Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 2

docx 5 trang thienle22 2350
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_van_9_phieu_on_tap_de_luyen_cho_hs_tu_on_tai.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 2

  1. TRƯỜNG THCS KIM SƠN GV: NGUYỄN THANH MAI THỐNG NHẤT NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN 9 PHIẾU ÔN TẬP – ĐỀ LUYỆN CHO HS TỰ ÔN TẠI NHÀ TUẦN 2 Ôn “ Bếp lửa” Cho đoạn thơ sau: “Rồi sớm, rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” 1. Các câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm? 2. Vì sao ở 2 câu thơ cuối tác giả dùng từ “ ngọn lửa “ mà không phải là “ bếp lửa”? Hình ảnh “ ngọn lửa” ở đây có nghĩa là gì? 3. Trong câu thơ sau: “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!” a. Xét về mục đích nói, câu thơ trên thuộc kiểu câu gì? b. Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập được dùng trong câu thơ trên? 4. a. Bài thơ “ Bếp lửa chứa đựng triết lí thầm kín nào? b. Trình bày suy nghĩ của em về triết lí của bài thơ bằng một đoạn văn 12-15 câu. Nêu kiểu diễn đạt được sử dụng trong đoạn văn em làm? 5. Chép những câu thơ có tiếng chim tu hú? Nêu ý nghĩa? 6. a. Chép 4 câu thơ mở đầu bằng từ “ nhóm” b. Cho biết từ “ nhóm” nào là nghĩa chuyển và nêu phương thức chuyển nghĩa? 7. Trong câu thơ: “Mày có viết thư chớ kể này , kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên” a. Cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Theo em việc k tuân thủ phương châm hội thoại như vậy có được chấp nhận không? Vì sao? Qua chi tiết này em hiểu thêm điều gì về bà? 8. Cảm nhận về tình bà cháu trong bài “ Bếp lửa” bằng một đoạn văn 12-15 câu. Trong đó có câu ghép đẳng lập và thành phần biệt lập tình thái ( chỉ rõ)?
  2. Ôn “ Ánh trăng” Cho đoạn thơ sau: “Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với bể Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỉ” 1. Nêu tên tác phẩm, tác giả? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có mối liên hệ như thế nào tới những điều tác giả muốn gửi gắm trong bài? 2. a.Trong bài thơ cũng có 1 khổ thơ khác nhắc đến hình ảnh “ đồng, sông, bể , rừng”. Em hãy chép khổ thơ đó và cho biết các hình ảnh “ đồng, sông, bể , rừng” ở 2 khổ khác nhau như thế nào? b. Giải nghĩa từ “ mặt” trong đoạn thơ trên? Từ “ mặt” nào dùng theo nghĩa gốc? từ “ mặt” nào dùng theo nghĩa chuyển? c. Em hiểu “Rưng rưng” là gì? Tác dụng gì trong việc bộc lộ tình cảm? 3. Bài thơ gợi nhắc và củng cố thái độ sống nào ở người đọc? Tìm 2 câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với chủ đề của bài thơ? 4. Tại sao đầu đề bài thơ tác giả đặt tên là “ Ánh trăng” mà không phải là vầng trăng? 5. Nhận xét từ ngữ, chữ viết, dấu câu của bài “Ánh trăng”, tác dụng của điều đó? 6. Viết đoạn văn vào vở Phân tích khổ cuối của bài thơ bằng 1 đoạn văn 10-12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ ( gạch chân)
  3. Ôn “Làng” 1. Cho đoạn văn sau: “ Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó. Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. a. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?Nội dung đoạn trích? Nêu tình huống của truyện và tác dụng? b. Cách lựa chọn của ông Hai: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” Cho thấy thái độ của ông với làng ntn? c. Chỉ rõ trong đoạn văn trên câu nào là độc thoại nội tâm? d. Tóm tắt truyện bằng 7 câu văn ( HS làm ra vở) 2. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm? 3. Khi nghe tin Làng theo Tây tâm trạng của ông Hai như thế nào. Em hãy sắp xếp đúng diễn biến tâm trạng của ông Hai? + Đau xót, tủi hổ đến sợ hãi. ( ) + Ám ảnh day dứt, nặng nề. ( ) + Sững sờ đến lặng người. ( ) 4. a. Tại sao trong văn bản khi ông Hai nói chuyện với ông chủ nhà “ Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính ” lúc thì xưng “ tôi” lúc thì “ em”? b. Nói “ Làng chợ Dầu chúng em Việt gian” là dùng cách nói nào? c. Trong câu “ toàn là sai sự mục đích cả” ông Hai đã dùng sai từ nào? Lẽ ra phải nói thế nào? 5. Viết đoạn văn 10-12 câu. ( HS làm ra vở) a.Nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai? b. Tại sao ông Hai lại đi khoe cái sự tây nó đốt nhà tôi một cách hả hê,sung sướng như vậy? c. Giải nhĩa nhan đề truyện “ Làng”?
