Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 13, Tiết 61: Văn bản "Làng" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Trúc

docx 12 trang nhungbui22 09/08/2022 1680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 13, Tiết 61: Văn bản "Làng" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Trúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_13_tiet_61_van_ban_lang_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 13, Tiết 61: Văn bản "Làng" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Trúc

  1. Giáo án sinh hoạt CM theo hướng NCBH: Tiết 61: Làng (Ngữ văn 9) TUẦN 13 Ngày soạn: 20/10/2019 Ngày dạy: Tiết: 61 LÀNG – Kim Lân – A. Mục tiêu cần đạt: Học sinh cần nắm được 1. Kiến thức - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại. - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại. - Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Thái độ - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước. 4. Định hướng năng lực, phẩm chất - NL xử lí thông tin, cảm thụ tác phẩm văn học, hợp tác - PC yêu nước, nhân ái, chăm chỉ B. Chuẩn bị 1. Thầy - Soạn giáo án - SGK, tư liệu có liên quan đến bài giảng Tổ: Khoa học xã hội Trường THCS Xuân Trúc 1
  2. Giáo án sinh hoạt CM theo hướng NCBH: Tiết 61: Làng (Ngữ văn 9) - Máy chiếu 2. Trò - Thực hiện hợp đồng học tập với giáo viên - Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn C. Tổ chức các hoạt động dạy học HĐ 1: Khởi động (7 phút) - Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới. - PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn - HT: Cá nhân - NL: giải quyết vấn đề - PC: chăm chỉ a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ: c. Khởi động vào bài mới - GV cho hs nghe bài hát “Làng tôi” của nhạc sĩ Văn Cao và yêu cầu: ? Em hãy cho biết nội dung bài hát em vừa nghe? Bài hát gợi cho em cảm xúc về tình cảm gì? - GV mở bài hát - HS quan sát, lắng nghe và phát biểu - Dự kiến SP: + Bài hát nói về ngôi làng bị giặc Pháp chiếm đóng và tâm trạng của con người khi chứng kiến cảnh tượng đó + Bài hát gợi lên tình yêu làng, yêu quê hương đất nước Tổ: Khoa học xã hội Trường THCS Xuân Trúc 2
  3. Giáo án sinh hoạt CM theo hướng NCBH: Tiết 61: Làng (Ngữ văn 9) GV dẫn vào bài mới HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút) Hoạt động của GV – HS Dự kiến sp đạt được - Mục tiêu: Hs hiểu được những nét cơ bản về cuộc đời I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU và sự nghiệp văn học của nhà văn Kim Lân và truyện CHUNG ngắn Làng. - PP, KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, phát vấn, thuyết trình, PP dạy học - HT: Cá nhân - NL: Xử lí thông tin - PC: Chăm chỉ 1. Tác giả - TG: (12 phút) - Kim Lân (1920 – 2007) - GV: Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của các nhóm - Tên thật: Nguyễn văn Tài + Yêu cầu một nhóm đại diện lên trình bày sản phẩm chuẩn bị của nhóm mình bằng sơ đồ tư duy - Quê: Bắc Ninh - HS trình bày và yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Là nhà văn chuyên viết về (nếu cần) truyện ngắn. - GV nhận xét và chốt kiến thức 2. Tác phẩm a) Tìm hiểu chung về văn bản (?) Em có nhận xét gì về bố cục của vb? - Hoàn cảnh sáng tác: 1948, - Truyện kể theo mạch diễn biến tâm trạng của ông Hai thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - Chủ đề: tình yêu quê hương đất nước - Thể loại: Truyện ngắn Tổ: Khoa học xã hội Trường THCS Xuân Trúc 3
  4. Giáo án sinh hoạt CM theo hướng NCBH: Tiết 61: Làng (Ngữ văn 9) - Ptbđ: tự sự - Ngôi kể: ngôi thứ 3 - NV chính: ông Hai - Bố cục: 3 phần + P1: từ đầu “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu làm việt gian theo giặc + P2: tiếp theo “Nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần” Ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu làm việt gian theo giặc + P3: còn lại Ông Hai khi nghe tin cải chính: làng Chợ Dầu không làm vg - GV hướng dẫn: đọc lưu loát, chú ý những từ ngữ địa b) Đọc, tóm tắt và tìm hiểu phương, cần chuyển giọng khi đọc những đoạn đối thoại chú thích diễn tả trực tiếp tâm trang nhân vật ông Hai. - GV đọc mẫu 1 đoạn - HS đọc tiếp “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên vui quá” - GV nhận xét (?) Dựa vào sự chuẩn bị ở nhà ,1 em hãy tóm tắt đoạn trích. - HS tóm tắt -> GV nhận xét Tổ: Khoa học xã hội Trường THCS Xuân Trúc 4
