Đề kiểm tra định kì cuối môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

doc 10 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2017_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG    MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM LỚP 4 NĂM HỌC 2017 – 2018 T Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng T Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc Số câu 3 1 1 1 4 2 hiểu văn bản Câu số 1;2;3 4 7 5 1 Số 1,5 0,5 1 1 2 2 điểm Kiến Số câu 1 1 1 1 2 2 thức Tiếng Câu số 7 9 8 10 2 Việt Số 0,5 0,5 1 1 1 2 điểm Số câu 4 2 2 2 6 4 Tổng Câu số 1;2;3;7 4,9 7,8 5,10 Số 2,0 1,0 2 2 3 4 điểm Chuyên môn Khối trưởng Hồ Thị Tuyết
  2. PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG    ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2017 -2018 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Ngày kiểm tra: 17/5/2018. (Đề 1) PHẦN 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) Học sinh đọc một đoạn văn trong bài tập đọc đã học ở kì II ( Từ tuần 19 đến tuần 33) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do Gv đưa ra. ( GV ghi rõ tên bài đọc, đoạn đọc, số trang vào từng phiếu cho HS bốc thăm và kiểm tra từng học sinh). PHẦN 2: KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (7điểm) 1. Đọc thầm nội dung bài tập đọc sau: NGƯỜI BẠN MỚI Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo: - Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học - Mời bác đưa em vào - Thầy giáo nói. Bà mẹ bước ra hành lang và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về cô bé nhỏ xíu – em bị gù. Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: “ Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. Các trò ngoan của thầy đã hiểu - các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới. Thầy giáo giới thiệu: - Tên bạn mới của các em là Ô-li-a – Thầy liếc nhìn tập hồ sơ bà mẹ đưa – Bạn ấy từ tỉnh xa chuyển đến trường chúng ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Các em đều thấy bạn bé nhỏ nhất lớp mà. Tất cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay: - Em nhường chỗ cho bạn Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy. Theo XU- KHÔM- LIN – SKI (Mạnh Hưởng dịch)
  3. 2. Dựa vào nội dung bài đọc “Người bạn mới” trả lời câu hỏi và làm các bài tập sau: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: ( Câu 1,2,3) Câu 1: Người bạn mới đến lớp có đặc điểm gì? ( Mức 1) A. Em bị cận thị. B. Em bị gù. C. Em bị đau chân. D. Em bị đau tay. Câu 2: Khi Ô-li-a bước vào lớp, thầy giáo nhìn học sinh trong lớp với ánh mắt cầu khẩn như thế nào? ( Mức 1) A. “ Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. B. “ Các con hãy nói lời chúc mừng người bạn mới ”. C. “ Các con đừng quan tâm đến người bạn mới ”. D. “ Các con hãy hát một bài tặng người bạn mới ”. Câu 3: Dựa vào bài tập đọc, điền đúng(Đ), sai (S) vào các câu trả lời sau.( Mức 1) Các bạn học sinh đã biểu lộ tình cảm với người bạn mới là: A. Các em xúc động, khóc khi nhìn thấy người bạn mới.  B. Các em hỏi thăm, bắt tay chúc mừng người bạn mới.  C. Các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới.  D. Các em im lặng, hướng mắt nhìn người bạn mới.  Câu 4: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng. ( Mức 2) Bà mẹ bước ra và trở lại ngay với một . Ba mươi cặp mắt hướng cả về nhỏ xíu – em bị gù. Câu 5: Theo em nội dung chính của câu chuyện muốn nói lên điều gì?( Mức 4) Viết câu trả lời của em: Câu 6: Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?( Mức 2) “ Trong vườn, muôn hoa đua nở” A. Vì sao? B. Để làm gì? C. Khi nào? D. Ở đâu?
