, bút chỉ. - Hình ảnh về vũ trụ, Mặt Trời, Trái Đất và các thiên thể. - Hình ảnh về chuyển động của ô tô, xe máy, thuyền trên sông. - Hình ảnh, video về chuyển động của Mặt Trời và Trái Đất. - Hình ảnh đồng hồ Mặt Trời. 2. Học sinh: Đọc trước bài 52 SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 41: 1.Hoạt động 1: Xác định vấn đề, kiểm tra bài cũ, khởi động, mở đầu (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: Trợ giúp của giáo viên - Hoạt động của học sinh Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS xem Video Mặt Trời mọc và lặn và suy nghĩ xem quan điểm có đúng Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây không? * HS thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân nêu ra ý kiến của mình * Báo cáo, thảo luận - HS Lắng nghe phát biểu bổ sung cho nhau * Kết luận, nhận định Tiết 41: BÀI 52: CHUYỂN - Giáo viên liệt kê đáp án của HS rồi nhận xét đánh ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA giá dẫn dắt vào bài mới: Bằng quan sát thực tế các MẶT TRỜI.THIÊN THỂ em thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây. Vì vậy để có câu trả lời chính xác vào Bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút) a) Mục tiêu: - Phân biệt được chuyển động thực và chuyển động nhìn thấy. - Lấy được ví dụ về chuyển động thực và chuyển động nhìn thấy. - Giải thích được sự chuyển động mọc và lặn của Mặt Trời từ Trái Đất. - Giải thích sự hình thành ngày và đêm liên tiếp trên Trái Đất. - Phân biệt được chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất là chuyển động “nhìn thấy”, chuyển động của Trái Đất là chuyển động “thực”. - Vận dụng kiến thức về sự tự quay quanh trục và sự quay quanh Mặt Trời của Trái Đất để giải thích sự hình thành ngày và đêm liên tiếp trên Trái Đất. b. Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận và trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. b) Tổ chức thực hiện: Trợ giúp của giáo viên - Hoạt động của học sinh Nội dung - GV Yêu cầu HS đứng lên tự quay quanh mình từ trái I. Chuyển động “nhìn qua phải ( thực hành tại chỗ ) và sau đó trả lời các câu hỏi thấy” và chuyển động sau: “thực” + Khi ta tự quay quanh mình từ trái qua phải thì ta thấy các vật xung quanh chuyển động như thế nào? - Yêu cầu HS kết hợp với đọc tài liệu trong sgk và trả lời câu hỏi sau: + Chuyển động của các vật trong trường hợp trên gọi là chuyển động “nhìn thấy” hay là chuyển động “thực”? + Chuyển động của bản thân được gọi là chuyển động “nhìn thấy” hay là chuyển động “thực”?? HS : - Các vật xung quanh chuyển động từ phải qua trái khi ta tự quay quanh mình từ trái qua phải. - Chuyển động quay của vật là chuyển động “nhìn thấy”, chuyển động của ta là chuyển động “thực”. - GV yêu cầu HS Nêu các ví dụ về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực trong đời sống hằng ngày? - HS: -Ví dụ: Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của các ngôi nhà bên đường, chuyển động “thực” là chuyển động của xe đạp đang chạy . - Hoạt động theo nhóm: GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp và trả lời các câu hỏi sau: - Khi ta quay quanh mình - Trong từng trường hợp dưới đây hãy cho biết chuyển các vật xung quanh cũng động nào là chuyển động “thực”, chuyển động nào là chuyển động. chuyển động “nhìn thấy”: - Chuyển động quay của + TH1: Chuyển động của xe ô tô đang chạy và cây bên vật là chuyển động “nhìn đường. thấy”, chuyển động của ta + TH2: Chuyển động của thuyền đang trôi trên sông và là chuyển động “thực”. chuyển động của cái cầu - Các ví dụ: + TH3: Chuyển động của người đang ngồi trên máy bay - Chuyển động “nhìn và chuyển động của các hòn đảo trên biển. thấy” là chuyển động của HS : + HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. các ngôi nhà bên đường, + Hoạt động nhóm: các nhóm trưởng của mỗi nhóm sẽ chuyển động “thực” là lên bảng ghi câu trả lời. chuyển động của xe đạp - TH1: Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của cây đang chạy. bên đường, chuyển động “thực” là chuyển động của xe ô tô đang chạy.