  5. Giáo án sinh hoạt CM theo hướng NCBH: Tiết 61: Làng (Ngữ văn 9) * Mở rộng: GV giới thiệu thêm về làng Chợ Dầu (?) Giải thích từ “bông phèng”? - Nói đùa, không cần có ý nghĩa. II. PHÂN TÍCH - Mục tiêu: HS nêu được tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống truyện, - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn, thảo luận nhóm - HT: Cá nhân, nhóm - NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH, hợp tác - PC: Chăm chỉ, trách nhiệm - TG: (10 phút) Hoạt động nhóm - GV: chia nhóm (5 nhóm) 1. Tình huống truyện: (?) Tìm những tình huống trong truyện? (?) Nêu tác dụng của những tình huống ấy? (GV đưa khái niệm tình huống lên bảng để HS soi chiếu vào và lựa chọn tình huống) TG làm việc: 5 phút - HS suy nghĩ cá nhân trong 2 phút đầu, 3 phút sau các em trao đổi, chia sẻ nội dung cần thảo luận - Hết thời gian 5 phút, HS trình bày sản phẩm - Sau khi nhóm đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung GV chốt kiến thức: - TH 1: ông Hai nghe tin - TH1: ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu làm việt gian theo làng Chợ Dầu làm việt gian giặc. theo giặc. =>Tạo nên nút thắt của câu chuyện. Tổ: Khoa học xã hội Trường THCS Xuân Trúc 5
  6. Giáo án sinh hoạt CM theo hướng NCBH: Tiết 61: Làng (Ngữ văn 9) =>Tạo nên nút thắt của câu chuyện. - TH 2: ông Hai nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không làm việt gian theo giặc - TH 2: ông Hai nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không => Mở nút của câu chuyện làm việt gian theo giặc => Mở nút của câu chuyện Từ đó bộc lộ được phẩm chất, tính cách của nhân vật, Bộc lộ tính cách nhân góp phần giải quyết chủ đề tác phẩm. vật, giải quyết chủ đề tác phẩm - Mục tiêu: HS cảm nhận được tâm trạng của ông Hai 2. Diễn biến tâm trạng trước khi nghe tin làng Chợ Dầu làm việt gian theo giặc, nhân vật ông Hai qua đó bộc lộ tình yêu làng, yêu kháng chiến của ông Hai a) Trước khi nghe tin làng - PP, KT: đặt câu hỏi, thuyết trình Chợ Dầu làm việt gian theo giặc - HT: Cá nhân - NL: Giao tiếp bằng ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH - PC: Chăm chỉ - TG: (13 phút) (?) Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu làm việt gian theo giặc, hoàn cảnh gia đình ông Hai ra sao? - KK: HS không nêu được hoàn cảnh của gđ ông Hai - Gợi ý: Lúc này gia đình ông sống ở đâu? Vợ chồng ông và các con làm gì để sinh sống? - SP: + Gia đình ông phải đi tản cư + Con bé lớn gánh hàng ra quán nước Tổ: Khoa học xã hội Trường THCS Xuân Trúc 6
  7. Giáo án sinh hoạt CM theo hướng NCBH: Tiết 61: Làng (Ngữ văn 9) + Hai đứa bé ra vườn trông mấy luống rau + Ông Hai hì hục vỡ vạt đất trồng sắn ăn vào những tháng đói sang năm + Bà Hai chạy chợ ? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh gia đình ông Hai lúc này? - Sống xa quê, tuy cuộc sống có phần khó khăn nhưng các thành viên trong gia đình ông đều đã thích nghi với nơi ở mới và dần đi vào ổn định - GV liên hệ với hoàn cảnh tình hình thực thế thời điểm lúc bấy giờ ở nước ta - Lúc ở nhà trọ: ? Lúc ở nhà trọ nơi tản cư ông Hai thường nghĩ về điều gì với tâm trạng ra sao? - Ông nghĩ về cái làng của ông, nghĩ đến những ngày làm việc với anh em Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên (?) Từ đó ông mong muốn điều gì? + Ông Hai luôn nghĩ về - Ông muốn về làng (Lòng mong mỏi muốn về làng, làng với một niềm vui náo đồng nghĩa với việc mong mỏi đất nước sạch bóng ngoại nức xâm) (?) Những lúc như vậy ông lại cảm thấy như thế nào? Câu + Ông muốn về làng văn nào cho em thấy rõ được điều đó? Tổ: Khoa học xã hội Trường THCS Xuân Trúc 7
