Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

doc 8 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 1280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_khoi_4_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 NĂM HỌC: 2020 - 2021 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng H H H T Số câu T T T T H T H Nội dung kiểm tra và số TN T k TN T k N N T T N T T TL k điểm KQ L h KQ L h K K L kh K L kh h á á Q Q ác Q ác á c c c Số Kiểm tra đọc: câu I. Đọc TT: Số điểm II.Đọc hiểu và Số kiến thức TV: 2 1 2 1 câu 1.Đọc hiểu: - Hiểu ý chính của đoạn Câu văn. 1,2 7 - Giải thích được chi số tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài đọc. Số 2 1 2 1 - Liên hệ chi tiết điểm trong bài với thực tiễn để rút ra bài học cho bản thân. 2.Kiến thức TV: - Số 2 2 2 2 Nhận biết được câu câu cảm, câu khiến trong Câu 3,4 5,6 đoạn văn. số - Tìm được chủ ngữ, trạng ngữ chỉ thời Số gian, nơi chốn trong 2 2 2 2 bài văn. điểm Số câu 2 2 2 1 5 2 Tổng Số 2 2 2 1 5 2 điểm
  2. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II-KHỐI 4 Môn: Tiếng Việt - NĂM HỌC 2020 - 2021 I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 tiếng ngoài sách hướng dẫn học và trả lời 1 câu trong nội dung bài đọc (Hình thức bốc thăm) 2.Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: (7 điểm) NGÀY LÀM VIỆC CỦA TÍ Trời tờ mờ sáng, trong nhà còn tối om. Bố đã thức giấc. Tí cũng thức giấc, cựa mình. Bố bảo: - Hôm nay, Tí đi chăn nghé nhá! Năm nay, Tí chín tuổi. Tí là cậu bé học sinh trường làng. Từ trước đến nay, ở nhà, Tí chưa phải làm công việc gì. Thỉnh thoảng, bố sai đi lấy cái điếu cày hoặc mẹ giao phải đuổi đàn gà đừng để nó vào buồng mổ thóc. Tí chưa chăn nghé bao giờ. Mẹ lại nói tiếp: - Con chăn cho giỏi, rồi hôm nào mẹ đi chợ, mẹ mua vở cho mà đi học. Bố mở gióng dắt nghé ra. Bố dặn: - Nhớ trông, đừng để nghé ăn mạ đấy. - Vâng. Tí cầm dây kéo, con nghé cứ chúi mũi xuống. Tí thót bụng, cố hết sức lôi con nghé ra cổng. Ra đến ngã ba, Tí dừng lại. Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn. Có người nhận ra Tí cất tiếng gọi: - Đi nhanh lên, Tí ơi! Mọi người quay nhìn, cười vang, đua nhau gọi Tí. Tí chúm miệng cười lỏn lẻn. Phải đi cho kịp người ta chứ! Tí dắt nghé men theo bờ ruộng còn con nghé ngoan ngoãn theo sau, bước đi lon ton trên bờ ruộng mấp mô. Cái bóng dáng Tí lủn củn thấp tròn. Tí đội cái nón quá to đối với người, trông như cây nấm đang di động. Theo Bùi Hiển Câu 1. Sáng nay, bố giao cho Tí công việc gì? (M1) A. Lấy điếu cày cho bố. B. Dắt nghé ra khỏi cổng. C. Đi chăn nghé. D. Đuổi gà ăn vụng thóc. Câu 2. Nhìn Tý dắt nghé, mọi người đã làm gì? (M1)
  3. A. Mọi người khuyên Tí quay về nhà. B. Mọi người chạy đến dắt nghé giúp Tí. C. Mọi người quay nhìn, cười vang đua nhau gọi Tí. D. Mọi người thản nhiên nhìn Tí và không nói gì. Câu 3. Chủ ngữ trong câu “Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn.” là: (M2) A. Phía cổng làng. B. Các cô chú. C. Phía cổng làng, các cô chú. D. Các cô chú xã viên. Câu 4: Ghép các kiểu câu ở cột A với các câu ở cột B sao cho phù hợp. (M2) Cột B Cột A 1) Ôi, đau răng quá! a) Câu hỏi 2) Cô giáo và các bạn ai cũng b) Câu cảm thương tôi. c) Câu khiến 3) Em bị ốm phải không ? 4) Em hãy về nhà đi. Câu 5: Viết thêm trạng ngữ chỉ thời gian để hoàn chỉnh câu sau: (M3) , tôi đạp xe ra công viên dạo chơi. Câu 6: Em hãy đặt một câu cảm nói lên cảm xúc vui mừng khi được cô giáo khen. (M3) Câu 7: Để trở thành người con ngoan, em cần làm gì để giúp đỡ bố mẹ? (M4) .
