Đề kiểm tra học kì I + II môn Ngữ văn 9

docx 9 trang thienle22 3740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I + II môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_ii_mon_ngu_van_9.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I + II môn Ngữ văn 9

  1. PHÒNG GIÁO GD & ĐT GIA LÂM KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS KIM SƠN Môn Ngữ văn 9 (Năm học 2018 – 2019) Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng (nêu, chỉ ra, gọi (hiểu, phân tích, (thấp) (cao) tên, nhận biết ) cắt nghĩa, lí giải) Chủ đề I/ Văn bản: - Từ láy; - Giải nghĩa từ - Viết đoạn văn nghị luận văn Ánh trăng - Chép chính xác - Cảm thụ ý học; câu thơ cùng đề nghĩa hình ảnh 6 điểm tài; thơ; - Nêu tên tác - Viết đoạn văn phẩm, tác giả; nghị luận, có sử dụng câu bị động; - Cách trình bày đoạn văn; Số câu 1,5 câu 2 câu 0,5 câu 0 4 Số điểm 1,5 điểm 2,5 điểm 2 điểm 0 6 điểm Tỉ lệ % 15 % 25% 20% 0 60 % II/ Văn -Tác giả. Tác - Cảm nhận nhân -Viết đoạn văn bản: phẩm vật; nghị luận xã hội; Lặng Lẽ - Lời kể; Sa Pa - Hoàn cảnh diễn ra sự việc; 4 điểm - Từ loại, tác dụng của từ loại; Số câu 3 câu 1 câu 1 câu 5 câu Số điểm 2 điểm 0,5 điểm 1 điểm 4 điểm Tỉ lệ % 25% 5% 10% 40% Tổng 40% 30% 20% 10% 100% chung:
  2. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM SƠN NĂM HỌC 2018 - 2019 Tiết 85, 86 – Thời gian 90 phút Phần I (6,0 điểm): Nhớ lại chính xác hai khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy và trả lời các câu hỏi sau: 1. Ghi lại các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên và giải thích ý nghĩa của 01 (một) từ láy mà em vừa tìm được trong văn cảnh. 2. Ở phần trên của bài thơ, khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng, tác giả đã viết “vầng trăng tròn”, trong đoạn thơ này, một lần nữa nhà thơ lại viết “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Theo em, việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì? 3. Viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động. (Gạch chân- chỉ rõ) 4. Trong một bài thơ đã học ở chương trình Ngữ văn 8 có hai câu thơ gợi tả sự đối diện của con người và vầng trăng. Hãy chép lại hai câu thơ đó và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. Phần II (4,0 điểm): Dưới đây là đoạn trích trong một tác phẩm ở chương trình Ngữ văn 9: “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước,cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừngvẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. (Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? 2. Đoạn văn trên là lời của ai, nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? 3. Đoạn trích trên đã giúp em hiểu được điều gì về nhân vật được nói tới? 4. Những từ “ơ”, “ư” trong câu: “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?” thuộc từ loại nào? Nêu công dụng của những từ loại ấy trong văn câu trên? 5. Từ những hiểu biết của em về nhân vật và tác phẩm trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lẽ sống đẹp của thanh niên hiện nay.
  3. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM SƠN MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2018 - 2019 Phần Câu Nội dung Điểm I 1 - Học sinh chỉ ra các từ láy: vành vạnh, rưng rưng, 0,5đ phăng phắc. (Thiếu 1-2 từ, trừ 0.25đ) - Học sinh chọn một trong 3 từ láy vừa tìm được và giải 0,5đ nghĩa: 6 + “Rưng rưng” là từ láy gợi lên dòng nước mắt cứ chực điểm trào ra nhưng chưa chảy xuống thành giọt (thể hiện sự nghẹn ngào, thổn thức của con người khi gặp lại vầng trăng). + “vành vạnh” từ láy gợi hình ảnh vầng trăng tròn trịa, đầy đặn; vầng trăng trong sáng, ngời ngời, + “phăng phắc” từ láy gợi tả sự im lặng tuyệt đối, âm thầm lặng lẽ trước sau như một, không thay đổi. Từ láy góp phần thể hiện thái độ bao dung độ lượng của trăng, tượng trưng cho lòng bao dung rộng lượng của nhân dân, tượng trưng cho quá khứ ân nghĩa ân tình 2 Tác dụng việc lặp lại hình ảnh “vầng trăng tròn”: + Khẳng định vẻ đẹp tự nhiên và mãi mãi vĩnh hằng của 0,25đ vầng trăng. + Nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên, tròn đầy thủy chung của 0,5đ nghĩa tình quá khứ, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước. + Làm nổi bật sự thay đổi, bạc bội của con người. 0,25đ 3 Hình thức: đoạn văndiễn dịchkhoảng 12 câu có liên kết 1,0đ chặt chẽ, có sử dụng câu bị động (gạch chân - chỉ rõ). Nội dung: khai thác các dấu hiệu nghệ thuật để làm rõ: 2,0đ - Niềm xúc động mãnh liệt của con người khi gặp lại trăng. - Những suy tư day dứt của con người: + Trăng trở thành biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng, không thay đổi + Với thái độ nghiêm khắc, bao dung trăng khiến con người giật mình thức tỉnh nhận ra sai lầm của mình để thay đổi suy nghĩ và cách sống của bản thân 4 - Chép chính xác 2 câu: (mỗi chữ sai trừ 0,25 đ) 0,5đ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia.) - Bài “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt)- Hồ Chí Minh 0,5đ
  4. 1 Học sinh trả lời được: - Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” 0.25đ - Tác giả: Nguyễn Thành Long 0,25đ 2 - Đoạn văn là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ: 0,5đ - Trong hoàn cảnh ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở 0,5đ và nơi làm việc của anh thanh niên; 3 - Qua đoạn văn, ta thấy anh thanh niên là người chân 0,5đ tình, cởi mở và rất khiêm tốn; II 4 Học sinh chỉ ra được: - Từ “ơ”: thán từ -> bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên. 0.5đ 4 - Từ “ư”: tình thái từ -> dùng để hỏi. 0,5đ điểm 5 Hình thức: Viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi), đúng phương thức biểu đạt, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Nội dung: Học sinh trình bày theo cách riêng song đảm 1,0 bảo các ý cơ bản sau: - Thế nào là sống đẹp? - Biểu hiện - Bàn luận mở rộng - Rèn luyện - Liên hệ Lưu ý: - Căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên cân nhắc, đánh giá điểm linh hoạt. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cảm xúc riêng. - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0,25.