  4. Câu 7: Chuyển các câu kể sau thành câu hỏi: ( Mức 3) Câu kể Câu hỏi - Trăng đã lên. - . - Hôm nay kiểm tra môn Tiếng Việt. - Câu 8: Trong câu: “ Đến sinh nhật sắp tới của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe đạp.” Em hãy viết câu trả lời cho các ý sau:( Mức 3) - Trạng ngữ ?: . - Trạng ngữ trên chỉ ý gì cho câu?: - Chủ ngữ ?: - Vị ngữ ?: . - Câu trên thuộc kiểu câu gì?: . Câu 9: Nối một bộ phận chủ ngữ ở cột bên trái với một bộ phận vị ngữ thích hợp ở cột bên phải để tạo thành câu kể Ai là gì?( Mức 2) Hoa hướng dương là sứ giả của mùa xuân. Cô giáo là vầng mặt trời rực rỡ. A Hoa hồng là người mẹ thứ hai của em. hoa. Chim én là nàng công chúa kiêu sa. Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn ( bằng cách là sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc dùng biện pháp so sánh, nhân hóa, )( Mức 4) “ Chú gà trống có cái đầu tròn, hai mắt nhỏ, đen láy.”
  5. PHẦN 3: KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm). 1. Chính tả: Nghe - viết (2 điểm) Bài: Vương quốc vắng nụ cười. ( STV4 - Tập II, trang 133) ( từ đầu đến trên những mái nhà.) 2. Tập làm văn: ( 8 điểm) Tả một con vật nuôi ở nhà (hoặc ở nhà bạn em) mà em thích. An Bình ngày 24 tháng 4 năm 2018 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Hồ Thị Tuyết
  6. PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG    ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2017 -2018 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 PHẦN 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm PHẦN 2: KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (7điểm) Các câu 1;2;3;4;6;9 mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Các câu 5,7;8;10 mỗi câu trả lời đúng được 1,0 điểm Câu 1: B. Em bị gù. Câu 2: A. “ Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. Câu 3: S; S; Đ; S Câu 4: hành lang, bé gái, ngạc nhiên, cô bé Câu 5: Câu chuyện muốn nói lên tình cảm tế nhị, thân ái của các bạn học sinh với một bạn khuyết tật mới đến lớp đã đem lại cho bạn niềm vui, sự tin cậy. Câu 6: D. Ở đâu? Câu 7: - Trăng đã lên chưa? - Hôm nay kiểm tra môn Tiếng Việt phải không? Câu 8: - Trạng ngữ : Đến sinh nhật sắp tới của em - Trạng ngữ trên chỉ thời gian - Chủ ngữ : anh - Vị ngữ : sẽ mua tặng em chiếc xe đạp - Câu trên thuộc kiểu câu Ai làm gì?
  7. Câu 9: Kết quả đúng : Hoa hướng dương là sứ giả của mùa xuân. Cô giáo là vầng mặt trời rực rỡ. A Hoa hồng là người mẹ thứ hai của em. hoa. Chim én là nàng công chúa kiêu sa. Câu 10: “ Chú gà trống có cái đầu tròn như quả chanh, hai mắt nhỏ, đen láy như hạt cườm long lanh đầy tinh nghịch.” * Lưu ý: Câu 5;10 nếu học sinh diễn đạt có ý hay, hợp lí với yêu cầu của đề ra thì vẫn cho điểm tuyệt đối. PHẦN 3: KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm). 1. Chính tả: (2 điểm) - Tốc độ viết đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : 1 điểm - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm 2. Tập làm văn ( 8 điểm) * Mở bài 1 điểm * Thân bài 4 điểm - Nội dung 1,5 điểm - Kĩ năng 1,5 điểm - Cảm xúc 1 điểm * Kết bài 1 điểm * Chữ viết, chính tả 0,5 điểm * Dùng từ, đặt câu 0,5 điểm * Sáng tạo 1điểm ( Tùy theo cách diễn đạt để đánh giá từng phần từ 0; 0,5; 1; 1,5) An Bình ngày 24 tháng 4 năm 2018 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Hồ Thị Tuyết
