Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 8 (Năm học 2018 - 2019) - GV: Hoàng Thị Hải Yến

doc 14 trang thienle22 5290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 8 (Năm học 2018 - 2019) - GV: Hoàng Thị Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_tieu_hoc_tuan_8_nam_hoc_2018_2019_gv_hoang.doc

Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 8 (Năm học 2018 - 2019) - GV: Hoàng Thị Hải Yến

  1. Trường TH số 2 Kiến Giang Năm học: 2018 - 2019 TUẦN 08 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2018 Nhật kí mĩ thuật 4: CHỦ ĐỀ 3: NGÀY HỘI HÓA TRANG (T2) Thời lượng: 2 tiết I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Nắm được cách tạo hình mặt nạ. - Kĩ năng: Tạo hình được mặt nạ, mũ con vật, nhân vật, theo ý thích. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. - Thái độ: Yêu thích sản phẩm mình làm ra. - Năng lực: Tích cực, tự giác hoàn thành công việc được giao. Tự tin, mạnh dạn, diễn đạt mạch lạc, phát triển năng lực ngôn ngữ. * Em Nguyên: Tạo hình được mặt nạ đơn giản và giới thiệu được sản phẩm của mình. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Tạo hình từ vật tìm được, trình diễn sắm vai. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân III.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: + Tranh ảnh về một số lễ hội hóa trang. + Một số sản phẩm tạo hình hóa trang của học sinh. + Hình minh họa các bước. 2. Học sinh: + Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, đất nặn, bìa, chai VI. HOẠT ĐỘNG HỌC: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Khởi động: + Hôm trước chúng ta học chủ đề gì? + Vậy em hãy nêu cách thực hiện tạo hình mặt nạ? Việc 1: Nhóm trưởng điều hành nhóm nhắc lại kiến thức đã học Việc 2: Báo cáo với cô giáo Việc 3: Chia sẻ trước lớp. - Giáo viên nhận xét – đánh giá. * Đánh giá: - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; tôn vinh. - Tiêu chí đánh giá: HS nêu được cách tạo hình mặt nạ/mũ. + Gấp đôi hoặc kẻ trục dọc lên giữa tờ giấy hoặc bìa. Vẽ hình mặt nạ. + Tìm vị trí của hai mắt cân đối qua trục dọc. Vẽ các bộ phận thể hiện rõ đặc điểm của nhân vật, con vật, đồ vật, + Lựa chọn màu sắc hoặc vật liệu khác để trang trí mặt nạ theo ý thích. + Cắt hình mặt nạ ra khỏi giấy, buộc dây để đeo + Hs mạnh dạn, tự tin khi trình bày. 2.Hình thành kiến thức: - Giới thiệu bài, nêu MT cần đạt & ghi đề bài B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. GV: Hoàng Thị Hải Yến
  2. Trường TH số 2 Kiến Giang Năm học: 2018 - 2019 Hoạt động 3: Thực hành Việc 1: Hs thực hành cá nhân làm một mặt nạ theo ý thích. Việc 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh. - GV bao quát lớp học và hướng dẫn thêm cho em Nguyên. * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Thực hành; Định hướng học tập. - Tiêu chí đánh giá: Đối với học sinh năng năng lực hạn chế : + Làm được mặt nạ rõ đặc điểm con vật, nhân vật. Đối với học sinh năng khiếu : + Tạo hình mặt nạ vừa với khuôn mặt. Vị trí hai mắt trên mặt nạ vừa với vị trí mắt người sử dụng. + Tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Việc 1: Thảo luận để thống nhất cách trình bày trong nhóm. Việc 2: Từng nhóm hs đeo mặt nạ/mũ lên giới thiệu sản phẩm của mình. (HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc) - Gv đặt câu hỏi gợi mở để giúp khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình. + Em có thích thú khi thực hiện chủ đề không? + Em đã lựa chọn hình thức nào để tạo sản phẩm hóa trang của mình? + Em sử dụng màu sắc như thế nào để trang trí cho mặt nạ/ mũ của mình? + Mặt nạ/mũ em làm ra được sử dụng trong lễ hội hay trên sân khấu? * Đánh giá: - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp, Tích hợp. - Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi; Nhận xét bằng lời; tôn vinh; định hướng học tập. - Tiêu chí đánh giá: + HS hoàn thành sản phẩm đẹp và sáng tạo. + Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – SÁNG TẠO - Tự sáng tạo hình mặt nạ bằng các hình thức khác để sử dụng trong dịp lễ tết của năm và tặng cho bạn bè, người thân. * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: GV: Hoàng Thị Hải Yến