  8. Giáo án sinh hoạt CM theo hướng NCBH: Tiết 61: Làng (Ngữ văn 9) - Nhớ làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng + Ông nhớ làng quá” (?) Nhà văn Kim Lân đã sử dụng những bpnt gì khi nói đến tâm trạng của ông Hai ở nơi tản cư? NT: miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng điệp từ, độc thoại và kiểu câu cảm thán (?) Em có nhận xét gì về tâm trạng của ông Hai khi ở nơi Miêu tả tâm lí nv, dùng câu cảm thán, ngôn ngữ tản cư? độc thoại Nhớ làng da diết (?) Qua tâm trạng đó của ông Hai, em thấy ông Hai là người như thế nào? Ông là người yêu quê hương - GV tích hợp với ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà ” Ông Hai yêu làng tha thiết ? Ở nơi tản cư, ông Hai có thói quen gì? - Ra phòng thông tin để nghe nghóng tin tức của cuộc kháng chiến ? Tìm cho cô chi tiết nói về dáng vẻ của ông Hai đi đến phòng thông tin? - Cái đầu cung cúc lao về phía trước, hai tay vung vẩy, nhấp nhổm ? Trên đường đi, thấy trời nắng, ông nói như thế nào? - Nắng này là bỏ mẹ chúng nó Tổ: Khoa học xã hội Trường THCS Xuân Trúc 8
  9. Giáo án sinh hoạt CM theo hướng NCBH: Tiết 61: Làng (Ngữ văn 9) ? Câu nói đó cho ta thấy, ông Hai có thái độ như thế nào đối với giặc Pháp? - Căm thù giặc GV: - Lúc ở phòng thông tin: ? Ở phòng thông tin, ông Hai đã nghe được những tin gì? - HS quan sát dữ liệu trong SGK và phát biểu + Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa + Một anh trung đội trưởng sau khi giết dược bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. + Đội nữ du kích Trức Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữa chợ Khi nghe tin kháng chiến + Nhiều tin đột kích nữa ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá! ? Khi nghe được những tin ấy, ông Hai cảm thấy như thế nào? - Ruột gan ông lão cứ múa cả lên vui quá ? Nhà văn Kim Lân đã sử dụng bpnt gì khi kể về ông Hai ở phòng thông tin? - Miêu tả, độc thoại ? Em có nhận xét gì về thái độ và tâm trạng của ông Hai đối với cuộc kháng chiến của dân tộc? - Quan tâm đến cuộc kháng chiến, dõi theo tin tức cách mạng, vui cùng niềm vui của dân tộc ? Qua đó giúp ta hiểu thêm ông Hai là người ntn? - Ông Hai là người yêu tổ quốc Tổ: Khoa học xã hội Trường THCS Xuân Trúc 9
  10. Giáo án sinh hoạt CM theo hướng NCBH: Tiết 61: Làng (Ngữ văn 9) GV: Khái quát và liên hệ giữa tình yêu làng với tình yêu tổ quốc (tích hợp với vb “Lòng yêu nước” của I-li-a Ê- ren-bua) * TIỂU KẾT: - NT: Miêu tả tâm lí nhân vật, đối thoại, độc thoại nội tâm - ND: Ông Hai nhớ làng, yêu làng và quan tâm đến kháng chiến HĐ 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học. - PP, KT: Phát vấn Tổ: Khoa học xã hội Trường THCS Xuân Trúc 10
  11. Giáo án sinh hoạt CM theo hướng NCBH: Tiết 61: Làng (Ngữ văn 9) - HT: cá nhân - NL: giải quyết vấn đề - PC: chăm chỉ, tự học 1. Bài tập trắc nghiệm a) Tác phẩm “Làng” được viêt trong hoàn cảnh nào? A. Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Khi miền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ D. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng Đáp án A b) “Làng” của Kim Lân được viết theo thể loại nào dưới đây? A. Tiểu thuyết B. Hồi kí C. Truyện ngắn D. Tuỳ bút Đáp án C c) Nhân vật chính trong “Làng” là ai? A. Bà chủ nhà B. Bác Thứ C. Ông Hai D. Bà Hai Đáp án C 2. Bài tập tự luận a) Kể tên những tác phẩm văn học có cùng chủ đề tình yêu quê hương đất nước mà em đã học? - HS suy nghĩ và trả lời GV nhận xét và bổ sung (nếu cần) b) Đọc những câu ca dao, dân ca nói về tình yêu quê hương đất nước? - HS suy nghĩ và trả lời GV nhận xét và bổ sung (nếu cần) Tổ: Khoa học xã hội Trường THCS Xuân Trúc 11
  12. Giáo án sinh hoạt CM theo hướng NCBH: Tiết 61: Làng (Ngữ văn 9) HĐ 4: Vận dụng (Nếu không còn thời gian thì cho về nhà) - Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn. - PP, KT: phát vấn - HT: cá nhân - NL: vận dụng, thực hành - PC: chăm chỉ, trách nhiệm - Trong thời hòa bình hiện nay, tình yêu quê hướng đất nước của con người được thể hiện ntn? Liên hệ với bản thân? HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng (Về nhà) - Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. - PP, KT: phát vấn - HT: cá nhân - NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học - PC: chăm chỉ, trách nhiệm - Về tìm đọc thêm tài liệu về nhà văn Kim Lân - Học nội dung bài học và đọc, soạn trước bài “Lặng lẽ Sa-pa” Tổ: Khoa học xã hội Trường THCS Xuân Trúc 12