Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn - Lần 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Bồ Đề (Có đáp án)

docx 4 trang Thương Thanh 22/07/2023 720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn - Lần 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Bồ Đề (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_lan_1_nam_hoc_2017_2018_tr.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn - Lần 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Bồ Đề (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 (LẦN 1) TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học 2017 – 2018 (Thời gian: 120 phút) Ngày thí: 21/3 / 2018 PHẦN I: 6 ĐIỂM Trong văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết: “Những chiếc xe từ trong bom rơi ” Câu 1: Hãy chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo câu thơ trên? Câu 2: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vốn là một bài thơ, theo em có cần thiết phải dùng hai chữ “bài thơ” trong nhan đề tác phẩm không? Vì sao? Câu 3: Từ “chông chênh” trong câu thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” thuộc từ loại gì? Việc sử dụng từ đó gợi cho em hiểu điều gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của những người lính lái xe Trường Sơn. Câu 4: Bằng đoạn văn Tổng- phân- hợp có độ dài khoảng 12 câu phân tích đoạn thơ em vừa chép để làm rõ tình đồng chí đồng đội và niềm lạc quan tin tưởng của những người lính lái xe trên con đường Trường Sơn huyền thoại ,trong đoạn có sử dụng một câu bị động và phép thế ( gạch chân, chỉ rõ). PHẦN II: 4 ĐIỂM Cho đoạn trích sau: “Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá.” Câu 1: Những câu văn trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy? Trong tác phẩm, nhà văn trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật nào? Việc lựa chọn điểm nhìn trần thuật đó góp phần như thế nào để tạo nên thành công của truyện. Chỉ ra và gọi tên phép liên kết có trong đoạn trích trên. Câu 2: Kể tên một tác phẩm khác viết về hình ảnh những con người lao động mới mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9. Ghi rõ tên tác giả. Câu 3: Từ vẻ đẹp của “người con trai” trong tác phẩm mà em kể trên, em có suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay( Trình bày bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi). Chúc các em làm bài tốt!
  2. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 (LẦN 1) Năm học 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian: 120 phút) Câu Nội dung Điểm Phần I: 6 điểm Câu 1 - HS chép chính xác các câu thơ nối tiếp hoàn thành đoạn (1 điểm) thơ. 1đ + Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm. + Sai 1 dòng thơ trừ 0,5 điểm. - HS giải nghĩa được ý nghĩa của từ “bài thơ” trong nhan đề tác phẩm của nhà thơ Phạm Tiến Duật: + Dài, tưởng như thừa nhưng thu hút người đọc ở cái vẻ lạ Câu 2 độc đáo của nó. 0,25đ (1 điểm) + Làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính, phần nào tái hiện được sự khốc liệt của chiến tranh. 0,25đ + Hai chữ bài thơ cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: muốn nói về chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, 0,5đ dũng cảm vượt lên thiếu thốn, gian khổ hiểm nguy của thời chiến. Câu 3 - Từ “chông chênh” thuộc từ loại: tính từ. 0,25đ (0,5điểm) - Việc sử dụng từ “chông chênh” gợi cho em hiểu điều gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của những người lính lái xe Trường Sơn: vô cùng khó khăn, vất vả, nhiều chông gai, thử thách “chông chênh” gợi một giấc ngủ không được trọn vẹn 0,25đ trong nhịp lắc, nhịp rung của bánh xe lăn trên con đường gập ghềnh. *Yêu cầu về hình thức: (1,25đ) - Đoạn văn trình bày theo phép lập luận tổng- phân- hợp. 0,5đ - Đủ số câu: 12 câu 0,25đ - Có đủ 2 phần tiếng Việt: Câu bị động, phép thế (Gạch 0,5đ Câu 4 (3,5điểm) chân, chú thích cụ thể mới cho điểm). *Yêu cầu về nội dung: - Tình đồng chí đồng đội: (2,25đ) + Càng trong khó khăn gian khổ, tình đồng chí đồng đội càng bền chặt. Hiện thực khốc liệt của chiến tranh khiến “tiểu đội xe không kính” càng đi trên con đường tiến tới 0,5đ miền Nam họ càng có thêm bè bạn. + Sự trẻ trung lạc quan đã giúp họ biến cái thiếu thốn thành sự thuận tiện để bày tỏ tình cảm: “Bắt tay qua cửa kính vỡ 0,5đ rồi”. Cái bắt tay vội vàng dọc đường hành quân ấy mới
