Giáo án dạy Tuần 28 - Lớp 4

doc 16 trang thienle22 5300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 28 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_28_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 28 - Lớp 4

  1. TUẦN 28: Thứ 2, ngày 18 tháng 03 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi. - Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. BTCL: 1,2,3 - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS trao đổi làm bài vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí:+Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi. +Tính được diện tích hình vuông,hình chữ nhật,hình bình hành,hình thoi IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 2: TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì II (tiết 1) I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 1
  2. - Đọc rành mạch tương đối lưu loát các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Có thái độ ôn tập nghiêm túc, biết tổng hợp kiến thức, rèn tính chịu khó. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cả lớp - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. - Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút). - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài (theo chỉ định trong phiếu). - HS trả lời câu hỏi. - Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi. Bài 2: Hoạt động nhóm - Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu sai). * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Nắm được nội dung, các nhân vật trong các bài tập đọc. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì II (tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học: 3 kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? để kể tả hay giới thiệu. - Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả. - Có thái độ ôn tập nghiêm túc, biết tổng hợp kiến thức, rèn tính chịu khó. II. Đồ dùng dạy học: 2
  3. - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - HS đọc bài văn Hoa giấy. - Tìm hiểu nội dung bài. - Hướng dẫn viết từ khó. - Nghe viết chính tả. - Nhận xét một số bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS đặt câu làm vào phiếu bài tập. - Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt. - Nhận xét khen ngợi những HS đặt câu đúng, hay. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 1: LỊCH SỬ Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786) I. Mục tiêu: - Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt Chúa Trịnh (1786): + Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786). + Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước. - Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước. - Thêm tự hào, khâm phục những anh hùng áo vải Tây Sơn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu thảo luận nhóm III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 3
  4. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh - Treo lược đồ chỉ vùng đất Tây Sơn, Đàng Trong, Đàng Ngoài. - Giới thiệu sơ lược về khởi nghĩa Tây Sơn. - Yêu cầu HS xem lược đồ và SGK - Dựa vào lược đồ , trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long ? - Tại sao Nguyễn Huệ lại đem quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh? GV kết luận. Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long - Hãy trình bày ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. - Kết luận: Bài học SGK/60 * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt Chúa Trịnh. + Nắm được công lao của Quang Trung trong việc thống nhất đất nước. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS đọc phần bài học và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học. ___ Tiết 2: KHOA HỌC Ôn tập: Vật chất và năng lượng I. Mục tiêu: - Ôn tập các kiến thức về nước,không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt. - Ôn tập các kĩ năng quan sát thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ. - Thêm yêu thích khoa học, thích khám phá cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất, vui chơi giải trí. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hệ thống lại những kiến thức đã học ở phần Vật chất và năng lượng. - GV yêu cầu các nhóm dán tranh , ảnh nhóm mình đã sưu tầm được . - Yêu cầu lần lượt các thành viên trong nhóm thuyết trình, giải thích nội dung tranh của nhóm. - GV dán tiêu chí chấm điểm. - Nhận xét, kết luận. 4
  5. Hoạt động 2: Củng cố các kỹ năng quan sát và thí nghiệm. - GV vẽ các hình lên bảng, yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ. - Yêu cầu HS nêu từng thời gian trong ngày tương ứng với sự xuất hiện bóng của cọc. - GV nhận xét – chốt kết quả đúng. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí:+ Biết các kiến thức về nước,không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt. + Có kĩ năng quan sát thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Thứ 3, ngày 19 tháng 03 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Giới thiệu tỉ số I. Mục tiêu: - Hiểu đựơc ý nghĩa thực tiễn của tỉ số. - Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại. BTCL: BT1, 3 - Say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu tỉ số - GV nêu VD: Một đội xe có 5 xe tải và 7 xe khách. - GV vẽ sơ đồ minh họa như SGK. - GV giới thiệu tỉ số như SGK. - GV cho HS lập các tỉ số của hai số : 5 và 7 ; 3 và 6. - Yêu cầu HS lập tỉ số của a và b (b khác 0). Lưu ý cách viết tỉ số của hai số: Không kèm theo tên đơn vị. Ví dụ: Tỉ số của 3m và 6m là 3 : 6 hoặc 3 . 6 * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại. 5
