Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ Văn - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

docx 4 trang Thương Thanh 22/07/2023 1390
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ Văn - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2017_2018_tru.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ Văn - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD& ĐT Q.UẬN LONG BIÊN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Ngày thi: /5/ 2018 Phần I: (6 điểm) Trong bài thơ “ Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Tôi với anh đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Đồng chí’. Văn bản nào em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 được sáng tác cùng năm với bài thơ này ? 2. Em hiểu thế nào là “đôi tri kỉ”? Lí do nào khiến “anh” và “tôi” từ chỗ “xa lạ" trở thành “đôi tri kỉ” ? 3. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những hình ảnh thơ sóng đôi khá đặc sắc. Đó là những hình ảnh nào ? Nêu hiệu quả nghệ thuât của việc sử dụng những hình ảnh thơ đó. 4. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ những cơ sở bền chặt hình thành nên tình đồng chí. Trong đoạn văn có sử dụng một phép thế để liên kết và một câu cảm thán ( Gạch chân và chỉ rõ). Phần II: (4 điểm) Cho đoạn văn sau: “ Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là một vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa , trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý.” ( “Bàn về đọc sách”- Chu Quang Tiềm) 1/ Từ “sâu” trong “ đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu” là từ loại gì? Em hiểu nghĩa của từ này như thế nào? 2/ Trong câu văn “ Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý”, tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? Nêu ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ ấy. 3/ Từ đoạn văn trên và hiểu biết xã hội của bản thân, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vấn đề đọc sách của giới trẻ trong hoàn cảnh thế giới công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ VÀO 10- MÔN NGỮ VĂN Ngày thi: 15/5/2018 PHẦN I (6 điểm): CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Hoàn cảnh sáng tác: 0,5đ + Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948 , thời kì kháng chiến chống Pháp. + Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt 1 1,0 Bắc( thu đông 1947) đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Băc. - HS nêu được: Truyện ngắn Làng của Kim Lân (0.5 đ) - Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình (02.5 đ) - Lí do khiến “anh” và “tôi từ “xa lạ" trở thành “đôi tri kỉ” 0,75đ 2 + Chung giai cấp, xuất thân 1.0 + Chung mục đích, lí tưởng + Chung khó khăn, gian lao - Những hình ảnh thơ sóng đôi : anh- tôi, súng - súng, đầu – đầu. 0,5đ (Thiếu 1->2 hình ảnh trừ 0,25đ) 3 1,0 - Hiệu quả NT : Gợi tả sự đông hành, đồng cam cộng khổ,đồng chí, đồng lòng của những người lính. 0,5đ *Về hình thức : (0,5đ) + Đoạn văn nghị luận có dẫn chứng lí lẽ thuyệt phục, vận dụng các phương thức biểu đạt để lập luận về nội dung liên quan + Đúng đoạn văn diễn dịch (độ dài 12 câu ; ±2 câu), diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc, liên kết chặt chẽ - TV : Sử dụng đúng câu cảm thán và phép thế ( có chỉ rõ) 0,5đ *Về nội dung: (2.0 đ) 4 3.0 HS có thể trình bày theo cách khác nhau nhưng cần bám sát vào ngữ liệu để khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật trong khổ thơ, làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí : - Tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó. Đó là cơ sở cùng chung giai cấp xuất thân của những người lính cách mạng. - Tình đồng chí nảy sinh từ sự chung lí tưởng, mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ
  3. quốc( Súng bên súng, đầu sát bên đầu). -Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và ngày càng gắn bó trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. Đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt( Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ). -Đặc sắc NT :Sử dụng thành ngữ, câc hình ảnh thơ đối ứng, sóng đôi,,cách dùng từ ngữ, chi tiết thơ chân thực, * Lưu ý : + Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt mạch lạc, hấp dẫn, cảm nhận sâu sắc 2,0đ + Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt mạch lạc,nhưng ý chưa thật sâu 1,5đ +Cơ bản đủ ý chính , song chưa phân tích được các tín hiệu NT, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ 1đ + Diễn xuôi ý thơ ,dài dòng, mắc lỗi diễn đạt, dùng từ 0,75đ + Ý quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt 0,5đ + Chưa thể hiện được nội dung, hoặc sai lệch về nội dung, diễn đạt kém 0đ + Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn , hoặc sai kiểu đoạn văn : trừ 0,5đ + Không chú thích phép thế và câu cảm thán thi không cho điểm. PHẦN II (4 điểm): Câu Nội dung Điểm - Từ « sâu » là tính từ (0.5 đ) 1 1.0 - Nghĩa của từ “sâu”: là sâu sắc, sâu rộng (0.5 đ) -Câu văn có sử dụng phép so sánh (0,25đ) - Hiệu quả NT : 0,75đ +Thể hiện thái độ phê phán của tác giả : đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt ; đọc 2 1,0 sách chỉ biết đọc số lượng mà không chú trọng vào chất lượng của sách. 0,5đ +Làm cho câu văn sinh động,từ đó giúp người đọc nhận thức được không nên đọc sách chạy theo số lượng. 0,25đ - Về hình thức (0,5đ): +Đúng kiểu bài nghị luận, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyệt phục, dẫn chứng tiêu biểu, diễn đạt sinh động. 3 2,0 + Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ. + Độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi. - Về nội dung (1,5đ):
  4. Học sinh có thể có những cách diến đạt khác nhau, nhưng cần đảm bảo tính thuyết phục ; GV chú ý các gợi ý sau: + Dù XH có phát triển đến đâu thì đọc sách vẫn giữ vai trò quan trọng. +Trong hoàn cảnh CNTT phát triển mạnh mẽ như hiện nay : giới trẻ không ít người thờ ơ với việc đọc sách ; thay vì đọc sách thì chỉ tìm kiếm thông tin cần thiết trên mạng, qua các phương tiện thông tin nghe nhìn hiện đạị +Hậu quả của việc ít đọc sách : mất đi cơ hội chiếm lĩnh kho tàng tri thức đồ sộ, phong phú của nhân loại ;mất đi cơ hội để bồi dưỡng, nâng cao đời sống tâm hồn, + Liên hệ bản thân :cần tạo thói quen đọc sách, chọn những quyển sách hay, phù hợp,đọc kĩ, suy ngẫm tạo thành nếp nghĩ cho bản thân ; cần kết hợp giữa văn hóa đọc truyền thống và văn hóa đọc hiện đại để đạt được hiệu quả cao nhất. * Lưu ý : - Khuyến khích HS có suy nghĩ riêng tuy nhiên phải lập luận có cơ sở, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. -GV có thể căn cứ vào mức độ hiểu vấn đề của học sinh để cân nhắc điểm thành phần của các ý .