Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống

docx 8 trang nhungbui22 09/08/2022 4480
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_canh_dieu_chu.docx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống

  1. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tên chủ đề: TẾ BÀO- ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG (Thời lượng: 6 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất chủ yếu: Phẩm chất Yêu cầu cần đạt Mã hóa - Hoàn thành nội dung công việc được giao CC-1.1 Chăm chỉ - Biết làm tiêu bản tế bào vảy hành CC-2.2 Trung thực Báo cáo đúng kết quả khi quan sát tiêu bản tế bào vảy hành TT-0.1 - Chuẩn bị đầy đủ mẫu vật và bảo quản tốt dụng cụ thí nghiệm TN-1.2 Trách nhiệm - Đảm bảo vệ sinh trong giờ thực hành TN-1.1 2. Năng lực chung: Năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hóa Tự chủ và Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc được giao TC-1.0 tự học - Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, tiêu bản để trình bày kết quả HT-1.4 Giao tiếp quan sát và hợp tác - Biết lắng nghe và phản hồi trong thảo luận nhóm HT-1.5 - Hiểu rõ được nhiệm vụ của nhóm HT-4.0 3. Năng lực KHTN: Năng lực Yêu cầu cần đạt Mã hóa - Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào. KH-1.1 - Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào. KH-1.1 - Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (ba thành KH-1.2 phần: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào); Nhận biết được lục lạp là bào KH-1.1
  2. Nhận thức KHTN quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. - Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. KH-1.1 - Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật; tế bào nhân thực, tế bào KH-1.3 nhân sơ thông qua quan sát hình ảnh. - Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào KH-1.1 2 tế bào 4 tế bào n tế bào). - Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp KH-2.3 Tìm hiểu KHTN và kính hiển vi quang học. Vận dụng KT-KN - Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào. KH-3.1 đã học II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Các miếng xếp hình nhỏ, hình khối lập phương hoặc chữ nhật, kích thước bằng nhau (có thể làm bằng bìa, gỗ mỏng hay nhựa có nhiều màu khác nhau để học sinh sáng tạo khi chơi xếp hình). - Hình in màu hoặc đen trắng: H6.2, H7.1, H7.2, H7.3, H7.4, H8.1, H8.2. - Kính hiển vi - Tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành. - Dụng cụ làm thí nghiệm tiêu bản tế bào vảy hành: + Kim mũi mác + Lam kính, lamen + Nước + Hành tây - Phiếu học tập 2. Học sinh: - Vở ghi chép, SGK - Trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập được giao về nhà - Mẫu vật: Hành tây
  3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: A. Ma trận: Hoạt động Phẩm Năng lực Năng lực Nội Cách thức PP-KT (thời lượng) chất chung KHTN dung đánh giá dạy học CC-1.1 TC-1.0 KH-1.1 - Khái niệm tế bào, chức năng của tế Kết quả Trực quan HĐ 1 HT-1.4 bào. trao đổi Thảo luận (1 tiết) HT-1.5 KH-1.1 - Hình dạng & kích thước của một số của nhóm HT-4.0 loại tế bào. CC-1.1 TC-1.0 KH-1.2 - Trình bày được cấu tạo tế bào và chức PHT Trực quan HT-1.4 năng mỗi thành phần (ba thành phần: Thảo luận HT-1.5 màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào); HĐ 2 HT-4.0 KH-1.1 - Nhận biết được lục lạp là bào quan (1 tiết) thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. KH-1.1 - Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. CC-1.1 TC-1.0 KH-1.3 - Phân biệt được tế bào động vật, tế bào Kết quả Trực quan HĐ 3 HT-1.4 thực vật; tế bào nhân thực, tế bào nhân trao đổi Thảo luận (1 tiết) HT-1.5 sơ thông qua quan sát hình ảnh. của nhóm HT-4.0 CC-1.1 TC-1.0 KH-1.1 - Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn PHT Trực quan HT-1.4 lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào Thảo luận HĐ 4 HT-1.5 2 tế bào 4 tế bào n tế (1 tiết) HT-4.0 bào). KH-3.1 - Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào. CC-2.2 KH-2.3 - Thực hành quan sát tế bào lớn bằng Tiêu bản Trực quan HĐ 5 mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp Thảo luận (2 tiết) và kính hiển vi quang học.