  4. - TH2: Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của cái cầu, chuyển động “thực” là chuyển động của thuyền đang trôi trên sông. - TH3: Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của các II. Chuyển động nhìn hòn đảo trên biển, chuyển động “thực” là chuyển động thấy của Mặt Trời của máy bay đang bay. - GV yêu cầu hs đánh giá chéo và chốt kiến thức - GV đưa ra video về chuyển động của Mặt Trời nhìn từ 1. Mặt trời mọc và lặn Trái Đất.(video mặt trời mọc và lặn) Mặt trời mọc ở hướng ? Quan sát sự mọc, lặn của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất sau Đông và lặn ở hướng khi quan sát video? Tây - HS trả lời: Vào buổi sáng, Mặt Trời mọc ở hướng Đông, sau đó lặn ở hướng Tây vào buổi chiều. - GV yêu cầu HS dự đoán về sự lí giải chuyển động của Mặt Trời. HS có thể dự đoán: + TH1: Do Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và quay quanh Trái Đất. + TH2: Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời. 2. Giải thích chuyển + TH3: Do Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt động của Mặt Trời nhìn Trời và Trái Đất tự quay quanh nó từ Tây sang Đông. từ Trái Đất. GV: Để biết được dự đoán nào là đúng và giải thích được sự chuyển động của Mặt trời nhìn từ Trái Đất chúng ta cùng tìm hiểu phần 2 - GV giới thiệu : sự chuyển động của Mặt Trời và Trái Đất theo quan điểm trước Công nguyên và ở thế kỉ XVI. - GV chiếu video đáp án chứng tỏ không phải Mặt trời quanh quanh Trái Đất. GV thông báo sự lí giải chuyển động của Mặt Trời và Trái Đất ở thế kỉ XVI là chính xác. - GV yêu cầu HS chỉ ra đặc điểm sự chuyển động của Trái Đất? - GV yêu cầu HS lý giải lại về chuyển động mọc và lặn của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất? - GV yêu cầu HS phân biệt chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất và chuyển động quay của Trái Đất, chuyển động nào là chuyển động “thực”, chuyển động nào là chuyển động “nhìn thấy”? -HS Trả lời
  5. - Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời và tự chuyển động quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông. - Mặt Trời mọc từ hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời và Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông. - Chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất là chuyển động “nhìn thấy”, chuyển động quay của Trái Đất là chuyển động “thực”. - GV yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm trong 4 phút sử dụng mô hình quả địa cầu và 1 bóng đèn giải thích hiện tượng mặt trời mọc, lặn sau đó trả lời các câu hỏi H1, H2, H3. ? H1: Hình 52.2 có mô tả đúng sự quay của Trái Đất - Do Trái Đất tự quay quanh trục không? quanh trục của nó từ Tây sang Đông nên người từ trên Trái Đất nhìn thấy Mặt trời quay từ Đông sang Tây. Chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất là chuyển động “nhìn thấy”, chuyển động quay của Trái Đất là chuyển động “thực”. Hình 52.2 - Trái Đất quay quanh ? H2: Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp? Mặt Trời và tự quay ? H3: Tại sao ảnh từ vệ tinh chỉ chụp được nửa Trái Đất? quanh trục của nó, nên Hai ảnh này (H52.3) chụp cách nhau ít nhất bao nhiêu chỉ có một phần Trái Đất giờ? được chiếu sáng, còn HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội phần còn lại thì không dung hoạt động ra giấy. được chiếu sáng, phần Trả lời: được chiếu sáng là “ban - H1. Có ngày”, phần không được - H2. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh chiếu sáng là “ban đêm” trục của nó, nên chỉ có một phần Trái Đất được chiếu nên có sự hình thành sáng, còn phần còn lại thì không được chiếu sáng, phần ngày và đêm liên tiếp trên được chiếu sáng là “ban ngày”, phần không được chiếu Trái Đất. sáng là “ban đêm” nên có sự hình thành ngày và đêm liên tiếp trên Trái Đất. - H3. Xem câu 1. ít nhất là thời gian để Trái Đất quay 1 được vòng = 12 giờ 2