  6. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi. - HS thảo luận cặp đôi để làm vào phiếu học tập. - Nhận xét. Bài 3: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - Nhận xét, tuyên dương HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài 2 với người thân của em. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ôn tập giữa học kì II (tiết 3) I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát. - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Có thái độ ôn tập nghiêm túc, biết tổng hợp kiến thức, rèn tính chịu khó. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc, phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cả lớp - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài (theo chỉ định trong phiếu). - HS trả lời câu hỏi. - Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, khen ngợi HS. Bài 3: Hoạt động cá nhân - HS đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ. - Tìm hiểu nội dung bài. - Hướng dẫn viết từ khó. - Nghe viết chính tả. - Nhận xét một số bài. * Đánh giá: 6
  7. - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát, diễn cảm. + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 2: KĨ THUẬT Lắp cái đu (tiết 2) I. Mục tiêu: - Chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu. - Lắp được cái đu theo mẫu. - Rèn luyện tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu cái đu đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Thực hành lắp cái đu: - Nhắc HS phải quan sát kĩ hình trong SGK cũng như nội dung của từng bước lắp. a) HS chọn các chi tiết để lắp cái đu. - GV đến từng nhóm HS để kiểm tra và giúp đỡ các em. b) Lắp từng bộ phận. c) Lắp ráp cái đu. - Nhắc HS quan sát hình 1 SGK để lắp ráp hoàn thiện cái đu. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập: - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành: + Lắp đu đúng mẫu và theo đúng quy trình. + Đu lắp chắc chắn, không bị xộc xệch. + Ghế đu dao động nhẹ nhàng. - GV nhận xét đánh giá kết quả của HS. - Nhắc HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu. Lắp được cái đu. IV. Hoạt động ứng dụng: 7
  8. - Thực hành lắp đu ở nhà. ___ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Tôn trọng Luật Giao thông (tiết 1) I. Mục tiêu: - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông. - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông. - Tôn trọng Luật Giao thông, nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày, biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật Giao thông. II. Đồ dùng dạy học: - Một số biển báo giao thông. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 40 SGK) - Cho HS thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc các thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn. - Y/c các nhóm lên trình bày ý kiến trước lớp. 4. Hoạt động thực hành: a. Thảo luận nhóm (BT1 SGK) - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Y/c các nhóm HS tìm hiểu: + Nội dung bức tranh nói về điều gì? + Những việc làm đó đã theo đúng luật giao thông chưa? + Nên làm thế nào thì đúng luật giao thông? - Nhóm cử đại diện lên trình bày, cả lớp trao đổi tranh luận b. Cả lớp (BT2 SGK) - GV gọi HS đọc to các tình huống - HS đọc và dự đoán kết quả từng tình huống - HS lên trình bày ý kiến trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung - Kết luận. - Gọi 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Phân biệt được hành vi tôn trọng và vi phạm Luật Giao thông. + Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông. 8
  9. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm hình ảnh một số biển báo giao thông. ___ Thứ 4, ngày 20 tháng 03 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì II (tiết 4) I. Mục tiêu: - Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm: Người ta là hoa đất. Vẻ đẹp muôn màu; Những người quả cảm (BT1, BT2). - Biết lựa chọn từ ngữ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý. - Có thái độ ôn tập nghiêm túc, biết tổng hợp kiến thức, rèn tính chịu khó. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1, 2: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu bài tập. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm tìm và viết các từ ngữ, thành ngữ vào phiếu học tập của nhóm. - Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng. - HS nhận xét, bổ sung các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ còn thiếu. - Nhận xét, kết luận phiếu đầy đủ nhất. - Gọi HS đọc lại phiếu. Bài 3: Hoạt động cả lớp - GV treo bảng phụ. - Yêu cầu 3 HS làm bảng. - GV nhận xét – chốt lời giải đúng. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học. + Biết lựa chọn từ ngữ thích hợp đã học để tạo các cụm từ rõ ý. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Tiết 3: TOÁN Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó 9
  10. I. Mục tiêu: - Biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. - Rèn giải đúng chính xác. BTCL: 1 - Say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1:Hướng dẫn giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Bài toán 1: Tổng của hai số là 96. Tỉ số của hai số đó là 3 . Tìm hai số đó. 5 - Bài toán cho chúng ta biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì? - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán. - GV nhận xét, thống nhất về sơ đồ đúng. - GV hướng dẫn HS giải theo các bước. - GV nhận xét. Bài toán 2: GV nêu VD 2. - GV hướng dẫn tương tự như VD 1. - GV nhận xét – chốt kết quả đúng. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - Nhận xét, tuyên dương HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài 2 với người thân của em. ___ Tiết 4: TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì II (tiết 5) I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm. - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Có thái độ ôn tập nghiêm túc, biết tổng hợp kiến thức, rèn tính chịu khó. 10
