Giáo án dạy Tuần 34 - Lớp 4

doc 18 trang thienle22 8080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 34 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_34_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 34 - Lớp 4

  1. TUẦN 34: Thứ , ngày tháng 0 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Ôn tập về đại lượng (tiếp) I. Mục tiêu: - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích. - Thực hiện các phép tính với số đo diện tích. BTCL: 1, 2, 4. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết đổi được các đơn vị đo diện tích. + Biết tính với số đo diện tích. IV. Hoạt động ứng dụng: - Hãy ước lượng chiều dài, chiều rộng 1 bức tường nhà em rồi tính diện tích bức tường đó, sau đó tính tiếp nếu sơn toàn bộ tường nhà em thì hết bao nhiêu kg sơn. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Tiếng cười là liều thuốc bổ I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. - Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rọt, dứt khoát. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Có tinh thần lạc quan, yêu đời. 1
  2. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Đọc tiếp sức 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, đúng từ ngữ, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng vui. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nghe – viết: Nói ngược I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. 2
  3. - Nghe viết đúng chính tả, biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể thơ lục bát. Làm đúng BT2. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu bài thơ: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về bài thơ cần viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong bài thơ. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - HS làm bài vào phiếu. - Nhận xét, kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng vui. ___ Buổi chiều Tiết 1: LỊCH SỬ Ôn tập cuối học kì II I. Mục tiêu: - Hệ thống những sự kiện tiêu biểu từ thời Hậu Lê - thời Nguyễn. - Học sinh nhớ và trả lời được các nội dung mà giáo viên đưa ra. 3
  4. - Học sinh hứng thú với môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê-thời Nguyễn. - GV phát phiếu học tập. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Hoạt động 2: Thi kể chuyện lịch sử - GV đưa ra một danh sách các nhân vật lịch sử: + Lê Lợi + Lê Thánh Tông + Nguyễn Trãi + Mạc Đăng Dung + Quang Trung - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử trên - GV nhận xét – tuyên dương HS kể đầy đủ và hay nhất . Hoạt động 3: Thi kể một số địa danh di tích lịch sử , văn hoá. - GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hóa có đề cập trong SGK: Thăng Long – Phố Hiến – Hội An, Kinh thành Huế. - Yêu cầu HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh, di tích lịch sử, văn hoá đó - GV nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được những sự kiện tiêu biểu từ thời Hậu Lê - thời Nguyễn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Em hãy viết khoảng 10 dòng nêu cảm tưởng của em về lịch sử nước ta sau khi học xong những nội dung lịch sử 4. ___ Tiết 2: KHOA HỌC Ôn tập: Thực vật và động vật I. Mục tiêu: - Ôn tập về : mối quan hệ thức ăn của một nhóm sinh vật - Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ), mối quan hệ thức ăn của một nhóm sinh vật. Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắc xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. 4
  5. - Thêm yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh hoạ SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vẽ và trình bày được sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các hình SGK. - Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào? - GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm. - So sánh sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã với sơ đồ về chuỗi thức ăn đã học ở các bài trước, em có nhận xét gì? GV kết luận Hoạt động 2: Vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. - GV yêu cầu HS quan sát hình trang 136; 137/SGK và thảo luận nhóm đôi. - Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ? - Dựa vào các hình, nói về chuỗi thức ăn, trong đó có con người? - Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì? - Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt? - Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất. Kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết mối quan hệ thức ăn của một nhóm sinh vật và vai trò của con người với tư cách là một mắc xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm ảnh con vật ăn các loại thức ăn khác nhau. ___ Thứ , ngày tháng 0 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Ôn tập về hình học I. Mục tiêu: - Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. - Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật. BTCL: 1, 3, 4. 5
  6. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Nhận dạng hình. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. + Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật. IV. Hoạt động ứng dụng: - Em thử ước lượng và tính, nếu lát nền nhà (hoặc nền bếp, mặt sân) nhà em bằng các viên gạch hình vuông có cạnh 20cm thì cần bao nhiêu viên? ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Lạc quan – Yêu đời I. Mục tiêu: - Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa. - Biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời. - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Thi tìm nhanh từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ. 2. Giới thiệu bài. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. 6
