Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp phân tích nhân vật văn học trong các tác phẩm tự sự viết về Đề tài chiến tranh trong Ngữ văn lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp phân tích nhân vật văn học trong các tác phẩm tự sự viết về Đề tài chiến tranh trong Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_phan_tich_nhan_vat.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp phân tích nhân vật văn học trong các tác phẩm tự sự viết về Đề tài chiến tranh trong Ngữ văn lớp 9
- LỜI MỞ ĐẦU Đầu tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Ban giám hiệu trường THCS Thái Thịnh, đã tạo mọi điều kiện để tôi nghiên cứu và thử nghiệm đề tài của mình. Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng chí giáo viên Tổ Văn - Sử trường THCS Thái Thịnh, các em học sinh lớp 9G, 9H, đã giúp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Đây là sáng kiến kinh nghiệm bắt nguồn từ các bài thi Giáo viên giỏi cấp Quận và cấp Thành phố môn Ngữ văn mà tôi đã vinh dự được giảng dạy trong năm học 2013-2014 và 2014-2015. Các tiết học được dùng để minh họa trong sáng kiến kinh nghiệm này đều thành công và được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao. Tôi rất tâm huyết với đề tài này và dự định tiếp tục hoàn thiện ý tưởng này trong những năm học tiếp theo. Mặc dù cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng vì chỉ là ý kiến của cá nhân nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, rất mong các đồng chí lãnh đạo cùng đồng nghiệp, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2015 Người viết Phạm Thu Thủy. 1
- MỤC LỤC Lời mở đầu PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gấn đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết được toàn Đảng, toàn dân đặc biệt quan tâm. D9 Nghị quyết TW2 khoá VIII và kết luận của hội nghị TW6 khoá IX nêu rõ : “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD -ĐT , khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen nề nếp, tư duy sáng tạo của người học”. Từ yêu cầu đó, trong những năm qua ngành GD –ĐT đã từng bước có những cải tiến tích cực như việc cải cách chương trình, thay sách giáo khoa, tổ chức các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên, đổi mới cách thức ra đề thi, Nhờ đó, ngành GD –ĐT cũng đã đạt được những kết quả bước đầu đáng phấn khởi. 3
- PHẦN 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VĂN HỌC TRONG CÁC TÁC PHẨM TỰ SỰ VIẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG NGỮ VĂN LỚP 9. Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác" I. NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC VÀ CHỨC NĂNG CỦA NÓ TRONG TÁC PHẨM 1. Khái niệm chung. Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng ), có thể là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia ) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao ). Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của con người. Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, ca cao là nhân vật chính trong Ðất dữ của G. Amađô, chiếc quan tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài: "Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật". Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của con người trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. 4
- Việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo trước về số phận của mỗi người sau này: "Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước toc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" Hay việc giới thiệu Hoạn Thư: "Ở ăn thì nết cũng hay, Nói điều ràng buộc thì tay cũng già" gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát triển về sau của nhân vật. Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ơí đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó. 2. Chức năng của nhân vật văn học. Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gán liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiên. Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất ) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân 5
- vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả". II. PHÂN LOẠI NHÂN VẬT Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả , có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Ðể nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau. 1. Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật. Có thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống có thể được coi là nhân vật lí tưởng. Ơí đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng hóa. Loại nhân vật sau là loại nhân vật được tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của nhà văn. Ơí đây, nhà văn đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện. Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác,cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án. Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong thần thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích, các truyện thơ Nôm, các nhân vật thường được xây dựng thành 2 tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt. Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường tập trung những đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại. Trong văn học hiện đại, nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính diện, đâu là nhân vật phản diện. Việc miêu tả này phù hợp với quan niệm cho rằng hiện thực nói chung và con người nói riêng không phải chỉ mang một phẩm chất thẩm mĩ mà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp chứ không đơn điệu Những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nỡ, Tám Bính, Năm Sài Gòn là những nhân vật có bản chất tốt nhưng đó không phải là phẩm chất duy nhất của nhân vật. Bakhtin cho rằng: cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc. Chính vì vậy, ở đây, sự phân biệt chính diện, phản diện chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi đặt nhân vật vào loại nào để nghiên cứu, cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó đồng thời phải chú ý đến các khuynh hướng, phẩm chất thẩm mĩ khác nữa. Trong giai đoạn trước, những nhân vật như Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh cũng được Nguyễn Du miêu tả ở nhiều góc độ, với nhiều phẩm chất khác nhau chứ không phải chỉ có một phẩm chất chính diện hoặc phản diện. 6
