Hướng dẫn tự học môn Văn 9 – Tuần 21 Tiết 102: Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

docx 4 trang thienle22 3780
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn tự học môn Văn 9 – Tuần 21 Tiết 102: Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_tu_hoc_mon_van_9_tuan_21_tiet_102_ren_ki_nang_lam.docx

Nội dung text: Hướng dẫn tự học môn Văn 9 – Tuần 21 Tiết 102: Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

  1. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN VĂN 9 – TUẦN 21 TIẾT 102: RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1/Kiến thức : - Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 2/Phẩm chất: -Ý thức trong việc viết bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống cần tìm hiểu kĩ trong thực tế những sự việc và hiện tượng diễn ra như thế nào. 3/ Năng lực: - Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu đề bài: Quan sát các hiện tượng của đời sống. + Viết: xây dựng bố cục, viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. B. KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Nhận diện dạng NLXH: - Sự việc hiện tượng đời sống: Bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa với xã hội, đáng khen đáng chê hay đáng suy nghĩ. + Tích cực: phong trào hiến máu nhân đạo, tình nguyện, từ thiện . + Tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, , bạo lực học đường + Các sự việc hiện tượng có hai mặt: Đam mê thần tượng, mạng xã hội 2. Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội: - Mở đoạn: Dẫn dắt vấn đề. - Thân đoạn: + Giải thích khái niệm ( nếu có) + Thực trạng, nguyên nhân. + Tác hại ( hoặc ý nghĩa) + Biện pháp khắc phục ( hoặc cách phát huy) -Kết đoạn: Bài học, liên hệ bản thân: + Nhận thức + Hành động: Chung: Với mỗi người Riêng: Là học sinh C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP: Bài 1: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “ Có một người mù đi trên một con đường tối, trên tay lại cầm theo một chiếc đèn lồng. Một người thấy thế liền hỏi: Ông có thấy đường đâu mà cần phải cầm theo chiếc đèn lồng làm gì? Người mù liền mỉm cười trả lời:
  2. -Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khác không đâm sầm vào tôi. Làm vậy có thể giữ an toàn cho bản thân mình.” ( Trích: Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Câu 2. Cho biết trong văn bản trên, người viết đã sử dụng một hình thức ngôn ngữ nào? Vì sao em biết? Câu 3. Câu nói “Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khác không đâm sầm vào tôi. Làm vậy có thể giữ an toàn cho bản thân mình.” cho thấy người mù cũng cần phải chủ động trong cuộc sống, em hãy trình bày suy nghĩ về sự chủ động của mỗi người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Gợi ý: Hình thức Đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi; không mắc lỗi diễn đạt 0,5 Nội dung 1. Giới thiệu Sự chủ động của mỗi người trong cuộc sống (Dẫn ngay từ câu vấn đề nói của người mù vào vấn đề nghị luận) 2. Giải thích Chủ động là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác 0,25 hoặc hoàn cảnh bên ngoài. 3. Biểu hiện - Biết sắp xếp công việc, cuộc sống một cách khoa học, hợp lý 0,25 Ý nghĩa (lấy dẫn chứng) 0,25 - Chủ động dự đoán những tình huống xảy ra phải đối mặt để có cách phòng tránh (lấy dẫn chứng từ ngữ liệu trong đề bài) - Con người tự tin, bình tĩnh để chủ động giải quyết các tình huống trong cuộc sống; tạo ra được nhiều cơ hội cho mình - Chất lượng cuộc sống nâng cao, đất nước phát triển 4. Bàn luận, - Bổ sung: Chủ động không có nghĩa là liều lĩnh, làm liều 0,25 mở rộng - Phê phán: những kẻ lười nhác, sống ỉ lại, dựa dẫm .
  3. 5. Bài học, liên - Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của sự chủ động trong cuộc sống. 0,25 hệ - Với mỗi người: luôn cố gắng chủ động trong mọi việc - Với bản thân: cố gắng học tập, có kĩ năng lập kế hoach, đặc 0,25 biệt là chủ động ôn tập để đạt kết quả cao trong kì thi vào 10 THPT Bài 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ty Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ty phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten- mét-xơ ghi : “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy là 9.999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không”? (Theo Hương Tâm, Ngữ Văn 9 tập hai. NXB Giáo dục 2019) 1. Gọi tên phép lập luận được sử dụng trong đoạn trích. 2.Trong đoạn trích, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì? 3. Từ nội dung đoạn trích trên và những hiểu biết thực tế, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến “Tri thức là sức mạnh”. Gợi ý: Hình thức Điểm Đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi; không mắc lỗi diễn đạt 0.5 Nội dung Giới thiệu Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề : Tri thức là sức mạnh vấn đề
  4. Giải thích - Tri thức: Những hiểu biết về sự vật, hiện tượng tự nhiên hay xã 0.25 hội. - Sức mạnh: Khả năng tác động mạnh mẽ đến sự vật hiện tượng - Tri thức là sức mạnh: Có tri thức, con người sẽ có được sức mạnh làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống, làm chủ thế giới Biểu hiện + Trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ; kinh tế, giáo dục . 0.5 Ý nghĩa ( Lấy dẫn chứng) ( Câu chuyện về việc chữa máy phát điện của chuyên gia Xten- met – xơ là một minh chứng về sức mạnh của tri thức) + Giúp con người có tri thức, hiểu biết, đạt được mục tiêu của mình; có khả năng tạo cơ hội cho bản thân ,giúp ích cho mọi người và thành công trong cuộc sống. + Đất nước phát triển, văn minh, giàu đẹp. Bàn luận, Còn hiện tượng học sinh học hành chống đối, thực dụng, hình 0,25 mở rộng thức “Học để thi”, “học để có tấm bằng đẹp”, . Bài học , - Bài học nhận thức: hiểu rõ vai trò, sức mạnh của tri thức 0,25 Liên hệ - Liên hệ bản thân: tự giác học tập, tích lũy tri thức, vận dụng tri 0,25 thức đã học vào thực tế cuộc sống, làm những việc có ích cho cá nhân, cộng đồng, xã hội, không ngừng cố gắng học tập BTVN: - Ôn tập lại lý thuyết - Viết hoàn chỉnh đoạn văn NLXH “ Tri thức là sức mạnh” - Hoàn thành đề 14,15 trong sách ôn tập thi vào 10 THPT .