  7. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí:+ Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa. + Đặt được câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm và đọc một số câu chuyện cười cho người thân nghe. ___ Buổi chiều Tiết 2: KĨ THUẬT Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 2) I. Mục tiêu: - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được. - Rèn luyện tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 4. Hoạt động thực hành: a. HS chọn mô hình lắp ghép - GV cho HS tự chọn mô hình lắp ghép b. Chọn và kiểm tra các chi tiết - Làm theo nhóm 4 - Quan sát, nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo sgk và để riêng từng loại và nắp hộp - Hs quan sát sgk và tiến hành lắp c. HS thực hành lắp mô hình tự chọn - GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng và đủ các chi tiêt a) HS lắp từng bộ phận 7
  8. b) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh - Lắp xong kiểm tra sự chuyển động của mô hình. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Chọn đúng và đủ được các chi tiết để mô hình tự chọn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thực hành lắp mô hình tự chọn ở nhà. ___ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Dành cho địa phương: Thực hành bảo vệ môi trường (tiết 1) I. Mục tiêu: - Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. - Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch. - Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch ở địa phương em. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Các thông tin và nhận biết phải bảo vệ môi trường. - GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc và thảo luận về các sự kiện đó. - Qua các thông tin, số liệu nghe được, em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống? GV kết luận Hoạt động 2: Đồng tình và ủng hộ những hành động bảo vệ môi trường. - GV giao nhiệm vụ cho HS làm: - Yêu cầu HS biểu lộ thái độ theo quy ước a / Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư. b / Trồng cây gây rừng. c / Phân loại rác trước khi xử lí. d / Giết, mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt. đ / Làm ruộng bậc thang. e / Vứt xác súc vật ra đường. g / Dọn sạch rác thải trên đường phố. h / Khu chuồng trại gia súc để gần nguồn thức ăn. GV kết luận, giáo dục BVMT. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. 8
  9. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. + Biết tham gia bảo vệ môi trường. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm hình ảnh liên quan đến việc bảo vệ môi trường. ___ Thứ , ngày tháng 05 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Ăn “mầm đá” I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống. - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc với giọng vui, hóm hỉnh; đọc phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn câu chuyện. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Khâm phục sự thông minh của Trạng Quỳnh. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Tìm người chỉ huy 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm cả bài. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, đúng từ ngữ, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. 9
  10. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: -GV chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: TOÁN Ôn tập về hình học (tiếp) I. Mục tiêu: - Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. - Tính được diện tích hình bình hành. BTCL: 1, 2, 4. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Nhận dạng hình. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. + Tính được diện tích hình bình hành. IV. Hoạt động ứng dụng: 10
  11. - Em thử ước lượng và tính, nếu lát nền lớp học của em bằng các viên gạch hình vuông có cạnh 30cm thì cần bao nhiêu viên? ___ Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu I. Mục tiêu: - Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu. - Bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện. - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí:+ Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu. + Viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích. IV. Hoạt động ứng dụng: - Viết vào vở một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu miêu tả con vặt mà em yêu thích trong đó có một câu dùng trạng ngữ, gạch chân dưới trạng ngữ trong câu. ___ Thứ , ngày tháng 05 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Trả bài văn miêu tả con vật I. Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả con vật (đúng ý, bố cục, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, ). - Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. - Biết yêu quý con vật nuôi. 11
  12. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập để thống kê các lỗi (về chính tả, dùng từ, câu, ) trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - GV treo bảng phụ có ghi đề bài kiểm tra lên bảng. - HS đọc lại đề bài kiểm tra. - GV nhận xét về kết quả bài làm của HS. - Phát bài cho HS. - Ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả, mà nhiều HS mắc phải lên bảng sau đó gọi HS lên bảng chữa bài. - Gọi HS bổ sung, nhận xét. - Đọc những bài văn hay. - Gọi HS đọc những bài văn hay của các bạn trong lớp hay những bài sưu tầm được của các năm trước. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn. + Biết sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết. IV. Hoạt động ứng dụng: - Viết lại những lỗi sai và đọc lại bài văn cho người thân nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Ôn tập về tìm số trung bình cộng I. Mục tiêu: - Củng cố bài toán về tìm số trung bình cộng. - Giải được bài toán về tìm số trung bình cộng. BTCL: 1, 2, 3 - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. 12