- 2. Xét từ góc độ kết cấu. (Tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tácphẩm). Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triểnkhai tác phẩm. Ơí đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ. Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm. Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Ví dụ: Ðông Kísốt của Cervantes, Anna Karênina của L. Tônxtôi, A.Q chính truyện của Lỗ Tấn, Truyện Kiều của Nguyễn Du Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những nhân vật còn lại đều là những nhânvật phụ ở các cấp độ khác nhau. Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không được làm mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh. 3. Xét từ góc độ thể loại. Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch. (sẽ nói rõ trong phần các loại thể) 4. Xét từ góc độ chất lượng miêu tả. Có thể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình. Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Ơí đây, nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét. Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một điểm qui tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật. Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể Nói một cách nghiêm ngặt, thuật ngữ này chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau. Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số khái niệm khác về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. chẳng hạn, khái niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật-con vật người trong chủ nghĩa tự nhiên, nhân vật-phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT 7
- Ðể xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Ðiều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người. Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Ðây là vấn đề liên quan trực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học. Có nhiều biện pháp khác nhau trong việc xây dựng nhân vật. Ở đây chỉ xét một số biện pháp chung, chủ yếu nhất: miêu tả nhân vật qua ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ và hành động. 1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình. Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ước lệ, tượng trưng thì văn học hiện đại thường đòi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể sinh động. M. Gorki khuyên các nhà văn phải xây dựng nhân vật của mình đúng như những con người sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười, khóe mắt của nhân vật. Ngoại hình nhân vật cần góp phần biểu hiện nội tâm. Ðây cũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi tính cách, đời sống bên trong của nhân vật thay đổi, nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo. Khi xây dựng ngoại hình nhân vật, nhà văn cần thể hiện những nét riêng biệt, cụ thể của nhân vật nhưng qua đó, người đọc có thể nắm bắt được những đặc điểm chung của những người cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại Những nhân vật thành công trong văn học từ xưa đến nay cho thấy nhà văn bao giờ cũng chọn lựa công phu những nét tiêu biểu nhất để khắc họa nhân vật. 2. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm. Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời. Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Trong văn học Việt Nam, so với các giai đoạn trước, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Tác phẩm chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín của nhân vật và diễn tả nó một cách sinh động. Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Nói như L. Tônxtôi: "Mục đích chính của nghệ thuật là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được". Ðể làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật. 3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật. 8
- Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lí, thị hiếu Ðằng sau mỗi câu câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng của nó. Sêđrin cho rằng: "Từ cửa miệng một người nói ra không hề có lấy một câu nào mà lại không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh đã khiến cho nó xuất hiện Trong cuộc sống, không thể có những hành động, những câu nói mà đàng sau lại không có một lịch sử riêng". Quả là trong cuộc sống không thể có những người nói hoàn toàn giống nhau, vì vậy nhà văn cần phát hiện những nét riêng của ngôn ngữ nhân vật để thể hiện trong tác phẩm. Trong các tác phẩm tự sự nói chung, lời nói của nhân vật thường chiếm tỉ lệ ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và khêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật. Trong đoạn báo ân, báo oán của Truyện Kiều, mặc dù đang hồn lạc phách xiêu, Hoạn Thư vẫn biết lựa điều kêu ca: Rằng: Tôi chút dạ đàn bà Ghen tương thì cũng người ta thường tình Nghĩ cho khi các viết kinh Ðến khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo Lòng riêng, riêng những kính yêu Chồng chung, ai dê, ai chiều cho ai Trót đà gây việc chông gai Cũng nhờ lượng bể tha bài nào chăng? Những lời nói trên hoàn toàn phù hợp với con người khôn ngoan, thông minh, lanh lợi, của Hoạn Thư. Trong các trào lưu văn học hiện thực, việc cá thể hóa nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật được nhà văn đặc biệt quan tâm và được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, nhà văn có thể để cho nhân vật lặp đi lặp lại nhiều lần một số từ hoặc một số câu mà nhân vật thích (Biết rồi, khổ lắm, nói mãi của cụ cố Hồng trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng), có thể để nhân vật sử dụng một số từ địa phương, từ nước ngoài, cách phát âm sai nhưng dù sử dụng cách nào, ngôn ngữ của nhân vật cũng phải có sự chọn lọc nhằm đạt đến sự thống nhất giữa cá thể hóa và khái quát hóa, đồng thời cũng phải phù hợp với hoàn cảnh và tính cách của nhân vật. 4. Miêu tả nhân vật qua hành động Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật. Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một 9
- tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả nhân vật. Trên đây là những biện pháp chung nhất trong việc xây dựng nhân vật. Ngoài những biện pháp trên, nhà văn còn có thể khắc họa nhân vật thông qua việc đánh giá của các nhân vật khác trong tác phẩm, thông qua việc mô tả đồ dùng, nhà cửa, môi trường xã hội, thiên nhiên mà nhân vật sinh sống. Ở những tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người kể chuyện là một yếu tố rất quan trọng trong việc bộc lộ, miêu tả và đánh giá nhân vật. Việc phân biệt các biện pháp xây dựng nhân vật như trên chỉ có tính chất tương đối. Trong thực tế, các biện pháp này nhiều khi không tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì vậy, nhiều khi rất khó chỉ ra các biện pháp xây dựng nhân vật dưới một hình thức thuần túy và độc lập. Một điều cũng cần lưu ý là, nắm bắt các biện pháp trên đây cũng chỉ là nhằm mục đích hiểu một cách đầy đủ và chính xác về nhân vật trong tác phẩm văn học. 10
- B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÁC CÁCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VĂN HỌC TRONG CÁC TÁC PHẨM TỰ TỰ VIẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9. 1. Phân tích nhân vật qua những chi tiết đắt giá về lai lịch, ngoại hình. Lai lịch là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách cùng cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trọng với đường đời của một người cũng như mục đầu tiên trong bản “ sơ yếu li lịch” ta thường khai là thành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình. Khi dạy học, người giáo viên cần giúp học sinh nhận rõ: nhà văn miêu tả ngoại hình nhân vật thường với hai mục đích. Thứ nhất, để cá thể hóa nhân vật, nghĩa là tạo ấn tượng riêng về nhân vật ấy (không thể lẫn vào các nhân vật khác). Thứ hai, qua vẻ bề ngoài mà phần nào hé mở tính cách, bản chất của nhân vật ấy. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét khắc họa chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của một nhân vật nào đó. Một nhân vật thành công bao giờ cũng là “con người này” khác với con người kia, con người nọ Trong phân tích nhân vật, cần qua các chi tiết ngoại hình mà “đọc” đúng nội tâm, bản chất của đối tượng. Khi phân tích khía cạnh này, người giáo viên cần cho học sinh trả lời các câu hỏi: - Nhân vật đó có nguồn gốc lai lịch như thế nào? (quê quán, nơi sống và chiến đấu hay làm việc ), - Đặc điểm ngoại hình của nhân vật ra sao? (những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười, khóe mắt ) - Sau đó rút ra nhận xét ( cảm nhận của mình ) về nhân vật từ những chi tiết về lai lịch và ngoại hình vừa tìm được. Đây là bước làm đặc biệt quan trọng, bởi lai lịch, ngoại hình nhân vật bao giờ cũng góp phần biểu hiện nội tâm, vì vậy, mỗi chi tiết tìm được sẽ cho ta biết phần nào về tính cách, cách sống, cách nghĩ của nhân vật đó. Ví dụ: Khi phân tích nhân vật Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê, giáo viên có thể đưa câu hỏi sau: Phương Định đã giới thiệu về mình như thế nào? Qua lời giới thiệu ấy, em hiểu gì về nhân vật này? HS dễ dàng tìm được những chi tiết Phương Định tự giới thiệu về mình trong truyện: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”( ) Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. ( ) GV phân tích để cho HS thấy: Là một cô gái TNXP có nhiệm vụ san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn lửa đạn, ngày đêm đối mặt với đất bụi, khói bom nhưng Phương Định không hề mất đi vẻ đáng yêu, xinh xắn, đầy sức sống. 11
- Qua lời giới thiệu của Phương Định - một lời giới thiệu độc đáo, thu hút bởi sự tinh tế, tự tin, thông minh - học sinh có thể cảm nhận ngay vẻ đẹp rất riêng của người con gái này. Cô ấy thể hiện là một nữ sinh thủ đô rất yêu và tự hào về gốc gác của mình qua lời nói đầy tự tin: "Tôi là con gái Hà Nội". Cô gái ấy có chút tự kiêu, hãnh diện một cách kín đáo khi ý thức sâu sắc vẻ đẹp của bản thân mình - một nét tính cách rất nữ tính, đáng yêu của một cô gái mới lớn. Như vậy, ngay từ đầu, Lê Minh Khuê đã cho thấy hình ảnh của một người con gái Hà Nội vào chiến trường, đầy nữ tính đáng yêu, rất cá tính theo cách riêng của người Hà Nội. Đọc " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê, ta sẽ nhận thấy ngay sự có mặt của một không gian Hà Nội ngay bên cạnh không gian chiến trường. Phân tích về nhân vật Phương Định mà bỏ qua nguồn gốc xuất thân và ngoại hình của nhân vật này là một khiếm khuyết lớn. 2. Phân tích nhân vật qua sở thích, thói quen. Qua sở thích, thói quen của nhân vật, ta biết được nhiều điều về tính cách của nhân vật đó. Khi tìm hiểu về khía cạnh này, giáo viên nên dùng các câu hỏi gợi mở để giúp học sinh hiểu hơn về nhân vật qua khía cạnh này, kiểu như: Sở thích đó cho ta thấy điều gì về nhân vật? Nếu trong hoàn cảnh thực tại, nếu nhân vật đó mất đi hoặc vẫn duy trì thói quen đó thì ta thấy nhân vật là người như thế nào? Từ gợi ý đó, giáo viên đưa ra lời bình luận sắc sảo, giúp học sinh nhớ rõ về nhân vật đó. Ví dụ: Khi tìm hiểu về sở thích "hay hát" của Phương Định nơi chiến trường qua các chi tiết: SỞ THÍCH bịa ra lời mà hát hát trong khoảnh khắc “im lặng” “Tôi mê hát.” hát khi máy bay trinh sát “rè rè” thích nhiều bài hát thích hát từ nhỏ hát để động viên giáo viên có thể đặt câu hỏi: Những chi tiết nói tiếng hát của Phương Định cho em suy nghĩ như thế nào về cô gái này; về cuộc sống và chiến đấu của những người nữ thanh niên xung phong trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước? GV phân tích cho học sinh hiểu được: Một chi tiết nhỏ có thể mang ý nghĩa lớn, từ sở thích của Phương Định giúp ta hiểu được nhiều điều về cô gái này. - Phương Định vào chiến trường đã 3 năm, nếu Phương Định không hát hoặc quên hát thì có nghĩa là thực tại ấy đã biến cô thành môt con người khác, chiến trường bom đạn ác liệt đã làm tâm hồn của cô chai sạn, cằn cỗi. - Trong mưa bom bão đạn, Phương Định vẫn hát và hay hát, chứng tỏ khát vọng sống trong cô luôn bền bỉ thường trực như hơi thở. Tiếng hát không chỉ thể hiện tâm hồn mơ mộng, lãng mạn mà còn cho thấy cả bản lĩnh kiên cường, vững vàng, không gì có thể dập tắt được của Phương Định. 12