  3. Trường TH số 2 Kiến Giang Năm học: 2018 - 2019 + HS sáng tạo được mặt nạ bằng nhiều hình thức. Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2018 Thủ công 1: XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (TIẾT1) (Lớp 11 tiết 1, 12 tiết 2,13 tiết 3) I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: HS Biết cách xé, dán hình cây đơn giản. - Kĩ năng: Xé được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé có thể có răng cưa. Hình dán tương đối phẳng, có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá. Có thể xé được thân hình cây đơn giản có hình dạng, kích thước màu sắc khác - Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học. - Năng lực :Góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Xé, dán. *Với HS khéo tay: Xé được hình cây đơn giản. Đường xé ít răng cưa, hình dán cân đối, phẳng. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giản. - Quy trình về xé, dán hình cây đơn giản. 2. Học sinh: - Giấy thủ công các màu, đồ dùng thủ công, vở thủ công, khăn lau tay III.CÁC HĐ DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Khởi động: Việc 1: Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát 1 bài Việc 2: Gv nhận xét * Đánh giá: - PP: vấn đáp - Kĩ thuật: tnhận xét bằng lời - Tiêu chí đánh giá: HS vui vẻ, hát đúng lời bài hát, tâm thế thoải mái sẵn sàng vào học bài mới 2.Hình thành kiến thức. - Giới thiệu bài- ghi đề bài – HS nhắc đề bài. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét. Xem bài mẫu và trả lời câu hỏi: + Đây là hình gì ? Tán lá cây hình gì ? Thân cây, tán cây sử dụng màu gì ? + Em nào biết thêm về đặc điểm của cây mà em đã nhìn thấy? GV: Hoàng Thị Hải Yến
  4. Trường TH số 2 Kiến Giang Năm học: 2018 - 2019 Việc 1: Chia sẻ Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả. KL: Hình cây, tán lá cây hình tròn, hình dài. Thân màu nâu, tán màu xanh. * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp; Quan sát - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - TLCH; Nhận xét bằng lời; Ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: + HS biết được hình dạng, màu sắc của cây. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu. - GV thao tác mẫu và yêu cầu hs quan sát. Bước 1: Xé hình tán lá cây. Bước 2: Xé hình thân cây Bước 3: Dán hình - HS nhắc lại các bước xé, dán hình cây. * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp; Quan sát - Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: + HS nêu được các bước xé, dán hình cây. + Hs có ý thức học tập. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 3: Xé hình cây trên giấy nháp. Việc 1: Thực hành xé, dán hình cây trên giấy nháp. Việc 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh. Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo. * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi- TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Thực hành; Định hướng học tập. - Tiêu chí đánh giá: + Hs xé được hình thân, lá cây. + Các đường xé tương đối thẳng, đều, ít răng cưa. + Hình xé cân đối, gần giống mẫu. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Chia sẻ nội dung bài học cho bạn bè, người thân. GV: Hoàng Thị Hải Yến
