Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Sinh học khối 6 tuần 4 (từ 24/2 → 1/3)
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Sinh học khối 6 tuần 4 (từ 24/2 → 1/3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_bai_tap_tu_on_o_nha_mon_sinh_hoc_khoi_6_tuan_4_tu_242.docx
Nội dung text: Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Sinh học khối 6 tuần 4 (từ 24/2 → 1/3)
- PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM PHIẾU BÀI TẬP TỰ ÔN Ở NHÀ TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN: SINH HỌC KHỐI: 6 Tuần 4 ( Từ 24/2 → 1/3) I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Quả nào dưới đây không phải là quả mọng ? A. Quả đu đủ B. Quả đào C. Quả cam D. Quả chuối Câu 2. Dựa vào đặc điểm của thịt vỏ và hạt, quả dừa được xếp cùng nhóm với A. Quả đậu Hà Lan B. Quả hồng xiêm C. Quả xà cừ D. Quả mận Câu 3. Ở hạt ngô, bộ phận nào chiếm phần lớn trọng lượng? A. Rễ mầm B. Lá mầm C. Phôi nhũ D. Chồi mầm Câu 4. Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào giúp cho hạt đã gieo hô hấp tốt hơn? 1. Phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo 2. Cày xới đất thật kỹ trước khi gieo hạt 3. Tháo hết nước trong trường hợp đất mang hạt đã gieo bị ngập úng 4. Thường xuyên bón phân cho hạt đã gieo A. 2, 3 B. 1, 2, 3 C. 2, 3, 4 D. 2, 4 Câu 5. Cây nào dưới đây không thụ phấn nhờ sâu bọ, cũng không thụ phấn nhờ gió? A. Mướp B. Rong đuôi chó C. Dạ hương D. Quỳnh Câu 6. Hoa tự thụ phấn là: A. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó. B. Hoa có hạt phấn rơi vào đậu nhuỵ của một hoa khác cùng cây. C. Hoa có các hạt phấn tự thụ phấn cho nhau. D. Hoa có hạt phấn từ nhuỵ rơi vào đầu nhị của chính nó. Câu 7. Củ nào dưới đây thực chất là quả? A. Củ su hào B. Củ đậu C. Củ lạc D. Củ gừng Câu 8. Loại “hạt” nào dưới đây thực chất là quả? A. Hạt sen B. Hạt lúa C. Hạt ngô D. Tất cả đều đúng Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Quả mọng được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả hạch. B. Quả hạch được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả mọng. C. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng. D. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả khô và quả mọng. Câu 10. Nhóm nào dưới đây gồm những cây sống trong vùng ngập mặn ? A. Đoạn, chúc, nứa, hồng, na B. Bần, sú, vẹt, mắm, đước C. Giang, si, vẹt, táu, lim D. Bụt mọc, sưa, hoàng đàn, tuế, mun
- II. TỰ LUẬN Câu 1. a) Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh? b) Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Hãy cho biết điều đó đúng hay sai? Vì sao? Câu 2. Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì? Cho ví dụ. Câu 3. Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Em hãy kể một vài cây khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa? Tên của bộ phận đó. Câu 4. Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào, để cây trở thành một thể thống nhất? Cho ví dụ.