- Qua đó, giáo viên bình về chi tiết này: - Hát cho nhau nghe cũng là một thực tế sinh động trên chiến trường những năm chống Mĩ. - Tiếng hát của Phương Định trên cao điểm này thực sự là tiếng hát át tiếng bom, át đau thương, gian khổ và cả những mất mát hi sinh. Có những giây phút hiểm nguy, cận kề với cái chết thì cũng cần phải có những giây phút thăng hoa cùng tiếng hát để tạo ra sự thăng bằng trong cuộc sống và chiến đấu của họ. Khi những người nữ thanh niên xung phong hát là tâm hồn họ cất cánh, để sống với những phút giây bình yên, thanh thản, để truyền cho nhau niềm tin, niềm vui, để đưa họ vượt lên trên cái khốc liệt của chiến trường. Tiếng hát chính là biểu hiện cho sức sống của con người Việt Nam, sức sống ấy không hiện ra ở cái kì vĩ mà ở những điều bình dị thầm lặng. Đó chính là tinh thần lạc quan yêu đời, cao cả của người nữ thanh niên xung phong thời đánh Mỹ. 3. Phân tích nhân vật qua biểu hiện nội tâm. Khi phân tích nhân vật cần quan tâm đến thế giới bên trong với những cảm giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ Một nghệ sĩ tài năng thường cũng là một bậc thầy trong việc nắm bắt và diễn tả tâm lí con người. Miêu tả chân thực, tinh tế đời sống nội tâm nhân vật là chỗ thử thách tài nghệ nhà văn và cảm nhận, phân tích được một cách kĩ lưỡng, thuyết phục mặt này cũng thành nơi chứng tỏ năng lực của người phân tích tác phẩm. Khi tìm hiểu điều này, trên lớp giáo viên có thể lựa chọn chi tiết và nêu câu hỏi gợi mở, chân thành và tôn trọng lắng nghe lí giải của học sinh, sau đó có những định hướng đúng đắn, giúp học sinh hiểu sâu sắc về nhân vật đang tìm hiểu. Ví dụ 1: Để giúp học sinh hiểu được tâm trạng của bé Thu trong giờ phút chia tay với người cha của mình, giáo viên có thể tổ chức thảo luận nhóm ( 4 nhóm) với nội dung câu hỏi: Hãy nêu cảm nhận của em về tâm trạng của bé Thu qua các chi tiết sau: a. Vẻ mặt sầm lại buồn rầu nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu sa đôi mắt mênh mông của cô bé bỗng xôn xao (Nhóm 1) b. Nó bỗng kêu thét lên: - Ba a a ba! (Nhóm 2) c. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.(Nhóm 3) d. Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run.(Nhóm 4) Giáo viên có thể định hướng cho học sinh hiểu về tâm trạng của bé Thu trong giờ phút chia tay với người cha của mình qua đoạn bình tổng hợp cả bốn chi tiết đã cho. Vẻ mặt sầm lại buồn rầu nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu sa đôi mắt mênh mông của cô bé bỗng xôn xao Nó hôn ba nó cùng khắp hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa Kêu thét lên gọi13 “Ba a a Ba!” dang cả hai chân rồi câu chặt lấy đôi vai run run
- Những chi tiết trên được cho là những chi tiết đắt giá trong việc thể hiện diễn biến nội tâm mãnh liệt của bé Thu.Người kể chuyện đã quan sát con bé nhất là vẻ mặt và đôi mắt thể hiện sự thay đổi của nội tâm: "cái nhìn của vẻ nghĩ ngợi đôi mắt bỗng xôn xao". Đứng im là thế nhưng rõ ràng sóng lòng của bé Thu đang tròa lên dữ dội, chỉ cần một cử chỉ, một lời nói của ba khi đó sẽ làm bùng nổ tình cảm ba con mà nó đã đè nén suốt bao năm tháng, đã nén trong suốt ba ngày ba nó trở về. Và quả là khi câu nói khe khẽ của ba cất lên: "Thôi! Ba đi nghe con!" đã làm nổ tung cảm xúc của bé Thu dồn nén, nó kêu thét lên gọi "Ba!". Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng, và xé ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Nó hôn ba nó cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Trong bé Thu có sự ân hận. 3 ngày bên ba lẽ ra phải là 3 ngày thỏa thuê bù đắp sự nhớ thương vậy mà giờ ba phải đi, bé Thu muốn níu giữ ba ở lại. Nó dang cả hai chân quắp chặt người ba, đôi vai nhỏ bé run run.Có thể nói một chuỗi liên tục, những hành động khẩn trương của bé Thu đã nói lên tình yêu cha mãnh liệt của cô bé này. Ví dụ 2: Phân tích tâm trạng của Phương Định khi phá bom. Thông thường, khi phân tích đoạn này, giáo viên thường chú trọng đến việc làm rõ phẩm chất anh hùng: gan dạ, dũng cảm, , bình tĩnh, tự tin, có tinh thần trách nhiệm cao, đặt nhiệm vụ lên trên tính mạng của Phương Định mà ít chú ý đến điểm riêng, điểm khác biệt của Lê Minh Khuê trong việc xây dựng nhân vật. Đó là: Khi phá bom hồi hộp căng thẳng rùng mình sốt ruột lo âu Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Tinh tế khi miêu tả tâm lí của một cô gái trẻ Thứ nhất là, trong dòng chảy tâm lí hồi hộp, căng thẳng, sốt ruột, lo âu của Phương Định khi phá bom, Lê Minh Khuê đã để nhân vật nghĩ đến ánh mắt của những anh lính cao xạ mà quyết định không đi khom vì các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể đàng hoàng mà bước tới -> Một cái thoảng qua về ý nghĩ của Phương Định ấy thôi, một chi tiết rất nhỏ đấy thôi cũng đủ cho thấy tài năng của tác giả: miêu tả tâm lí tinh tế của một cô gái trẻ: cái quan trọng lúc này đối với cô lại là tư thế để mình đẹp hơn trong mắt những người đồng đội, là danh dự là lòng tự trọng Tất cả những điều đó rất đúng, rất thật với cái nữ tính của một người anh hùng. Khi phá bom hồi hộp căng thẳng rùng mình sốt ruột lo âu Người anh hùng phi thường mà cũng rất bình thường. 14
