Giáo án dạy Tuần 23 - Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 23 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_day_tuan_23_lop_4.doc
Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 23 - Lớp 4
- TUẦN 23: Thứ 2, ngày 11 tháng 02 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết so sánh hai phân số. - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3 ,5, 9, trong một số trường hợp đơn giản. BTCL: 1, 2, 3 - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cả lớp - Gọi học sinh lên bảng điền kết quả. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết so sánh hai phân số và vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3 ,5, 9, trong một số trường hợp đơn giản. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Hoa học trò I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Có ý thức bảo vệ cảnh thiên nhiên. 1
- II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, đúng từ ngữ, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nhớ – viết: Chợ Tết I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng 11 dòng đầu bài thơ. Làm đúng BT2 2
- - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn thơ - Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết. - HS nêu nội dung bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn thơ. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài - HS soát lại bài và sửa lỗi. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Nhận xét, kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 1: LỊCH SỬ Văn học và khoa học thời Hậu Lê I. Mục tiêu: - Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê). - Biết một số tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: 3
- - Hình minh họa trong SGK phóng to. - Phiếu thảo luận nhóm cho HS. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Văn học thời Hậu Lê - Cho HS hoạt động nhóm. - Yêu cầu HS hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm văn học thời Hậu Lê. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. - Giới thiệu về chữ Hán và chữ Nôm. - Kết luận, giới thiệu một vài đoạn thơ. Hoạt động 2: Khoa học thời Hậu Lê - Cho HS hoạt động nhóm. - Yêu cầu HS hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm khoa học thời Hậu Lê. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. - Kết luận, giới thiệu tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê. + Biết một số tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS đọc phần bài học và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học. ___ Tiết 2: KHOA HỌC Ánh sáng I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về các vật vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng: +Vật tự phát sáng : Mặt Trời, ngọn lửa, Vật được chiếu sáng : Mặt Trăng, bàn ghế, - Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua, một số vật không cho ánh sáng truyền qua. - Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. II. Đồ dùng dạy học: - Hộp cát tông kín, đèn pin, tấm kính, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm gỗ, bìa cát tông. III. Hoạt động dạy học: 4
- 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vật tự phát sáng và vật được phát sáng - Cho HS thảo luận theo cặp. - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa SGK và nêu tên vật tự phát sáng, vật được chiếu sáng. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét lại, kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng. - Trò chơi “ Dự đoán dường truyền của ánh sáng. GV hướng đèn vào 1 HS chưa bật đèn. Yêu cầu HS đoán sánh sáng sẽ đi tới đâu? - Yêu cầu HS làm thí nghiệm và dự đoán đường truyền ánh sáng qua khe. - Gọi các nhóm trình bày kết quả. Hoạt động 3: Vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua - Cho HS làm thí nghiệm nhóm. - Gọi đại diện nhóm HS trình bày. - Nhận xét kết quả thí nghiệm của HS. Hoạt động 4: Mắt nhìn thấy vật khi nào ? - Gọi HS đọc thí nghiệm trang 91. - Gọi HS trình bày dự đoán của mình. - Yêu cầu 4 HS lên bảng làm thí nghiệm. - Nhận xét, kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nêu được ví dụ về các vật vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng. + Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua, một số vật không cho ánh sáng truyền qua. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu những ứng dụng của ánh sáng trong đời sống cho người thân nghe. ___ Thứ 3, ngày 12 tháng 02 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số. - Làm được các bài tập ở sgk. BTCL: 2, 3 - Say mê học toán. 5
- II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi. - HS thảo luận cặp đôi để làm vào phiếu học tập. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài 2 với người thân của em. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Dấu gạch ngang I. Mục tiêu: - Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang. - Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích(BT2). - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét - Yêu cầu HS tự làm bài tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang. - Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn. - Nhận xét, kết luận. - Dùng các câu hỏi gợi ý để HS trả lời nội dung yêu cầu. - Trong đoạn a, b, c dấu gạch ngang dùng để làm gì ? Hoạt động 2: Ghi nhớ 6
- - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Buổi chiều Tiết 2: KĨ THUẬT Trồng cây rau, hoa (tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng. - Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu. - Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kỹ thuật. II. Đồ dùng dạy học: - Cây con rau, hoa để trồng. - Túi bầu có chứa đầy đất. -Dầm xới, cuốc, bình tưới nước có vòi hoa sen (loại nhỏ). III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 4. Hoạt động thực hành: a. Thực hành trồng cây con. - Y/c HS nhắc lại các bước và cách thực hiện quy trình trồng cây con. - GV nhận xét và hệ thống các bước. - Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, phân chia nhóm. Theo dõi HS làm. Nhắc HS rửa sạch các công cụ và vệ sinh chân tay. b. Đánh giá kết quả học tập - GV gợi ý cho HS đánh giá theo theo các tiêu chuẩn sau: - Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ trồng cây con. 7
