Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 112,113: Mùa xuân nho nhỏ (tiết 1) Thanh Hải

ppt 11 trang thienle22 3880
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 112,113: Mùa xuân nho nhỏ (tiết 1) Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_tiet_112113_mua_xuan_nho_nho_tiet_1_than.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 112,113: Mùa xuân nho nhỏ (tiết 1) Thanh Hải

  1. Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ( Nguyễn Du, Truyện Kiều) Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lý bóng xuân sang ( Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chín) Mùa xuân là cả một mùa xanh Giời ở trên cao, lá ở cành Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh (Nguyễn Bính, Mùa xuân xanh)
  2. Tiết 112,113: MÙA XUÂN NHO NHỎ ( Tiết 1) Thanh Hải I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Thanh Hải (1930-1980), tên khai sinh Phạm Bá Ngoãn, quê T.T. Huế. - Tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. - Kháng chiến chống Mỹ ông ở lại quê hương hoạt động. - Là một trong những cây bút có công xậy dựng nền văn học cách mạng từ những ngày đầu.
  3. Tiết 112,113: MÙA XUÂN NHO NHỎ ( Tiết 1) Thanh Hải I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm K1 -> cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. K2,3 -> cảm xúc về mùa xuân của đất nước. K4,5 -> suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. K 6 -> lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
  4. Tiết 112,113: MÙA XUÂN NHO NHỎ ( Tiết 1) Thanh Hải I. Tìm hiểu chung II. Phân tích 1. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời * Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời hiện lên bởi những âm thanh, hình ảnh: + dòng sông xanh + bông hoa tím biếc + tiếng chim chiền chiện
  5. Tiết 112,113: MÙA XUÂN NHO NHỎ ( Tiết 1) Thanh Hải I. Tìm hiểu chung II. Phân tích 1. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời -> Hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, đặc trưng cho thiên nhiên, đất trời xứ Huế. -> Đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh sức sống của mùa xuân. => Hiện lên một mùa xuân tươi đẹp, sáng sủa, rộn rã, tươi vui .
  6. Tiết 112,113: MÙA XUÂN NHO NHỎ ( Tiết 1) Thanh Hải I. Tìm hiểu chung II. Phân tích 1. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên , đất trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng * Nhà thơ say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên , đất trời lúc vào xuân.
  7. Tiết 112,113: MÙA XUÂN NHO NHỎ ( Tiết 1) Thanh Hải I. Tìm hiểu chung II. Phân tích 1. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên , đất trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng * Giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân. * Giọt âm thanh của tiếng chim . Sự chuyển đổi cảm giác.
  8. Tiết 112,113: MÙA XUÂN NHO NHỎ ( Tiết 1) Thanh Hải Bài 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác trong giai đoạn nào? A. 1930 – 1945 B. 1945 – 1954 C. 1954 – 1975 D. 1975 – 2000 Bài 2: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết giống thể thơ của bai thơ nào sau đây? A. Đêm nay Bác không ngủ B. Đồng chí C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính D. Đoàn thuyền đánh cá
  9. Tiết 112,113: MÙA XUÂN NHO NHỎ ( Tiết 1) Thanh Hải Bài 3: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được bắt nguồn từ cảm xúc nào? A. Vẻ đẹp về truyền thống của đất nước. B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế. C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc. Bài 4: Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong khổ thơ sau: Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng => Nghệ thuật nhân hóa: trò chuyện, tâm sự với vật như trò chuyện, tâm sự với người. => Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.