- Thứ hai, khi phá bom, Phương Định cũng lo âu, hồi hộp, cũng "sợ". Bởi là con gái nên người anh hùng ấy đâu phải là gỗ đá. Không! Con tim của Pương Định cũng run lên khi tiếng súng phát nổ, thần kinh của cô ấy cũng căng ra khi quan sát trái bom! Nói về điều đó, Lê Minh Khuê đã cho thấy người anh hùng trong truyện của bà không hề gân guốc, khuôn mẫu, mà thực sự là những người phi thường mà cũng rất bình thường. Chính điều bình thường lại càng làm nổi bật sự phi thường trong họ. 4. Phân tích nhân vật qua cử chỉ, hành động. Bản chất của con người ta bộc lộ chân xác, đầy đủ nhất qua cử chỉ, hành động. Phân tích nhân vật, vì thế, cần tập trung khai thác kĩ phương diện này. Đó là sự thật hiển nhiên.Nhưng đáng chú ý là bản chất nhân vật không chỉ bộc lộ ở việc nhân vật ấy làm mà còn qua cách làm việc ấy của nhân vật nữa. Ví dụ 1: Khi phân tích nhân vật ông Sáu ở chiến khu, trong số các sự việc chính được kể như: - Nhớ con, ông Sáu day dứt ân hận vì mình đã đánh con. - Làm lược tặng con. - Trước lúc hi sinh, trao gửi cây lược cho đồng đội. Người giáo viên cần xác định, trên lớp vì có ít thời gian nên chỉ tập trung vào sự việc thứ 2 và thứ 3, chú trọng đến cách làm cây lược của ông Sáu và hành động cố gắng trao gửi chiếc lược cho người đồng đội trước lúc hi sinh để làm rõ được tình yêu con của ông. Có thể phân tích nhân vật này bằng ba câu hỏi về hành động, việc làm của nhân vật đó như sau: - Tác giả muốn gởi đến thông điệp gì khi kể chi tiết về việc làm lược của ông Sáu đến vậy? (Ông Sáu "cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc". Nơi rừng sâu, tất cả nỗi nhớ, tình thương con của anh dồn cả vào công việc ấy, chiếc lược ấy. Người cha nâng niu chiếc lược ngà, ngắm nghía nó, mài lên tóc cho cây lược thêm bóng mượt. Nó trở thành vật thiêng, an ủi ông, nuôi dưỡng trong ông tình cha con và sức mạnh chiến đấu. Cây lược trở thành biểu tượng của tình thương yêu, săn sóc của người cha dành cho con.) - Theo em vì sao ông Sáu lại khắc dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba"? ( Yêu con là tình cảm sâu sắc của tất cả các bậc làm cha làm mẹ, anh Sáu cũng vậy, anh yêu con sâu sắc. Nhưng đối với cha con họ, tình yêu còn là nỗi nhớ thương bởi họ xa nhau quá. Anh Sáu đâu có được bên con, chăm sóc con nên anh nhớ đau đáu lời yêu cầu của con lúc chia tay, cây lược là món quà anh muốn dành tặng con. Hai tiếng "ba-con" vốn là những tiếng gọi bình dị trong cuộc sống gia đình nhưng đối với anh nó trở nên thật thiêng liêng. Anh muốn khắc sâu tiếng "con của ba" trong lòng mình. Khắc trên ngà voi không hề dễ, những tất cả tình cảm dành cho con anh dồn vào việc làm cây lược, bao nhiêu niềm thương, nỗi nhớ sâu nặng cháy bỏng, người cha gửi cả vào dòng chữ đó.) - Em có suy nghĩ gì qua chi tiết "anhmóc cây lược và nhìn tôi một hồi lâu"? ( Lúc sắp qua đời, người cha nhớ đến mong ước của con. Cái nhìn cuối cùng của ông Sáu là lời trăn trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc. Bởi đó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng của người cha khao khát được sống, 15
- được thể hiện tình cha con qua cử chỉ chăm sóc gián tiếp - dồn tình thương vào cây lược ngà. Lúc sắp qua đời, người ta thường cố gắng làm điều mình mong muốn nhất. Vì vậy, chi tiết móc cây lược, trao cho bác Ba và chỉ nhắm mắt xuôi tay khi người đồng đội hứa sẽ trao tận tay cây lược cho con chứng tỏ tình yêu con đến tận cùng của ông Sáu.) Ví dụ 2: Khi phân tích nhân vật Thao và Phương Định khi Nho bị thương, ta có thể thấy có một chi tiết có vẻ "vô lí": Nho bị thương, Thao lại hát (khi lẽ thường người ta có thể khóc), Thao bảo Phương Định hát, nhưng Định không hát (dù là người mê hát). Lí giải về hành động đó của nhân vật, giúp ta hiểu thêm nhiều điều về vẻ đẹp tâm hồn của Thao, Phương Định nói riêng và những người nữ thanh niên xung phong trên truyến đường Trường Sơn nói chung. ( )Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. ( ) Cần giữ vững niềm tin, tiết chế cả những giọt nước mắt Truyền cho nhau sức mạnh Quan niệm sống và chiến đấu của cả một thế hệ anh hùng. Nơi chiến trường ác liệt, cùng chung nhiệm vụ, cùng trải qua những giây phút mà cái sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc, giữa những người nữ TNXP ấy không đơn giản là tình đồng chí, đồng đội mà thực sự là tình chị em ruột thịt. Ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường ấy hiểu rất rõ mỗi người sẽ có những ảnh hưởng tác động mạnh mẽ đến nhau. Giọt nước mắt có thể vợi bớt nỗi đau thương nhưng nếu không đúng chỗ nó có thể làm tan chảy bất kì trái tim mềm yếu nào. Trong đau thương, mất mát, những người nữ TNXP càng phải giữ vững niềm tin, chế định cảm xúc, tiết chế cả những giọt nước mắt để tiếp cho nhau sức mạnh. Là những người phụ nữ chân yếu tay mềm, chiến tranh nghiệt ngã buộc họ phải học cách can trường, dũng cảm. Họ không muốn để lộ sự mềm yếu của mình ra ngoài. Và điều ấy không cần nói, họ vẫn đọc được điều đó trong mắt nhau. 16
- GIÁO ÁN MINH HỌA VỀ MỘT TIẾT DẠY PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VĂN HỌC ( Được đánh giá là thành công trong việc phân tích nhân vật văn học Giáo án dự thi Hội thi GVC cấp Thành phố môn Ngữ văn) 17
