Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

doc 8 trang thienle22 3390
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_phan_biet_tu_don_tu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy. Người thực hiện : Nguyễn Thi Ngọc Anh. Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội Hà Nội 2003 - 2004 A. Lý do chọn đề tài. Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn có câu: “Phong ba bão táp Không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Câu nói đó đã thể hiện rõ sự phức tạp của ngữ pháp Việt Nam. Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ dạy ngữ pháp ở tiểu học là giúp cho học sinh nhận diện, phân loại các đơn vị ngữ pháp, nắm các qui tắc cấu tạo và sử dụng các đơn vị này trong hoạt động giao tiếp của mình. Đồng thời, ngữ pháp còn có nhiệm vụ rèn luyện tư duy giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Học sinh muốn nắm chắc được ngữ pháp trước hết phải nắm vững cấu tạo từ (đơn vị nhỏ của câu). Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy lớp 4, tôi thấy việc giảng dạy cho học sinh nắm rõ khái niệm từ, biết vận dụng từ vào thực tế bài học, vào cuộc sống giao tiếp là điều hết sức quan trọng. Mặt khác, học sinh muốn viết câu đúng ngữ pháp, câu có hình ảnh, cảm xúc phải hiểu rõ từ. Hình ảnh, cảm xúc được thể hiện rõ ở các từ đơn, từ ghép, từ láy (đặc biệt là từ láy). Do đó, việc giảng dạy cho học sinh cần nắm chắc, phân biệt rõ cấu tạo các từ sẽ là cơ sở cho việc viết văn hay, đúng ngữ pháp. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: " Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy " B. Cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết
  2. Trong chương trình ngữ pháp lớn bốn, học sinh được học: 1: Khái niệm về cấu tạo từ: Từ đơn, từ ghép, từ láy 2. Các từ loại cơ bản trong câu Danh từ, động từ, tính từ, đại từ 3. Các kiểu câu chia theo mục đích nói Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến, câu hội thoại 4. Các bộ phận phụ trong câu Trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ Để học tốt các phần 2, 3, 4 học sinh phải nắm chắc, phân biệt rõ về từ đơn, từ ghép, từ láy, vì các từ loại trong câu cũng không nằm ngoài cấu tạo của từ. Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh sau khi học riêng khái niệm từng bài, vận dụng giải quyết bài tập thì phần lớn là làm được (do được tham khảo trước sách Để học tốt Tiếng Việt) nhưng khi đựơc luyện sang bài khác (như các bài tập đọc) thì còn lúng túng, nhầm lẫn giữ từ láy – từ ghép, 1 từ ghép thành 2 từ đơn hoặc 2 từ đơn thành 1 từ ghép. Sau đây, tôi xin trình bày một kinh nghiệm nhỏ để hướng dẫn học sinh không nhầm lẫn khi xác định cấu tạo từ. C. Quá trình triển khai thực hiện đề tài. Rút kinh nghiệm những năm đầu dạy lớp 4, ba năm học gần đây, ngay từ khi dạy khái niệm cấu tạo từ, tôi đã khắc sâu kiến thức cơ bản trong từng bài. Cụ thể: 1. Dạy bài: Từ đơn, từ ghép. * Tôi chọn ngữ liệu là câu ngắn gọn nhưng đủ cả từ đơn, từ ghép để hình thành khái niệm. Tôi trích đoạn giờ dạy như sau: Giáo viên Học sinh
  3. Cho câu: Mùa thu, gió thổi mát rượi. + Con dùng dấu gạch xiên (/) để phân từ câu: Mùa + Mùa thu /, gió / thổi / mát rượi. thu, gió thổi mát rượi. + Con hãy nhận xét số lượng tiếng trong các từ. + Như vậy, từ có 1 tiếng và có từ có 2 tiếng. Từ có + Từ mùa thu và từ mát rượi có 2 tiếng, từ gió và 1 tiếng gọi là từ đơn, vậy từ đơn là từ như thế nào? từ thổi có 1 tiếng. + Từ đơn là từ có một tiếng. + Nhận xét gì về nghĩa của từ đơn? + Từ đơn phải có nghĩa rõ ràng. + Những từ có nhiều tiếng như từ mùa thu và mát rượi được gọi là từ ghép. + Hãy nhận xét mối quan hệ giữanh các tiếng trong từ mùa thu? + TIếng mùa và tiếng thu đều có nghĩa, tiếng thu ( mùa thu là từ ghép tổng hợp) bổ sung nghĩa cho tiếng mùa ( nói rõ mùa nào). + Hãy nhận xét mối quan hệ giữa các tiếng trong + Tiếng mát có nghĩa rõ ràng, tiếng rượi không có từ mát rượi? nghĩa rõ ràng. ( mát rượi là từ ghép phân loại ) + Nghĩa của từ ghép do sự phối hợp nghĩa của các tiếng tạo thành. + Vậy từ ghép là gì? + Từ ghép là từ có nhiều tiếng ghép lại mà có ý nghĩa * Sau đó, yêu cầu học sinh tự tìm các ví dụ về: - Từ đơn: mây, mưa, đá, nói, chạy, - Từ ghép có nghĩa phân loại: hoa hồng, hoa mai, bút chì, bút máy, gia đình, gia tộc,