  4. Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp : 4 Môn: Tiếng Việt - Năm học 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Lời nhận xét của thầy (cô) giáo . . Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: NGÀY LÀM VIỆC CỦA TÍ Trời tờ mờ sáng, trong nhà còn tối om. Bố đã thức giấc. Tí cũng thức giấc, cựa mình. Bố bảo: - Hôm nay, Tí đi chăn nghé nhá! Năm nay, Tí chín tuổi. Tí là cậu bé học sinh trường làng. Từ trước đến nay, ở nhà, Tí chưa phải làm công việc gì. Thỉnh thoảng, bố sai đi lấy cái điếu cày hoặc mẹ giao phải đuổi đàn gà đừng để nó vào buồng mổ thóc. Tí chưa chăn nghé bao giờ. Mẹ lại nói tiếp: - Con chăn cho giỏi, rồi hôm nào mẹ đi chợ, mẹ mua vở cho mà đi học. Bố mở gióng dắt nghé ra. Bố dặn: - Nhớ trông, đừng để nghé ăn mạ đấy. - Vâng. Tí cầm dây kéo, con nghé cứ chúi mũi xuống. Tí thót bụng, cố hết sức lôi con nghé ra cổng. Ra đến ngã ba, Tí dừng lại. Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn. Có người nhận ra Tí cất tiếng gọi: - Đi nhanh lên, Tí ơi! Mọi người quay nhìn, cười vang, đua nhau gọi Tí. Tí chúm miệng cười lỏn lẻn. Phải đi cho kịp người ta chứ! Tí dắt nghé men theo bờ ruộng còn con nghé ngoan ngoãn theo sau, bước đi lon ton trên bờ ruộng mấp mô. Cái bóng dáng Tí lủn củn thấp tròn. Tí đội cái nón quá to đối với người, trông như cây nấm đang di động. Theo Bùi Hiển Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng câu 1, câu 2, câu 3: Câu 1. Sáng nay, bố giao cho Tí công việc gì? A. Lấy điếu cày cho bố. B. Dắt nghé ra khỏi cổng. C. Đi chăn nghé. D. Đuổi gà ăn vụng thóc. Câu 2. Nhìn Tý dắt nghé, mọi người đã làm gì?
  5. A. Mọi người khuyên Tí quay về nhà. B. Mọi người chạy đến dắt nghé giúp Tí. C. Mọi người quay nhìn, cười vang đua nhau gọi Tí. D. Mọi người thản nhiên nhìn Tí và không nói gì. Câu 3. Chủ ngữ trong câu “Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn.” là: A. Phía cổng làng. B. Các cô chú. C. Phía cổng làng, các cô chú. D. Các cô chú xã viên. Câu 4: Ghép các kiểu câu ở cột A với các câu ở cột B sao cho phù hợp. Cột B Cột A 1) Ôi, đau răng quá! a) Câu hỏi 2) Cô giáo và các bạn ai cũng b) Câu cảm thương tôi. c) Câu khiến 3) Em bị ốm phải không ? 4) Em hãy về nhà đi. Câu 5: Viết thêm trạng ngữ chỉ thời gian để hoàn chỉnh câu sau: , tôi đạp xe ra công viên dạo chơi. Câu 6: Em hãy đặt một câu cảm nói lên cảm xúc vui mừng khi được cô giáo khen. Câu 7: Để trở thành người con ngoan, em cần làm gì để giúp đỡ bố mẹ? .
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 CUỐI HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2020 - 2021 I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 tiếng ngoài sách hướng dẫn học và trả lời 1 câu trong nội dung bài đọc (Hình thức bốc thăm) 2. Đọc hiểu: (7 điểm) Câu 1: (1 điểm) C. Đi chăn nghé. Câu 2. (1 điểm) C. Mọi người quay nhìn, cười vang đua nhau gọi Tí. Câu 3. (1 điểm) D. Các cô chú xã viên. Câu 4: (1 điểm)a – 3 (0,25đ); b – 1 (0,25đ); c – 4 (0,5đ) Cột B Cột A 1) Ôi, đau răng quá! a) Câu hỏi 2) Cô giáo và các bạn ai cũng b) Câu cảm thương tôi. c) Câu khiến 3) Em bị ốm phải không ? 4) Em hãy về nhà đi. Câu 5: (1 điểm) Vào một buổi sáng đẹp trời, tôi đạp xe ra công viên dạo chơi. Câu 6: (1 điểm) HS đặt được câu cảm theo yêu cầu. VD: Chà, mình giỏi quá! Ôi thích thật đấy! Câu 7: Học sinh tự diễn đạt theo suy nghĩ của bản thân. ( Viết đúng kết cấu câu có trạng ngữ khi viết câu) II. KIỂM TRA VIẾT : 10 điểm 1. Chính tả: (2 điểm) (M2) Giáo viên đọc cho học sinh viết trong khoảng thời gian 15 - 20 phút. (Riêng đối với HS dân tộc thiểu số có thể tăng thời gian trong khoảng thời gian 25 phút)
  7. Bài viết: Vườn nhà bà ngoại Nhà bà ngoại tôi có một khu vườn nho nhỏ trồng các loại rau như rau bắp cải, rau cải xanh, Khu vườn nhỏ nên mỗi loại rau bà chỉ trồng một ít. Mùa nào thức ấy Tuy mỗi lần hái không được nhiều rau lắm nhưng cây rau nào cũng được bà “chăm sóc chu đáo” nên tươi xanh mơn mởn, không bị héo úa, không bị sâu phá, sâu đục. Về nhà bà, tôi chỉ muốn được ăn rau muống luộc. Món ăn được làm nên từ những thân rau xanh, mềm, mọng nước, dài gần bằng gang tay của tôi. Và quan trọng hơn nữa đó là rau do bà tôi trồng và chăm sóc Ăn rau muống trong những ngày hè thật mát, bổ ; chan canh nước rau luộc đánh sấu thì “trên cả tuyệt vời” các bạn nhỉ ? (Nguyễn Thuỳ Linh) *Bài viết không mắc quá 3 lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đẹp, đúng độ cao, khoảng cách trình bày đúng hình thức bài chính tả (2 điểm ) + Lỗi về âm, vần: sai 4 lỗi thì trừ 0,5 điểm. + Lỗi về dấu thanh: sai 5 lỗi thì trừ 0,5 điểm. * Lưu ý: Nhiều lỗi sai giống nhau chỉ tính 1 lỗi 2. Tập làm văn: ( 8 điểm ) Đề bài: Em hãy tả một một con vật nuôi mà em yêu thích.(M3) * Đảm bảo các yêu cầu sau được 7 - 8 điểm. + Bài viết đạt yêu cầu của bài văn tả tả một con vật (khoảng 10 đến 14 dòng), đủ bố cục (3 phần mở bài, thân bài, kết bài) không mắc quá 6 lỗi chính tả câu văn ngắn gọn, diễn đạt có hình ảnh, cảm xúc, câu văn sinh động, + Phần mở bài: Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp đối tượng được miêu tả. + Phần thân bài: - Tả hình dáng con vật, chọn lọc được những nét riêng, tiêu biểu của con vật để tả, biết sắp xếp ý không sa đà vào kể. - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, + Phần kết bài: ( Mở rộng hoặc không mở rộng ) Nêu được tình cảm của mình đối với con vật được tả. * Điểm 5 - 6: Đủ bố cục bài văn; mắc không quá 6 lỗi về chính tả, dùng từ phù hợp, tả được những đặc điểm cơ bản của con vật và một vài hoạt động của con vật đó. * Điểm 3 - 4: Bố cục chưa đầy đủ, câu văn lủng củng, nội dung bài viết sơ sài, còn mắc lỗi chính tả nhiều, còn sa đà vào kể một đôi chỗ viết chưa đúng trọng tâm. * Điểm 1 - 2: Bố cục chưa đầy đủ, chỉ viết được một đoạn ngắn, nội dung sơ sài chưa rõ ý, mắc quá nhiều lỗi chính tả.