- Tiết 143 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Tiết 2) (Lê Minh Khuê) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: I. Kiến thức: 1. Nội dung: Cảm nhận được cuộc sống và chiến đấu đầy gian khổ hi sinh của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn; vẻ đẹp tâm hồn (trong sáng, mơ mộng), tinh thần dũng cảm nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. 2. Nghệ thuật: Thấy được nét đặc sắc trong miêu tả nhân vật (đặc biệt miêu tả tâm lí nhân vật), cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động trẻ trung. II. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc - hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ (cốt truyện, ngôi kể, vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm ) - Biết cách tổng hợp kiến thức, nêu nhận xét, đánh giá III. Thái độ: - Yêu mến, cảm phục tâm hồn và tích cách của những cô gái Thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. - Lên án chiến tranh IV. Tích hợp liên môn: Môn Lịch sử, môn Giáo dục công dân, môn Địa lí, môn Âm nhạc V. Phát triển năng lực của học sinh: - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) - Năng lực hợp tác, phản biện - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: + Nhận ra được giá trị thẩm mĩ. + Cảm nhận, rung động trước cái đẹp. + Suy nghĩ hành vi theo cái đẹp, cái thiện. B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phân tích, bình giảng, đàm thoại 18
- - Nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm C. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Thiết kế giáo án bằng phần mềm Powerpoint. - Yêu cầu HS soạn bài, có kiểm tra đánh giá. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. D. BÀI MỚI Vào bài: Đoạn băng khái quát về con đường Trường Sơn, sự đóng góp của hàng triệu nam nữ thanh niên xung phong, trong đó có Nho, Thao và Phương Định PT HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA NỘI DUNG CẦN HS ĐẠT Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật 2. Phương Phương Định Định: Phương pháp sử dụng: Phân tích, diễn giảng, đàm thoại, nêu vấn đề, GV khái quát (bằng sơ đồ trên máy): Theo dõi - Có nhiều cách để phân tích một nhân vật - Từ việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất qua lời kể của nhân vật Phương Định ->Tìm hiểu Phương Định theo các tình tiết mà nhân vật này kể về mình, theo mạch truyện: - Tự đánh giá, nhận xét về mình. - Trong một lần phá bom. - Khi Nho bị thương. a. Tự đánh giá, - Trong một trận mưa đá. nhận xét: Hỏi Hãy cho biết Phương Định đã tự giới thiệu Suy nghĩ, - Là con gái HN. về mình như thế nào?Em có cảm nhận như trả lời - Là một cô gái thế nào về Phương Định qua lời tự giới khá. thiệu đó? - Không săn sóc, => GV chốt: vồn vã. - Phương Định là một cô gái đáng yêu, xinh => đáng yêu, xinh xắn, đầy sức sống. xắn, ý thức sâu - Lời giới thiệu độc đáo, thu hút bởi sự tinh sắc về bản thân. tế, tự tin, thông minh, cá tính và cũng rất nữ 19
- tính, đậm chất "Hà thành" => Phương Định là người yêu và tự hào về gốc gác của mình, là người ý thức sâu sắc về vẻ đẹp của bản thân. Vào chiến trường đã 3 năm, sống trong cảnh bom đạn ác liệt, lúc nào cũng cận kề với chết Hỏi vậy mà Phương Định không từ bỏ sở thích Suy nghĩ, - Sở thích: "mê của mình. trả lời hát" Đó là sở thích gì và tìm câu văn thể hiện điều đó? GV dẫn dắt: - Thưở nhỏ, PĐ đã hay hát. Cô có thể lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé của mình Hỏi mà hát "say sưa ầm ĩ". Suy nghĩ, - Sống trong cảnh chiến tranh ác liệt, cái chết trả lời kề bên, Định lại càng hay hát. - Cô thích nhiều bài hát + bịa ra lời mà hát + Lắng hát trong nhiều khoảnh khắc khác nhau nơi nghe cảm -> mơ mộng, lãng chiến trường nhận mạn + bản lĩnh Những chi tiết nói tiếng hát của Phương kiên cường, vững Định cho em suy nghĩ như thế nào về cô gái vàng. này, về cuộc sống và chiến đấu của những người nữ thanh niên xung phong trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước? => GV chốt: - Nói về sở thích của PĐ -> Lê Minh Khuê muốn nói về vẻ đẹp tâm hồn của cô - Trong mưa bom bão đạn, Phương Định vẫn hát => một người có tâm hồn mơ mộng, lãng mạn + bản lĩnh kiên cường, vững vàng. GV bình: - Hát cho nhau nghe cũng là một thực tế sinh động trên chiến trường của những năm chống Mĩ. Tiếng hát của Phương Định trên cao điểm này thực sự là tiếng hát át tiếng bom, hát cho tâm hồn thăng hoa, cất cánh, để sống với những phút giây bình yên, thanh thản, để truyền cho nhau niềm tin, niềm vui - Tiếng hát chính là biểu hiện cho sức sống của con người Việt Nam, sức sống ấy không hiện ra ở cái kì vĩ mà ở những điều bình dị thầm lặng. Đó chính là tinh thần lạc quan yêu đời, cao cả của người nữ thanh niên xung phong thời đánh Mỹ. 20
- GV chuyển ý b. Trong một lần phá bom: GV chiếu đoạn truyện trong SGK: Theo dõi "Tôi, một quả bom trên đồi trên đầu" (SGK đoạn trang 117) truyện và gọi HS đọc đoạn truyện. GV hướng dẫn HS tìm hiểu tâm trạng Phương Suy nghĩ, Định khi phá bom, theo từng thời điểm: trả lời - Khi đến gần quả bom. - Khi đào đất xung quanh quả bom. - Khi bỏ gói mìn - châm ngòi và chạy nấp. - Khi chờ đợi bom nổ. Hỏi với câu hỏi: Suy nghĩ, Hãy cho biết, diễn biến tâm lý của Phương trả lời Định đã được nhà văn miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về cách miêu tả nhân vật Theo dõi, của Lê Minh Khuê? ghi nhớ => GV chốt từng phần: kiến thức - Khi đến gần quả * Phần 1: bom: - Tả không gian trên chiến trường "vắng lặng đến phát sợ " => tâm trạng hồi hộp, lo lắng của PĐ. - Nghĩ đến ánh mắt các anh cao xạ -> - Đào đất xung Danh dự, lòng tự trọng được kích thích -> quanh: Quyết định không đi khom mà đàng hoàng bước tới. * Phần 2: - Bỏ gói mìn - - Miêu tả trực tiếp nhiều tâm trạng: rùng mình châm ngòi - chạy -> sốt ruột -> lo âu khi đào đất xung quanh nấp: quả bom. * Phần 3: - Chờ đợi bom - Sử dụng nhiều câu văn ngắn + nhiều động, nổ: tính từ -> sự cẩn trọng, bình tĩnh của Phương Định khi thực hiện các thao tác châm ngòi, Lắng khỏa đất và chạy nấp. nghe, * Phần 4: cảm nhận - Có sự căng thẳng, hồi hộp (sợ bom không nổ) -> thoáng nghĩ đến cái chết -> nghĩ nhiều hơn đến: liệu bom có nổ không? Nếu không nổ làm thế nào để châm ngòi nổ lần thứ hai? => Câu văn ngắn + miêu tả tâm lí 21