  5. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS KIM SƠN NĂM HỌC 2018 - 2019 Tiết 171, 172 – Thời gian 90 phút Phần I: (4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca – chiu – sa của Hồng quân Liên Xô. Thích bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Những tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự nhục mạ. Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó” Câu 1: Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Của ai? Đoạn trích kể lại sự việc gì? Câu 2: Xét về mặt cấu tạo các câu: “- Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô”. “Thích ngồi bó gối mơ mộng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ”, “Thích nhiều” thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Nêu hiệu quả diễn đạt của các câu ấy trong đoạn văn trên. Câu 3: Phương Định rất thích hát mặc dù hiểu: “những tình cảm gì đang quay cuồng” trong chị Thao nhưng cô không hát khi chị yêu cầu, thậm chí còn “đâm cáu với chị”. Hãy đặt mình vào vị trí nhân vật Phương Định trong tác phẩm để lí giải những hành động của chị Thao và hành động của chính Phương Định. Câu 4: Đọc đoạn văn có thể thấy Phương Định rất hiểu chị Thao. Có lẽ vì thế mà tình cảm giữa họ không chỉ là tình đồng đội giữa những người cùng chung nhiệm vụ mà còn là một tình bạn đẹp. Hãy viết mộ đoạn văn khoảng 15 câu bàn về đề tài “tình bạn đẹp”. Phần II: (6 điểm) Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có câu: “Ta làm con chim hót” Câu 1: Ghi lại chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. Câu 2: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Từ hoàn cảnh ra đời đó, em hiểu gì về nhà thơ? Câu 3: Trong đoạn thơ em vừa viết có những hình ảnh được lặp lại ở khổ thơ đầu. Đó là những hình ảnh thơ nào? Ý nghĩa của các hình ảnh đó trong từng đoạn thơ có gì khác nhau? Câu 4: Để phân tích đoạn thơ em vừa viết, có bạn viết câu chủ đề như sau: “Từ xúc cảm trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn được dâng hiến cho cuộc đời chung”. Coi đó là câu mở đoạn, hãy viết hoàn chỉnh đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân hợp khoảng 12 câu trong đoạn văn có sử dụng câu bị động, phép lặp (gạch chân chỉ rõ).