  11. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cả lớp - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài (theo chỉ định trong phiếu). - HS trả lời câu hỏi. - Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu nội dung. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí:+ Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát, diễn cảm. + Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Thứ 5, ngày 21 tháng 03 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TIẾNG VIỆT Ôn tập giữa học kì II (tiết 6) I. Mục tiêu: - Nắm được định nghĩa và nêu VD để phân biệt ba kiểu câu đã học: Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào?. Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng. - Bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đã học, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu kể đã học. - Có thái độ ôn tập nghiêm túc, biết tổng hợp kiến thức, rèn tính chịu khó. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 11
  12. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu của bài. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. - Phát phiếu và bút cho HS. - Hướng dẫn HS trao đổi tìm định nghĩa của từng kiểu câu. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân, HS làm bài vào phiếu. - Gợi ý: Các em lần lượt đọc từng câu trong đoạn văn xem mỗi câu thuộc kiểu câu kể gì, xem tác dụng của từng câu dùng để làm gì. - Gọi HS đọc bài của mình. - Nhận xét lại, tuyên dương. Bài 3: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân, HS làm bài vào vở. - Gọi HS đọc bài của mình. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí :+ Nắm được định nghĩa và nêu VD để phân biệt ba kiểu câu đã học. + Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn. +Bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đã học IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc đoạn văn của mình ở bài 3 cho người thân nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - Rèn kỹ năng giải bài toán khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. BTCL: 1, 2. - Có ý thức tự giác, tích cực học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS trao đổi làm vào phiếu bài tập. 12
  13. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét và tuyên dương HS. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài với người thân của em. ___ Thứ 6, ngày 22 tháng 03 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TIẾNG VIỆT Kiểm tra định kì giữa học kì II ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - Rèn kỹ năng giải bài toán khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. BTCL: 1, 3. - Có ý thức tự giác, tích cực học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS trao đổi làm vào phiếu bài tập. - Chữa bài. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét và tuyên dương HS. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. IV. Hoạt động ứng dụng: 13
  14. - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 4: TIẾNG VIỆT Kiểm tra định kì giữa học kì II ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Ôn tập: Vật chất và năng lượng (tiếp) I. Mục tiêu: - Ôn tập các kiến thức về nước,không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt. - Ôn tập các kĩ năng quan sát thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ. - Thêm yêu thích khoa học, thích khám phá cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất, vui chơi giải trí. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hệ thống lại những kiến thức đã học ở phần Vật chất và năng lượng. - GV yêu cầu các nhóm dán tranh , ảnh nhóm mình đã sưu tầm được . - Yêu cầu lần lượt các thành viên trong nhóm thuyết trình, giải thích nội dung tranh của nhóm. - GV cùng 3 HS chấm điểm . - Nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Củng cố các kỹ năng quan sát và thí nghiệm. - GV vẽ các hình lên bảng , yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ. - Yêu cầu HS nêu từng thời gian trong ngày tương ứng với sự xuất hiện bóng của cọc. - GV nhận xét – chốt kết quả đúng. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết các kiến thức về nước,không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt. + Có kĩ năng quan sát thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 2: ĐỊA LÍ Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung 14
  15. I. Mục tiêu: - Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung. - Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, - Nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ vùng đất nơi em sinh sống. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam-ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Đặc điểm dân cư của dải đồng bằng ven biển miền Trung. - GV chỉ trên bản đồ, cho HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày. - Em hãy so sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với vùng núi ở Trường Sơn? - Em hãy so sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ĐBBB và ĐBNB? GV kết luận. Hoạt động 2: Đặc điểm hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng miền Trung. - Yêu cầu HS quan sát các hình 3 8/139 và đọc ghi chú ở các hình. - GV ghi sẵn trên bảng 4 cột và yêu cầu 4 em lên bảng điền. - Vì sao người dân ở đây lại có ngành sản xuất này? - Địa phương em có trồng lúa, chăn nuôi trâu, bò và nuôi thuỷ hải sản không? - Kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung. + Biết được một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm tranh, ảnh về đồng bằng duyên hải miền Trung. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 28. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. 15
  16. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: T.Danh, Huy. - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Đức, Bảo c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân:đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Chiến cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 29: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 28. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Tâm, Thanh Danh, Triệu Châu, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Ngọc, Vy, Hoa, Huyền, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Không làm việc riêng trong giờ học. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 18 tháng 03 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 16