- nhân vật sống => GV chốt tổng hợp đoạn Phương Định động. phá bom: - Đoạn truyện tả cảnh Phương Định phá bom được coi là đoạn xuất sắc nhất trong truyện "Những ngôi sao xa xôi". - Tâm trạng của Phương Định lúc phá bom được diễn tả rất tỉ mỉ, chi tiết đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua giây lát. - Nghệ thuật nổi bật: + Sử dụng các câu văn ngắn + Miêu tả tâm lí nhân vật sống động. GV nhấn mạnh với HS điểm mới mẻ của Lê Minh Khuê khi xây dựng nhân vật Phương Định: Ghi nhớ - Giữa lúc căng thẳng, hồi hộp khi phá bom, kiến thức Phương Định vẫn nghĩ đến ánh mắt của những anh lính cao xạ mà quyết định không đi khom-> tài năng của nữ nhà văn: tinh tế khi miêu tả tâm lí của một cô gái trẻ - Khi phá bom, Phương Định cũng lo âu, hồi hộp, cũng "sợ" -> cách xây dựng nhân vật anh hùng không gân guốc, khuôn mẫu, chỉ biết hô đáp khẩu hiệu mà chú trọng xây dựng: người anh hùng phi thường mà cũng rất bình thường. GV chuyển ý: c. Khi Nho bị thương: Hỏi Theo dõi truyện và hãy nêu những sự việc Tìm chi chính mà Phương Định kể lại khi Nho bị tiết, sự thương? việc GV chốt: - Phương Định vỗ về và chăm sóc cho Nho như một người y tá thực thụ. - Chị Thao đề nghị gọi về đơn vị nhưng Nho từ chối. - Khi Nho ngủ, chị Thao yêu cầu Phương Định hát nhưng Định không hát. - Chị Thao cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, ve áo và tóc Nho mà không khóc. - Chị Thao hát, nhạc sai bét, giọng thì chua. GV chọn trao đổi với HS sự việc thứ 4. GV đưa câu hỏi với HS khá - giỏi: 22
- Trong đoạn truyện kể tâm trạng của Thao khi Nho bị thương, Phương Định nói: " tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cai ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần Hỏi cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng Suy nghĩ, chứng của một sự tự nhục mạ". trả lời Hình dung em là Phương Định và thử lí giải: Vì sao chị Thao lại không khóc khi Nho bị thương và và cho rằng nước mắt đứa nào Lắng chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau nghe, này lại là sự nhục mạ chính mình? cảm nhận GV chốt: - Lẽ thường, nếu thương nhau, trong tình huống Nho bị thương, người ta có thể khóc. => quan tâm, Chia sẻ bằng nước mắt là cách chia sẻ thường chăm sóc, thấu gặp và đáng quý. hiểu. - Nhưng chị Thao không khóc và Phương Định hiểu vì sao lại như vậy: Trong đau thương mất mát, họ cần giữ vững niềm tin, tiết chế cả giọt nước mắt để tiếp cho nhau sức mạnh -> Phương Định không chỉ luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người đồng đội của mình mà còn là người luôn thấu hiểu tâm trạng, tâm lí của họ. -> Cái riêng của Lê Minh Khuê: Viết về chiến tranh mà không say sưa súng đạn mà thấy tình người hiện lên GV chuyển ý. d. Trong trận mưa đá: Hỏi Hãy cho biết tâm trạng của Phương Định Suy nghĩ, - "vui thích cuống như thế nào khi cơn mưa đá bất ngờ đến với trả lời cuồng" cao điểm? Chi tiết đó cho ta thấy điều gì về Phương Định và những cô gái trong tổ trinh sát mặt đường? GV chốt: - Khi cơn mưa đá bất ngờ rơi xuống cao điểm, Phương Định "vui thích cuống cuồng" - Cơn mưa làm dịu cả bầu không khí ngột => hồn nhiên, mơ 23
- ngạt ở bên ngoài hang và cũng làm dịu mát mộng. tâm hồn ba cô gái sau những căng thẳng của - nhớ về kỉ niệm một trận chiến đấu. => nhạy cảm, - Nó đánh thức dậy sự hồn nhiên, mơ mộng, luôn yêu và nhớ vô tư của những cô gái trẻ về Hà Nội. - Nó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ với những trận mưa nơi thành phố quê hương, làm bung nở trong Phương Định bao niềm vui thời thơ trẻ: nhớ về mẹ, về ngôi nhà, những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố - > Nhớ về Hà Nội như một niềm kiêu hãnh, nhớ da diết, Hà Nội trở thành hành trang tinh thần cho người nữ thanh niên xung phong, như bến bờ vẫy gọi, như điểm tựa tinh thần để họ sống và chiến đấu -> Tài năng của Lê Minh Khuê: Nghệ thuật đồng hiện: không gian chiến trường - Hà Nội, hiện tại - quá khứ, anh hùng - mơ mộng GV tổng kết lại toàn phần tìm hiểu về nhân vật Phương Định bằng việc yêu cầu HS nêu Khái cảm nhận của mình về nhân vật này. quát, suy => GV nhấn mạnh: nghĩ, - Phương Định vừa có cái đẹp của sự cao cả, trả lời phi thường của một người anh hùng vừa có nét mềm mại, nữ tính, hồn nhiên, đáng yêu của một người con gái trẻ người Hà Nội lãng mạn, mơ mộng, đa cảm GV chuyển ý: 3. Vẻ đẹp Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp của những "Những ngôi ngôi sao xa xôi. sao xa xôi" Phương pháp sử dụng: Diễn giảng, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm Hỏi Có ý kiến cho rằng: Ba cô gái trong tổ trinh Tổng hợp sát mặt đường ấy dù mỗi người một cá tính kiến nhưng họ có nhiều điểm chung. Và từ ba cô thức, suy gái ấy, em có hình dung và cảm nghĩ như nghĩ, thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc trả lời kháng chiến chống Mĩ? => GV bình về vẻ đẹp của những người thanh niên xung phong: - Tiền tuyến vẫy gọi, hàng ngàn, hàng vạn những chàng trai cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ đã rời ghế nhà trường lên đường đánh giặc. 24
- - Họ là những người dũng cảm, kiên cường nhưng cũng rất hồn nhiên, tươi trẻ, yêu đời. Những nữ TNXP - Gian khổ chiến tranh, bom đạn kẻ thù không - tiêu biểu cho thế thể khuất phục được họ, ngược lại, hun đúc hệ trẻ Việt Nam họ thành những con người tiêu biểu cho phẩm thời chống Mĩ. chất và khí phách của con người Việt Nam. - Liên hệ với hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trong thơ Tố Hữu, Phạm Tiến Duật, Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, trong văn Nguyễn Minh Châu => Những cô gái thanh niên xung phong là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ hào hùng gian khó. Hỏi GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm bàn, thời gian 3 phút. Suy nghĩ, Em hiểu như thế nào về hình ảnh "những trả lời ngôi sao xa xôi" trong nhan về của tác phẩm? Trao đổi, GV khuyến khích các em mạnh dạn trình bày bổ sung, những suy nghĩ, cảm nhận của mình. lắng nghe => GV chốt: Hình ảnh "những ngôi sao xa ý kiến xôi" trong nhan đề mang nhiều lớp nghĩa: của các - Nghĩa thực: Là hình ảnh những ngôi sao bạn trên mũ của những người lính - Nghĩa biểu tượng: + Đó là hình ảnh những ngôi sao to trên bầu trời thành phố mà Phương Định nhớ về, là hình ảnh của quê hương,của kí ức tuổi thơ, hình ảnh của thủ đô Hà Nội. + Là hình ảnh biểu tượng cho phẩm chất anh hùng và tâm hồn trong sáng của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. + Là biểu tượng cho giá trị cao quý: tỏa sáng âm thầm lặng lẽ nhưng bền bỉ lâu dài. GV chuyển ý sang phần Tổng kết văn bản III. Tổng kết Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản và củng cố toàn văn bản. Phương pháp sử dụng: Đàm thoại (vấn đáp) Hỏi Lê Minh Khuê muốn nói với chúng ta điều Suy nghĩ, 1. Nội dung gì qua truyện ngắn "Những ngôi sao xa trả lời 25
