Nội dugn ôn tập kiểm tra 15 phút môn Vật lí Lớp 6

docx 2 trang Thương Thanh 08/08/2023 1380
Bạn đang xem tài liệu "Nội dugn ôn tập kiểm tra 15 phút môn Vật lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dugn_on_tap_kiem_tra_15_phut_mon_vat_li_lop_6.docx

Nội dung text: Nội dugn ôn tập kiểm tra 15 phút môn Vật lí Lớp 6

  1. ÔN TẬP KIỂM TRA15 phút VẬT LÝ 6 I.CÂU HỎI LÝ THUYẾT : Câu 1: Nêu các kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn. - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. Câu 2: Nêu các kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực khá lớn. Câu 3: Hoạt động của băng kép Nguyên tắc hoạt động: băng kép đang thẳng khi nhiệt độ thay đổi (đốt nóng – làm lạnh) băng kép sẽ bị cong đi. ▲ CÂU HỎI GIẢI THÍCH Câu 1: Tại sao ở hai đầu thanh ray xe lửa, người ta luôn chừa một khe hở? Vì nếu không chừa khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray khi nóng lên bị ngăn cản gây ra lực rất lớn làm cong đường ray. Câu 2: Tại sao khi đun nước người ta không đổ nước thật đầy ấm? Vì khi đun, nước trong ấm nóng lên, nở ra và tràn ra ngoài. Câu 3: Tại sao người ta không đóng các chai nước ngọt thật đầy? Để tránh tình trạng nắp chai bị bật ra, vì khi chất lỏng trong chai nóng lên, nở ra nếu bị nắp chai cản trở, nó sẽ gây ra lực khá lớn làm bật nắp chai. Bài tập a) Hình 2 b)
  2. Câu 1: Xem hình 2, hai bình cầu giống nhau đựng các chất lỏng là rượu và nước, mực chất lỏng trong các ống của hai bình có độ cao như nhau. Các bình được đặt trong một chậu không có nước như hình 2a. Khi đổ nước nóng vào chậu, mực chất lỏng ở các ống của mỗi bình thay đổi như hình 2b. Hãy cho biết: Khi đổ nước nóng vào chậu, mực chất lỏng trong ống của mỗi bình thay đổi thế nào so với khi chưa đổ nước nóng vào chậu? Hãy giải thích hiện tượng này. Câu 2: Có hai ly thủy tinh chồng khít lên nhau rất khó tách ra. Em hãy tìm một cách đơn giản để tách hai cái ly đó ra mà không làm vỡ ly.