  4. B. Các hoạt động: 1. Hoạt động khởi động (15 phút): * Chơi xếp hình - Học sinh chơi xếp hình, ghép một ngôi nhà theo ý tưởng của mình. - Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Để tạo được ngôi nhà đó, em đã dùng đến bao nhiêu viên gạch? + Mỗi mảnh ghép đó có vai trò như thế nào để tạo nên ngôi nhà? + Liệu các sinh vật sống có được "xây" nên theo nguyên tắc tương tự như vậy? Làm thế nào để chứng minh được điều đó? * Trả lời: + Đếm số gạch trong ngôi nhà mà em vừa xếp. + Mỗi mảnh ghép trên là một đơn vị cấu tạo của ngôi nhà. + Theo em, các sinh vật sống cũng được xây nên theo nguyên tắc tương tự như ngôi nhà. Để chứng minh điều này ta có thể quan sát các sinh vật sống dưới kính hiển vi. 2. Hoạt động 1 (30 phút): Tế bào – Hình dạng và kích thước của tế bào 2.1. Mục tiêu: CC-1.1; TC-1.0, HT-1.4, HT-1.5, HT-4.0; KH-1.1, KH-1.1. 2.2. Tổ chức hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV giới thiệu H7.1, H7.2, H7.3 về lát cắt ngang của rễ, - HS xem H7.1, H7.2, H7.3 về lát cắt ngang của rễ, thân, lá Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi: thân, lá Trao đổi nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Rễ, thân, Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo trong của rễ, thân, lá được cấu tạo bởi các ô nhỏ. lá? - GV: Mỗi ô nhỏ là 1 tế bào - GV mở rộng: Cơ thể sinh vật (thực vật, động vật ) được - HS rút ra kết luận: Rễ, thân, lá được cấu tạo bởi tế cấu tạo từ tế bào. bào. - GV khẳng định: Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể. - HS lắng nghe
  5. - GV tiếp tục nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hình dạng - HS rút ra kết luận: Tế bào có kích thước và hình dạng và kích thước của các tế bào ở rễ, thân, lá? khác nhau. - GV giải thích thêm: Trong cùng 1 cơ quan tế bào cũng - HS lắng nghe không giống nhau. Ví dụ như tế bào của thân cây gồm các loại tế bào như; biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột - GV mở rộng: Tuy nhiên có những tế bào có thể quan sát - HS lắng nghe được bằng mắt thường (tế bào tép bưởi, tế bào trứng). 2.3. Dự kiến sản phẩm của học sinh - HS nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào. - HS nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào. 2.4. Dự kiến đánh giá Phẩm chất/ năng lực Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 CC-1.1; Nhận dạng được tế Nhận xét được rễ, So sánh được hình - Trình bày khái niệm, KH-1.1, bào qua tiêu bản thân, lá đều được dạng, kích, thước hình dạng, kích thước và KH-1.1, hoặc hình ảnh cấu tạo bởi tế bào. của tế bào. chức năng của tế bào. * Tiểu kết - Cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, ) được cấu tạo từ tế bào. Có những cơ thể chỉ có một tế bào (vi khuẩn), có những cơ thể gồm nhiều tế bào tạo nên (cây bưởi, con gà, con người, ). - Tế bào có kích thước và hình dạng khác nhau, đa số phải dùng kính hiển vi mới quan sát được. Tuy nhiên có những tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường (tế bào tép bưởi, tế bào trứng, ). 3. Hoạt động 2 (1 tiết): Cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào 3.1. Mục tiêu: CC-1.1 TC-1.0, HT-1.4, HT-1.5, HT-4.0; KH-1.2. KH-1.1, HK-1.1. 3.2. Tổ chức hoạt động