- xôi"? => GV chốt: - Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, hồn nhiên, lạc quan và cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. - Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hỏi Truyện thành công ở những yếu tố nghệ Suy nghĩ, 2. Nghệ thuật thuật nào? trả lời - Truyện kể bằng ngôi thứ nhất -> thế giới tâm hồn của nhân vật hiện lên phong phú, đậm nét + câu chuyện chân thực hơn. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, sống động. - Giọng kể sôi nổi, trẻ trung, rất nữ tính. => đặc trưng của nữ nhà văn Lê Minh Khuê. GV liên hệ thực tế về những người nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ và hiện nay. Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ ở nhà. 1. Viết đoạn văn nghị luận ( khoảng một trang giấy ) theo đề bài sau: Đọc truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. 2. Soạn bài tiếp theo: "Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang". 26
- CHƯƠNG III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Khi áp dụng các biện pháp nêu trên để phân tích các nhân vật văn học trong tác phẩm tự sự ở chương trình Ngữ văn 9, tôi nhận thấy học sinh hiểu bài nhanh hơn, nhớ kiến thức lâu hơn. Các em được rèn luyện nhiều kĩ năng để phát triển toàn diện: không chỉ kĩ năng phân tích nhân vật mà còn là kĩ năng trình bày (khi các em được bộc lộ những suy nghĩ, đánh giá của mình trong quá trình tiếp nhận kiến thức), kĩ năng tổng hợp đánh giá về nhân vật đó. Nhưng điều đặc biệt hơn cả là các em cảm thấy hứng thú hơn với việc học văn, yêu thích nhân vật hơn, cảm thấy nhân vật không hề xa lạ mà rất gần gũi (dù những nhân vật này đã sống trong hoàn cảnh khác xa với cuộc sống của các em hiện nay). Vì yêu thích, nên các em có khả năng chủ động ghi lại những đánh giá, suy nghĩ của mình về nhân vật thành các bài hoặc đoạn văn ngắn - đây là kĩ năng rất quan trọng cần được hình thành cho các em khi đa phần học sinh hiện nay phân tích nhân vật theo kiểu máy móc, học thuộc lòng. Tuy nhiên, để các biện pháp này phát huy hiệu quả, theo tôi, trong quá trình phân tích nhân vật văn học, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây: 1. Về phía học sinh: Thứ nhất, không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đầy đủ các phương diện như : lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động, qua lời các nhân vật khác Tùy trường hợp mà có chỗ nhiều, chỗ ít, chỗ đậm, chỗ nhạt. Bởi thế, không phải cứ máy móc tìm đủ, phân tích đủ mà cần biết tập trung, xoáy sâu vào các phương diện thành công nhất của tác phẩm. Thứ hai, Tránh lầm lẫn cấp độ của những phương diện phân tích. Có thể xem các biện pháp nêu trên đồng đẳng và đều là sự cụ thể hóa, hiện thực hóa của tính cách, số phận nhân vật. Thứ ba, Để có căn cứ phân tích, để có chất liệu làm bài, khi đọc tác phẩm cần ghi nhớ các chi tiết, các hình ảnh về từng phương diện ấy. 2. Về phía giáo viên: Khi phân tích một nhân vật văn học, người giáo viên phải biết lựa chọn những chi tiết, tình tiết đắt giá, có khả năng bộc lộ rõ nhất đặc điểm của nhân vật, để có thể trao đổi với học sinh. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm giảng dạy, nhưng hơn cả là vào cái "tâm" với nghề, lòng nhiệt tình say mê tìm tòi và khám phá tác phẩm, biết trao đổi và lắng nghe từ đồng nghiệp, từ học sinh. Có như vậy, người giáo viên mới tự "đổi mới" mình, mới ngày càng nhận ra cái hay, cái đẹp sau mỗi bài dạy (dù bài dạy ấy đã theo ta nhiều năm). Phân tích các nhân vật văn học cũng như nhiều thao tác khác khi tìm hiểu một văn bản, sẽ thực sự phát huy hiệu quả nếu người giáo viên biết kết hợp với giảng bình. Học sinh sẽ cảm thấy thực sự bị "ấn tượng", thậm chí sẽ nhớ mãi không quên nếu nghe được những lời bình sâu sắc từ sự "thăng hoa" trong cảm xúc của thầy cô. Để làm được điều này, người giáo viên không nên chủ quan ở khả năng diễn đạt tốt của mình, cần viết ra lời bình một cách cẩn thận, đọc lại nhiều lần để có thể truyền cảm trong giọng nói và tương thích với máy, với bảng (nếu có). 27
- Cuối cùng, sẽ thật phí biết bao nếu người giáo viên đã phân tích tốt nhân vật bằng các biện pháp nêu trên nhưng lại thiếu đi thao tác tổng hợp. Bởi, xét cho cùng thì, mọi biện pháp phân tích nhân vật đều có chung một cái đích, đó là giúp ta hiểu rõ về nhân vật đó. Vậy nên, không thể bỏ qua thao tác tổng hợp để đưa ra những đánh giá nhận xét tổng hợp về nhân vật. Ví dụ: Khi hướng dẫn HS phân tích nhân vật Phương Định, sau khi thông qua các biện pháp (đã trình bày ở phần trước), người giáo viên cần yêu cầu học sinh nêu cảm nhận của mình về nhân vật này, và sau đó có sơ đồ chốt tổng hợp. Nhờ thế, học sinh sẽ có cái nhìn toàn diện về nhân vật này và thể hiện được điều đó trong bài viết của mình. Có trách nhiệm với công việc. Dũng cảm, gan dạ Phẩm chất anh hùng Bình tĩnh, tự tin, rất tự trọng. Thương yêu những người đồng đội của mình. Nhạy cảm, mơ mộng Tâm hồn trong sáng Hồn nhiên, yêu đời Người anh hùng Con người Cao cả gần gũi PHƯƠNG ĐỊNH Người Hà Nội Người con gái Đa cảm Nữ tính 28
- PHẦN III KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 29