Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 7: Đa dạng thế giới sống - Bài 35: Thực hành quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật

docx 6 trang nhungbui22 13/08/2022 2430
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 7: Đa dạng thế giới sống - Bài 35: Thực hành quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_th.docx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 7: Đa dạng thế giới sống - Bài 35: Thực hành quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật

  1. BÀI 35: THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ PHÂN BIỆT MỘT SỐ NHÓM THỰC VẬT Môn học: Khoa học tự nhiên 6 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Quan sát và nếu được những đặc điểm cơ thể ở những mẫu vật quan sát - Sắp xếp các mẫu vật vào những nhóm thực vật đã học. - Phân biệt đưa ra dấu hiệu nhận biết về các nhóm thực vật 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Tự quan sát cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của các nhóm thực vật - Năng lực giao tiếp và hợp tác: cùng nhau làm thí nghiệm, thảo luận để rút ra kết luận - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân chia thành viên trong nhóm để tiến hành thực hành 1 cách nhanh chóng và hiệu quả 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Lấy được: tiêu bản lát cắt của rêu - Nêu được cách tiến hành thí nghiệm - Trình bày được đặc điểm điển hình của các nhóm thực vật quan sát - Xác định được nhóm phân loại của các mẫu vật quan sát - Thực hiện được các bước quan sát và tiến hành thực hành 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về thực vật. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận thực hiện thí nghiệm - Trung thực, báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện ,cẩn thận trong việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh: Lá non và Ổ bào tử của dương xỉ, cành mang nón thông, cây và bộ phận của bí ngô - Phiếu học tập: bảng thu hoạch cuối bài Tên cây Tên ngành Lí do 1
  2. - Chuẩn bị: mỗi nhóm chuẩn bị mẫu vật: + Rêu tường + Dương xỉ (mẫu vật hoặc tranh ảnh) + Hình ảnh cây thông có đủ nón đực và cái + Quả bí ngô cắt dọc, hình ảnh cây bí ngô có hoa (Hoặc 1 loại quả khác thuộc ngành hạt kín như: cam, bưởi, ) -Các dụng cụ thí nghiệm: Kính hiển vi, kính lúp, dao lam, nước cất, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, lam kính, lamen III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật a) Mục tiêu: - Nêu rõ mục tiêu bài thực hành: + Hoạt động nhóm: cùng quan sát, thực hành và hoàn thành phiếu học tập chung:5đ + Cá nhân hoàn thành báo cáo thu hoạch: 5đ -Giáo viên giao nhiệm vụ quan sát 4 mẫu vật, làm tiêu bản với cây rêu và hoàn thành phiếu học tập. -Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c) Sản phẩm: HS hoàn thành chia nhóm Học sinh quan sát và làm tiêu bản với các mẫu vật chuẩn bị Hoàn thành phiếu học tập d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. - Chuyển giao nhiệm vụ: + GV nêu vấn đề: Xung quanh chúng ta có vô vàn những loài thực vật. Song chúng đều mang những đặc điểm giống nhau cơ bản nào đó để được phân chia vào các nhóm thực vật khác nhau. Nhiệm vụ của bài thực hành giúp các con có những kiến thức cơ bản nhất để phân biệt được những nhóm thực vật trong bài học và ngoài thực tế. + GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu bầu nhóm trưởng, thư ký của nhóm. - Thực hiện nhiệm vụ học tập. + HS: Thành lập nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký của nhóm. Nhận phiếu học tập của cả nhóm. - Báo cáo kết quả và thảo luận + Giáo viên mời các nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trước nhóm: bầu nhóm trưởng, thư kí. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + Giáo viên nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập . + Khuyến khích học sinh tìm hiểu các nội dung sắp tới 2
  3. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Tiến hành thực hành a) Mục tiêu: -Lấy tiêu bản của rêu quan sát được rễ, thân, lá, vị trí của bào tử của rêu. - Xác định được các bộ phận rễ, thân lá, nêu được đặc điểm của lá non.Tìm và chỉ ra vị trí ổ bào tử của dương xỉ hoặc quả bào tử của cây cỏ bợ. - Chỉ ra đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá và xác định được cơ quan sinh sản, vị trí của hạt thông - Chỉ ra đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá cây bí đỏ trên ảnh. Xác định được hoa đực, hoa cái, vị trí của hạt b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Lấy được tiêu bản rêu. Tìm, tách được các bộ phận quan trọng để phân biệt các mẫu vật. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn 4 nhóm quan sát lần lượt 4 mẫu vật Nhóm 1: Quan sát cây rêu + Tách 1 cây rêu ở mẫu vật thật sau đó dùng lính lúp quan sát chỉ ra các bộ phận cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá). Quan sát thân cây rêu có phân nhánh không? + Dùng dao cắt 1 lắt mảng ngang thân cây rêu quan sát trên kính hiển vi ở vật kính 10x và 40x để xem thân có mạch dẫn không? Nhóm 2: Quan sát cây dương xỉ + Quan sát trên mẫu vật thật và tranh ảnh để tìm rễ, thân, lá, xác định vị trí bào tử, đặc điểm của lá non Nhóm 3: Quan sát cây thông + Quan sát rễ, thân, lá (dạng thân, dạng lá, kích thước) + Xác định cấu tạo và vị trí nón đực, nón cái, quan sát vị trí của hạt thông. Nhóm 4: Quan sát cây bí đỏ + Quan sát dạng thân, rễ, lá của cây bí đỏ qua tranh hình. + Xác định vị trí của hạt bên trong hay bên ngoài quả. - Thực hiện nhiệm vụ học tập + Các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình + Nhóm trưởng tổng hợp, thư kí ghi lại sản phẩm của nhóm mình vào bảng phụ + Trong bảng phụ đảm bảo các nội dung: hình ảnh cây có chú thích cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản, cụ thể: Nhóm 1: chỉ rõ rễ, thân , lá, bào tử, lát cắt ngang thân rêu không có mạch dẫn Nhóm 2: chỉ rõ rễ, thân , lá,vị trí bào tử, hình ảnh lá non đầu cuộn tròn Nhóm 3: chỉ rõ rễ, thân, lá, nón đực, nón cái, nêu được vị trí của hạt thông Nhóm 4: chỉ rõ rễ, thân, lá, hoa đực, hoa cái, vị trí của hạt + GV quan sát, hỗ trợ học sinh - Báo cáo kết quả và thảo luận 3
  4. GV yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung + Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổ chức cho HS đánh giá theo vòng tròn: nhóm 1 đánh giá nhóm 2, nhóm 2 đánh giá nhóm 3, nhóm 3 đánh giá nhóm 4, nhóm 4 đánh giá nhóm 1. - GV đánh giá tinh thần, thái độ học tập của HS và đánh giá kết quả của các nhóm Hoạt động 2.2. Thu hoạch. a. Mục tiêu: - Sắp xếp các mẫu vật quan sát vào từng nhóm phân loại phù hợp. - Hoàn thành phiếu học tập. - Nêu dấu hiệu nhận biết các đại diện ngành thực vật qua đặc điểm hình thái. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa hoàn thành phiếu học tập. c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập Tên cây Tên ngành Lí do Cây rêu Ngành rêu Thân không phân nhánh, rễ giả, chưa có mạch dẫn Cây dương xỉ Ngành dưong xỉ Đã có rễ, thân lá thật, có mạch dẫn, lá non cuộn lại ở đầu Cây thông Ngành hạt trần Có rễ, thân, lá. Thân phân nhánh, lá kim, hạt nằm lộ phía bên ngoài Cây bí đao Ngành hạt kín Có rễ, thân, lá đầy đủ, cơ quan sinh sản là hoa, hạt nằm trong quả. Học sinh nếu được dấu hiệu nhận biết các đại diện một số ngành thực vật qua đặc điểm hình thái. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV yêu cầu nhóm HS: Hãy sắp xếp các mẫu vật đã quan sát vào vị trí phân loại thực vật cho phù hợp và giải thích vì sao? (Theo bảng sau) Tên cây Tên ngành Lí do + Chiếu đáp án: ở mục sản phẩm + Yêu cầu HS từ phiếu học tập nêu dấu hiệu nhận biết một số đại diện các ngành thực vật thông qua đặc điểm hình thái. - Thực hiện nhiệm vụ học tập + HS thảo luận trong nhóm, hoàn thành phiếu học tập + Các nhóm trao đổi phiếu chéo cho nhau: 1 2, 2 1, 3 4, 4 3, Dựa vào đáp án chấm điểm cho nhóm bạn + Dựa vào PHT rút ra dấu hiệu nhận biết các nhóm thực vật 4
  5. + GV quan sát, hỗ trợ học sinh - Báo cáo kết quả và thảo luận + Báo cáo kết quả (điểm của các nhóm) - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV đánh giá tinh thần, thái độ học tập của HS và đánh giá kết quả chung của các nhóm trong cả tiết học 3. Hoạt động 3. Luyện tập a) Mục tiêu - HS phân biệt các nhóm thực vật từ các mẫu vật. - HS viết được bản báo cáo thực hành. b) Nội dung: HS căn cứ vào kiến thức và mẫu thu thập được để làm bài thực hành. c) Sản phẩm: Bài thực hành của HS d) Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ GV hướng dẫn HS viết báo cáo thực hành 1- Chuẩn bị 2- Tiến hành 3- Thu hoạch + Mỗi HS hoàn thành phiếu học tập vào giấy của cá nhân + Bảng quan sát 2-4 cây tự nhiên (sẽ hướng dẫn ở mục vận dụng) - Thực hiện nhiệm vụ + HS hoàn thành bài thực hành cá nhân - Báo cáo kết quả học tập và thảo luận: + HS hoàn thành báo cáo thực hành (tiết sau nộp) - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + Bài thực hành cá nhân: 5 điểm + Hoạt động nhóm trên lớp: 5 điểm (chấm luôn trên lớp) 4. Hoạt động 4. Vận dụng a) Mục tiêu: -HS quan sát thêm 1 số cây trong tự nhiên, dựa vào đặc điểm hình thái để sắp xếp chúng vào 1 trong 4 nhóm thực vật đã tìm hiểu. - Hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường b) Nội dung: c) Sản phẩm: bảng quan sát 2-4 cây nộp cùng trong bài thu hoạch cá nhân STT Tên cây Nhóm thực vật 1 Cây cam Hạt kín 2 Cây bàng Hạt kín 3 Cây lúa Hạt kín d) Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ + GV yêu cầu HS nêu ví dụ và sắp xếp theo nhóm thực vật 5
  6. - Thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả học tập và thảo luận - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + Giáo viên nhận xét những ví dụ của học sinh đưa ra + Yêu cầu HS hoàn thành bảng cùng với phiếu học tập ở bài thực hành cá nhân. + GV tuyên dương cá nhân, nhóm tích cực, nghiêm túc; phê bình cá nhân, nhóm chưa nghiêm túc trong giờ thực hành rút kinh nghiệm trong các tiết thực hành sau. 6