  6. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV giới thiệu H7.4 “Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật” Yêu - HS xem H7.4 Trao đổi nhóm đôi xác định được tế cầu HS trao đổi nhóm đôi: Xác định các bộ phận của tế bào. bào thực vật gồm 3 thành phần chính: Màng sinh chất, - GV tiếp tục cho HS xem tranh “Sơ đồ cấu tạo tế bào thực chất tế bào và nhân. vật” kết hợp thông tin SGK Yêu cầu HS thảo luận nhóm - HS xem tranh, trao đổi nhóm: Tìm hiểu được chức (5 phút): Trình bày chức năng của ba thành phần cấu tạo năng của Màng sinh chất, chất tế bào và nhân. nên tế bào. - GV hoàn chỉnh kiến thức: Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung sống. - GV cho HS quan sát 2 chiếc lá của cùng 1 loại cây: 1 lá - HS hoạt động cá nhân: Quan sát Nêu nhận xét lá mọc ở ngoài sáng và 1 lá mọc trong bóng tối Yêu cầu HS mọc ở ngoài sáng có màu xanh và lá mọc trong bóng tối nhận xét về màu sắc của 2 chiếc lá. Tại sao có sự khác nhau không có màu xanh. Vì trong chất tế bào có lục lạp. đó? - GV chốt kiến thức: Lục lạp chứa diệp lục cây có màu - HS rút ra kết luận xanh góp phần quang hợp. - GDMT: Không được vặt lá, bẻ cành, chặt phá cây ảnh hưởng đến chức năng quang hợp của cây. 3.3. Dự kiến sản phẩm của học sinh - Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (ba thành phần: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào); nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. - Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. 3.4. Dự kiến đánh giá Phẩm chất/ năng lực Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 CC-1.1 Nhận dạng được Nhận dạng được tế Nêu được chức năng - Trình bày được cấu tạo KH-1.2. KH-1.1 cấu tạo tế bào qua bào được cấu tạo bởi của 3 thành phần và tế bào và chức năng mỗi hình ảnh 3 thành phần. bộ phận đặc biệt là thành phần (ba thành lục lạp trong chất tế phần: màng tế bào, chất tế bào bào, nhân tế bào);
  7. - Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. * Tiểu kết - Tế bào gồm 3 bộ phận chính: Màng tế bào, chất tế bào chất và tế bào. - Chức năng của các bộ phận: + Màng tế bào bao bọc ngoài chất tế bào. + Chất tế bào là chất keo lỏng, chứa các bào quan, là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào. + Nhân tế bào điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. .- Tế bào thực vật có lục lạp có khả năng quang hợp. 4. Hoạt động 3 (1 tiết): Các loại tế bào: phân biệt tế bào thực vật với tế bào động vật; tế bào nhân thực với tế bào nhân sơ 5. Hoạt động 4 (1 tiết): Sự lớn lên và phân chia của tế bào 6. Hoạt động 5 (2 tiết): Thực hành quan sát tế bào C. Kiểm tra-đánh giá: * Làm một số bài tập trắc nghiệm: 1. Tế bào A. là đơn vị xây dựng nên thân người, không phải là đơn vị cấu tạo nên phần đầu. B. đều có kích thuớc nhỏ, luôn phải dùng kính hiển vi mới quan sát thấy. C. có các thành phần chủ yếu là màng sinh chất, tế bào chất và nhân. D. quá bé nên chỉ chứa tế bào chất, không thể chứa nhân ở bên trong. 2. Ðiền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau (chọn trong số các từ: đơn vị; tế bào; mô; đơn bào): Các sinh vật sống trên Trái Ðất như cây cối, con nguời, các động vật đều được cấu tạo từ nhiều tế bào, gọi là sinh vật đa bào. Các sinh vật nhỏ, như vi khuẩn, chỉ đuợc cấu tạo từ một tế bào, gọi là sinh vật đơn bào. Tế bào chính là đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống.
  8. D. Giao nhiệm vụ về nhà: 1. Giáo viên có thể hướng dẫn các em tìm thông tin trên mạng hoặc trên internet để trả lời các câu hỏi trong sách hướng dẫn học: a) Những sinh vật được cấu tạo nên chỉ từ một tế bào: vi khuẩn, trùng giầy b) Tế bào lớn nhất trong cơ thể nguời: tế bào trứng c) Tế bào lớn nhất mà em biết: tế bào tép bưởi 2. Giáo viên giao việc cho HS chuẩn bị chủ đề tiếp theo.