Phiếu bài tập tuần Ngữ văn 9 - Tuần 8

docx 3 trang thienle22 4010
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập tuần Ngữ văn 9 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_tuan_ngu_van_9_tuan_8.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập tuần Ngữ văn 9 - Tuần 8

  1. Phiếu bài tập về nhà Ngữ văn 9 Năm học 2019-2020 BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN NGỮ VĂN 9 CHƯƠNG TRÌNH HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH PHÁT THỨ 4/ 14/3 VÀ THỨ 6/18/3 Phần I Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. (Trích Ngữ văn 9, tập II, trang 3, NXB Giáo dục) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai ? Nêu xuất xứ của văn bản đó. Câu 2: Em hiểu học vấn là gì ? Vì sao đọc sách là con đường quan trọng của học vấn ? Câu 3: Đọc những câu văn trên có ý kiến cho rằng những câu văn ấy không chỉ bàn về chuyện đọc sách mà còn đề cập tới ý thức tự học, tự bồi dưỡng kiến thức cho bản thân. Từ văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học. Phần II Kết thúc bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương) là những dòng thơ vô cùng xúc động: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. Câu 1. Bài thơ được viết năm nào ? Chỉ ra mạch vận động của cảm xúc được biểu hiện trong bài. Câu 2. Vì sao trước khi giã biệt, nhà thơ lại bày tỏ ước nguyện muốn làm con chim hót quanh lăng Bác, làm đóa hoa tỏa hương, làm cây tre trung hiếu ? Điệp ngữ muốn làm góp phần diễn tả ước nguyện và cảm xúc của nhà thơ như thế nào ? Câu 3. Cùng diễn tả ước nguyện đẹp đẽ với những hình ảnh thơ tương tự, em đã bắt gặp ở những câu thơ nào khác ? Chép chính xác những câu thơ đó, ghi rõ tên bài thơ và tên tác giả. Câu 4. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu để làm rõ tâm trạng lưu luyến thiết tha của nhà thơ trước lúc rời xa lăng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và một câu phủ định (gạch chân dưới thành phần biệt lập tình thái và câu phủ định). Phần III: Hình ảnh mùa xuân được khắc họa thật đẹp trong đoạn thơ sau: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”. 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy. 2. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. (Gạch chân dưới thành phần tình thái và từ ngữ dùng làm phép nối). 3. Cũng trong bài thơ trên có câu: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng
  2. Từ “lộc ” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh người cầm súng lại được tác giả miêu tả: Lộc giắt đầy trên lưng?