Bài kiểm tra Truyện trung đại 9 (tiết 48 theo ppct)

doc 6 trang thienle22 3200
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Truyện trung đại 9 (tiết 48 theo ppct)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_truyen_trung_dai_9_tiet_48_theo_ppct.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra Truyện trung đại 9 (tiết 48 theo ppct)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI MÔN NGỮ VĂN 9 Người ra đề: Hoàng Thị Thu Nhàn Ngày ra đề: 12.10.2018 Ngày kiểm tra: Lớp kiểm tra: 9D Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng đề Cấp độ Cấp độ thấp cao Chủ đề 1: Nhận biết tác giả, thể Viết tóm tắt tác phẩm truyện loại, nhớ được nhân truyện đã học trung vật, cốt truyện,sự đại(truyện kiện của tác truyền kì, phẩm,đoạn trích tiểu thuyết lịch sử) Số câu 4 1 5 Số điểm 1 3 4 Tỉ lệ % 10% 30% 40% Chủ đề 2: Nhận biết thể loại, Viết tóm tắt tác phẩm Nắm Viết truyện nhớ được trích đoạn, truyện đã học được đoạn thơ Nôm nhân vật, cốt truyện, đặc văn sự kiện của từng tác điểm thuyết phẩm, đoạn trích nhân minh về vật nhân vật trong đoạn trích Số câu 4 1 1 1 6 Số điểm 1 3 2 3 6 Tỉ lệ % 10% 30% 20% 30% 60% Tổng số 8 1 1 1 11 điểm 2 3 2 3 10 20% 30% 20% 30% 100% 1
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM BÀI KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI TRƯỜNG THCS LỆ CHI NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ 1 ( Tiết 48 theo PPCT) Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) I.TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm ) Học sinh trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái đúng trước câu trả lời đúng. ( mỗi câu 0, 25 đ ) 1. Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm thuộc thể loại nào ? A. Tiểu thuyết lịch sử. B. Truyện truyền kì. C. Truyện thơ Nôm. D. Tùy bút. 2. Đoạn trích nào thiên về miêu tả nội tâm nhân vật ? A. Lục Vân tiên cứu kiều Nguyệt Nga. B. Chị em Thúy Kiều. C. Cảnh ngày xuân. D. Kiều ở lầu Ngưng bích. 3. “Thiếp con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót” ( Trích Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ ) Từ “ một tiết” trong đoạn văn trên có nghĩa gì ? A. Giữ gìn không cho ai biết nỗi lòng. B. Giữ gìn những kỉ niệm. C. Giữ gìn nhan sắc. D. Giữ trọn lòng thủy chung và phẩm giá. 4.Khi ra đến Tam Điệp, vua Quang Trung đã đến gặp nhân vật nào để bàn việc quân? A. Lê Chiêu Thống B. Nguyễn Thiếp C. Ngô Văn Sở D. Ngô Thời Nhậm 5. Giá trị nhân đạo trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” được thể hiện ở chỗ: A. Tố cáo bọn quan lại, sai nha. B. Ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. C.Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người. D. Tố cáo bọn buôn người. 6. Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” là một bức tranh về: A. Nỗi thống khổ của nhân dân dưới thời Lê – Trịnh. B. Hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh. C. Quá trình phát triển của phong trào Tây Sơn. D. Sự thất bại của quân Thanh. 7. Chủ đề ca ngợi tinh thần “ Vì nghĩa quên mình” được thể hiện trong đoạn trích nào? A. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. B. Chị em Thúy Kiều. C. Lục Vân tiên gặp nạn. D. Cảnh ngày xuân. 8. Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” thế nào? A. Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ. B.Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy. C. Nghệ thuật miêu tả nội tâm thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại cà tả cảnh ngụ tình. D. Miêu tả theo trình tự thời gian. II. Tự luận: ( 8 điểm ) 1. Tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương bằng một đoạn văn khoảng 10 câu. (3đ) 2. Suy nghĩ của em về hành động đánh cướp cứu người của Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga”. ( 2đ ) 2
  3. 3. Viết đoạn văn khoảng 10 câu giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.( 3đ ) UBND HUYỆN GIA LÂM BÀI KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI TRƯỜNG THCS LỆ CHI NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ 2 ( Tiết 48 theo PPCT) Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) I.TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm ) Học sinh trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái đúng trước câu trả lời đúng. ( mỗi câu 0, 25 đ ) 1. Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm thuộc thể loại nào ? A. Truyện thơ Nôm B. Truyện truyền kì. C. Tiểu thuyết lịch sử. D. Tùy bút. 2. Đoạn trích nào thiên về miêu tả nội tâm nhân vật ? A. Lục Vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. B. Kiều ở lầu Ngưng Bích. C. Cảnh ngày xuân. D. Chị em Thúy Kiều . 3. “Thiếp con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót” ( Trích Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ ) Từ “ một tiết” trong đoạn văn trên có nghĩa gì ? A. Giữ gìn không cho ai biết nỗi lòng. B. Giữ gìn những kỉ niệm. C. Giữ trọn lòng thủy chung và phẩm giá. D. Giữ gìn nhan sắc. 4. Khi ra đến Tam Điệp, vua Quang Trung đã đến gặp nhân vật nào để bàn việc quân? A. Lê Chiêu Thống B. Nguyễn Thiếp C. Ngô Thời Nhậm D. Ngô Văn Sở 5. Giá trị nhân đạo trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” được thể hiện ở chỗ: A. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người. B. Tố cáo bọn quan lại, sai nha C. Ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. D. Tố cáo bọn buôn người. 6. Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” là một bức tranh về: A. Nỗi thống khổ của nhân dân dưới thời Lê – Trịnh. B. Sự thất bại của quân Thanh. C. Quá trình phát triển của phong trào Tây Sơn. D. Hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh. 7. Chủ đề ca ngợi tinh thần “ Vì nghĩa quên mình” được thể hiện trong đoạn trích nào? A. Chị em Thúy Kiều. B. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. C. Lục Vân tiên gặp nạn. D. Cảnh ngày xuân. 8. Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” thế nào? A. Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ. B.Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy. C. Miêu tả theo trình tự thời gian. D. Nghệ thuật miêu tả nội tâm thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình. II. Tự luận: ( 8 điểm ) 1. Tóm tắt “ Truyện Kiều” bằng một đoạn văn khoảng 10 câu. (3 đ) 3
  4. 2. Suy nghĩ của em về cách ứng xử của Kiều Nguyệt Nga khi được Vân Tiên cứu giúp trong đoạn Trích “ Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga” ( 2 đ ) 3. Viết đoạn văn khoảng 10 câu giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. ( 3 đ ) HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐỀ1 I.TRẮC NGHIỆM:( Mỗi câu đúng 0, 25 đ ) 1 2 3 4 5 6 7 8 C D D C C B A C II. TỰ LUẬN 1.Tóm tắt truyện ngưòi con gái Nam Xưong ( 3 đ ) - Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách tóm tắt một tác phẩm tự sự. có sử dụng các phép liên kết. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả. (1 điểm) - Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày nhiều cách, nhưng phải đáp ứng các ý cơ bản sau: + Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, xinh đẹp, nết na. lấy chồng là Trưong Sinh vốn tính đa nghi. Biết tính chồng, nàng ăn ở khuôn phép nên gia đình êm ấm thuận hòa.( 0,5 đ ) + Khi chồng ra trận, nàng chăm sóc mẹ già, nuôi dạy con thơ. Nàng thưòng chỉ cái bóng của mình trên tưòng là cha. ( 0, 5 đ ) +Khi Trương Sinh trở về , nghe lời ngây thơ của con trẻ, nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Vũ Nương không thể phân trần, đành gieo mình tự vẫn, được Linh Phi cúư giúp và cho nàng ở lại Thủy cung. ( 0, 5 đ ) + Chàng Trưong Sinh hiểu ra sự thật, lập đàn giải oan cho nàng. Mặc dù vậy, Vũ Nưong cũng không trở về trần gian bên chồng con đựoc nữa. ( 0, 5 đ ) Yêu cầu viết đoạn của câu 2 và câu 3: - Về kĩ năng: viết đoạn văn mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả. - Yêu cầu về kiến thức: phải đáp ứng các ý cơ bản sau: 2. Hành động đánh cướp cứu ngưòi của Lục Vân Tiên : ( 2 đ ) - Lục Vân Tiên là một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo. ( 0, 5 đ ) - Bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Lục Vân Tiên. ( 0, 5 đ ) 4
  5. - Cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu chiến thắng nhiều thế lực tàn bạo. (0,5 đ ) - Cảm phục tài năng của bậc anh hùng, dũng cảm. ( 0, 5 đ ) 3. Viết đoạn văn thuyết minh về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều: ( 3 ) - Giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều ( 0, 5 đ ) - Vẻ đẹp của Thúy Vân đoan trang, phúc hậu như dự báo một tưong lai tốt đẹp ( có dẫn chứng ). ( 1,0 đ ) - Thúy Kiều đẹp cả sắc và tài , sắc sảo mặn mà dường như thiên nhiên phải hờn ghen.( có dẫn chứng ). ( 1, 5 đ ) HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐỀ2 I.TRẮC NGHIỆM:( Mỗi câu đúng 0, 25 đ ) 1 2 3 4 5 6 7 8 A B C D A D B D II. TỰ LUẬN 1.Tóm tắt truyện Kiều ( 3 đ ) - Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách tóm tắt một tác phẩm tự sự. có sử dụng các phép liên kết. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả. (1 điểm) - Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày nhiều cách, nhưng phải đáp ứng các ý cơ bản sau: Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và 2 em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cúư khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải trốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ 2. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, Được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa Phật lần thứ 2. Kim Trọng trở lại, kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm 5
  6. Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn. 2. Suy nghĩ của em về cách ứng xử của Kiều Nguyệt Nga khi được Vân Tiên cứu giúp trong đoạn Trích “ Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga - Phẩm chất đoan trang, dịu dàng, có học thức của một tiểu thư khuê các.( 0, 5 đ ) - Một người con có hiếu, luôn vâng lời cha “ làm con đâu dám cãi cha”. ( 0, 5 đ ) - Trước ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga tha thiết muốn được đền ơn và tỏ mong muốn mời Vân Tiên về nhà cùng mình để tiện bề báo đáp con người đầy chính nghĩa, đề cao tư tưởng “đền ơn, tạ nghĩa “đối với người “ân nhân” của mình. ( 0, 5 đ ) - Cũng trong cuộc đối đáp với Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thể hiện được tài năng văn thơ hết mực tài hoa, tinh tế. ( 0, 5 đ ) 3. Viết đoạn văn thuyết minh về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều: ( 3 ) - Giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều ( 0, 5 đ ) - Vẻ đẹp của Thúy Vân đoan trang, phúc hậu như dự báo một tưong lai tốt đẹp (có dẫn chứng ).( 1,0 đ ) - Thúy Kiều đẹp cả sắc và tài , sắc sảo mặn mà dường như thiên nhiên phải hờn ghen.(có dẫn chứng ). ( 1, 5 đ ) 6