  5. Trường TH số 2 Kiến Giang Năm học: 2018 - 2019 Nhật kí mĩ thuật 5 CHỦ ĐỀ 3: ÂM NHẠC VÀ MÀU SẮC (T3) Thời lượng : 3 tiết I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Nghe và vận động được theo giai điệu của âm nhạc; chuyển được âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy. Biết, hiểu về đường nét và màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc. Từ các đường nét, màu sắc có thể cảm nhận và tưởng tượng được hình ảnh. - Kĩ năng: Phát triển trí tưởng tượng về hình ảnh và kết hợp với chữ viết để tạo thành sản phẩm mĩ thuật mới. Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. - Thái độ: Giúp HS yêu thích âm nhạc. - Năng lực :Góp phần hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực tưởng tưởng và tạo hình. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: vận dụng quy trình Vẽ theo âm nhạc. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhóm, hoạt động cá nhân. III.CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: - Sách dạyhọc Mĩ thuật lớp 5. - Bản nhạc, loa máy. Sản phẩm của HS. 2.Học sinh: - Sách học Mĩ thuật lớp 5. - Giấy vẽ, màu vẽ, thước kẻ, kéo, keo dán, băng dính. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: Thống nhất với các HĐ của sách dạy mĩ thuật. 3.HĐ 3. Thực hành: * Đánh giá: - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp, Tích hợp. - Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và Trả lời câu hỏi, thực hành, định hướng học tập. - Tiêu chí đánh giá: Đối với học sinh năng lực hạn chế : + Hình thành được ý tưởng tạo sản phẩm từ những mảng màu tìm được. + Tạo được sản phẩm trang trí đơn giản. Đối với học sinh năng khiếu : + Sử dụng thêm các chất liệu khác nhau để trang trí, hoàn thiện sản phẩm. + Sáng tạo thêm các chi tiết khác để tạo sự sinh động cho sản phẩm. Tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao. HĐ4.Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. * Đánh giá: - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp, Tích hợp. - Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và Trả lời câu hỏi; Tôn vinh; Thực hành; Định hướng học tập. - Tiêu chí đánh giá: + Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. GV: Hoàng Thị Hải Yến
  6. Trường TH số 2 Kiến Giang Năm học: 2018 - 2019 + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp. V.NHỮNG LƯU Ý SAU KHI DẠY: Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2018 Nhật kí mĩ thuật 2: CHỦ ĐỀ 4: HỘP MÀU CỦA EM (T1) Thời lượng: 2 tiết (Lớp 22 tiết 1) I.MỤC TIÊU: - Kiến thức: Nhận ra và kể được tên một số màu sắc. Phân biệt được một số chất liệu màu và biết cách pha các màu: da cam, xanh lục, tím. - Kĩ năng: Vẽ được màu theo ý thích vào tranh hoa quả, đồ vật. - Thái độ: Yêu thích màu sắc và hứng thú khi sử dụng màu - Năng lực :Năng lực cảm nhận, hợp tác, thẩm mĩ. * Em Đạt: Nhận ra và kể được tên một số màu sắc. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN. 1. Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2. -Hình ảnh về ba màu cơ bản: Đỏ, vàng, lam và hình hướng dẫn cách pha màu da cam, xanh lục, tím. - Bài vẽ hoa quả, đồ vật có màu sắc đẹp. - Một số chất liệu màu quen thuộc với HS. 2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Giấy vẽ A4, A3, màu vẽ, bút chì, tẩy, keo, kéo IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: - Thống nhất với các hoạt động của bài học 1. HĐ1: Tìm hiểu: *Đánh giá: - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp; Quan sát. - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh; Ghi chép ngắn. - Tiêu chí đánh giá: + Nhận ra và kể được tên một số màu sắc. Phân biệt được một số chất liệu màu + Hợp tác nhóm tốt,tự tin khi trình bày. 2. HĐ2: Thực hiện: *Đánh giá: - Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. - Tiêu chí đánh giá: HS biết cách pha màu: đó là từ ba màu chính: Đỏ, vàng, lam pha trộn từng cặp màu với nhau sẽ được màu thứ ba tương ứng: da cam, xanh lục, tím. Hs biết cách vẽ tranh đồ vật, hoa quả: + Chọn hình ảnh theo trí nhớ(đồ vật, hoa quả). + Vẽ hình vào trang giấy ( Vẽ hình ảnh vừa với khổ giấy) GV: Hoàng Thị Hải Yến
