Bài giảng Hóa học 8 - Bài 31: Tính chất – ứng dụng của hiđro - Giáo viên: Nguyễn Thu Huế
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 8 - Bài 31: Tính chất – ứng dụng của hiđro - Giáo viên: Nguyễn Thu Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_hoa_hoc_8_bai_31_tinh_chat_ung_dung_cua_hidro_giao.doc
Nội dung text: Bài giảng Hóa học 8 - Bài 31: Tính chất – ứng dụng của hiđro - Giáo viên: Nguyễn Thu Huế
- BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING MÔN HÓA HỌC – LỚP 8 I. THÔNG TIN CÁ NHÂN Đơn vị: Trường THCS Cao Bá Quát- Gia Lâm- Hà Nội Tên bài giảng: BÀI 31: TÍNH CHẤT- ỨNG DỤNG CỦA HIDRO Môn: Hóa học 8 Giáo viên: Nguyễn Thu Huế Điện thoại: 0963390560 Email: nthue246@gmail.com II. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ: Trong xu thế số hóa mọi mặt của xã hội, đặc biệt là số hóa trong giáo dục, để đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên không những vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực mà còn phải cần biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để nâng cao hơn hiệu quả của các phương pháp dạy học. Hơn thế nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay còn giúp giáo viên tạo những bài giảng trực tuyến giúp người học có thể tự học tại nhà mà vẫn đảm bảo hiệu quả học tập. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay, việc học tập trực tuyến đã trở nên quen thuộc với cả thầy và trò và trở thành một xu thế tất yếu của một nền giáo dục tiên tiến. Đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Thực tế cho thấy, các em rất thành thạo về tin học và nhu cầu học tập của các em ngày càng được đa dạng hóa bởi công nghệ thông tin. Trong đó, vai trò của bài giảng E-learning (Bài giảng điện tử trực tuyến) ngày càng được cụ thể. E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Mặt khác, theo sự đổi mới về phương pháp dạy học tăng cường sử dụng các thiết bị thí nghiệm , hóa chất, hình ảnh trực quan, sinh động để tạo hứng thú 1
- học tập cho học sinh, học sinh hiểu bài và nắm vững kiến thức ngay tại lớp. Với điều kiện học tập trên lớp, những thí nghiệm mang tính chất nguy hiểm, khó thực hiện đòi hỏi cần phải có sự trợ giúp của Công nghệ thông tin mà bài giảng E-learning lại đáp ứng được những khó khăn này. Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài Bài 31: Tính chất-ứng dụng của hidro (tiết 1) để xây dựng bài giảng Elearning với mong muốn bài dạy đạ được hiệu quả và chất lượng giảng dạy tốt nhất III. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC: 1. Mục tiêu chung - Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể nhưng đề cao tính tự học do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết. - Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử e-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập. - Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau. 2. Mục tiêu của bài học: a.Về kiến thức: Học sinh biết được: - Tính chất vật lí của hiđro: trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước (hiđro là khí nhẹ nhất). - Tính chất hoá học của hiđro tác dụng với oxi b. Về kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra nhận xét về tính chất vật lý và tính chất hóa học của hiđro, về cách thu khí hiđro. - Viết được phương trình hóa học minh họa được tính chất hidro tác dụng với oxi. c. Về thái độ: - Có ý thức hoạt động độc lập. - Củng cố, khắc sâu lòng yêu thích, say mê học tập bộ môn. d. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực tự học. - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông IV. CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG * Các công cụ được sử dụng trong bài giảng gồm: - Ispring suite 9 2
- - Microsoft PowerPoint 2010 của Microsoft - Các video clip được download từ trang youtube.com. - Các hình ảnh được download từ trang google.com * Các kỹ năng thiết kế Multimedia: -. Các slide đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học sử dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành ) - Có hình ảnh trong các bài tập, các clips minh họa cho các nội dung kiến thức của bài học. - Có các bài tập trắc nghiệm tương tác, bài kiểm tra đánh giá sau khi học xong tiết học - Công nghệ: Đóng gói theo chuẩn SCORM, AICC, xuất bản dưới dạng web HTML5 của thể lệ quy định. Sản phẩm thân thiện khi sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình hình học tập hiện nay của Việt Nam. 3
- III. TÓM TẮT BÀI GIẢNG (thông qua các slide) Mục tiêu và ý STT Slide trình chiếu tưởng thiết kế Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan Slide đến giáo viên 1 và tên bài Trang giảng, kết hợp bìa với video hình ảnh cô giáo, có âm thanh nhạc nền Slide Mở đầu, giới 2 thiệu vào bài Mở học đầu Slide 3 Giới thiệu mục Mục tiêu cần đạt tiêu của tiết học bài học 4
- Slide 4 Giới thiệu nội Nội dung của bài dung học trong tiết bài học này học Học sinh thực hiện bài tập theo yêu cầu. GV sử dụng bài tập trắc Slide nghiệm tương 5 tác (ghép- nối) Kiểm để HS nhớ lại tra bài kí hiệu hóa cũ học, công thức hóa học, phân tử khối, nguyên tử khối của hidro Slide 6 Giới Giới thiệu về thiệu tính chất vật lí về tính chất vật lí 5
- GV sử dụng các bài tập trắc nghiệm tương tác như điền từ, lựa chọn Slide đáp án đúng. 7-10 Từ đó hình Tính thành kiến chất thức mới cho vật lý HS. Trong của quá trình HS clo làm, nếu chọn đáp án sai, có phần slide thông tin (đáp án) 6
- Slide Kết luận về 11 tính chất vật lí Kết của hidro luận GV đưa ra các BT vận dụng củng cố phần Slide tính chất vật lí 12- 13 của hidro Vận (Sử dụng bài dụng tập tương tác cho HS: Chọn đáp án đúng, kéo thả) 7
- GV cho HS xem video thí nghiệm, sử sau đó HS trả lời câu hỏi. Từ đó hình thành kiến thức mới Slide 14 -18 Tính chất hóa học 8
- Cho HS xem video: đốt hỗn hợp khí hidro và oxi gây ra tiếng nổ. Liên hệ thực tế: Giới thiệu cho HS một số tại nạn do sử dụng bóng bay bơm khí hidro. Từ đó, hướng Slide dẫn học sinh 19-21 cách thử độ tinh khiết của hidro để khi làm thí nghiệm được an toàn. (Có video hướng dẫn cách thử độ tinh khiết của hidro) 9
- Sử dụng sơ đồ Slide tư duy để tổng 22 kết nội dung Sơ đồ kiến thức bài tư duy học GV tạo một bài kiểm đánh Slide giá học sinh 23 (gồm 1 gói các Bài câu hỏi) kiểm Học sinh làm tra bài tập, sau khi đánh ấn nộp bài, kết giá quả sẽ được gửi về email của giáo viên. 10
- Slide 23 Tài liệu tham khảo V. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sử dụng phần mềm Ispring suite 9 để tạo bài giảng - Sử dụng trang: + Thí nghiệm hidro cháy trong oxi: + Thí nghiệm cách thử độ tinh khiết của khí hidro: + Thí nghiệm hỗn hợp nổ - Sử dụng để truy cập, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh - Sử dụng SGK hóa 8 11