  6. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS KIM SƠN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2018 - 2019 Phần - câu Nội dung, yêu cầu học sinh trả lời được Biểu điểm I Phần I – 4 điểm Câu 1 - Tên tác phẩm: “Những ngôi sao xa xôi”; 0,25đ (1 điểm) - Tác giả: Lê Minh Khuê 0,25đ - Sự việc: Nho bị thương sau khi chị Thao và Phương Định 0,5đ chăm sóc cho Nho; Câu 2 - Các câu văn đó thuộc kiểu câu rút gọn; 0,25 đ (1điểm) - Vì có thể khôi phục được thành phần bị rút gọn (Chủ ngữ) 0,25đ (- Rút gọn CN - có thể khôi phục) - Hiệu quả diễn đạt: Làm cho các câu văn ngắn gọn, nhấn 0,5 đ mạnh vào nội dung thông tin cần truyền đạt; thể hiện rõ thái độ dứt khoát của Phương Định Câu 2 HS đặt vị trí của mình vào nhân vật Phương Định để lí giải: (1điểm) - Những tình cảm của chị Thao: lo lắng cho Nho, áy náy vì muốn nhưng không chăm sóc được cho Nho (chị sợ máu); 0,5đ chị cũng đang bối rối nên muốn Phương Định hát để tự trấn an mình để lấy lại trạng thái cân bằng. - Hành động của Phương Định (cáu với chị Thao): không 0,5đ muốn hát vì lo lắng cho Nho (muốn có giây phút yên bình sau những gì vừa xảy ra); Câu 3 HS trình bày được những suy nghĩ của bản thân về tình bạn: (1điểm) * Nội dung: gồm các ý: - Nhận thức về một tình bạn đẹp: - Cơ sở và biểu hiện của một tình bạn đẹp: 1đ - Ý nghĩa của tình bạn đẹp: - Liên hệ bản thân: * Hình thức: - Phương thức biểu đạt phù hợp, lập luận chặt chẽ, đảm bảo 0,5đ đủ số câu quy định, ý mạch lạc, rõ ràng; II Phần II – 6 điểm Câu 1 - HS ghi lại chính xác đoạn thơ; 1đ (1điểm) - GV trừ 0,25đ khi học sinh mắc các lỗi: chính tả, sai từ, thiếu câu Câu 2 - HS trả lời được: (2điểm) + Bài thơ viết 11/1980 khi tác giả đang nằm trên giường 0,5đ bệnh, không bao lâu thì nhà thơ qua đời (12/1980). + Hiểu về nhà thơ: Là người giàu nghị lực và có tinh thần lạc quan; tình yêu thiên nhiên, cuộc sống; khát vọng sống đẹp, 0,5đ
  7. sống có ich để cống hiến cho quê hương, đất nước, cho cuộc đời chung; Câu 3 HS trả lời được: (1điểm) - Hình ảnh được lặp lại ở khổ thơ đầu: con chim, cành hoa; 0,5đ - Ý nghĩa của việc lặp lại hai hình ảnh trên: + Con chim chiền chiện, bông hoa tím (khổ đầu) là hình ảnh 0,25đ đẹp (đặc trưng) của mùa xuân; + Con chim hót, cành hoa (khổ thơ vừa viết – khổ 4,5) thể 0,25đ hiện mong muốn hóa thân thành những vật nhỏ bé, hữu ích của nhà thơ để tô điểm cho mùa xuân quê hương, đất nước, cuộc đời; Câu 4 HS viết đoạn văn: (3điểm) 1 điểm Hình thức: - Trình bày đúng quy cách: Đoạn tổng – phân – hợp 0,25đ - Đúng phương thức biểu đạt (nghị luận), độ dài 12 câu 0,25đ - Có một câu bị động (gạch chân, chú thích) 0,25đ - Gạch chân (chú thích) đúng phép lặp 0,25đ * Lưu ý: Mỗi yêu cầu trên không đạt và đoạn văn thiếu hoặc vượt 2 câu trở lên GV trừ o,25đ/ lỗi. 2 điểm * Nội dung: Đoạn văn tập trung làm rõ khát vọng dâng hiến mãnh liệt của nhà thơ: HS biết khai thác các tín hiệu nghệ thuật trong đoạn thơ và làm rõ được hai ý cơ bản sau: - Ước nguyện hóa thân thành những vật nhỏ bé nhưng hữu 1đ ích cho đời: - Khát vọng cống hiến mãnh liệt không phân biệt thời gian, 1đ tuổi tác: Mỗi ý cần phân tích cụ thể, rõ ràng, khai thác các tín hiệu nghệ thuật để làm sáng tỏ nội dung đoạn thơ; * Lưu ý: - HS không khai thác các tín hiệu nghệ thuật GV trừ 0,5đ/ý; - GV cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để điều chỉnh, cân nhắc, cho điểm phù hợp;
  8. PHÒNG GIÁO GD & ĐT GIA LÂM KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS KIM SƠN Môn Ngữ văn 9 (Năm học 2018 – 2019) Mứcđộ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng (nêu, chỉ ra, gọi tên, (hiểu, phân tích, cắt (thấp) (cao ) nhận biết ) nghĩa, lí giải) Chủ đề Phần I Các kiến thức về: - Lí giải tâm trạng và - Viết đoạn hành động nhân vật văn suy 4 điểm + tác giả, trong văn cảnh; nghĩ về Những ngôi + tác phẩm tình bạn sao xa xỗi đẹp; + Sự việc: - Kiểu câu; + Hiệu quả diễn đạt Số câu 2 câu 1 câu 1 câu 4 Số điểm 2 điểm 1 điểm 1 điểm 4 điểm Tỉ lệ % 20 % 10% 10% 40 % Phần II: - Chép chính xác - Hiểu về nhà thơ; - Nghị luận về đoạn thơ; đoạn thơ; Mùa xuân - Cảm thụ hình ảnh nho nhỏ – Hoàn cảnh sáng thơ; tác; - Trình bày đoạn văn; - Sử dụng câu bị động, phép lặp; Số câu 1,5 câu 1,5 câu 1 câu 1 câu 4 câu Số điểm 1,5 điểm 2,5 đ 2 điểm 1 điểm 3 điểm Tỉ lệ % 15% 25% 20% 10% 60% Tổng chung: Số câu: 3,5 câu 2,5 câu 2 câu 1 8 Số điểm: 3,5điểm 3,5 điểm 3 điểm 1 điểm 10 điểm Tỉ lệ % 35% 35 % 30% 100%