  8. Trường tiểu học Quang Trung Thứ năm ngày 17 tháng 5 năm 2018 Họ và tên: Lớp: 4A BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM HỌC Điểm Lời nhận xét của giáo viên . PHẦN 1: ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) Học sinh đọc một đoạn văn trong bài tập đọc đã học ở kì II ( Từ tuần 19 đến tuần 33) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra. PHẦN 2: KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (7điểm) 1. Đọc thầm nội dung bài tập đọc sau: NGƯỜI BẠN MỚI Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo: - Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học - Mời bác đưa em vào - Thầy giáo nói. Bà mẹ bước ra hành lang và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về cô bé nhỏ xíu – em bị gù. Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: “ Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. Các trò ngoan của thầy đã hiểu - các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới. Thầy giáo giới thiệu: - Tên bạn mới của các em là Ô-li-a – Thầy liếc nhìn tập hồ sơ bà mẹ đưa – Bạn ấy từ tỉnh xa chuyển đến trường chúng ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Các em đều thấy bạn bé nhỏ nhất lớp mà. Tất cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay: - Em nhường chỗ cho bạn Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy. Theo XU- KHÔM- LIN – SKI (Mạnh Hưởng dịch)
  9. 2. Dựa vào nội dung bài đọc “Người bạn mới” trả lời câu hỏi và làm các bài tập sau: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Người bạn mới đến lớp có đặc điểm gì? A. Em bị cận thị. B. Em bị gù. C. Em bị đau chân. D. Em bị đau tay. Câu 2: Khi Ô-li-a bước vào lớp, thầy giáo nhìn học sinh trong lớp với ánh mắt cầu khẩn như thế nào? A. “Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. B. “Các con hãy nói lời chúc mừng người bạn mới”. C. “Các con đừng quan tâm đến người bạn mới”. D. “Các con hãy hát một bài tặng người bạn mới”. Câu 3: Dựa vào bài tập đọc, điền đúng (Đ), sai (S) vào các câu trả lời sau. Các bạn học sinh đã biểu lộ tình cảm với người bạn mới là: A. Các em xúc động, khóc khi nhìn thấy người bạn mới.  B. Các em hỏi thăm, bắt tay chúc mừng người bạn mới.  C. Các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới.  D. Các em im lặng, hướng mắt nhìn người bạn mới.  Câu 4: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng. Bà mẹ bước ra . và trở lại ngay với một . Ba mươi cặp mắt . hướng cả về nhỏ xíu – em bị gù. Câu 5: Theo em nội dung chính của câu chuyện muốn nói lên điều gì? Viết câu trả lời của em: Câu 6: Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? “ Trong vườn, muôn hoa đua nở” A. Vì sao? B. Để làm gì? C. Khi nào? D. Ở đâu?
  10. Câu 7: Chuyển các câu kể sau thành câu hỏi: Câu kể Câu hỏi - Trăng đã lên. - . - Hôm nay kiểm tra môn Tiếng Việt. - Câu 8: Trong câu: “ Đến sinh nhật sắp tới của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe đạp.” Em hãy viết câu trả lời cho các ý sau: - Trạng ngữ ?: . . - Trạng ngữ trên chỉ ý gì cho câu?: . - Chủ ngữ ?: - Vị ngữ ?: . - Câu trên thuộc kiểu câu gì?: . Câu 9: Nối một bộ phận chủ ngữ ở cột bên trái với một bộ phận vị ngữ thích hợp ở cột bên phải để tạo thành câu kể Ai là gì? Hoa hướng dương là sứ giả của mùa xuân. Cô giáo là vầng mặt trời rực rỡ. A Hoa hồng là người mẹ thứ hai của em. hoa. Chim én là nàng công chúa kiêu sa. Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn ( bằng cách là sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc dùng biện pháp so sánh, nhân hóa, ): “ Chú gà trống có cái đầu tròn, hai mắt nhỏ, đen láy.” .