  13. Bài 2: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Giải được bài toán về tìm số trung bình cộng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Thứ , ngày tháng 05 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu: - Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước. - Biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí. - Biết yêu quý con vật nuôi. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu Điện chuyển tiền đi, Giấy mua báo chí trong nước. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí. 13
  14. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân tìm hiểu một vài loại giấy tờ in sẵn có trong gia đình. ___ Tiết 2: TOÁN Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó I. Mục tiêu: - Củng cố bài toán về Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.BTCL 1, 2, 3. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt bài toán theo sơ đồ 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục tiêu: - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật, hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật. - Thêm yêu mến cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: 14
  15. - Câu chuyện về người vui tính. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề. + Câu chuyện liên quan đến nhân vật nói về vui tính thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ. + Em đã tham gia hoặc đã chứng kiến câu chuyện của mình như thế nào? -Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: HS kể chuyện theo nhóm, nhận xét, bổ sung cho nhau. - HS nối tiếp nhau kể chuyện. HS tự trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân của em cùng nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Ôn tập: Thực vật và động vật I. Mục tiêu: - Ôn tập về : mối quan hệ thức ăn của một nhóm sinh vật - Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ), mối quan hệ thức ăn của một nhóm sinh vật. Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắc xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. - Thêm yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh hoạ SGK. 15
  16. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vẽ và trình bày được sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các hình SGK. - Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào? - GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm. - So sánh sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã với sơ đồ về chuỗi thức ăn đã học ở các bài trước, em có nhận xét gì? GV kết luận Hoạt động 2: Vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. - GV yêu cầu HS quan sát hình trang 136; 137/SGK và thảo luận nhóm đôi. - Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ? - Dựa vào các hình, nói về chuỗi thức ăn, trong đó có con người? - Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì? - Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt? - Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất. Kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết mối quan hệ thức ăn của một nhóm sinh vật và vai trò của con người với tư cách là một mắc xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nói cho bố, mẹ nghe những điều em học được ở lớp. ___ Tiết 2: ĐỊA LÍ Ôn tập I. Mục tiêu: - Chỉ được trên bản đồ dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng ; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung ; các cao nguyên ở Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình. - So sánh, hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và dãy đồng bằng duyên hải miền Trung. - Có hứng thú với môn học. 16
  17. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vị trí các dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, thành phố của nước ta. - GV phát phiếu học tập cho HS. - GV yêu cầu HS điền các địa danh theo yêu cầu của câu 1 vào lược đồ khung VN của mình. - Yêu cầu HS lên chỉ vị trí các địa danh theo yêu cầu của câu 1 trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN ở bảng. - Yêu cầu HS chỉ vị trí: biển Đông; quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các đảo Cát Bà; Côn Đảo, Phú Quốc. - Giáo dục bảo vệ môi trường. Hoạt động 2: Đặc điểm tiêu biểu của một số thành phố lớn ở nước ta. - GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các thành phố. - HS các nhóm nhận phiếu và làm việc theo yêu cầu GV. - Các nhóm thảo luận và hoàn thiện bảng hệ thống được phát. - Đại diện nhóm lên chỉ các thành phố đó trên bản đồ hành chính VN ở bảng. - GV nhận xét, giáo dục BVMT. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết hệ thống hóa kiến thức ôn tập. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 34. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. 17
  18. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: T.Danh, Huy. - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Đức, Bảo c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân:đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Chiến cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 35: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 34. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Tâm, Thanh Danh, Triệu Châu, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Ngọc, Vy, Hoa, Huyền, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Không làm việc riêng trong giờ học. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày tháng 05 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 18