Đề đề xuất kiểm tra định kì cuối học kì II môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)

docx 4 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 370
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất kiểm tra định kì cuối học kì II môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_de_xuat_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_khoi.docx

Nội dung text: Đề đề xuất kiểm tra định kì cuối học kì II môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)

  1. # PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KII (2020 – 2021) TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA MÔN: NGỮ VĂN – Khối 9 ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 9 (Học kì II) với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu đoạn văn. - Tạo lập văn bản, đoạn văn. 3. Phẩm chất - Trung thực trong quá trình làm bài kiểm tra. - Chịu trách nhiệm với kết quả trong bài kiểm tra của bản thân. 4. Năng lực - Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình làm bài kiểm tra. - Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực văn học trong lúc làm bài. II. HÌNH THỨC ĐỀ: Tự luận 100% III. MA TRẬN Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng cao NLĐG I. Đọc hiểu - Nhớ tác giả, -Xác định, - Ngữ liệu: văn bản tác phẩm gọi tên thành tự sự. - Nêu phương phần biệt lập. - Tiêu chí lựa chọn thức biểu đạt. - Nội dung ngữ liệu: Ngôi kể. văn bản + 01 đoạn trích/văn bản Số câu 1 2 3 Số điểm 1.0 2.0 3,0 Tỉ lệ % 10% 20% 30% II. Tạo lập văn bản -Viết đoạn - Viết bài Văn nghị luận văn trình văn nghị - Viết đoạn văn nghị bày suy luận về 1 luận. nghĩ về thế đoạn thơ - Viết bài văn nghị hệ trẻ thời luận kì chống Mĩ Số câu 1 1 2 Số điểm 2,0 đ 5,0đ 7,0 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng Số câu 1 2 1 1 5 Số điểm 1.0 đ 2.0 đ 2,0 đ 5,0 đ 10 đ Tỉ lệ % 10% 20% 20% 50% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II(20 –21) TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA MÔN NGỮ VĂN – Khối 9 ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Mã đề 164 Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả Trái Đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. ” (Trích Ngữ văn 9 – Tập 2) Câu 1(1.0 đ): Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Câu 2(1.0 đ): Nêu nội dung của văn bản ấy. Câu 3(1.0 đ): Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn văn trên. I. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm) Câu 4(2.0 đ): Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Câu 5(5.0 đ): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. HẾT PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐÁP ÁN
  3. TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA MÔN NGỮ VĂN – Khối lớp 9 Thời gian làm bài : 90 phút Phần đáp án câu tự luận: Tổng câu tự luận: 5. Mã đề 164 Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?(1.0đ) Gợi ý làm bài: TL: - Đoạn văn trích trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” (0.25đ) - Tác giả: Lê Minh Khuê (0.25đ) - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (0.25đ) - Phương thức biểu đạt: Tự sự (0.25đ) Câu 2. Nêu nội dung của văn bản ấy.(1.0đ) Gợi ý làm bài: TL: Nội dung tác phẩm: Truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.(1.0đ) Câu 3. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên (1.0đ) Gợi ý làm bài: TL: - Chắc có (0.5đ) -Thành phần tình thái (0.5đ) Câu 4. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.(2.0đ) Gợi ý làm bài: TL: * Hình thức: - Viết đúng thể thức của một đoạn văn. (0.5đ) * Nội dung: Diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn: (1.5đ) - Văn bản nói về ba nữ thanh niên xung phong gồm Nho, Thao và Phương Định trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ. - Họ có những phẩm chất đáng quý. - Họ là những con người tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Câu 5. Cảm nhận của em về đoạn thơ: “ Người đồng mình thương lắm con ơi Nghe con” Gợi ý làm bài: TL: * Hình thức: Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, mạch lạc. Xác định được vấn đề (0,5đ) * Nội dung: Triển khai vấn đề đúng bố cục. * Mở bài:(0.5đ) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn đoạn thơ. * Thân bài:(3.5 đ) Cảm nhận về đoạn thơ: - Những đức tính cao đẹp của người đồng mình(1.5đ)
  4. + Cuộc sống của người đồng mình vất vả, gian nan thương lắm con ơi. Người đồng mình có sức sống mạnh mẽ: vất vả nhưng khoáng đạt, gắn bó với quê hương. Họ không chê, không lo gian khổ mà vẫn sống tràn đầy: “Người đồng mình thương cực nhọc”. (0.75đ) + Người đồng mình sống mộc mạc, chân chất nhưng giàu ý chí, niềm tin, mong xây dựng quê hương tốt đẹp hơn: “ Người đồng mình phong tục”. Sự đối lập giữ bề ngoài thô sơ da thịt nhưng bên trong không nhỏ bé về tâm hồn. Họ giữ gìn bản sắc dân tộc mà vẫn làm rạng rỡ quê hương bởi họ yêu quê hương sâu nặng.(0.75đ) - Lời nhắc nhở của người cha:(1.0đ) + Ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình.(0.25đ) + Sống nghĩa tình, biết chấp nhận gian khó, vươn lên bằng ý chí của mình, tự tin, vững vàng trên đường đời.(0.5đ) + Biết tự hào những truyền thống tốt đẹp của quê hương.(0.25đ) - Đánh giá đoạn trích(1.0đ) + Đoạn thơ ca ngợi về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.(0.5đ) + Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình thiết tha, trìu mến. Xây dựng những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ.(0.5đ) * Kết bài:(0.5đ) Khẳng định lại giá trị đoạn thơ và nêu suy nghĩ của bản thân. Duyệt của chuyên môn Giáo viên ra đề Hồ Hoài Phước Võ Thị Thu Hiền TL: