Bài kiểm tra môn Ngữ văn bài số 10 khối 9 - Tiết 134, 135
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Ngữ văn bài số 10 khối 9 - Tiết 134, 135", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_mon_ngu_van_bai_so_10_khoi_9_tiet_134_135.doc
Nội dung text: Bài kiểm tra môn Ngữ văn bài số 10 khối 9 - Tiết 134, 135
- Trường THCS Dương Hà Ngày thỏng .năm 2019 Họ và tờn: Tiết: 134,135 BÀI KIỂM TRA MễN: Văn Bài số:10 Lớp: Khối:9 NĂM HỌC 2018-2019 Thời gian làm bài: 90’ Điểm Lời phê của thầy/ cô giáo Đề bài Đề 1: Nêu cảm nhận về hỡnh ảnh mựa xuõn của con người và đất nước, khỏt vọng dõng hiến của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Đề 2: Phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
- ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM TIẾT 134-135: BÀI KIỂM TRA: MễN Ngữ văn- Bài số: 10 Khối: 9 NĂM HỌC 2018 - 2019 Đề 1: * Nội dung : (8điểm) Làm rõ những ý sau: - Qua các biện pháp nghệ thuật của bài thơ như: ẩn dụ, điệp từ, nhân hoá và ngôn ngữ, giọng điệu làm rõ những nội dung: + Mùa xuân của đất nước bắt đầu bằng hình ảnh người ra trận và ngươì ra đồng -> hai lực lượng tiêu biểu cho hai nhiệm vụ lao động và chiến đấu. Đất nước được so sánh với sự trường tồn vĩnh cửu của thiên nhiên -> sức sống mạnh mẽ của đất nước, => Niềm tự hào, tin tưởng của nhà thơ. + Mùa xuân của tác giả -> ước nguyện chân thành tha thiết -> khát vọng được hoà nhập, dâng hiến của Thanh Hải. Ông muốn làm một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân của thiên nhiên, đất nước => Lời nhắn gửi đến thế hệ sau về một lối sống đẹp: Sống cống hiến, sống có ích. * Hình thức: (2điểm) Bố cục rõ ràng, mạch lạc. + Biết kết hợp phân tích, bình giảng, cảm thụ + Không sai lỗi chính tả. (Nếu mắc các lỗi trên tuỳ mức độ trừ 2đ ) Đề 2: * Nội dung: (8điểm) Làm rõ những ý sau: Qua các biện pháp nghệ thuật như: ẩn dụ, nhân hoá, điệp từ và các hình ảnh thơ giàu chất suy tưởng, HS làm rõ nội dung: - Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác: + Cảm nhận về con người và đất nước VN qua hình ảnh hàng tre: Sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, kiên cường + Hình ảnh "mặt trời" gợi sự vĩ đại của Bác và niềm tôn kính, biết ơn của nhân dân đối với Bác. Hình ảnh "Tràng hoa" -> niềm tiếc thương vô hạn - Khi vào lăng: Những hỡnh ảnh: mặt trời, vầng trăng, trời xanh là biểu tượng của thiờn nhiờn trường tồn, vĩnh cửu, bất diệt được vớ với Bỏc. Bỏc như hoỏ thõn vào non sụng xứ sở, Bỏc trường tồn mói mói, vĩ đại, lớn lao ngang tầm trời đất. - Khi rời lăng: Tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa của tác giả, muốn hoá thân vào thiên nhiên của tác giả cũng như của nhân dân đối với Bác. * Hình thức: (2 điểm) Bố cục rõ ràng, mạch lạc. + Biết kết hợp phân tích, bình giảng, cảm thụ + Không sai lỗi chính tả. (Nếu mắc các lỗi trên tuỳ mức độ trừ 2đ ) * Biểu điểm (chung cho cả hai đề): - Điểm 9- 10 : Bài viết đầy đủ các nội dung trên, diễn đạt mạch lạc có cảm xúc riêng của người viết. - Điểm 7 - 8 bài viết nói chung đạt các yêu cầu về nội dung, có đôi chỗ sơ sài, diễn đạt mạch lạc. - Điểm 5 – 6: bài viết còn thiếu một, hai ý nhỏ, đỗi chỗ diễn đạt lủng củng. - Điểm 3 – 4: Bài viết sơ sài, diễn đạt lủng củng - Điểm 1 - 2: Bài lạc đề hoặc xa đề Duyệt đề Giỏo viờn Ngày thỏng . năm . Ngụ Thị Như Bụng