  3. thoải mái, trẻ trung và thắm thiết tình đồng đội biết bao, đủ để làm ấm lòng nhau, thông cảm, động viên nhau trong gian khó. + Tình đồng chí, đồng đội được thể hiện ở một định nghĩa rất mới, giản dị về gia đình: “Chung bát đũa nghĩa là gia 0,5đ đình đấy”. Chỉ cần một bữa cơm trên đường hành quân, cùng chung một mâm cơm là họ trở thành anh em trong một gia đình. - Tinh thần lạc quan: + Sau bữa cơm nấu vội trên đường hành quân, các anh lại tiếp tục lên đường. Câu thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” gợi một giấc ngủ không trọn vẹn trong nhịp lắc, 0,25đ nhịp rung của bánh xe lăn trên con đường gập ghềnh. + Thế nhưng sang câu thơ cuối “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” nhịp điệu câu thơ nhịp nhàng, gợi ra hình ảnh con đường bằng phẳng hơn. Càng đi, bầu trời- càng xanh thêm gợi tâm hồn chứa niềm lạc quan, đầy hi vọng, yêu đời của 0,5đ người lính. Điệp ngữ “lại đi” như một lời thục giục lòng mình đồng thời diễn tả nhịp đi không kẻ thù nào ngăn cản được. Phần II: 4 điểm - Những câu văn trên được trích từ tác phẩm “Lặng lẽ Sa 0,25đ Pa”. Câu 1 - Hoàn cảnh ra đời: Truyện ngắn sáng tác năm 1970, trong (1,5điểm) một chuyến đi thực tế Lào Cai của nhà văn, sau đó được in 0,25đ trong tập “ Giữa trong xanh” xuất bản 1972. - Trong tác phẩm, nhà văn trần thuật câu chuyện theo điểm 0,25đ nhìn của ông họa sĩ. + Việc lựa chọn điểm nhìn trần thuật ấy giúp tác giả gửi gắm những suy nghĩ về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Từ 0,5đ đó, làm cho nhân vật chính sáng đẹp hơn và làm rõ chủ đề của truyện. - Phép liên kết thế: Người con trai ấy. 0,25đ Câu 2 Kể tên một tác phẩm khác viết về hình ảnh những con người 0,5đ (0,5điểm) lao động mới: Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận. -Giới thiệu được vai trò của lí tưởng trong cuộc sống và 0,25đ thanh niên phải sống có lí tưởng * Giải thích: -Thế nào là lý tưởng sống? 0,25 đ * Ý nghĩa của lý tưởng sống: - Lý tưởng là mục đích sống, quyết định sự thành công - Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc sống để đạt được những điều tốt đẹp. Câu 3 - Lý tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý 0,5đ (2điểm) nghĩa, giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.
  4. -Suy nghĩ về những tấm gương sống có lý tưởng cao đẹp: + Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: Bác Hồ, chú bé Lượm, Kim Đồng, Võ Thị Sáu . + Ngày nay: Những con người đang ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước: anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành 0,25đ Long, những người chiến sĩ hải quân, Lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam . - Từ những tấm gương trên tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến 0,25đ cùng lí tưởng của đời mình. - Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang làm. * Bàn bạc mở rộng: - Trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có một số ít người sống không có lý tưởng, có lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường hay dựa dẫm ỷ lại vào gia đình, người thân. - Học sinh không có lý tưởng thường mải chơi, lười học bài, dựa dẫm vào sách học tốt, sách giải . - Những người đó sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã 0,25đ hội bị mọi người lên án và phê phán - Khẳng định lại suy nghĩ của bản thân và khái quát 0,25 đ được tầm quan trọng của lý tưởng sống cao đẹp Ban giám hiệu duyệt Tổ trưởng CM Lý Thị Như Hoa Đỗ Thị Phương Mai