  7. Trường TH số 2 Kiến Giang Năm học: 2018 - 2019 +Sử dụng các màu vừa học để vẽ màu theo ý thích. + Hs mạnh dạn, tự tin khi trình bày. V. NHỮNG LƯU Ý SAU KHI DẠY: Nhật kí mĩ thuât 3: CHỦ ĐỀ 4: CHÂN DUNG BIỂU CẢM (T1) Thời lượng : 2 tiết (Lớp 31 tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm. - Kĩ năng: Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân. - Thái độ: Tôn trọng bản thân và yêu quý những người xung quanh. - Năng lực : Góp phần hình thành và phát triển năng lực cảm thụ, biểu đạt cảm xúc. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ biểu cảm. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III.CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: + Hình minh họa các bước vẽ chân dung. + Bài vẽ chân dung và tranh chân dung biểu cảm của Hs 2. Học sinh: + Giấy vẽ A3, màu vẽ, hồ dán IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: - Thống nhất với các hoạt động của bài học 1. HĐ1: Tìm hiểu: *Đánh giá: - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp, Tích hợp. - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh, phân tích, phản hồi. - Tiêu chí đánh giá: + HS biết được tranh chân dung biểu cảm khác với tranh chân dung thường vẽ ở các đường nét và màu sắc và được thể hiện bằng hình thức quan sát, vẽ không nhìn giấy để ghi lại cảm xúc của người vẽ về đặc điểm của người được vẽ. Cảm xúc của nhân vật được thể hiện bằng đường nét và màu sắc theo cảm nhận của người vẽ. + Trình bày to, rõ ràng, mạch lạc. 2. HĐ2: Thực hiện: *Đánh giá: - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp. - Kĩ thuật đánh giá: Trả lời câu hỏi; Nhận xét bằng lời, tôn vinh - Tiêu chí đánh giá: Hs biết được cách vẽ biểu cảm. + Mắt tập trung quan sát mẫu để ghi nhớ hình dáng, đặc điểm chính; không nhìn vào giấy khi vẽ; mắt nhìn đến đâu tay vẽ đến đấy, vẽ các nét liền mạch ( không nhấc bút lên). + Vẽ thêm các nét trang trí theo cảm xúc làm cho hình vẽ sinh động và bộc lộ rõ trạng thái, cảm xúc (VD: vui, ngạc nhiên, buồn, dữ, hiền, ). GV: Hoàng Thị Hải Yến
  8. Trường TH số 2 Kiến Giang Năm học: 2018 - 2019 + Vẽ màu theo ý thích dựa trên sự quan sát và cảm nhận về ánh sáng, đậm nhạt trên mẫu. HS trình bày ngắn gọn, đủ ý. V.NHỮNG LƯU Ý SAU KHI DẠY: Nhật kí mĩ thuật 1: CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG CON CÁ ĐÁNG YÊU (T2) Lồng ghép và tích hợp GDĐP: Vẽ thêm vào hình có sẵn và vẽ màu tranh phong cảnh biển.Thời lượng : 3 tiết (Lớp 12 tiết 3, 13 tiết 4) I.ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU: - Kiến thức: Hiểu biết thêm về những danh lam thắng cảnh của địa phương. Biết cách vẽ thêm các hình vẽ vào vị trí thích hợp trong tranh phong cảnh biển - Kĩ năng: Vẽ được các hình vẽ và vẽ màu vào tranh phong cảnh biển (Cá, thuyền, san hô, - Thái độ: Yêu mến cảnh đẹp quê hương, đất nước, con người. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Năng lực : Góp phần hình thành và phát triển năng lực tư duy, tưởng tượng, hợp tác nhóm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau, Xây dựng cốt truyện. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III.CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: + Tài liệu GD địa phương. + Bài vẽ màu của thiếu nhi. + Tranh minh họa 2. Học sinh: + Tài liệu GD địa phương + Giấy vẽ, chì, màu, kéo, hồ dán, đất nặn IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: Thống nhất với các HĐ của sách dạy mĩ thuật. 3. HĐ3: Thực hành: 3.1: Hoạt động cá nhân * Đánh giá: Phương pháp đánh giá: Vấn đáp, Tích hợp. Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Thực hành; Định hướng học tập. Tiêu chí đánh giá: - Đối với học sinh năng lực hạn chế : +Vẽ được các con cá với các hình dáng và màu sắc khác nhau. - Đối với học sinh năng khiếu : + Vẽ hoặc xé được các con cá với các hình dáng, kích thước và màu sắc phong phú, hình tạo dáng sinh động. + Tích cực, tự giác, hoàn thành công việc được giao. V.NHỮNG LƯU Ý SAU KHI DẠY: GV: Hoàng Thị Hải Yến
  9. Trường TH số 2 Kiến Giang Năm học: 2018 - 2019 Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2018 Nhật kí mĩ thuật 2: CHỦ ĐỀ 4: HỘP MÀU CỦA EM (T1) Thời lượng: 2 tiết (Lớp 21 tiết 1,23 tiết 2) I.MỤC TIÊU: - Kiến thức: Nhận ra và kể được tên một số màu sắc. Phân biệt được một số chất liệu màu và biết cách pha các màu: da cam, xanh lục, tím. - Kĩ năng: Vẽ được màu theo ý thích vào tranh hoa quả, đồ vật. - Thái độ: Yêu thích màu sắc và hứng thú khi sử dụng màu - Năng lực : Năng lực cảm nhận, hợp tác, thẩm mĩ. * Em Đạt: Nhận ra và kể được tên một số màu sắc. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN. 2. Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2. -Hình ảnh về ba màu cơ bản: Đỏ, vàng, lam và hình hướng dẫn cách pha màu da cam, xanh lục, tím. - Bài vẽ hoa quả, đồ vật có màu sắc đẹp. - Một số chất liệu màu quen thuộc với HS. 2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Giấy vẽ A4, A3, màu vẽ, bút chì, tẩy, keo, kéo IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: - Thống nhất với các hoạt động của bài học 1. HĐ1: Tìm hiểu: *Đánh giá: - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp; Quan sát. - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh; Ghi chép ngắn. - Tiêu chí đánh giá: + Nhận ra và kể được tên một số màu sắc. Phân biệt được một số chất liệu màu + Hợp tác nhóm tốt,tự tin khi trình bày. 2. HĐ2: Thực hiện: *Đánh giá: - Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. - Tiêu chí đánh giá: HS biết cách pha màu: đó là từ ba màu chính: Đỏ, vàng, lam pha trộn từng cặp màu với nhau sẽ được màu thứ ba tương ứng: da cam, xanh lục, tím. Hs biết cách vẽ tranh đồ vật, hoa quả: + Chọn hình ảnh theo trí nhớ(đồ vật, hoa quả). + Vẽ hình vào trang giấy ( Vẽ hình ảnh vừa với khổ giấy) +Sử dụng các màu vừa học để vẽ màu theo ý thích. + Hs mạnh dạn, tự tin khi trình bày. GV: Hoàng Thị Hải Yến
  10. Trường TH số 2 Kiến Giang Năm học: 2018 - 2019 V. NHỮNG LƯU Ý SAU KHI DẠY: Nhật kí mĩ thuât 1: CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG CON CÁ ĐÁNG YÊU (T2) Lồng ghép và tích hợp GDĐP: Vẽ thêm vào hình có sẵn và vẽ màu tranh phong cảnh biển.Thời lượng : 3 tiết (Lớp 11 tiết 3) I.ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU: - Kiến thức: Hiểu biết thêm về những danh lam thắng cảnh của địa phương. Biết cách vẽ thêm các hình vẽ vào vị trí thích hợp trong tranh phong cảnh biển - Kĩ năng: Vẽ được các hình vẽ và vẽ màu vào tranh phong cảnh biển (Cá, thuyền, san hô, - Thái độ: Yêu mến cảnh đẹp quê hương, đất nước, con người. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Năng lực : Góp phần hình thành và phát triển năng lực tư duy, tưởng tượng, hợp tác nhóm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau, Xây dựng cốt truyện. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III.CHUẨN BỊ. 2. Giáo viên: + Tài liệu GD địa phương. + Bài vẽ màu của thiếu nhi. + Tranh minh họa 2. Học sinh: + Tài liệu GD địa phương + Giấy vẽ, chì, màu, kéo, hồ dán, đất nặn IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: Thống nhất với các HĐ của sách dạy mĩ thuật. 4. HĐ3: Thực hành: 3.1: Hoạt động cá nhân * Đánh giá: Phương pháp đánh giá: Vấn đáp, Tích hợp. Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Thực hành; Định hướng học tập. Tiêu chí đánh giá: - Đối với học sinh năng lực hạn chế : +Vẽ được các con cá với các hình dáng và màu sắc khác nhau. - Đối với học sinh năng khiếu : + Vẽ hoặc xé được các con cá với các hình dáng, kích thước và màu sắc phong phú, hình tạo dáng sinh động. + Tích cực, tự giác, hoàn thành công việc được giao. V.NHỮNG LƯU Ý SAU KHI DẠY: Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2018 Thủ công 2: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (T1) GV: Hoàng Thị Hải Yến
  11. Trường TH số 2 Kiến Giang Năm học: 2018 - 2019 (Lớp 23 tiết 1 , 22 tiết 2,21 tiết 3) I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui. - Kĩ năng: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui theo quy trình. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. - Thái độ: Giáo dục HS yêu thích xếp hình. - Năng lực : Tích cực, tự giác hoàn thành công việc được nhóm giao. * Đối với HS năng khiếu: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp thẳng, phẳng. * Em Đạt: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui theo quy trình. II. ĐỒ DÙNG: 1. Giáo viên: - Mẫu thuyền phẳng đáy không mui gấp sẵn. - Quy trình thuyền phẳng đáy không mui có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp. 2. Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. HĐ Khởi động: Việc 1: Trưởng ban HT điều khiển nhóm đọc ôn lại quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui. Việc 2: Các nhóm trưởng báo cáo về đọc và trả lời của nhóm mình. - Đánh giá: + PP: Vấn đáp + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui. Trả lời rõ ràng, trôi chảy. 2. Hình thành kiến thức. - GV giới thiệu bài – mục tiêu. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui. Việc 1: Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo với cô giáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập của nhóm. Việc 2: Gấp thuyền phẳng đáy không mui. Việc 3: Chia sẻ cách gấp thuyền phẳng đáy không mui. Việc 4: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. GV: Hoàng Thị Hải Yến
  12. Trường TH số 2 Kiến Giang Năm học: 2018 - 2019 * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Thực hành. - Tiêu chí đánh giá: + HS gấp được thuyền phẳng đáy không mui. + Tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2. Trưng bày sản phẩm, chia sẻ: Việc 1: Nhóm trưởng điều hành nhóm trưng bày sản phẩm. Việc 2: Chia sẻ sản phẩm. Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo hoặc cả lớp. Báo cáo thầy/cô kết quả và những điều em chưa hiểu. * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh - Tiêu chí đánh giá: + Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thực hành. + Gấp hình đúng quy trình. + Hình gấp cân đối, nếp gấp thẳng, phẳng. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Trưng bày sản phẩm ở góc thân thiện. - Làm một sản phẩm khác tặng cho bạn bè, người thân. * Đánh giá: - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời - Tiêu chí đánh giá: + Hs gấp đúng quy trình và có thể trang trí thêm Nhật kí ôn luyện mĩ thuật 1: CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG CON CÁ ĐÁNG YÊU Lồng ghép và tích hợp GDĐP: Vẽ thêm vào hình có sẵn và vẽ màu tranh phong cảnh biển. Sáng: Lớp 13 tiết 4 Chiều: Lớp 11 tiết 2,12 tiết I.ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU: - Kiến thức: Hiểu biết thêm về những danh lam thắng cảnh của địa phương. Biết cách vẽ thêm các hình vẽ vào vị trí thích hợp trong tranh phong cảnh biển - Kĩ năng: Vẽ được các hình vẽ và vẽ màu vào tranh phong cảnh biển (Cá, thuyền, san hô, GV: Hoàng Thị Hải Yến