- - Trồng đúng khoảng cách quy định - Cây con sau khi trồng đứng thẳng, không bị trồi rễ lên. - Hoàn thành đúng thời gian quy định. - GV nhận xét đánh giá kết quả. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng. Trồng được cây rau, hoa. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thực hành trồng rau và hoa tại nhà giúp bố mẹ. ___ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết được vì sao bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng. - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng. - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng địa phương. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (tình huống trang 34, SGK) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS - GV kết luận: Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy trên đó. Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi (BT1, SGK) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập 1 - Y/c các nhóm lên trình bày - GV nhận xét đánh giá cách giải quyết của HS - Kết luận Hoạt động 3: Xử lí tình huống (BT2, SGK) - GV y/c các nhóm thảo luận, xử lí tình huống - Thảo luận theo từng nội dung. Kết luận * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được vì sao bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng. + Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng. 8
- IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm một số hình ảnh nói về việc bảo vệ các công trình công cộng nơi em ở. ___ Thứ 4, ngày 13 tháng 02 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà - ôi trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước. - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc. Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc được một đoạn thơ trong bài. - Yêu thiên nhiên, đất nước và con người. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, đúng từ ngữ, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 9
- 4. Hoạt động thực hành: -GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn thơ. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: TOÁN Phép cộng phân số I. Mục tiêu: - Nhận biết phép cộng hai phân số cùng mẫu số. - Biết cộng hai phân số có cùng mẫu số. BTCL: 1, 3 - Rèn tính nhanh nhẹn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. Băng giấy. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Thực hành trên băng giấy - GV hướng dẫn HS lấy băng giấy và gấp đôi 3 lần để được 8 phần bằng nhau; yêu cầu thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: - Băng giấy được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau? - Bạn Nam tô mấy phần? Bạn Nam tô tiếp mấy phần? - Kết luận Hoạt động 2: Cộng 2 phân số cùng mẫu số - Muốn biết bạn Nam tô màu tất cả mấy phần băng giấy ta phải thực hiện phép tính gì? - 3 băng giấy thêm 2 băng giấy bằng mấy phần băng giấy ? Vậy 3 + 2 = ? 8 8 8 8 - Em hãy so sánh tử số của phân số này với tử số của các phân số 3 , 2 ? 8 8 - Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số 3 và 2 so với mẩu số của phân số 5 ? 8 8 8 - Vậy, muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta làm thế nào? * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết cộng hai phân số có cùng mẫu số. 10
- 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó giải thích bài làm của mình. - GV nhận xét. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách cộng hai phân số cùng mẫu số cho người thân nghe. ___ Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Cái đẹp I. Mục tiêu: - Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1). - Nêu được một trường hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3). Đặt câu được với một từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4). - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài. - Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. Chữa lỗi. Bài 3: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 4: Hoạt động cá nhân - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. Chữa lỗi dùng từ, diễn đạt. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. 11
- - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp. + Nêu được một trường hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Thứ 5, ngày 14 tháng 02 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối I. Mục tiêu: - Nhận biết được một số đặc điểm trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối( hoa, quả) trong đoạn văn mẫu. - Viết được đoạn văn ngắn tả một loại hoa mà em yêu thích. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời: + Cách miêu tả nét đặc sắc của hoa hoặc quả. + Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? - Đại diện các nhóm trình bày. - Chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS viết đoạn văn vài giấy dán lên bảng và đọc bài làm của mình. GV chú ý sữa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng HS. - Nhận xét, khen một số HS viết bài tốt. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được một số đặc điểm trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối. + Viết được đoạn văn ngắn tả một loại hoa mà em yêu thích. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài văn ở bài tập 2 cho người thân nghe. ___ 12
- Tiết 2: TOÁN Phép cộng phân số (tiếp) I. Mục tiêu: - Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số. - Biết cộng hai phân số khác mẫu số. BTCL: 1(a, b,c);2 (a, b). - Có ý thức tự giác, tích cực học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. 3 băng giấy màu kích thước 1dm × 6dm. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Cộng hai phân số khác mẫu số - HS đọc ví dụ. - HDHS hoạt động với băng giấy. + Đặt 1 băng giấy và 1 băng giấy lên băng giấy thứ ba. 2 3 + Hai bạn đã lấy đi mấy phần băng giấy? - Muốn biết cả hai bạn lấy đi bao nhiêu phần của băng giấy màu chúng ta làm phép tính gì ? - Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này? - Vậy muốn thực hiện được phép cộng hai phân số này chúng ta cần làm gì trước ? - Yêu cầu HS làm bài. - Muốn cộng hai phân số khác mẫu số chúng ta làm như thế nào ? * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết cộng hai phân số khác mẫu số. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS tự làm vở và trao đổi cách làm. - Nhận xét và tuyên dương HS. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét và tuyên dương HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài với người thân của em. ___ Tiết 3: ÔN LUYỆN TOÁN Ôn: Rút gọn và quy đồng phân số 13
- I. Mục tiêu: - Thực hiện được các bài tập có yêu cầu trực tiếp hoặc liên quan đến: rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số; cộng hai phân số; dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Xì điện 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Toán. Bài 1, 2, 3, 4: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc theo cặp đôi. - Đổi vở dò bài. - Lần lượt nêu cách thực hiện cho nhau nghe. - Gọi HS chữa bài, nhận xét. Bài 5, 6, 7, 8: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu và làm đúng các bài tập cơ bản trong sách. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Ôn: Dấu gạch ngang. Luyện tập xây dựng đoạn văn tả cây cối I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu bài Nàng Tiên Cá; biết trình bày suy nghĩ về những công trình nổi tiếng trên thế giới. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x (hoặc tiếng có vần ưt/ưc). Biết sử dụng dấu gạch ngang khi viết lời đối thoại, đánh dấu phần chú thích hay các ý liệt kê. Sử dụng được các từ ngữ về Cái đẹp. Viết được đoạn văn, bài văn tả cây cối. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Nói cho nhau những công trình nổi tiếng trên thế giới 2. Giới thiệu bài. 14