  6. - GV gọi một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại kiến thức GV tiếp tục hỏi HS: Giữ quả địa cầu tại một vị trí bất kì. Em hãy xác định các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới và các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu. - Em hãy quay quả địa cầu để tại vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu sẽ có ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu. 3. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố , vận dụng (10 phút) a. Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập. - HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b. Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận và trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d.Tổ chức thực hiện: Trợ giúp của giáo viên - Nội dung Hoạt động của học sinh GV yêu cầu HS thực hiện *Luyện tập: cá nhân trên phiếu học tập: Câu 1: Hãy khoanh trong vào “Đúng” hoặc “Sai” để đánh giá các phát biểu dưới đây: HS làm bài tập trên phiếu STT Phát biểu Đánh giá trắc nghiệm. 1 Mặt trời là một ngôi sao quay Đúng Sai GV yêu cầu học sinh trả quanh Trái Đất lời các câu hỏi đã thực 2 Hàng ngày ta nhìn thấy Mặt Trời Đúng Sai hiện trên phiếu học tập; mọc ở hướng đông và lăn ở hướng thuyết trình và thực hành tây vì Trái Đất quay quanh mặt câu 2 trước lớp. Trời và tự quay quanh trục của nó GV nhận xét và đánh giá từ Tây sang Đông. kết quả thực hiện của hs. 3 Các hành tinh quay quanh Mặt Đúng Sai Trời đều được học là các sao, chẳng hạn: sao Kim, sao Hỏa, sao Thủy, sao Thổ, . 4 Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Đúng Sai Mặt Trời. 5 Đứng ở Bắc bán cầu thì thấy Trái Đúng Sai Đất quay từ Tây sang Đông, đứng ở Nam bán cầu thì ngược lại.
  7. Đáp án: 1.S; 2.Đ; 3.S; 4.S; 5.S Câu 2: Phòng học lớp em quay hướng nào? Bằng cách nào mà em xác định được? HD: Đứng trước cửa phòng học, giang 2 tay sao cho tay phải chỉ về phía mặt trời mọc (hướng Đông), tay trái chỉ về phía mặt trời lặn (hướng Tây) thì hướng mặt người nhìn là hướng Bắc, hướng phía sau lưng là hướng Nam, GV Yêu cầu Hs cá nhân từ đó xác định hướng của phòng học. nhắc lại những kiến thức * Củng cố đã tìm hiểu trong bài? - Khi ta quay quanh mình các vật xung quanh cũng - Thế nào là chuyển động chuyển động. nhìn thấy và chuyển động - Chuyển động quay của vật là chuyển động “nhìn thấy”, thực? chuyển động của ta là chuyển động “thực”. - Mặt trời mọc và lặn như - Hàng ngày ta nhìn thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông thế nào? Giải thích? và lăn ở hướng tây vì Trái Đất quay quanh mặt Trời và GV Chuyển giao nhiệm vụ tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông. học tập * Vận dụng: - GV yêu cầu HS nghĩ xem làm cách nào để với một chiếc ghế quay thiết kế hoạt động nhằm chứng minh chuyển động người ta nhìn thấy được của mặt trời của các sao ko phải là chuyển động thực, chuyển động quay của Trái đất mới là chuyển động thực HS: suy nghĩ đưa ra phương án và thực hiện phương án. GV: Vì Trái Đất quay quanh trục của nó nên độ dài của các bóng các vật trên mặt đất do ánh nắng mặt trời tạo ra thay đổi theo thời gian. Người xưa đã biết ứng dụng hiện tượng này để chế tạo ra đồng hồ mặt trời dùng để xác định thời gian vào ban ngày.
  8. GV: Yêu cầu các nhóm dựa vào hướng dẫn ở trang 216 SGK về nhà chế tạo đồng hồ mặt trời đơn giản để xác định thời gian vào ban ngày. Đối chứng với đồng hồ thật và nhận xét về sự chính xác của nó. HS Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS về nhà thực hiện theo nhóm đã phân công chế tạo đồng hồ mặt trời đơn giản. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Sang tiết học tiếp theo các nhóm giới thiệu sản phẩm của mình. * Hướng dẫn về nhà: (2 phút). - HS cần nắm được: Chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”. Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông. - Làm bài tâp 52.1 đến 52.5 sách bài tập trang 82