  4. - Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ăn mặc, nhà cửa, cười nói, bàn ghế, bánh kẹo * Khắc sâu: Từ ghép có quan hệ về nghĩa. 2. Dạy bài từ láy: Tôi tiến hành theo thứ tự sau: * Dựa vào sự hiểu biết từ láy ở phân môn Từ ngữ, tôi yêu cầu học sinh cho các ví dụ về từ láy. Sau đó hình thành khái niệm về từ láy: Từ láy là từ do hai hay nhiều tiếng láy tạo thành. * Phân loại từ láy thành các kiểu láy khác nhau: - Láy phụ âm đầu: tha thẩn, tràn trề, hối hả, - Láy vần: lờ đờ, lạo xạo, loắt choắt, - Láy phụ âm đầu và vần: vòi vọi, rào rạo, lanh lảnh, - Láy tiếng: cao cao, luôn luôn, bon bon, * Khắc sâu: từ láy có quan hệ về âm thanh. - Khi củng cố bài để học sinh dễ so sánh từ láy, từ ghép toi cho sẵn một yếu tố cấu tạo từ (1 tiếng), yêu cầu tìm từ có tiếng gốc đó theo những kiểu cấu tạo khác nhau. - Ví dụ: Dựa vào tiếng gốc sau đây, hãy tạo ra các từ ghép, từ láy: mềm, đỏ, xinh Học sinh sẽ tìm được như sau: Tiếng gốc Từ ghép Từ láy - mềm - mềm dẻo, mềm nhũn, - mềm mại, mênh mông, mềm yếu mênh mang, - đỏ - đỏ gay, đỏ hoe, đỏ hỏn, - đỏ đắn, đo đỏ, . đỏ loét, đỏ ngầu, đỏ ối, đỏ ửng, - xinh - xinh đẹp, xinh tươi, . - xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh,
  5. 3. Dạy bài ôn tập: * Khắc sâu: Sự giống nhau và khác nhau của từ ghép, từ láy. - Giống nhau: Số lượng tiếng l từ 2 trở lên. - Khác nhau: + Từ ghép: Các tiếng có quan hệ về nghĩa + Từ láy: Các tiếng có quan hệ về âm. * Hướng dẫn phân biệt từ láy, từ ghép, nhiều từ đơn. Từ láy Từ ghép Nhiều từ đơn + Có tác dụng tăng hoặc + Hoàn chỉnh về nghĩa ( + Nhiều từ kết hợp với giảm nghĩa. nhiều tiếng có chung một nhau nên tách ra mỗi tiếng nghĩa) vẫn có nghĩa => chính là từ - Tăng: sạch sành sanh, đơn. chót vót, Ví dụ: sân trường ( chỉ nơi vui chơi tập trung của học Ví dụ: sách mới, áo đẹp - Giảm: đo đỏ, chậm sinh ) chạp, + Có cấu tạo chặt chẽ, + Không có cấu tạo chặt không thể thêm bớt được từ chẽ, có thể thêm từ vào được. nào. Ví dụ: Sách rất mới, áo Ví dụ: sân trường rất đẹp - Không thể thêm: sân để trường => sai nghĩa, vô lý - Không thể bớt thành sân hoặc trường => Chưa rõ nghĩa. * Sau khi học sinh biết cách phân biệt, tôi chốt lại: Muốn xét 1 từ là từ ghép hay từ đơn cần đưa vào một văn cảnh cụ thể.
  6. * Tôi đưa ra 1 đoạn trích trong bài Rừng Phương Nam ( tập đọc lớp 4 tập 1), yêu cầu học sinh tìm từ đơn, từ ghép, từ láy. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọc lan xa, phảng phất khắp rừng. + Trước khi phân loại từ theo cấu tạo, học sinh phải vạch được đúng ranh giới từ. Nếu xác định từ sai thì sẽ phân loại nhầm 1 từ ghép thành 2 từ đơn hoặc ngược lại 2 từ đơn thành 1 từ ghép. (ở dạng bài này học sinh không nhầm từ láy với từ ghép vì từ láy rất dễ nhận ra). + Kết quả phân từ là: Chim / hót / líu lo/. Nắng / bốc / hương / hoa tràm / thơm / ngây ngất/. Gió / đưa / mùi / hương ngọt / lan xa/, phảng phất / khắp rừng/. + Một sô học sinh đã phân chim hót là một từ ghép. Một số khác lại cho kết quả phân từ là: Chim / hót / líu lo/. Nắng / bốc / hương / hoa tràm / thơm / ngây ngất/. Gió / đưa / mùi / hương ngọt / lan xa/, phảng phất / khắp rừng/. + Một số học sinh đã phân chim hót thành một từ ghép. Một số khác lại cho lan xa là 2 từ đơn. Tôi đã tiến hành sửa như sau: Giáo viên Học sinh - Tại sao con lại coi chim hót là từ ghép? - vì chỉ đến con chim. - Chim làm gì? - Giữa 2 tiếng đó có thêm được tiếng - Chim hót. khác không? - Có. Ví dụ tiếng đang thành chim đang - Vậy từ không có cấu tạo chặt ché ta hót. phải tách ra thành 2 từ đơn. - Vì sao lan xa là 2 từ đơn? - Trongvăn cảnh cụ thể của đoạn văn này ta nên coi lan xa là 1 từ ghép thì hợp lý hơn. - Vì có thể thêm được tiếng khác thành lan rất xa. * Sau khi xác định rõ ranh giới từ học sinh chỉ việc kẻ chân từ đơn, từ ghép, từ láy theo đúng yêu cầu của bài.