  4. ĐỀ LUYỆN 1 PHẦN I. (6 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: “Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” ( SGK Ngữ văn 9-tập I- NXBGD) 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Hãy chỉ ra hình thức ngôn ngữ mà nhà văn đã sử dụng để diễn tả tâm trạng của nhân vật trong phần trích trên. Có thể thay đổi vị trí các hình thức ngôn ngữ đó cho nhau được không? Vì sao? 3. Tâm trạng của nhân vật ở đoạn trích được nhà văn khắc họa trong một tình huống đặc sắc. Hãy trình bày nội dung và nêu tác dụng của tình huống ấy. 4. Từ đoạn trích trên và kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của lòng tự trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người. (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi) Phần II: 4 điểm Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đoạn viết: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi lại đi trời xanh thêm. (SGK Ngữ văn 9 - Tập 1, NXB Giáo dục) 1. Cho biết tên tác giả của bài thơ trên? Nhan đề của bài thơ có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ? 2. Vì sao người chiến sĩ lái những chiếc xe không kính càng đi ra tiền tuyến lại càng thấy “trời xanh thêm”? 3. Từ “chông chênh” trong đoạn thơ trên thuộc loại từ gì? Chép một câu thơ trong chương trình Ngữ văn THCS cũng sử dụng từ trên, nêu tên tác giả? Cho biết giá trị biểu cảm của từ “chông chênh” trong hai câu thơ đó (câu thơ trên và câu thơ vừa chép) có điểm gì giống nhau? Từ khổ thơ cuối của tác phẩm trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ hình ảnh những chiếc xe không kính và ý chí chiến đấu của người lính lái xe. Trong đoạn văn có sử dụng một khởi ngữ và một thành phần phụ chú (gạch chân và chú thích dưới khởi ngữ và thành phần phụ chú đó
  5. ĐỀ LUYỆN 2 Phần I: (4 điểm) Cho đoạn văn sau: “Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) 1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào? 2. Xét về mục đích nói: “Không, không, đừng vẽ cháu!” thuộc kiểu câu nào? Câu văn đó giúp em hiểu gì về nhân vật? 3. Những người mà nhân vật “cháu” cho là đáng vẽ hơn là những ai? Đọc tác phẩm, em thấy nhân vật “cháu” và những người đó có vẻ đẹp chung nào? 4. Từ nhân vật “cháu” trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống. Phần II: (6 điểm) Cho những câu thơ sau: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (Ánh trăng – Nguyễn Duy) 1. Xuyên suốt bài thơ tác giả sử dụng hình ảnh “vầng trăng” nhưng nhan đề của bài thơ lại là hình ảnh “ánh trăng”. Em hãy giải thích rõ tại sao? 2. Có người nói thông qua cái “giật mình” của tác giả chúng ta hiểu được một thông điệp. Vậy em hiểu cái “giật mình” và “bức thông điệp” của nhà thơ là gì? 3. Trong bài thơ “Ánh trăng” có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Hãy chỉ ra yếu tố tự sự đó? 4. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ thái độ của vầng trăng và cảm xúc của con người ở khổ thơ trên. Trong đó có sử dụng câu ghép và khởi ngữ (Gạch chân, chú thích rõ)