  13. Trường TH số 2 Kiến Giang Năm học: 2018 - 2019 - Thái độ: Yêu mến cảnh đẹp quê hương, đất nước, con người. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Năng lực : Góp phần hình thành và phát triển năng lực tư duy, tưởng tượng, hợp tác nhóm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau, Xây dựng cốt truyện. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III.CHUẨN BỊ. 3. Giáo viên: + Tài liệu GD địa phương. + Bài vẽ màu của thiếu nhi. + Tranh minh họa 2. Học sinh: + Tài liệu GD địa phương + Giấy vẽ, chì, màu, kéo, hồ dán, đất nặn IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: Thống nhất với các HĐ của sách dạy mĩ thuật. 5. HĐ3: Thực hành: 3.1: Hoạt động cá nhân * Đánh giá: Phương pháp đánh giá: Vấn đáp, Tích hợp. Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Thực hành; Định hướng học tập. Tiêu chí đánh giá: - Đối với học sinh năng lực hạn chế : +Vẽ được các con cá với các hình dáng và màu sắc khác nhau. - Đối với học sinh năng khiếu : + Vẽ hoặc xé được các con cá với các hình dáng, kích thước và màu sắc phong phú, hình tạo dáng sinh động. + Tích cực, tự giác, hoàn thành công việc được giao. V.NHỮNG LƯU Ý SAU KHI DẠY: Nhật kí mĩ thuật 3: CHỦ ĐỀ 4: CHÂN DUNG BIỂU CẢM (T1) Thời lượng : 2 tiết (Lớp 33 tiết 3) I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm. - Kĩ năng: Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân. - Thái độ: Tôn trọng bản thân và yêu quý những người xung quanh. - Năng lực :Góp phần hình thành và phát triển năng lực cảm thụ, biểu đạt cảm xúc. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ biểu cảm. - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III.CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: + Hình minh họa các bước vẽ chân dung. + Bài vẽ chân dung và tranh chân dung biểu cảm của Hs GV: Hoàng Thị Hải Yến
  14. Trường TH số 2 Kiến Giang Năm học: 2018 - 2019 2. Học sinh: + Giấy vẽ A3, màu vẽ, hồ dán IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: - Thống nhất với các hoạt động của bài học 1. HĐ1: Tìm hiểu: *Đánh giá: - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp, Tích hợp. - Kĩ thuật đánh giá: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh, phân tích, phản hồi. - Tiêu chí đánh giá: + HS biết được tranh chân dung biểu cảm khác với tranh chân dung thường vẽ ở các đường nét và màu sắc và được thể hiện bằng hình thức quan sát, vẽ không nhìn giấy để ghi lại cảm xúc của người vẽ về đặc điểm của người được vẽ. Cảm xúc của nhân vật được thể hiện bằng đường nét và màu sắc theo cảm nhận của người vẽ. + Trình bày to, rõ ràng, mạch lạc. 2. HĐ2: Thực hiện: *Đánh giá: - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp. - Kĩ thuật đánh giá: Trả lời câu hỏi; Nhận xét bằng lời, tôn vinh - Tiêu chí đánh giá: Hs biết được cách vẽ biểu cảm. + Mắt tập trung quan sát mẫu để ghi nhớ hình dáng, đặc điểm chính; không nhìn vào giấy khi vẽ; mắt nhìn đến đâu tay vẽ đến đấy, vẽ các nét liền mạch ( không nhấc bút lên). + Vẽ thêm các nét trang trí theo cảm xúc làm cho hình vẽ sinh động và bộc lộ rõ trạng thái, cảm xúc (VD: vui, ngạc nhiên, buồn, dữ, hiền, ). + Vẽ màu theo ý thích dựa trên sự quan sát và cảm nhận về ánh sáng, đậm nhạt trên mẫu. HS trình bày ngắn gọn, đủ ý. V.NHỮNG LƯU Ý SAU KHI DẠY: GV: Hoàng Thị Hải Yến