- 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. Bài 3: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc cặp đôi - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. Bài 4, 5: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu bài Nàng Tiên Cá. + Làm được các bài tập có trong bài. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Thứ 6, ngày 15 tháng 02 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối I. Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm, nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. - Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn nói về lợi ích của loài cây mà em biết. - Nâng cao ý thức học tốt môn TLV. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. Tranh, ảnh cây gạo, cây trám đen. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét Bài 1 : - HS đọc bài "Cây gạo" - Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS đọc lại bài "Cây gạo" 15
- - Hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn văn nói lên ý gì ? Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được đặc điểm, nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 2: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc đoạn văn tả cây cối của mình đã viết cho người thân nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố cách rút gọn phân số và biết được phép cộng hai phân số. - Rút gọn được phân số. Thực hiện được phép cộng hai phân số. BTCL: 1; 2(a, b); 3(a, b) - Rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - HS làm bài vào vở. - HS giải thích cách làm. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - HS thảo luận cặp đôi và trình bày. - Nhận xét. Bài 3: Hoạt động nhóm - HS thảo luận làm bài vào bảng nhóm. 16
- - HS trình bày. - Nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Rút gọn được phân số và biết thực hiện phép cộng hai phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung chính của câu truyện, đoạn truyện đã kể. - Dựa vào gợi ý SGK chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện với cái ác. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Một số truyện thuộc đề tài của bài kể chuyện như : truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười có thể tìm ở các sách báo dành cho thiếu nhi. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý. + Câu chuyện liên quan đến ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện với cái ác thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ một số truyện liên quan. + Em đã nghe hoặc đã đọc câu chuyện của mình như thế nào ? -Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: HS kể chuyện theo nhóm, nhận xét, bổ sung cho nhau. - HS nối tiếp nhau kể chuyện. HS tự trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: 17
- - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân của em cùng nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Bóng tối I. Mục tiêu: - Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng. Dự đoán được vị trí hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản - Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi. - Yêu thích khoa học. II. Đồ dùng dạy học: - Đèn pin ; tờ giấy to hoặc tấm vải ; kéo , bìa , một số thanh tre III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối - GV gợi ý HS cách bố trí, thực hiện thí nghiệm SGK/93. - Dự đoán, sau đó trình bày các dự đoán của mình, giải thích tại sao em đưa ra dự đoán như vậy? - Dự vào hướng dẫn, câu hỏi trong SGK làm việc theo nhóm để tìm hiểu về bóng tối - HĐ nhóm: đọc và trả lời câu hỏi: - Bóng tối xuất hiện khi nào và ở đâu? Làm thế nào để bóng của vật to hơn? - Bóng của vật thay đổi khi nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vật dịch lên trên gần vật chiếu? - Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung. - GV nhận xét, hoàn chỉnh câu trả lời. Hoạt động 2: Trò chơi Hoạt hình - GV chiếu bóng của vật lên tường. - Yêu cầu HS đoán xem là vật gì? - Ở vị trí nào thì nhìn bóng giúp dễ đoán ra vật nhất ? 18
- - GV tổng kết trò chơi – Tuyên dương những nhóm trả lời nhiều nhất. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng. - Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 2: ĐỊA LÍ Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (tiếp) I. Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBNB: + Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước. + Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may. - Khai thác kiến thức từ tranh, ảnh, bảng thống kê, bản đồ. - Thêm yêu mến, tự hào về đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vùng công nghịệp phát triển mạnh nhất nước ta - Yêu cầu HS dựa vào SGK, bản đồ công nghiệp Việt Nam, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý: + Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh? + Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta? + Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ? Hoạt động 2: Chợ nổi trên sông của người dân Nam Bộ. - Đưa câu hỏi cho HS thảo luận + Chợ họp ở đâu? + Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? + Hàng hoá bán ở chợ gồm những gì? Loại hành hoá nào nhiều hơn? + Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ? - HS thi kể chuyện mô tả về chợ nổi trên sông ĐBNB. - Nhận xét tuyên dương nhóm kể hay. * Đánh giá: 19
- - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBNB. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm tranh, ảnh về đồng bằng Nam Bộ. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 23. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: T.Danh, Huy. - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Đức, Bảo c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân:đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Chiến cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 24: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 23. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Tâm, Thanh Danh, Triệu Châu, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Ngọc, Vy, Hoa, Huyền, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. 20
- + Không làm việc riêng trong giờ học. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 11 tháng 02 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 21