  7. * Bài làm hoản chỉnh là: Chim hót / líu lo/. Nắng / bốc / hương / hoa tràm / thơm / ngây ngất/. Gió / đưa / mùi / hương ngọt / lan xa/, phảng phất / khắp rừng/. - Từ đơn: chim, hót, nắng, bốc, hương, thơm, gió, đưa, mù. - Từ ghép: hoa tràm, hương ngọt, lan xa, khắp rừng. - Từ láy: líu lo, ngây ngất, phảng phất. * Hướng dẫn phân biệt từ ghép, từ láy. Trường hợp đặc biệt có những từ vừa có quan hệ về nghĩa vừa có quan hệ về âm, tôi cho hs luyện ( vào giờ ôn tiếng Việt – buổi chiều) qua bài tập sau: + Hãy xếp các từ: bạn học, khúc khích, quê hương, mặt mũi, nết na, nhấp nhổm, tốt tươi, thoang thoảng, đi đứng, lấp lánh vào 2 nhóm từ ghép và từ láy. + Một số học sinh đã xếp mặt mũi, tố tươi, đi đứng vào từ láy. Tôi đã tiến hành sửa như sau: - Vì sao con xếp các từ đó vào nhóm từ láy?( vì cùng có phụ âm đầu giống nhau) - Mỗi tiếng tốt và tươi, mặt và mũi, đi và đứng có nghĩa rõ ràng không?( có) - Trường hợp cả 2 tiếng đều có nghĩa rõ ràng thì xếp vào từ ghép (gọi là từ ghép tổng hợp - sẽ được học kỹ ở lớp 5) + Các nhóm từ xếp là: - Từ ghép: bạn học, quê hương, mặt mũi, tốt tươi, đi đứng. - Từ láy: nết na, lấp lánh, thoang thoảng, khúc khích, nhấp nhổm. * Chốt lại: Trường hợp các từ vừa có quan hệ về nghĩa, vừa có quan hệ về âm thì xếp vào từ ghép. * Khi học sinh biết cái sai, hiểu vì sao lại sai, tôi khắc sâu và cho nhắc lại nhiều lần. + Khi xét từ cần căn cứ vào ý nghĩa của từ, không nên nhìn hình thức ngữ âm bên ngoài. + Khi xét từ cần đặt trong văn cảnh cụ thể. Với cách hướng dẫn này, học sinh đã làm chính xác hơn trong các bài tập:
  8. Phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy. D. Tự đánh giá kết quả thực hiện. Khi thực hiện phương pháp này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: * Phần lớn học sinh làm chính xác từ láy, từ ghép, từ đơn trong các bài tập cô giao. * Biết vận dụng các từ láy vào đặt câu; câu văn hay hơn, có hình ảnh hơn. 2. Khó khăn: * Một số trường hợp học sinh khó xác định được từ láy hay từ ghép. Ví dụ: Từ “bạn bè” - Để phân loại được từ này học sinh cần phải tư duy mềm dẻo, biết biệnluận: nếu bè có nghĩa như bè trong bè cánh, bè phái thì xếp bạn bè là từ ghép; nếu bè không có nghĩa và chỉ láy lại phụ âm đầu của bạn thì xếp ban bè vào từ láy. - Như vậy với cách lập luận này bạn bè vừa có thể là từ ghép, vừa có thể là từ láy. - Trong trường hơp này tôi công nhận cả hai cách lập luận trên vì học sinh đã biết dựa vào khái niệm từ ghép, từ láy để trả lời cho bài làm của mình. Rõ ràng ví dụ trên đã làm sáng tỏ cho sự phức tạp của ngữ pháp Việt Nam. Qua bài viết này tôi mong muốn sự đóng ghóp ý kiến của hội đồng xét duyệt để tôi giảng dạy được tốt hơn. Ngày 19 tháng 03 năm 2004 Người viết Nguyễn Thị Ngọc Anh